- LN chưa phân phối Nguồn kinh phí và
6.4.3 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Phân tích khả năng thanh toán dài hạn là đánh giá mức độ rủi ro tài chính mà DN phải gánh chịu. Nhìn chung, một tỷ lệ nợ cao trong tổng nguồn vốn của DN thường phản ánh mức độ rủi ro tài chính cao và ngược lại.
Các tỷ số sau thường được xem xét khi đánh giá khả năng trả nợ dài hạn: * Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ = Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn có từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu %. Nó còn thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của DN từ nguồn vốn từ bên ngoài.
Theo cách khác, tỷ số nợ còn được viết như sau:
Tỷ số nợ trên vốn CSH = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Tỷ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tài trợ là cách viết ngược của tỷ số nợ. Sử dụng tỷ số nợ hay tỷ suất tự tài trợ để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN.
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = 1 – Tỷ số nợ
Thông thường, 1 DN có tỷ số nợ thấp (hay tỷ suất tự tài trợ cao) được đánh giá là ít bị phụ thuộc vào chủ nợ trong hđkd và do vậy, dưới góc độ các chủ nợ, món nợ của họ càng được đảm bảo khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, nếu tỷ số nợ cao thì nhiều trường hợp chủ DN rất có lợi.
Một tỷ số nợ cao luôn đi kèm với rủi ro lớn. Rủi ro xảy ra vì các khoản nợ vay tạo ra nghĩa vụ phải trả lãi vay và nợ gốc bất kể tình hình kinh doanh của DN như thế nào. Khi tình hình kinh doanh tồi tệ, DN có thể hoàn không chia cổ tức nhưng vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Nếu Dn không trả được nợ, các chủ nợ có quyền tố tụng trước pháp luật, cưỡng chế và bán tài sản thế chấp hoặt thực thi quyền quản lý DN.
Với các nhà cho vay thì sao? Tỷ số nợ thấp thì nền tảng vốn chủ sở hữu càng lớn mạnh. Nói cách khác, DN ít phụ thuộc vào nợ vay thì rủi ro mà bên cho vay phải chịu càng giảm. Tuy nhiên bất cứ nhà cho vay nào cũng muốn mở rộng doanh số hoạt động, nhất là mở rộng cho vay với các đối tác làm ăn hiệu quả. Song nếu cang lấn sâu vào hoạt động của DN, nhà cho vay sẽ càng trở thành người đỡ đòn rủi ro cho DN. Do đó, nhà cho vay phải tự hạn chế mình. Vấn đề đặt ra là tỷ số nợ ở mức nào là hợp lý?
Có thể nói rằng không có một tỷ số nợ nào lý tưởng chung cho mọi DN trong mọi ngành hoạt động. Để trả lời câu hỏi tỷ số nợ nên ở mức bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là:
- Thái độ của ban lãnh đạo DN đối với rủi ro - Cơ cấu tài sản của DN
- Tình hình thanh khoản
- Thâm niên hoạt động của DN
- Thái độ của người cho vay đối với ngành hoạt động sxkd - Chính sách về lợi nhuận để lại,…
Khi xem xét các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ số nợ càng thấy rõ là khó có thể đưa ra một tỷ số nợ chung chấp nhận được đối với mọi DN. Nhà cho vay phải hiểu rõ mức độ vay vốn như thế nào cho phù hợp với DN và cần duy trì mức độ đó càng ổn định càng tốt. Chính tổ chức hoạt động của DN sẽ giúp xác định cơ cấu vố tối ưu cho DN. * Tỷ số nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ. Giá trị tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính càng tăng do DN phụ thuộc nhiều vào chủ nợ hoặc mức độ hoàn trả vốn cho các chủ nợ càng khó khi DN lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Tỷ số này cao hay thấp cũng tùy theo từng ngành hoạt động. Chẳng hạn, ngành có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thường có tỷ trọng này cao hơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ở một số nước, để hạn chế rủi ro tài chính, thường người cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1, hay nợ dài hạn không vượt quá vốn chủ sở hữu. Khi chỉ tiêu này càng gần 1, DN càng ít có khả năng vay thêm được các khoản vay dài hạn.
* Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu nguồn vốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện DN đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm.
• Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
•
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = LN trước thuế + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả
Tỷ số này đo lường khả năng của DN trong việc trả lãi tiền vay bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ. Tỷ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp vào ngược lại. Các chủ nợ thường chấp nhận tỷ số này với giá trị lớn hơn hoặc bằng 1.