B. Tài sản dài hạn
6.3.2 Phân tích các các mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
6.3.2.1 Các mối quan hệ trên bảng CĐKT a) Vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn của DN. Như vậy, vốn lưu động thường xuyên là một phần nguồn vốn dài hạn được DN dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên có thể xác định theo 2 cách: Cách 1: Vốn LĐTX = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Cách 2: Vốn LĐTX = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Vốn LĐTX > 0 chứng tỏ DN có 1 phần nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Vốn LĐTX < 0 chứng tỏ 1 phần tài sản dài hạn của DN được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, DN kinh doanh với cơ cấu vốn mạo hiểm.
Duy trì Vốn LĐTX > 0 trong cơ cấu nguồn vốn của DN là cần thiết cho hddsxkd của các DN trên cơ sở quy mô xác định. Điều này thường đem lại cho DN nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định. Tuy nhiên duy trì mức độ vốn dài hạn tài trợ cho những nhu cầu ngắn hạn trong chu kỳ kinh doanh của DN là bao nhiêu cho hợp lý cần gắn với đặc điểm hđsxkd của DN.
Sự biến động của Vốn LĐTX của DN giữa các kỳ cũng là vấn đề quan tâm trong quá trình phân tích. Vốn LĐTX biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn dài hạn tăng có tăng vốn CSH như DN phát hành them cổ phiếu, lien ưng từ kết quả hđsxkd,…hoặc vốn dài tăng do vay thêm vốn từ nhà cho vay, phát hành trái phiếu dài hạn,…
- Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn tăng do mua sắm thêm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, xây dựng mới, điều chuyển,…
Mọi sự tăng giảm của các nhân tố trên đều phải tìm lý do giải thích. Song, nhìn chung, các trường hợp nguồn vốn dài hạn giảm đặc biệt là sự suy giảm của vốn chủ sở hữuhay tài sản dài giảm, đặc biệt là sự suy giảm của TSCĐ hoặc trường hợp tài sản dài hạn tăng nhưng bằng nguồn vốn ngắn hạn, gây mất cân đối tình hình tài chính của DN là những vấn đề cần được quan tâm xem xét hơn cả.
b) Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sxkd của DN nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình sxkd đó.
Ngân quỹ có:
- Tiền và tương đương tiền - Đầu tư TC ngắn hạn
Ngân quỹ nợ:
- Vay và nợ ngắn hạn
TS kinh doanh: Tài sản dài hạn
Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba.
Khi tài sản kinh doanh > nợ kinh doanh, thể hiện nhu cầu vốn lưu động dương, DN có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.
Khi tài sản kinh doanh < nợ kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của DN nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sxkd của DN.
Để phân tích nhu cầu vốn lưu động có thể thực hiện phép so sánh nhu cầu vốn lưu động giữa các kỳ kinh doanh. Nhìn chung, nhu cầu vốn lưu động tăng sẽ gây khó khăn cho ngân quỹ của DN. Tuy nhiên, khi phân tích cần làm rõ nhu cầu vốn tăng, giảm có hợp lý hay không qua xem xét yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và nguyên nhân của sự thay đổi các yếu tố đó. Các yếu tố chủ yếu thường ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động là:
- Sự tăng, giảm của hàng tồn kho
- Sự tăng, giảm của các khoản phải thu ngắn hạn
- Sự tăng giảm của các khoản nợ phải trả cho bên thứ ba.
Sự thay đổi của các yếu tố trên có thể do các nguyên nhân: chất lượng công tác quản lý của DN, việc thay đổi quy mô hoạt động hay do tác động của nguyên nhân khách quan khác như sự biến động của giá cả vật tư hang hóa trên thị trường, lãi suất tín dụng, tình trạng nền kinh tế,…
Phân tích nhu cầu vốn lưu động ngoài việc so sánh ở chỉ tiêu tuyệt đối, còn có thể xem xét mức biến động tương đối của nhu cầu vốn lưu động so với mức hoạt động của DN theo chỉ số sau:
Tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động trên doanh thu
=
Nhu cầu vốn lưu động x 100
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hoặc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu hoạt động như vòng quay của hàng tồn kho, vòng quay của các khoản phải thu,…
c) Vốn bằng tiền (Ngân quỹ ròng) Có 2 cách xác định:
Cách 1: Vốn bằng tiền = Ngân quỹ có – Ngân quỹ nợ
Xét dưới góc độ thanh khoản, nếu ngân quỹ có > ngân quỹ nợ hay vốn bằng tiền dương, thể hiện DN hoàn toàn có thể trả ngay các khoản nợ cho nhà cho vay nếu các khoản vay này đến hạn. Trong trường hợp này, người ta thường nói DN dư thừa ngân
quỹ. Ngược lại, nếu ngân quỹ có < ngân quỹ nợ hay vốn bằng tiền âm. Lúc này DN chưa đủ tiền để thanh toán các khoản nợ cho nhà cho vay nếu các khoản vay này đến hạn.
Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên – Nhu cầu vốn lưu động
Phuơng trình trên cho phép giải thích mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động.
6.3.2.2 Phân tích các mối quan hệ
Dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động, vốn bằng tiền và sự biến động của chúng có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, đánh giá khái quát tình hình đảm bảo vốn cho hđkd của DN, mức độ chiếm dụng vốn từ bên ngoài, mức độ vay nợ,…Tuy nhiê, một tỷ lệ bao nhiêu giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động là hợp lý cần được xem xét dựa vào đặc điểm hoạt động, quá trình luân chuyển vốn của từng DN.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền theo các trường hợp sau đây:
* TH 1: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, DN dư thừa ngân quỹ trên cơ sở vốn dài hạn.
Vốn bằng tiền > 0 Vốn LĐTX > 0 Nhu cầu VLĐ > 0
* TH 2: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn Nhu cầu VLĐ > 0 Vốn LĐTX > 0
* TH 3: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng vốn tín dụng ngắn hạn
Vốn bằng tiền < 0 Nhu cầu VLĐ > 0 Vốn LĐTX > 0
* TH 4: DN chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba lớn hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động sxkd của DN, mặt khác DN dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.
Vốn bằng tiền > 0 Nhu cầu VLĐ < 0 Vốn LĐTX > 0
* TH 5: Dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba. DN dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn.
Vốn bằng tiền > 0 Nhu cầu VLĐ > 0 Vốn LĐTX < 0
* TH 6: DN dùng vốn ngắn hạn chiếm dụng được từ bên thứ ba để đầu tư dài hạn Vốn LĐTX < 0 Nhu cầu VLĐ < 0
*TH 7: DN dùng nợ ngắn hạn (cả chiếm dụng từ bên thứ ba và vay ngắn hạn ngân hàng) đầu tư cho tài sản dài hạn.
Vốn LĐTX < 0 Vốn bằng tiền < 0 Nhu cầu VLĐ < 0
* TH 8: DN dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn, mức độ vay nợ nhiều Nhu cầu VLĐ > 0 Vốn bằng tiền < 0
Vốn LĐTX < 0
VD: Xác định các chỉ tiêu cân bằng trên BCĐKT của Vinamilk
Vốn lưu động thường xuyên:
- Đầu năm:
(139.873 + 4.224.315) – 2.247.390 = + 2.208.420 - Cuối năm:
(189.930 + 4.761.913) – 2.779.354 = + 2.172.489
Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới vốn LĐTX
Tài sản dài hạn Chênh lệch Nguồn vốn dài hạn Chênh lệch Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định: - TSCĐ hữu hình -287 +295.254 +506.541 Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu: +50.057 +445.976 +441.400