Phân tích khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 57 - 61)

- LN chưa phân phối Nguồn kinh phí và

6.4.4 Phân tích khả năng sinh lờ

Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, đầu tư quan tâm đặc biệt, vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai.

* Khả năng sinh lời doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận Doanh thu

Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định ở mẫu số trong công thức trên có thể doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần), doanh thu hoạt động kinh doanh (doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính) hoặc cugnx có thể là tổng doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác). Việc sử dụng mỗi chỉ tiêu tính toán khác nhau nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động khác nhau hoặc hiệu quả toàn bộ hoạt động của DN.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động bán hàng

=

Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng x 10

0 DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

=

Lợi nhuận thuần từ hđkd x 100 Doanh thu thuần từ hđkd

Tỷ suất lợi nhuận trước (hoặc sau) thuế

=

LN trước (hoặc sau )thuế x 100 Doanh thu và thu nhập khác

Thông thường, những DN có các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao là những DN quản lý tốt chi phí trong hđkd hoặc thực hiện các chiến lược cạnh tranh về mặt chi phí. * Khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA)

Khả năng sinh lời tổng tài sản phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của DN.

Tỷ lệ lợi nhuận tổng tài sản = Lợi nhuận x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh cứ 100 đồng tài sản hiện có trong DN mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tùy theo mục đích của nhà phân tích, lợi nhuận trước thuế có thể chỉ là phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, hoặc có thể là tổng lợi nhuận trước thuế mà tài sản tạo ra trong một kỳ kinh doanh, bao gồm cả phẩn lợi nhuận tạo ra cho người cho vay. Trong trường hợp này, tử số được tính là lợi nhuận điều chỉnh gồm lợi nhuận trước hoặc sau thuế cộng với chi phí lãi vay.

Tỷ lệ lợi nhuận trước (hoặc sau) thuế trên

=

LN trước (hoặc sau )thuế x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế điều chỉnh trên

=

LN trước thuế và lãi vay x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế điều chỉnh trên tổng tài

=

LN sau thuế và lãi vay sau thuế x 100 Tổng tài sản bình quân

* Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của chủ DN (ROE). Tỷ lệ lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này nói lên 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu động lợi nhuận. Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế được ưa dùng hơn bởi nó chính là phần lợi nhuận cuối cùng mà chủ sở hữu nhận được sau quá trình kinh doanh của DN.

Phương pháp phân tích:

Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ hay với các chỉ tiêu của các DN hoạt động trong cùng một ngành, cùng một lĩnh vực hoạt động để đánh giá khả năng sinh lời của DN.

Phương pháp Dupont

- Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên = Lợi nhuận trước thuế x DT và thu nhập khác DT và thu nhập khác Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên tổng tài sản =

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DT x

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

- Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = LN sau thuế x DT và TN khác x Tổng TS bình quân DT và TN khác Tổng TS bình quân Vốn CSH bình quân

ROE = Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên DT x

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản x 1

1-Tỷ số nợ

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch, ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ROA, ROE.

BÀI TẬP PHÂN TÍCH KINH DOANHBài 1. Tài liệu tại DN X trong năm N như sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w