Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng đặc biệt là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị (Trang 63 - 65)

cán bộ tín dụng

Trong mối quan hệ tương quan giữa chất lượng tín dụng và các điều kiện đảm bảo chất lượng (tài sản đảm bảo tiền vay, dự án phương án khả thi, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính...), đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng. “Cán bộ là cái gốc của công việc”, đối với hoạt động tín dụng - một hoạt động mang lại lợi nhuận chính của ngân hàng hiện nay, cán bộ tín dụng có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả cũng như độ an toàn của khoản vay.

Trường Kinh Tế Quốc Dân 64 Đề tài thực tập

Thực tế cho thấy, rủi ro tín dụng xảy ra ở hầu hết các tổ chức tín dụng chủ yếu của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thực hiện không nghiêm túc quy chế cho vay, quy định đảm bảo tiền vay, kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ để khách hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

Vì vậy, để có chất lượng tốt, chi nhánh trước hết phải có đội ngũ có cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, nắm vững các văn bản pháp luật có liện quan đến hoạt động tín dụng. Ngoài ra cần phải tậm tâm với công việc, có đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu cán bộ tín dụng thiếu trung thực, giảm sút phẩm chất đạo đức lối sống, buông lỏng qua trình xét duyệt, thẩm định cho vay, tạo kẻ hở để khách hàng lừa đảo chiếm đoạt vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong nghiên cứu học tập nên trình độ ngày càng giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc, dẫn đến rủi ro trong hướng dẫn tín dụng là rất lớn.

Nhận thức rõ trình độ của cán bộ tín dụng đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, phòng đã có kế hoạch đào tạo cụ thể đối với cán bộ cũ và mới nhằm trang bị một lượng kiến thức sâu rộng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tổ chức thực hiện nghiêm túc, duy trì thường xuyên các buổi thảo luận, nâng cao nghiệp vụ giữa các cán bộ, đặc biệt chú trọng kĩ năng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nâng cao phẩm chất thẩm định khoản vay và tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, chi nhánh cũng nên phối hợp với trung tâm điều hành, các ngân hàng thương mại khác và cơ quan Chính phủ tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp, các thông số thẩm định kết quả tài chính, vấn đề phòng chống rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi cán bộ tín dụng phù hợp hơn, có chế độ khuyến khích cán bộ tín dụng tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ. Hàng năm cần tổ chức thi cán bộ

Trường Kinh Tế Quốc Dân 65 Đề tài thực tập

tín dụng giỏi để nhằm khích lệ cán bộ tín dụng phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực công tác.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần có chế độ thưởng, phạt thích đáng, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ trong hoạt động tín dụng, đặc biệt sự quan tâm, động viên của lãnh đạo chi nhánh đối với đội ngũ cán bộ tín dụng và lĩnh vực tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w