Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 53 - 54)

- LN chưa phân phối Nguồn kinh phí và

6.4.2Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Đây là những hệ số được rất nhiều người quan tâm như ngân hàng, nhà đầu tư, người cung cấp,…

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của DN thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là kém nhất.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho thành tiền.

Đây là hệ số đánh giá khả năng thanh toán khắt khe hơn hệ số thanh toán ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

= Tiền + ĐTTD ngắn hạn + Phải thu Nợ ngắn hạn

Nhiều trường hợp, tuy DN có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả so các khoản phải thu chưa thu hồi được và hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán ngay (hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền).

Hệ số khả năng thanh toán ngay

= Tiền + ĐTTC ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Thông thường, nếu các hệ số trên cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, 1 DN có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể do DN đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Bởi vậy, các nhà phân tích thường xem xét các hệ số thông qua những giới hạn hợp lý.

Về các giới hạn này, nhiều nhà kinh tế cho rằng nhìn chung hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức bằng 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh nên ở mức bằng 1 và hệ số khả năng thanh toán ngay nên ở mức 0,5 là hợp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, các hệ số này được chấp nhận là cao hay là thấp còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cơ cấu, chất lượng của tài sản ngắn hạn,…Do vậy, trong phân tích cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành các chỉ tiêu, những nhân tố tác động đến sự chuyển hóa thành tiền của các yếu tố cấu thành trong mỗi DN, với ngàng kinh doanh cụ thể, trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Cách tốt nhất là so sánh các hệ số khả năng thanh toán của DN với hệ số khả năng thanh toán trung bình của ngành để có thể đưa ra nhận định đúng đắn về khả năng thanh toán của DN. Hơn nữa, phân tích khả năng thanh toán không nên độc lập mà cần xem xét các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn trong mối quan hệ với các hệ số về năng lực hoạt động theo thời gian.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 53 - 54)