Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị (Trang 58 - 63)

Đối với một ngân hàng, cho vay XDCB luôn là hoạt động phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, hướng dần tới thông lệ quốc tế, nhất thiết phải có một chính sách tín dụng nhất quán, hợp lí, phù hợp với đặc điểm nội tại và đặc thù kinh doanh của chi nhánh, phát huy được thế mạnh, khắc phục yếu điểm vì mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh. Vì thế, việc hoàn thiện chính sách tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ĐT và PT chi

Trường Kinh Tế Quốc Dân 59 Đề tài thực tập

nhánh Quảng Trị là một yêu cầu khách quan và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tín dụng trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần xây dựng một chính sách lãi xuất phù hợp

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển được, ngân hàng phải xây dựng một chính sách lãi suất phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt, vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và người đi vay (doanh nghiệp XDCB), từ đó thu hút và mở rộng được khách hàng nhưng vẫn có sự phân biệt đối với từng đối tượng khách hàng.

* Chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng vay vốn. Với các doanh nghiệp XDCB quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì có thể được hưởng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó sẽ góp phần cũng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp, vừa khuyến khích được doanh nghiệp XDCB tăng cường mối quan hệ với chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh việc áp dụng lãi suất mềm dẻo với các khách hàng truyền thống thì còn giảm mức lãi suất cho những khách hàng lôi kéo được các doanh nghiệp XDCB khác về với ngân hàng theo một tỷ lệ % nhất định.

* Đa dạng hoá hình thức lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kì hạn, khách hàng có nhiều cơ hội để chọn lựa những khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Thứ hai, đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo trở thành một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp XDCB trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Các tổ chức tín dụng chủ động trong việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, song số doanh nghiệp được chọn để cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng ít. Đó cũng là

Trường Kinh Tế Quốc Dân 60 Đề tài thực tập

điều kiện hợp lí để ngăn chặn hiện tượng không trung thực của khách hàng và lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín. Tuy nhiên, bên cạnh cho vay theo hình thức này, chi nhánh cũng nên nghiên cứu cho vay theo các hình thức khác như kết hợp linh hoạt hình thức đảm bảo bằng tín chấp, tín chấp và thế chấp, thế chấp và bảo lãnh.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay đều phải lập thành văn bản, nhưng lập chung với hợp đồng tín dụng hay lập riêng là do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất của tài sản, không bắt buộc phải có hợp đồng riêng như trước đây. Đồng thời chi nhánh cũng nên cho thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, nhưng phương án này được áp dụng đối với khách hàng được cấp vốn trung và dài hạn. Mặc khác, chi nhánh cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra thường xuyên đối với những tài sản được cầm cố, thế chấp, tránh trường hợp khách hàng cố tình một tài sản thế chấp cho các khoản vay ở các ngân hàng khác.

Thứ ba, am hiểu đặc điểm về lĩnh vực đầu tư XDCB

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cho vay vốn đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực XDCB chiếm số lượng không nhỏ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt đòi hỏi cán bộ tín dụng ngoài việc nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay, còn phải tìm hiểu đặc thù của khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này.

Ngân hàng chỉ cho vay đối với các hợp đồng thi công đã xác định, chứng minh được nguồn vốn thanh toán và nguồn vốn thanh toán phải được chuyển về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng đó.

Cho vay lĩnh vực này là phương thức từng lần, đây là biện pháp rất hữu hiệu và đúng đắn, nhất là trong giai đoạn các doanh nghiệp XDCB đang khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên để thực hiện và quản lý tốt tiền vay, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải theo dõi và hiểu rõ khách hàng, ngay từ khâu thẩm định ban đầu để xây dựng tổng hạn mức cho vay và bảo lãnh, căn cứ vào nhu cầu vốn, căn cứ

Trường Kinh Tế Quốc Dân 61 Đề tài thực tập

theo kế hoạch sản lượng quý, hoặc năm của khách hàng. Nhu cầu vốn của các công trình chuyển tiếp từ năm trước sang, của các công trình năm nay phát sinh. Đối với công trình cụ thể, khi xác định số tiền cho vay, phải loại trừ số tiền khách hàng được chủ đầu tư tạm ứng, xác định tiến độ thanh toán, vòng quay vốn. Để có thể áp dụng phương thức cho vay từng lần, quản lý chặt chẽ tiền thanh toán chi tiết theo từng công trình một cách tốt nhất, cán bộ tín dụng cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Xác định thời gian cho vay đối với từng giấy nhận nợ một cách chính xác. Chính xác là bởi vì khi đến ngày đáo hạn của giấy nhận nợ, công trình phải có tiền thanh toán để thu nợ. Nếu định thời gian cho vay ngắn hơn thời gian được thanh toán thì sẽ dẫn đến phải gia hạn nợ, ngược lại đến khi tiền thanh toán đã về đến tài khoản của khách hàng mà chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sẽ tiếp tục quay vòng vốn hoặc đòi trả nợ cho công trình khác đến hạn. Muốn vậy, ngay từ khi thẩm định phương án ban đầu, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng xuất trình bản sơ đồ tiến độ thi công. Trên bản sơ đồ tiến độ thi công sẽ thể hiện chi tiết thời gian thi công từng hạng mục, khối lượng chi tiết. Ví dụ thi công công trình đường giao thông, phần móng thời gian thi công thường dài, nhu cầu vay chưa nhiều. Ngược lại, hạng mục mặt đường, nhất là lớp thảm, thời gian thi công nhanh nhưng giá trị lớn. Khi khách hàng đề nghị vay, cán bộ tín dụng chỉ cần đối chiếu vào bản sơ đồ tiến độ thi công, khoản vay dùng cho hạng mục nào, khối lượng bao nhiêu thì sẽ xác định được thời gian hoàn thành hạng mục cộng thêm thời gian thanh toán. Thời gian thanh toán thường diễn ra từ 2 - 3 tháng, từ khâu nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu thanh toán đến khi kho bạc giải ngân và tiền về đến tài tài khoản của khách hàng.

- Quản lý từng công trình trên chương trình Incas. Mỗi công trình, khi thẩm định phương án, trên cơ sở kế hoạch sản lượng năm, cán bộ tín dụng yêu cầu

Trường Kinh Tế Quốc Dân 62 Đề tài thực tập

khách hàng xác định nhu cầu vay vốn từng giai đoạn, hoặc từng năm. Điều này được nêu cụ thể trên hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng tạo cho mỗi công trình một Facility từng lần, số tiền bằng nhu cầu vay vốn từng năm. Tổng hạn mức cho vay và bảo lãnh của khách hàng được quản lí chi tiết.

Tại chi nhánh, để theo dõi từng công trình cán bộ tín dụng nên yêu cầu khách hàng lập một bảng kê kèm theo giấy nhận nợ với các nội dung như sau: + Tên công trình

+ Giá trị hợp đồng kinh tế ký với chủ đầu tư + Thời gian thi công

+ Nguồn vốn đầu tư + Chủ đầu tư

+ Kế hoạch sản lượng năm xin vay + Tổng mức vay năm

+ Tình hình thực hiện sản lượng đến ngày xin vay + Giá trị đã được nghiệm thu

+ Giá trị đã được chủ đầu tư thanh toán + Giá trị dở dang

+ Doanh số vay luỹ kế từ đầu công trình + Doanh số thu nợ

+ Dư nợ đến ngày xin vay + Số tiền xin vay lần này

Với các nội dung này, khi ký cho vay, lãnh đạo cũng nắm rõ các số liệu liên quan đến từng công trình để có quyết định chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, tài sản đảm bảo đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực XDCB. Hầu hết, tài sản đảm bảo là các thiết bị thi công hoặc các phương tiện vận tải. Việc định giá tài sản đảm bảo thường khó chính xác. Nếu dựa vào giá trị

Trường Kinh Tế Quốc Dân 63 Đề tài thực tập

còn lại trên báo cáo tài chính của khách hàng thì có thể gặp phải tình trạng như sau: Doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, thường khấu hao nhanh, tỷ lệ khấu hai cao để nhanh được đổi mới nâng cấp thiết bị, dẫn đến giá trị còn lại trên báo cáo tài chính nhỏ hơn giá thị thường của thiết bị. Nếu muốn định giá một cách chính xác - do không có chuyên môn sâu nên ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng thuê cơ quan thẩm định chuyên nghiệp. Điều này gây tốn một lượng phí nhất định, đôi khi khách hàng sẽ từ chối thực hiện, làm cho khó khăn trong công việc tiến hành định giá tài sản đảm bảo. Biện pháp khắc phục như sau: nên mời một công ty bảo hiểm cùng thực hiện, chẳng hạn yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo, của công ty bảo hiểm BIDV, bởi tính chuyên nghiệp, sự gắn kết và bảo đảm quyền lợi cho chi nhánh. Công ty bảo hiểm có bộ phận chuyên thẩm định giá trị tài sản bảo hiểm, giá trị này sát với giá trị thực của thiết bị, đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia. Giá trị tài sản được công ty bảo hiểm xác định sẽ làm căn cứ định giá giữa ngân hàng và khách hàng, trong biên bản định giá tài sản nên dẫn chiếu căn cứ này. Như vậy, công ty bảo hiểm đã thực hiện như một cơ quan thẩm định chuyên nghiệp, độc lập trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị (Trang 58 - 63)