1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội

105 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Thư Viện Đại Học Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Huy Chương
Trường học Đại học Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 21,43 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội là tìm hiểu thực trạng đào tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội; đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho chương trình đào tạo người dùng tin hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu người dùng tin ngày càng cao tại Thư viện Đại học Hà Nội.

Trang 1

a

NGUYEN THI THUY

NANG CAO CHAT LUQNG CONG TAC DAO TAONGUOI DUNG TIN TAI THU VIEN

DAI HQC HA NOI

Chuyên ngành: Khoa học thư viện Mã số: 60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Chương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo hướng dẫn

TS Nguyễn Huy Chương về định hướng nghiên cứu khoa học quan trọng và

sự tận tình giúp đỡ của thây trong suốt quá trình hoàn thiện bản luận văn

Với tình cảm chân thành, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Thư viện Đại học Hà Nội; các đồng nghiệp trong cơ quan và gia đình đã

tạo điêu kiện để tơi hồn thành bản luận văn này:

Đo khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến của các thây, cô giáo và đồng nghiệp

Trang 3

DANH MUC BANG BIEU

CHƯƠNG 1:THU VIEN DAI HQC HA NOI VOIC TAC

DAO TAO NGUOI DUNG TIN 12

1.1 Khái quát về trường Đại học Hà Nội 12

1.2 Giới thiệu thư viện Đại học Hà Nội 17

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 18

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 19

1.2.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 22

1.2.4 Nguén lye théng tin 23

1.2.5 Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 25

1.3 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo người dùng tin trong hoạt động thông

tin thư viện 28

1.3.1 Khái niệm người dùng tin 28

1.3.2 Công tác đào tạo người dùng tin 30

1.4 Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện Đại học 35

Hà Nội 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯ! DUNG TIN TAI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội 39

Trang 4

2.1.1 Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên cao học 40 2.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu giảng dạy 4I

2.1.3 Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý 4

2.2 Khung chương trình và nội dung đào tạo người dùng tin tại thư viện

Đại học Hà Nội 4

2.2.1 Khung chương trình đào tạo 4

2.2.2 Nội dung đào tạo 45

2.3 Tổ chức đảo tạo người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội 70

2.3.1 Đối tượng đảo tạo 70

2.3.2 Cán bộ giảng dạy 7

2.3.3 Hình thức đào tạo 7

2.3.4 Phương pháp giảng dạy 72

2.3.5 Phuong tiện dạy học 73

2.4 Hiệu quả hoạt động công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện Dai học

Hà Nội 73

2.4.1 Đối với người dùng tin 73

2.4.2 Đối với năng lực đào tạo của cán bộ thư viện 79

2.4.3 Đối với trang thiết bị lớp học; 82

2.5 Nhận xét, đánh giá công tác đảo tạo người dùng tin tại Thư viện Đai học

Trang 5

3.1 Hoàn thiện chương trình và đổi mới nội dung đảo tạo người dùng tin tại

Thư viện đại học Hà Nội §§

3.1.1 Hoàn thiện chương trình đào tạo người dùng tin 88 3.1.2 Déi mới nội dung đào tạo người dùng tin 9Ị 3.2 Các giải pháp hỗ trợ công tác đào tạo người dùng tin 9

3.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 93

3.3 2Tài nguyên thông tin 9%

3.3.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin 97

3.3.4 Kinh phí đào tạo 97

3.3.5 Nâng cao nhận thức vai trò của thư viện trong nhà trường 97

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIEU VIET TA’

ĐHHN _ Đại học Hà Nội

TVĐHHN _ Thư viện Đại học Hà Nội

CSDL Compact Disk Read Only Memory (thiét bi nhé có thể đọc)

NDT Người dùng tin

DTNDT Đào tạo người dùng tin

Trang 7

1 Bang I.I: Nguồn tài liệu truyền thống của TVĐHHN' 2

2 | Bảng 1.2: Nguồn tài liệu điện tử tại TVĐHHN 24 3 | Bảng 2.1: Khung chương trình đào tao NDT 4 4 | Hình 2.2: Giao diện tra cứu tài liệu với phần mềm Libol 6.0 |52

5 Hình 2.3 : Giao diện kết quả tài liệu với phần mềm Libol 6.0 | 52 6 Hình 4: Mô hình 6 bước nghiên cứu giải quyết vấn đề ( The | 62

Big 6 steps)

7 | Hình 2.5: Hình ảnh phần mềm trích dẫn tài liệu tham khảo | 65

Endnote

§ lượng bạn đọc tập huấn sử dụng | 73

thư viện từ năm 2003 đến nay

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

'Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật - kinh tế - văn hóa- xã hội, vai trò của thư viện trong đời sống hằng ngày càng được khẳng định 'Ở Việt Nam các nguồn lực thông tin - tư liệu va các địch vụ mà thư viện cung

cấp, trong đó có các thư viện đại học, đóng góp một phần quan trọng trong việc mở rộng cánh cửa thông tin để giúp sinh viên và giảng viên tự chủ trong, việc tìm kiếm thông tin phù hợp, hỗ trợ nhu cầu giảng dạy, học tập nghiên cứu của họ Thư viện đảm bảo rằng những nguồn lực thông tin và dịch vụ của thư viện sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn đọc Tuy nhiên sự phát triển của các nguồn lực thông tin cũng làm cho người sử dụng phải đối diện với những, thách thức trong việc tìm và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả

Các nguồn thông tin tư liệu của thư viện ngày càng đa dạng, từ các nguồn thông tin truyền thống đến các tài liệu hiện đại như các CSDL trực tuyến, các CD- ROMs và Internet Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày càng phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết căn bản về thư viện cũng như có các kỹ năng nhất định Sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thư viện đòi hỏi người đọc phải có các kiến thức và kỹ

năng để có thể sử dụng các trang thiết bị và tiện nghỉ thư viện một cách phù

hợp.Trong khi đó, nhu cầu và nền tảng tri thức của người sử dụng, cụ thể là sinh viên, có sự khác nhau Không phải sinh viên nào cung có những hiểu biết về thư viện hiện đại và có các kỹ năng thông tin giống nhau Ví dụ sinh viên xuất thân từ nông thôn, vùng núi xa xôi hẻo lánh thì sự hiểu biết về thư viện và thông tin sẽ kém hơn các bạn sinh viên thành thi; hoặc sự khác nhau giữa sinh viên năm thứ nhất với các sinh viên đang học năm thứ hai, thứ ba hay

Trang 9

Những yêu cầu đổi mới giáo dục, với những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển tính độc lập sáng tạo của sinh viên đòi hỏi phải có sự tham gia ngày cảng tích cực và sâu sắc của thư viện đại học Chính vì vậy các chương trình huấn luyện hoặc giáo dục người dùng tin là hết sức cần thiết, thư viện Đại học Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ Từ khi chuyển đổi tổ chức thư viện sang mô hình thư viện mở, thư viện ĐHHN đã nâng cao vai trò của công tác đảo tạo người dùng tin, trong suốt quá trình hoạt động đó đã đạt được những thành tích đáng khích lệ Song vẫn còn tồn tại những hạn chế

nhất nhất và định hướng phát triển thư viện trong giai đoạn tiếp theo Từ

những lý do trên và thực tế công tác của mình, tôi mạnh đạn chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội”

làm đề tài luận án tốt nghiệp Thạc sỹ của mình 2.MỤ( ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐÈ TÀI * Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trang dao tạo người dùng tin tại thư viện đại học Hà Nội Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho chương trình đảo tạo người dùng tin hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu người dùng tin

ngày cảng cao tại thư viện Đại học Hà Nội * Nhiệm vụ nghiên cứu

Mong muốn đạt được những mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành những công việc như sau

Trang 10

10

- Trình bày những lý luận chung về người dùng tin, đào tạo người dùng tin - Khao sat, đánh giá thực trạng đảo tạo người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin tại thư

viện Đại học Hà Nội

3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Thư viện Đại học Hà Nội là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, niên luận, khóa luận, cho đến các luận văn trên nhiều sóc độ khác nhau như để tài: * Công tác đào tạo người dùng tin tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Hà Nội thực trang và giải pháp” của tác giả Phạm Vũ Thủy Tiên (khóa luận 2010) hay “ Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung ( khóa luận 2012) Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Ngà (2010) với đề tài * Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội” Tuy nhiên để có một cái nhìn tổng quan về công tác đào tạo người dùng tin chưa thật sự sâu sắc, toàn diện Vì vậy tôi chon dé tài: * Nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp thạc sỹ là không trùng lặp với các đề tài trước đó, cũng như đóng góp cho công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội

Trang 11

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phương pháp luận: Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta

+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các vấn đề của luận văn được giải quyết trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thẻ như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, thống kê, tổng hợp số liệu điều tra xã hội học ( phiếu

hỏi,phỏng vấn trực tiếp) khảo sát

6 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Luận văn làm rõ vai trò công tác đào tạo người dùng tin và đánh giá về tình hình đào tạo người dùng tin hiện nay tại thư viện Đề xuất các giải pháp

giúp chương trình đào tạo người dùng tin hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội

7 CÁU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Chương I: Thư viện Đại học Hà Nội và công tác đào tạo người dùng tin Chương 2: Thực trạng đảo tạo người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo người dùng

Trang 12

12

CHƯƠNG 1

THU VIEN DAI HQC HA NOI VOI CONG TAC DAO TAO NGUOI DUNG TIN

1.1 Khái quát về trường Đại học Hà Nị

Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ) là

trường đại học công lập, được thành lập ngày 16/07/1959 theo Nghị định số 376/NĐ - BGD do thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn ký Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo nguồn cung cấp nhân lực trình độ đại học, sau đại học có khả năng sử dụng ngơn ngữ nước ngồi, đáp ứng nhu cầu lao động trong và ngoài nước Ngoài ra Nhà trường còn được Bộ Giáo dục và Đảo tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng

nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý

Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc, Thái Lan Các chuyên ngành này đều được giảng dạy ở các cấp độ cử nhân,

Trang 13

Mục tiêu đào tạo của Nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên, thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới với những công việc như: từng bước hội nhập

giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung

và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.Nghiên cứu ứng dụng là trọng tâm của nhà trường Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ trong đó có phương pháp giảng dạy cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa, văn minh đã được khẳng định Nhà trường là cơ quan chủ quản của tạp chí “Khoa hoc Ngoại ngữ”- tạp chí chuyên ngành có uy tín của Việt Nam nghiên

cứu về khoa học ngoại ngữ

Trang 14

14

quản lý, đảo tạo giáo viên trẻ và tài trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Nhiều đoàn khách câp cao, các tổ chức giáo dục quốc tế các trường đại học nước ngoài đến thăm và làm việc với Trường Một số trường đại học nối tiếng của nước ngoài như: dai hoc Westminster, Central Lancashire - Vuong quéc Anh, đại hoc Dublin City - Ireland đại học AUT- New Zealand, đại học La Trobe, Victoria, Griffith - Australia dai hoc IMC - Australia, đã công nhận chương trình đào tạo của trường Đại học Hà Nội theo đó sinh viên của trường Đại học Hà Nội sau ba năm đầu học tại Trường và học năm cuối tại các trường đối tác này đã được các trường đối tác cấp bằng cử nhân

Trong hoạt động đào tạo: Trường Đại học Hà Nội đã bồi dưỡng ngoại ngữ cho trên 30.000 lưu học sinh, 10.000 thực tập sinh và nghiên cứu sinh, 40.000 cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; đào tạo trên 30.000 cán bộ phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ hệ chính quy; đào tạo 40.000 cử nhân ngoại ngữ hệ tại chức, từ xa Trong hoạt động nghiên cứu khoa học: Nhà trường đã biên soạn trên 80 chương trình cho các hệ đào tạo và các chương trình bộ môn, môn học; biên soạn chỉnh ly 150 giáo trình; triển khai trên 90 đề tài nghiên cứu khoa học cáp Bộ, 920 đề tài cấp Trường; Tổ chức hàng trăm Hội nghị khoa học quốc tế, Hội nghị khoa học ngành và Hội nghị khoa học cắp trường; đã ra 65 số * Nội san Ngoại ngữ” và * Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ” với hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, đối chiều ngôn ngữ dịch thuật

Trang 15

Sứ mệnh của trường Đại học Hà Nội là: Cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học có uy tín, chất lượng hàng đầu trong cả nước về ngoại ngữ và một số chuyên môn thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, công nghệ dạy bằng tiếng nước ngoài ở trình độ đại học và sau đại học; đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhân lực giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu chiến lược của nhà trường là Xây dựng trường Đại học Hà Nội thành trường đại học đa ngành, tận dung thé

mạnh về đảo tạo và nghiên cứu ngoại ngữ; tiếp tục đổi mới và không ngừng phát triển toàn diện, phấn đầu trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực giáo dục đại học, sau đại học có chất lượng ngang tầm các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực; chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập giáo dục quốc tế trên cơ sở mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo, liên thông chương trình, học

liệu và đội ngữ giảng viên với các trường đại học có uy tín của nước ngoài s_ Chức năng và nhiệm vụ

- Dao tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành I và II

~ Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, quốc tế học, du lịch, tài chính - ngân

hàng, kế tốn, cơng nghệ thơng tin (dạy bằng tiếng anh)

- Đào tạo thạc sĩ, tiền sĩ chuyên ngành ngoại ngữ

~ Đào tạo cử nhân Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài ~ Đào tạo chuyên tu đại học, văn bằng 2

- Bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh ~ Nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, phương pháp và công nghệ dạy ngoại ngữ

5 Cơ cấu tổ chức

Trang 16

16

Ban thanh tra nhân dân,18 khoa, 03 bộ môn, 09 phòng ban chức năng,10 trung tâm, dự án va 02 đơn vị phục vụ, 01 viện nghiên cứu và các Hội đồng gdm:

- Hội đồng trường

- Hội đồng khoa học trường - Các hội đồng chuyên môn

Các phòng ban chức năng: phòng tổ chức cán bộ; phòng hành chính tổng hợp; phòng đào tạo; phòng quản lý khoa học; phòng tài vụ; phòng thiết bị - ky

thuật; phòng quan hệ quốc tế; phòng quản trị; ban bảo vệ

Các khoa: khoa tiếng Anh; tiếng Nga; tiếng Trung Quốc; tiếng Pháp; tiếng Nhat; tiếng Đức; tiếng Hàn Quốc; tiếng Italia; tiếng Tây Ban Nha; tiếng Bồ Đào Nha; khoa sau đại học; đào tạo tại chức; giáo dục chính trị; Việt Nam học; đại cương; quản trị kinh doanh và du lịch; quốc tế và khoa công nghệ thông tin ( khoa học máy tính)

Các bộ môn chung: Bộ môn ngữ văn Việt Nam, bộ môn tin học, bộ môn giáo dục - quốc phòng

Các trung tâm và cơ sở phục vụ: thư viện; TT tư vấn sinh viên; TT tiếng Anh chuyên ngành; TT dịch thuật; TT đào tạo từ xa; TT kiểm tra đánh giá; TT ngôn ngữ và văn hóa Thái Lan; TT giáo dục quốc tế, Việt xã hội và phát triển; dự án Latrobe; Xưởng in và nhà ăn sinh viên

Các tổ chức đoàn thể: Đảng ủy; cơng đồn; đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hội sinh viên

Trang 17

1.2 Giới thiệu thư viện Đại học Hà Nội

Thư viện đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập Thời kỳ mới thành lập thư viện hoạt động trên sơ sở là một tổ công tác phục vụ tư liệu cho trường, trực thuộc phòng giáo vụ Hoạt động thư viện nghèo nàn, tài liệu chủ yếu là sách giáo trình, sách tham khảo, chuyên ngành như: tiếng Nga, ngôn ngữ các nước Đông Âu ( tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Bungari ) Nguồn tài liệu chủ yếu là sách tài trợ, tăng biếu của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa

Nam 1967, trước yêu cầu mở rộng quy mô đảo tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy, trường Đại học Hà Nội đã mở rộng thêm một số chuyên ngành như: Tiếng Anh, tiếng pháp Cùng với việc thành lập thêm một số

khoa, bộ môn, vốn tư liệu tăng lên đáng kể Đến năm 1984, lãnh đạo nhà

trường quyết định tách tổ tư liệu ra khỏi phòng giáo vụ thành một đơn vị độc lập với tên gọi là: “Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ” Sau khi tách thành đơn vị độc lập, năm 1994 thư viện đã xây dựng mới được tòa nhà 2 tằng, vốn tài liệu ngày càng nhiều, phần nào đáp ứng được yêu cầu về tư liệu cho công, tác đào tạo của trường Trong quá trình hoạt động, thư viện đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện tổ chức hoạt động, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ

Năm 2002, cùng với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đảo tạo ngoại ngữ của ngành giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quyết định sát nhập thư viện với phòng thông tin và đổi tên thành “Trung tâm thông tin thư viện - trường Đại học Ngoại ngữ” Trung tâm thực hiện dự án nâng cấp hiện đại theo hướng mở, bằng ngôn ngữ vốn vay của Ngân hàng thế giới (World Bank) mức A vốn đầu tư 500.000 USD để đầu

Trang 18

Ngày 5/12/2003 trung tâm đã đi vào hoạt động tại trụ sở mới và khơng ngừng hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị Đặc biệt, năm 2005 trung tâm đã ứng dụng và triển khai phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện Năm 2010 đổi tên thành “Thư viện Đại học Hà Nội” Và hiện nay thư viện Đại học Hà Nội đang di vào hoạt động ổn định và từng bước hiện đại, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của trường Đại học Hà Nội nói riêng và của ngành đào tạo của nước ta nói

chung

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

Thư viện Trường Đại học Hà Nội có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu về các lĩnh vực khoa học ngôn ngữ, khoa học giáo dục và ứng dụng khoa học công nghệ Tổ chức phục vụ bằng những hình thức tốt nhất nhằm giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, khai thác hiệu quả tài nguyên thư viện, góp phần phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hà Nội trong thời kỳ mới

Dé hoàn thành tốt các chức năng trên thư viện trường Đại học Hà Nội thực

hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tham mưu, lập kế hoạch về các công tác thông tin tư liệu, nâng cấp, bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đảo tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường

- Thu thập các tài liệu nộp lưu chiều từ các nguồn của Nhà trường: Tạp chí

Khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, các kỷ yếu

hội nghị, hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

~ Thu thập và xử lý tài liệu nhanh chóng, chính xác nhằm cung cấp thông tin

Trang 19

~ Tổ chức, sắp xếp,lưu trữ và bảo quản tốt mọi nguồn tài liệu của Trường bao sồềm các loại hình ấn phẩm và các vật mang tin khác

~ Xây dựng hệ thống tra cứu, tim tin hiện đại, hiệu quả, làm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin

- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học thư viện, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xử lý tài liệu, thông tin phục vụ nhu cầu thông tin của người dùng tin

~ Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng khai thác thông tin cho các đối tượng người dùng tin tại trường Đại học Hà Nội

- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhằm quản lí tốt nhất nguồn tài nguyên của thư viện

- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các trường đại học, tổ chức, cá nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn lực thông tỉn

Thư viện Đại học Hà Nội góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường, thư viện đã dan dan trở thành “ giảng đường thứ hai”, thực hiện tốt sứ mệnh của mình là đảm bảo thông tin cho sự nghiệp đào tạo nghiên cứu khoa học với đa bậc, da lĩnh vực, chất lượng cao

và sự phát triển bền vững của nhà trường

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

« Cơ

chức

Thư viện Đại học Hà Nội được tổ chức thành các bộ phận do các thư viện viên và kỹ thuật viên chuyên ngành trực tiếp điều hành

Trang 20

20

-Hướng dẫn, hỗ trợ tra cứu tài liệu

* Bộ phận phục vụ thông tin điện tử và nghiệp vụ kỳ thuật ( E- Information Services Section)

- Truc hé trợ, hướng dẫn bạn đọc sử dụng máy tính và thiết bị tại Phòng tra cứu thông tin mang

- Phụ trách trực tiếp toàn bộ hệ thống máy tính và thiết bị tại Phòng tra cứu

thông tin mạng

- Quan ly tình trạng sử dụng tại Phòng tra cứu thông tin mạng

- Phụ trách mục hỗ trợ trực tuyến về tin học trên web và trên hệ thống nội bộ

* Bộ phận xử lý nghiệp vụ ( Library Resource Processing Section)

~ Tiếp nhân, quản lý, xử lý, biên mục toàn bộ tài liệu thư viện và các khoa - Phục chế, thanh lọc và thanh lý tài liệu

~ Kiêm kê tài liệu định kỳ

- Xây dựng các thư mục chuyên đề, thư mục sách mới

- Chuẩn hố cơng tác nghiệp vụ và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ - Hỗ trợ các Khoa quản lý tài liệu

~ Tư vấn phát triển công tác quản lý, phát triển tài nguyên và nghiệp vụ cán bộ

* Bộ phận tập huần và Giải đáp thông tin: (Training information and answer) - Thiết kế, xây dựng bài giảng tập huấn sử dụng thư viện, kỹ năng thông tin, kỹ năng nghiên cứu, EndNote

- Tập huấn sinh viên sử dụng thư viện và các lớp kỹ năng ~ Quản lý gói dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu

- Tiếp nhận đăng ký tập huấn, lên lịch và gửi tác nghiệp các bộ phận

Trang 21

* Bộ phận Marketing va tổ chức sự kiện (Marketing and Event) - Phụ trách các chương trình marketing tài nguyên và dịch vụ thư viện

- Phụ trách triển khai các chương trình triển lãm, hội sách, toạ đàm chuyên đề, hội nghị bạn đọc, câu lạc bộ bạn đọc -Xây dựng và triển khai chương trình điều tra, đánh giá chất lượng thư viện theo hoc ky * Bộ phận An ninh giám sát và Môi trường ( Security & Enviroment Section)

Bên cạnh thư viện trung tâm, thư viện trường Đại học Hà Nội còn phát triển các tủ sách thành viên khác như: tủ sách các khoa, tủ sách phòng ban

~ Tủ sách khoa đào tạo sau đại học ~ Tủ sách khoa Đức ~ Tủ sách khoa giáo dục chính tri - Tủ sách khoa Hàn Quốc ~ Tủ sách khoa quản trị kinh doanh và du lịch ~ Tủ sách phòng hành chính tổng hợp ~ Tủ sách phòng tài chính - kế toán - Tủ sách y tế dự phòng

Trang 22

22

Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đảo tạo của Nhà trường

« Đội

gũ cán bộ

Cán bộ thư viện là người trực tiếp hướng người dùng tin đến với nguồn tài liệu thư viện Tài liệu có được khai thác hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của cán bộ thư viện Người cán bộ thư viện bây giờ không phải là người coi sách nữa mà họ đã trở thành người “giáo viên thư viện” Họ biết nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng và khả năng sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ thư viện đa dạng, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tin của người dùng Nguồn tài liệu trong thư viện chỉ thực sự phát huy hiệu quả của nó khi có người đọc, người nghiên cứu Thư viện Đai học Hà Nội với lợi thế có 22 cán bộ thư viện trẻ, được đảo tao cơ bản có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, tuổi đời trung bình khoảng 30, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của Thư viện Trong đó 01 đang học tiến sĩ, 04 thạc sĩ, 05 đang theo học thạc sĩ, 12 cán bộ tốt nghiệp đại học Đội ngũ cán bộ thư viện tại trường Đại học Hà Nội đã và dang trở thành những kết nối trí thức khoa học với sinh viên Họ luôn chủ động trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất

lượng cho sinh viên, phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu

1.2.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Nam 2003 nhận được dự án của Ngân hàng thể giới (Worl Bank), thư

viện đã xây dựng khang trang với tòa nhà 4 tầng, tổng diện tích sử dụng lên tới 4000m vuông Toàn bộ hệ thống trang thiết bị được đầu tư mới đảm bảo cho thư viện chuyển đổi từ phương thức hoạt động thư viện truyền thống với

Trang 23

việc tra cứu và tìm kiếm thông tin Hệ thống máy chủ thường xuyên được nâng cấp đảm bảo cho hệ thống thiết bị và tạo mơi trường thống mát, thư viện đã được trang bị hệ thống điều hòa không khí toàn bộ tỏa nhà.Bên cạnh đó thư viện còn được trang bị hệ thống máy in(03 chiếc) máy photocopy (02

máy) và hệ thống máy in mã vạch (01 máy), tay quét mã vạch(06 máy), hệ

thống cổng từ( 02) cổng, máy đọc và máy khử từ(02 máy) Ngoài hệ thống máy tính, thư viện còn lắp đặt một hệ thống an ninh camera để kiểm soát việc ra vào thư viện và việc tìm kiếm, sử dụng tài liệu tại các kho mở và sử dụng

trang thiết bị tại các phòng máy tính

Từ năm 2003, thư viện đã sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol của công ty công nghệ tin học Tinh Vân để tin học hóa hầu hết các hoạt động quản lý tư liệu và phục vụ người dùng tin Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hiện nay Thư viện đã nâng cấp phần mềm quản lí thư viện từ phiên bản 5.5 lên tới phiên bản 6.0 Với trang thiết bị như hiện nay, thư viện trường Đại học Hà Nội đang là một trong những thư viện mẫu về mô hình thư

viện hiện đại được rất nhiều thư viện bạn quan tâm học tập 1.2.4 Nguồn lực thông tin

Trang 24

24 (Theo số liệu thống kê tháng 4/2012) STT | Ngôn ngữ Tổng tên sách _ | Tổng số bản sách 1 | Tiếngviệt 6449 10997 2 | Ngoai van 21458 28727 3 | Báo, Tạp chí 166 49593 4 |Luận án, Luan | 486 998 văn

Bảng 1.1: Nguồn tài liệu truyền thông của TVĐHHN

Ngoài ra do quá trình bùng nỗ thông tin và xu thế phát triển nguồn tài

liệu điện tử, Thư viện cũng đã và đang từng bước chuyền đổi nguồn tài liệu

truyền thống sang bồ sung tài liệu điện tử nhằm tiết kiệm vật chất, trang thiết

bị lưu trữ, bên cạnh đó lại đáp ứng nhu cầu của người dùng tin về chất lượng cũng như thói quen sử dụng tài liệu của thư viện ở bắt cứ nơi đâu, bất cứ thời

gian nao, nhu: Co sé dit ligu (CSDL) ProQuest - Central, CSDL Emerald, va

một số CSDL miễn phí khác: CSDL chuyên ngành y - sinh học: Hinari; CSDL Ebsco - Host Dé gép phan dap img nhu cau tin của người dùng tin, từ thang 05 nam 2009, thư viện Đại học Hà Nội chính thức phục vu ban doc CSDL toàn văn Proquest Central Đây là CSDI toàn văn tổng hợp lớn nhất hién nay, cu thé;1 1.250 tap chi (8400 tap chí toàn văn),479 báo toàn văn và tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ bao gồm:

- Báo cáo của OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực

- Trên 60 nguồn học liệu tham khảo gồm: Brookings Papers, OEF, Career Guides, Occupational Outlook Handbook;

- Gần 30.000 luận văn toàn văn

Trang 25

- Trên 3000 báo cáo công nghiệp STT | Cơ sở dữ liệu Số biểu ghỉ 1 |Sách 20924

2 | Báo, Tap chi 1024

3 |Luận án, luận văn 286

4 | Cac loại băng từ 349

Bảng 1.2: Nguồn tài liệu điện tử của TVĐHHN

Đây là sự cố gắng không ngừng của thư viện và nhà trường nhằm tăng vốn tài nguyên thư viện, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường và xã hội

1.2.5 Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư việ

Hiện nay tại Thư viện Đại học Hà Nội có các sản phẩm và dịch vụ như sau

© Cac san phẩm thơng tin

~ Thư mục giới thiệu sách mới: Công tác thông tin thư mục là một trong những hoạt động nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động thư viện Đây là quá trình biên soạn và phổ biển thư mục thông tin về nguồn tài liệu có địa chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu tìm tin của bạn đọc nói riêng và người dùng tin nói chung Giới thiệu với bạn đọc những tên sách, báo mới mà thư viện vừa bổ sung và tóm tắt nội dung tài liệu đó, giúp bạn đọc dễ dàng tra tìm được những tài liệu mới nhất Tính đến tháng 8/2009 có 10 TM giới thiệu sách mới đã được in và trưng bày giới thiệu cho bạn đọc tham khảo

- Thư mục chuyên đề: Giới thiệu những cuốn sách theo những chủ đề nhất định, hoặc những chủ đề vào ngày lễ lớn của nhà trường hoặc đất nước Một số thư mục chuyên đề tiêu biểu như:Thư mục về quản trị - kinh doanh và du

Trang 26

26

- Hệ thống mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC) là sự tích hợp của phần mềm Libol trên website của thư viện giúp người dùng tin có thể tra cứu

trực tuyến trên mạng tới nguồn lực thông tin của thư viện mọi lúc mọi nơi,

trong hoặc ngoài thư viện

- Cơ sở dữ liệu do thư viện xây dựng (gồm có CSDI Sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn, băng từ) và CSDL mua của nước ngoài (CSDL ProQuest Central)

- Ban tin luyện dịch: là sản phẩm đặc trưng của thư viện, bao gồm tin tức, sự kiện, bình luận về các lĩnh vực khác nhau: như kinh tế, xã hội, thể thao, du lich, bao gồm các thứ tiếng như: Bản tỉn luyện dịch Anh - Việt, bản tin luyện dịch Pháp - Việt,

«_ Các dịch vụ thông tin thư viện ~ Nhóm các dịch vụ cung cấp tài liệu

+ Dịch vụ cung cấp tài liệu tại chỗ: dịch vụ này dành cho tất cả giảng viên cán bộ và sinh viên Đại học Hà Nội Bạn đọc đến thư viện cần phải trải qua lớp học về tập huấn sử dụng kho mở và qua kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp quyền sử dụng thư viện Việc đó giúp bạn đọc đễ dàng hơn trong việc tìm

kiếm thông tin tư liệu tại thư viện, vì tất cả các phòng tư liệu tại thư viện

ĐHHN được tổ chức theo mô hình kho mở Tài liệu đọc tại chỗ bao gồm

sách, báo, tạp chí, tài liệu multimedia, tài liệu quý hiểm

+ Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà: đây là dịch vụ quan trọng tại thư viện, vì trong điều kiện hiện tại các phòng đọc tại thư viện không thế đáp ứng hầu hết các yêu cầu đọc tài liệu tại chỗ Bạn đọc sinh viên có thể mượn tài liệu từ thư viện trung tâm và từ tủ sách tại các khoa Để đặt mượn hoặc gia hạn tài liệu,

Trang 27

+ Dịch vụ cung cấp bản sao tải liệu gốc: dịch vụ này cũng không thể thiếu bởi vì số lượng bản tài liệu trong thư viện có hạn do đó không thể cung cấp đầy đủ cho sinh viên Mặt khác có nhiều tài liệu ở thư viện có dán dấu đỏ và trong quy định của thư viện không được mượn mang về nhà Do đó để nghiên cứu được tài liệu sinh viên phải photo tài liệu để mượn mang về nhà

~ Nhóm dịch vụ tra cứu thông tin

+ Dịch vụ tra cứu thông tin: dịch vụ nhằm cung cấp những thông tin phủ hợp với yêu cầu của bạn đọc thông qua các công cụ tra cứu Bạn đọc muốn cung cấp thông tin phải viết phiếu yêu cầu gồm các thông tỉn cá nhân, đề tài đang tìm hiểu, các dạng tài liệu và nội dung tài liệu cần tìm Cán bộ thư viện sẽ tìm kiếm trong CSDL của thư viện, và đưa ra các danh sách tài liệu bạn đọc có thể tìm thấy tại thư viện Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí giúp

ban đọc khai thác tối đa nguồn tải nguyên thông tin tại thư viện

+ Dịch vụ hỏi đáp thông tin: bạn đọc có thể trực tiếp nhận câu trả lời của cán bộ thư viện- từ bộ phận tiếp nhận yêu cầu và giải đáp thông tin

+ Đào tạo người dùng tin: nhận thức tầm quan trọng của việc đào tạo người dùng tin, thư viện Đại học Hà Nội sau khi áp dụng công nghệ hiện đại và chuyển sang phục vụ theo mô hình kho mở ( từ năm 2003) Thư viện đã nhanh chóng triển khai công tác tổ chức đào tạo người ding tin để giúp họ khai thác thông tin tại thư viện một cách nhanh chóng, hiệu quả

~ Các dịch vụ khác

Trang 28

trường,hoặc các buổi nói chuyện chuyên để giữa các diễn giả và bạn đọc của thư viện

+ Dịch vụ in sao băng đĩa: thư viện Đại học Hà Nội lưu trữ một số loại băng đĩa rất quý, không có hoặc xuất hiện trên thị trường Do đó người dùng tin thường có nhu cầu in sao băng đĩa

Các dịch vụ tại thư viện Đại học Hà Nội tương đối phong phú, nhiều dịch vụ mang tính đặc thù góp phần quan trọng vào việc khai thác nguồn lực thông tin một cách hiệu quả

1.3 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo người dùng tin trong hoạt động thông tin thư viện

1.3.1 Khái

lệm người dùng tin

Người dùng tin là người sử dụng thông tin đề thỏa mãn nhu cầu của mình - Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của

nhu cầu tin.Có nhu cầu tin (trong hệ thống nhu cầu con người) Đồng thời

người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành người dùng tin khi họ sử dụng thông

tỉn( trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm dịch vụ thông tin), hoặc có điều

kiện để sử dụng thông tỉn, thỏa mãn nhu cầu của mình - Tiếp nhận và sử dụng thông tin ( xã hội),

Một khái niệm mà người ta thường dùng để chỉ đến người dung tỉn là :Người đọc : theo nghĩa thông thường là người có nhu cầu đọc và sử dụng tài liệu để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình Người đọc với tư cách người tham gia hoạt động thư viện được hiểu là người có nhu cầu đọc, đồng thời sử dụng tài liệu trong thư viện để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình

Trang 29

đều có ý nghĩa Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể trở thành người đọc của thư viện nếu họ đăng ký sử dụng một thư viện nào đó Trong tương lai, khi

thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo phát triển, mỗi người dân có nhu cầu

đọc đều có thể sử dụng các dịch vụ thư viện ở bắt kỳ địa điểm hay thời gian nao, có nghĩa là trở thành người đọc của thư viện mà không cần phải đặt chân đến khuôn viên thư viện

Người dùng tin là một thực thể xã hội.Nhu cầu tin của họ này sinh và tồn tại trong quá trình họ thưc hiện các hoạt động sống và các quan hệ xã hội khác Như vậy, ngoài các mối quan hệ hiện hữu trong quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, người dùng tin còn bị chỉ phối nhiều bởi mối quan hệ phức tạp khác

«_ Vai trò của người dùng tin và người đọc trong hoạt động thông tin thư viện

Người dùng tin là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện Như vậy người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động thông tin thư viện Theo quan điểm hiện đại của người dùng tin là “thượng đế” đối với những người tham gia hoạt động thông tin thư viện Điều đó có

nghĩa là hoạt động thông tin - thư viện muốn tồn tại và phát triển phải quan

tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin trong từng thời điềm cũng như địa bàn cụ thể Nhu cầu tin của người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin — thư viện Không có người dùng tin sẽ không tồn tại hoạt động thông tin — thư viện

Người dùng tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin — thư viện Khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin để tìm kiếm tiếp cận thông tin phù hợp với nhu cầu tin của mình, người dùng tin sẽ phân

Trang 30

30

cấp Ý kiến đánh giá của người dùng tin trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chinh hoạt động thông tin - thư viện theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của người dùng tin

Ở mức độ hoạt động thông tin cá thể riêng biệt, người dùng tin đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động thông tin Những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thường trực tiếp tiến hành hoạt động thông tin Hoạt động thông tin khoa học của cán bộ nghiên cứu khoa học thường đạt hiệu quả rất cao bởi họ là người có trình độ khoa học cao và khả năng xử lý thông tin sâu, chính xác hơn những nghề nghiệp khác

Người dùng tin là chủ thể của nhu cầu tin - yếu tố nguồn gốc của hoạt

động thông tin — thư viện Là một lĩnh vực hoạt động xã hội, hoạt động thông tin — thư viện bao gồm 3 yếu tố cấu thành: động cơ ( đông lực) hoạt động:mục đích;phương tiện hoạt động Trong đó động cơ đóng vai trò quan trọng nhất,

như nguồn gốc và yếu tố kích thích hoạt động 1.3.2 Công tác đào tạo người dựng tin

ôâ Khỏi

lệm đào tạo người dùng tin:

Khái niệm đào tạo người dùng tin được mọi người hiểu theo cách khác nhau Theo ông Jacques Tocatlian, cựu giám đốc chương trình Thông tin chung của UNESCO, khái niệm giáo dục, đào tạo người dùng tin phải được định nghĩa theo một cách chung nhất bao gồm bắt kỳ chương trình hướng dẫn và đào tạo những người sử dụng hiện tại và tiềm năng, một cách riêng rẽ hay

tập thể, với mục đích tạo thuận lợi cho:

Trang 31

~ Vige sir dung higu quả các dich vụ thông tin, cũng như sự đánh giá về những dịch vụ đó

Đào tạo người dùng tin là những chương trình hấp dẫn giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho người sử dụng nhằm giúp họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ của thư viện một cách hiệu quả và độc lập Như vậy đào tạo người dùng tin bao hàm việc nâng cao tr thức của họ về cách dịch vụ thư viện, giúp họ sử dụng các trang thiết bị và tiện nghỉ của thư viện.(Fleming,

1990)

© Muc dich va ý nghĩa của công tác đào tạo người dùng tin:

Người dùng tin là chủ thể của hoạt động thông tin Nâng cao trình độ cho họ là điều kiện quan trọng để kích thích hoạt động thông tin phát triển

+ Người dùng tin sử dụng sản phẩm thông tin +Đồng thời họ sáng tạo ra thông tỉn, xử lý thông tin

Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày càng cao đồi hoi người dùng tin phải có trí thức và kỳ năng để sử dụng để khai thác thông tin một cách triệt để Đảo tạo người dùng tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư: lôi cuốn người dùng tin sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông tin, thông qua đó thu thập ý kiến phản hồi dé điều chỉnh hoạt động

Mục đích của hoạt động đào tạo người dùng tin: giúp cho người dùng tin phat triển kỹ năng thông tin

- _ Khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của mình

Trang 32

32

năng của cơ quan thông tin thư viện có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình như thế nào qua việc cung cắp các sản phẩm và dịch vụ thông tin của họ Có

kiến thức, kỹ năng sử dụng và khai thác các sản phẩm và dịch vụ thích hợp - _ Khả năng đánh giá thông tin

- _ Khả năng tô chức thông tin và ứng dụng thông tin vào thực tiễn

oN

lung chương trình đào tạo người dùng tin Bao gồm các kiến thức và kỹ năng cần đảo tạo

-_ Kiến thức về hệ thống thông tin, mạng lưới các cơ quan thông tin - thư

viện

Mạng lưới các cơ quan thông tin - thư viện trong nước và khả năng cung cấp thông tin, khái quát về việc phục vụ thông tin và khả năng cung cấp thông tin Giới thiệu một số cơ quan thông - tin thư viện có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhóm người dùng tin đó Điều kiện và yêu cầu đối với người dùng tin khi

sử dụng các cơ quan thông tin - thư viện

~ _ Kiến thức về các loại hình sản phẩm và dich vu thong tin — thư viện Người dùng tin sẽ được nhận biết các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện,

sử dụng phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu của mình

~ _ Khả năng khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư

viện

Sử dụng và khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện truyền thống cũng như hiện đại(Nguyệt, 2006)

«_ Thiết kế chương trình đào tạo người dùng tin

Dựa trên các nguyên tắc thiết kế như: sự nắm rõ trình độ chung, tâm lý,

Trang 33

chương trình đào tạo người dùng tin phù hợp với trình độ và yêu cầu, thời gian huấn luyện người dùng tin.Có thể thiết kế chương trình đảo tạo người dùng tin theo từng đối tượng khác nhau như: Người dùng tin đại chúng, người dùng tin khoa học hoặc các đối tượng dùng tin khác Tùy thuộc vào đặc điểm người dùng tin cũng như điều kiện của từng cơ quan thông tỉn cụ thể, để xây dựng một chương trình đào tạo phủ hợp

«_ Hình thức đào tạo người dùng

- Hướng dẫn trực quan: Hướng dẫn trực tiếp cho người dùng tin thông qua các bảng biểu chỉ dẫn bố trí bên trong cơ quan thông tỉn- thư viện

-_ Mở các lớp hướng dẫn: Mở lớp ngắn hạn, mở lớp định kỳ hay đưa chương trình huấn luyện vào chương trình học của các nhà trường, các lớp bồi dưỡng chuyên môn

- _ Hướng dẫn thông qua các phương tiện thông tin khác: Xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phỏ biến người dùng tin, tuyên truyền hướng dẫn người dùng

tin thông qua các chương trình giới thiệu về cơ quan thông tin, báo chí, truyền

hình các mục trên Website của cơ quan thông tin- thư viện

«_ Kiến thức thông tin

Kiến thức thông tin là khái niệm xuất hiện rất sớm trên thế giới, được mỗi nước mỗi tổ chức định nghĩa khác nhau, song nó còn mới mẻ trong hoạt động thông tin thư viện tại Việt Nam Theo hiệp hội thư viện Hoa Ky (ALA)

KTTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được

Trang 34

thông tin một cách có hiệu quả phục vụ mục đích cá nhân, xã hội, công việc và học tập”

Viện kiến thức thông tin Úc và NewZealand cho rằng, một người có kiến thức thông tin là người có khả năng: (Huy, 2008)

- Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân

~ Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần

~Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu qua - Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tao

ra;

~ Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức

- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra

quyết định một cách có hiệu quả

- Nim bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin

- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và đạo đức

- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công đân và trách nhệm xã hội

- Trải nghiệm kiến thức thông tin như một phần học tập độc lập cũng như tự học suốt đời

“Trong kỷ nguyên thông tin, kỹ năng thiết yếu của người sử dụng không phải chỉ là tích lũy nhiều thông tin nhất mà chính là khả năng truy cập và sử dụng thông tin tìm được một cách hiệu quả, không phải người sử dụng thư

viện nào cũng có trình độ như nhau về kiến thức thông tin Vì vậy, huấn luyện

Trang 35

trong thư viện đại học Việc huấn luyện nên được tổ chức với các cấp độ khác nhau để đảm bảo rằng nhu cầu thông tin của người sử dụng được đáp ứng thông qua việc phát triển kỹ năng tìm tin của mỗi người Với việc được trang, bị những phương pháp thiết yếu cho việc truy cập, đánh giá và tổng hợp thông

tin, thư viện sẽ góp phân thiết thực, giúp người sử dụng hoàn thành các

nhiệm vụ trước mắt của mình cũng như đảm bảo khả năng học tập suốt đời 1.4 Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin

¡ Thư viện Đại học

Ha No

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của nên kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực hoạt động Việt Nam cũng ko nằm ngoài tiến trình đó.Để thành công, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục chính là quốc sách hàng đầu” trong đó giáo dục đại học được quan tâm đặc biệt, bởi chính hệ thống này tạo ra đội ngi tri thức có “chất xám” có ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng đất nước.Song hành cùng với giáo dục đại học là hệ thống thư viện các trường đại học Là nơi cung cấp tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học, thư viện luôn đóng vai trò là “giảng đường và là người thầy thứ hai” của đông đảo sinh viên Thông qua các hoạt động, dịch vụ, thư viện đại học góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, góp phần vào việc chuyển giao công nghệ

Trong bối cảnh ngành giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, trường Đại học Hà Nội đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học để có thể bước cùng nhịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, những yêu cầu của đổi mới giáo dục với những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển tính độc lập - sáng tạo của sinh viên đòi hỏi phải có sự tham gia ngày cảng

Trang 36

36

Công tác đào tạo người dùng tin không chỉ giúp bạn đọc sử dụng tối đa các nguồn lực thông tin tại thư viện mà còn giảm áp lực công việc cho nhân viên thư viện Điều này sẽ mở đường cho việc cải thiện các dịch vụ thông tin thư viện, đem lại hiệu quả tốt hơn Do vậy để có sự thành công trong công tác đào tạo người dùng để thành công cũng cần có các mục tiêu rõ rang, cơ sở vật chất đầy đủ, người đào tạo có năng lực, lựa chọn kỹ càng các phương pháp dạy và đánh giá một cách có hệ thống Để đạt được mục đích quan trọng đó là sử dụng tối ưu nguồn lực thông tỉn, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập và sự phát triển tổng thể.Đào tạo người dùng sẽ góp phẩn nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của thư viện Đại học Hà Nội Định hướng sử dụng thư viện là giai đoạn đầu tiên trong giáo dục người sử dụng biết được thư viện có nguồn lực nào, sử dụng các trang thiết bị đó như thế nào? Đối với bạn doc, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, việc tổ chức các khóa học định hướng thư viện rất quan trọng Lý do các sinh viên này mới bước vào cổng trường đại học với nhiều nền tảng trí thức khác nhau, từ các vùng đô thị, các khu vực trung tâm sẽ có kiến thức về thư viện tốt hơn các sinh viên đến từ vùng nông thôn Với các khóa học này sinh viên được cung cấp các thông tin về vị trí thư viện, tổ chức thư viện, hệ thống mục lục thư viện, dịch vụ thư viện, tra cứu,

các bộ sưu tập về tài liệu nghiên cứu ấn phẩm định kỳ tại thư viện Cán bộ

thư viện còn giới thiệu cho sinh viên về OPAC, CD- ROM§, các nguồn tin

điện tử cũng như tìm tin trên Internet Giai đoạn cao hơn là hướng dẫn cho sinh viên sử dụng thành thạo sử dụng và truy cập các nguồn lực thông tin

trong thư viện: sử dụng các loại sách tham khảo, dịch vụ tóm tắt và chỉ mục,

phát triển chiến lược tìm tin Mặt khác người dùng tin sau khi được đào tạo,

Trang 37

trở nên quan trọng kể từ khi việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho quá trình thông tin ngày càng trở nên dễ dàng Việc phổ biến kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện đặc biệt là sinh viên, giảng viên và nhân viên của các trường đại học là rất cần thiết, nhằm cũng cấp các cơ hội để học, không chỉ truy cập - tiếp cận đến các nguồn tin cần thiết, mà còn là cách đánh giá, quản lý và sử dụng chúng một cách có hiệu quả Kỹ năng thông tin là cơ sở căn bản để giúp người sử dụng và có khả năng học tập suốt đời, giúp họ làm chủ được bối cảnh, và tự định hướng được bản thân như: Xác định được thông tin mình cần, tiếp cận, và đánh giá thông tin một cách độc lập có phê phán; sử dụng

thông tin một cách có hiệu quả cho mục đích nào đó

Thư viện Đại học Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đào tạo người dùng tin trong công tác hoạt động thông tin - thư viện của mình với những trọng trách như: giúp cho sinh viên trường Đại học Hà Nội khai thác hiệu quả nguồn tin tại thư viện, giúp cho quá trình học tập,

cũng như tự học của sinh viên; hỗ trợ tích cực trong hoạt động đổi mới

phương pháp dạy - học, giúp cho thầy - trò có cơ hội tiếp cận các nguồn thông

tin, các cơ sở dữ liệu thúc đẩy quá trình tự học tìm hiểu tri thức mới, làm

chủ trí thức, làm chủ quá trình tự học và tự học suốt đời và góp phần không nhỏ trong công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường.Chính vì vậy Thư viện cần có những hình thức, phương pháp triển khai phù hợp trong công tác

Trang 38

38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Từ những nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bồi cảnh giáo dục đại học Việt Nam nói chung và trường Đại học Hà Nội (ĐHHN) nói riêng, thư viện đại học Hà Nội đã từng bước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo(CTĐT) cho người dùng tin tai thư viện bao gồm nhiều đối tượng, đặc biệt là sinh viên và học viên cao học các khóa Mục tiêu của công tác đào tạo nhằm trang bị cho đối tượng độc giả những kiên thức và kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm và đánh giá, sử dụng hiệu quả nguồn tin có sẵn bên trong và bên ngoài thư viện để phục vụ cho việc học tập nghiên cứu độc lập Chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 2003 từ những bước đi đầu tiên đến nay cũng đạt được nhiều kêt quả đáng khích lệ, nhưng cũng tồn tại không ít nhưng hạn chế cần khắc phục Qua đó để đưa ra những giải pháp để giúp chương trình hoàn thiện và phát triển hơn, phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, giảng đạy trong nhà Trường

Công tác đào tạo chủ yếu phân theo nguồn tin hay nguồn học liệu và theo từng chuyên ngành với các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người học Nội dung chương trình không chỉ tập trung vào nguồn học liệu truyền thống sẵn có mà còn hướng tới các nguồn thông tin bên ngoài như Internet, đặc biệt là các nguồn thông tin mở (open accsess) và

các kỹ năng thông tin cần thiết để bạn đọc có thê làm chủ nguồn thông tin chủ

Trang 39

2.1 Đặc điểm người dùng tin tại thư viện Đại học Hà Nội

'Người dùng tin là đối tượng trung tâm của hoạt động thư viện, là thành

phần không thẻ thiếu trong bat kỳ hoạt dộng của một cơ quan thông tin thư

viện nào Nhu cầu thông tin của họ là cơ sở, định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của cơ quan thông tin thư viện Nắm vững nhu cầu tin và đáp ứng kịp thời, đầy đủ chính xác nhu cầu tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thông tin trong đó có các thư viện đại học.Dựa trên đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin Cơ quan thông tin thư viện sẽ xây dựng một chương trình đào tạo người dùng tin cho phù hợp, đáp ứng được mục tiêu

cũng như tính hiệu quả của chương trình

Trường Đại học Hà Nội hiện nay có 580 cán bộ, giáo viên, trong đó bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ phòng ban và cán bộ phục vụ của Nhà trường Và một đối tượng lớn rất quan trọng là sinh viên, học viên đang theo học các hệ đào tạo tại Trường với tổng số 18.531 người Căn cứ vào số liệu trên ta có thể chia người dùng tin trên vào 3 nhóm chính gồm:

~ Nhóm người dùng tin la sinh viên, học viên cao học ~ Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ~ Nhóm người dùng tin là cán bộ, làm công tác quản lý

Trang 40

2.1.1 Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên cao học

Sinh viên, học viên là đối tượng sử dụng thư viện chủ yếu nhất bao gdm: sinh vién hé dao tao chính quy, văn bằng 2, học viên học tiếng việt, sinh viên liên kết đảo tạo, học viên cao học, học viên chương trình BAP và sinh viên hệ không chính quy ( đảo tạo từ xa, vừa học vừa làm)

Đây là nhóm đối tượng dùng tin đông đảo nhất, năng động và nhu cầu tìm tòi cái mới rất cao Đặc biệt nhu cầu tin của họ có sự biến đổi tương đối nhiều theo từng giai đoạn học tập tại trường Và đây cũng là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trong các hoạt động thư viện Nhóm đối tượng này chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục mới và tư tưởng hướng ngoại do tiếp xúc

với nhiều nền văn hóa tiên tiến, nên đối tượng này rất nhanh nhạy tự tin có

nhu cầu tìm tòi khám phá cái mới Cũng do yêu cầu của phương pháp học tập mới và chỉ phải tập chung chủ yếu vào công việc học tập Đối tượng này được đào tạo bài bản về ngoại ngữ, nên đa phần sinh viên của Trường Đại học Hà Nội có khả năng sử dụng tốt từ hai ngoại ngữ trở lên Nên nhu cầu sử dụng nhiều loại hình tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu là dưới dạng in An, va thong tin họ cần không cần chuyên sâu nhưng phải đầy đủ Riêng đối với nhóm người dùng tin là học viên cao học; là những người đã tốt nghiệp đại học, đây là đối tượng có trình độ cao, nhưng khá bận rộn vẻ thời gian vì vậy đối tượng này lên thư viện không nhiều, đa phần là họ có nhu cầu tìm tài liệu qua các

'CSDL của thư viện và đặt dịch vụ tìm tin theo yêu cầu Nhưng nhu cầu tìm tin

của đối tượng này khá lớn bao gồm các tài liệu về giáo trình nước ngoài và tài liệu về phương pháp giảng dạy mới và kiến thức lí luận về ngôn ngữ cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học ngôn ngữ “Thông tin dành cho họ có tính chuyên sâu, phù hợp với chương trình đào tạo

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN