1- Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa?
Em hãy kể về gương tốt ở khu dân cư của em tham gia xây dựng nếp sống văn hóa?
3- Bài mới: Chắc các bạn không quên Nguyễn Văn Thuận – Giám đốc một doanh nghiệp
đánh cá và chế biến hải sản nổi tiếng ở thành phố Vũng Tàu. Nhưng ông xuất thân từ một người làm thuê tại Sa Đéc. 15 tuổi Thuận đã từ giã gia đình bắt đầu cuộc hành trình tìm đường mưu sinh lập nghiệp. Vậy do đâu mà ông có kết quả như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bàihọc hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Giáo viên cho học sinh đọc phần truyện trong SGK.
Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
chỉ với hai bàn tay trắng? - Vì Bác có lòng yêu nước.
- Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình. Tự nuôi mình bằng hai bàn tay lao động để đi tìm đường cứu nước.
Qua suy nghĩ và hành động của an Lê, em có nhận xét gì?
- Anh Lê là người yêu nước.
- Nhưng anh Lê không đủ can đảmvượt qua chính mình.
Qua câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về Bác? - Bác là người không sợ khó khăn, gian khổ. Bác thích sống cuộc sống tự lập để làm nên sự nghiệp lớn.
Theo em thế nào là Tự lập?
- Học sinh dựa vào SGK và trình bày. Giáo viên chốt ý.
* Hoạt động thảo luận
Giáo viên chia lớp ra các nhóm và tiến hành thảo luận các câu hỏi sau.
- Nêu những biểu hiện của việc sống tự lập trong học tập?
- Biểu hiện của sống tự lập trong lao động?
Học sinh tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Biểu hiện của tự lập trong học tập là: Tự mình giải quyết các bài tập khó, có ý htức học tập không trông chờ vào bạn bè hoặc các bài giải trong sách giáo khoa.
- Biểu hiện trong lao động: Có gắng thực hiện và
II- Bài học:
1- Thế nào là Tự lập?
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình không trông chờ, dựa giẫm, phụ thuộc người khác.
hoàn thành tốt công việc của mình. Không tỵ nạnh hay đẩy cho người khác. Không trông chờ khi mà khả năng của mình còn làm được.
Em hãy nêu những biểu hiện trái với tự lập?
- Sống buông thả, ý lại vào người khác. Không có ý chí phấn đấu đi lên.
Khi chúng ta sống tự lập thì có ý nghĩa gì?
- Đó là thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn thử thách, ý chí nổ lực phấn đấu, vươn lên trong công việc học tập và cuộc sống.
Vậy để có được tính tự lập thì em phải làm gì? - Em không ngừng phấn đấu trong học tập, lao động và mọi tình huống trong cuộc sống.
- Em sẽ không nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè và mọi người nếu khả năng em còn làm được.
Hãy kể những việc làm của em thể hiện tính Tự lập?
- Các học sinh lần lượt kể. Giáo viên bổ sung và chốt ý.
Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 2 trang 26, - Học sinh đọc bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm. Học sinh tiến hành làm bài tập và trình bày kết quả.
Giáo viên nhận xét và chấm điểm. * Bài tập bổ sung
Em hãy chọn những câu ca dao nói về tính tự lập:
3- Vì sao phải sộng tự lập?
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
3- Cách rèn luyện :
- Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
III- Luyện tập:
Bài tập 2/26:
- Đáp án đúng: c, d, đ, e
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Muốn ăn cá phải thả câu
- Hay làm đắp ấm cho thân
- Của ở bàn chân bàn tay
- Tay không nói chẳng nên lời
- Đi bằng chính đôi chân của mình. 4- Củng cố:
Học sinh đọc lại nội dung bài học
5- Dặn dò: các em về học bài cũ, làm các bài tập còn lại. Xem trước bài mới: Lao động tự giác và sáng tạo.
Tuần 12 Tiết 12 Bài 11
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được các hình thức lao động của con người, học tập là hình thức lao động như thế nào?
- Hiểu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. 2- Thái độ:
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác
- Không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được - Luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động 3- Kỹ năng:
Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động. B- Phương pháp
- Thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống - Trò chơi
C- tài liệu và phương tiện
1- Giáo viên: SGK, SBT, các tình huống… 2- Học sinh: SGK, Sách bài tập thực hành… D- Hoạt động dạy và học:
1- Ổn định lớp 2- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cộng đồng dân cư?
Để xây cuộc sống văn hóa ở cộng đồng dân cư thì chúng ta phải làm như thế nào? Cho ví dụ?
3- Bài mới: Giáo viên treo các câu ca dao, tục ngữ; - Miệng nói tay làm
- Quen tay hay việc
- Trăm hay không bằng tay quen
Các câu tục ngữ trên nói đến lĩnh vực gì? - Lao động.
Trong lao động chúng ta cần đức tính gì? - Tự giác, sáng tạo
Vậy thế nào là lao động sáng tạo? Chúng ta đi vào tìm hiểu qua nội dung của bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Hoạt động đặt vấn đề
Giáo viên cho học sinh đọc các ý kiến sau
- Trong lao động chỉ cần ý thức tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo?
- Đòi hỏi học sinh rèn luyện ý thức lao động tự giác là không cần thiết vì nhiệm vụ chính của học sinh là học chứ không phải lao động?
- Học sinh cũng cần phải rèn luyện ý thức lao động tự giác và có óc sáng tạo?
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? - Em đồng ý với ý kiến thứ 3.
Vì trong học tập của chúng ta thì lý luận đi đôi với thực hành do đó cần phải tích cực học tập và sáng tạo ra những phương pháp mới để môn học không cứng nhắc, không nhàm chán.
- Trong quá trình lao động củng phải sáng tạo để tạo hiệu quả tốt trong lao động và kết quả cao. Theo em học tập là có phải là hình thức lao động không?
- Đó là hình thức lao động trí óc
Tại sao ngày nay chúng ta phải lao động tự giác và sáng tạo?
- Vì ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại. Mỗi con người phải tích cực vận động cùng xã hội đó. Nếu không có sự tiến bộ sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
Giáo viên cho học sinh đọc phần khai thác truyện đọc.