1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Hoạt động marketing tại thư viện Đại học Hà Nội

124 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Marketing Tại Thư Viện Đại Học Hà Nội
Tác giả Bùi Xuân Khiêm
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 21,96 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Hoạt động marketing tại thư viện Đại học Hà Nội nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại thư viện trường Đại học Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại thư viện Đại học Hà Nội.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÙI XUÂN KHIÊM

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

3 DAN KHOA HOC

PGS.TS NGUYÊN THỊ LAN THANH

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MO DAU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài: 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu §

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9 5.1 Phương pháp luận 9 5.2 Phương pháp cụ thể ° 6 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 9

7 Cấu trúc của luận văn: 10

Chuong 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE MARKETING TRONG

HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN TAI THU’ VIEN DAI

HỌC HÀ NỘI 1

1.1 Khái quát về marketing trong hoạt động thông tin - thư viện "

1.1.1 Khái niệm marketing i

1.1.2 Khái niệm marketing trong hoạt động thông tin - thư viện: 16

1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong hoạt đông thông tin - thư viện: 2I

1.1.4 Vai trò của hoạt đông marketing đối với cơ quan thông tin thư viện: 24 1.2 Thư viện Trường Đại học Hà Nội 27 1.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Hà Nội:27 1.2.2 Nhiệm vụ của thư viện Trường Đại học Hà Nội trong yêu cầu đổi mới giáo duc dai học: 32

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TAI THU!

Trang 3

2.1.2 Cán bộ marketing: 35 2.1.3 Cơ sở vật chất dành cho hoạt động marketing, 35 2.2 Nghiên cứu các hoạt đông marketing tại Thư viện đại học Hà Nội 37 2.2.1 Nghiên cứu người ding tin và nhu cầu tin: 37 2.2.2.Nghiên cứu triển khai các công cụ marketing s6

Chương 3: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC

MARKETING TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI 75

3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất cho hoạt động marketing

tại thư viên Đại học Hà Nội 15 3.1.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận marketing trong thư viện 75 3.1.2 Đào tạo cán bộ chuyên trách 79 3.1.3 Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt đông marketing thư viện 8 3.2 Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động marketing trong Thư viện Trường Dai học Hà Nội 84 3.2.1 Tăng cường nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin 84

Trang 4

PHAN MO BAU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

'Xã hội hiện nay là một xã hội thông tin, trong một xã hội thông tin nếu muốn người khác biết đến mình thì cần phải có chiến lược phát triển và quảng bá hiệu quả Hoạt động marketing ra đời do nhu cầu và

là hệ quả tất yếu của sự phát triển marketing là cầu nối giữa một tô

Trang 5

Từ thực tế làm việc tại thư viện Trường đại học Hà Nội, tôi đã thu

thập, thống kê dữ liệu về bạn đọc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tài

nguyên thư viện là rất ít (khoảng 10% theo thống kê tại phần mềm thư

viên) Việc học tập và giảng dạy các kiến thức là một hoạt động mang tính kế thừa những giá trị khoa học, kinh nghiệm của người đi trước 'Vậy không thể cho rằng cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học

Hà Nội không sử dụng thông tin cho việc học tập và giảng dạy của mình mà vẫn mang lại hiệu quả cao Thư viện luôn được coi là giảng đường thứ hai của trường đại học Trong những năm gần đây, thư viện trường Đại học Hà Nội đã rất chú trọng đến việc quảng bá các sản

phẩm thông tin - thư viện tới bạn đọc; tạo mọi điều kiện tối đa về cơ sở

vật chất và không gian học tập cho bạn đọc khi sử dụng thư viện Người dùng tin tại thư viện Hà Nội đã biết đến các nguồn tư liệu phong phú mà thư viện Đại học Hà Nội mang lại Hình ảnh thư viện cũng được cải thiện hơn trong mắt người dùng tin thông qua những, hoạt động mang tính định hướng như tổ chức các buổi hội nghị, hội

thảo, các sự kiện văn hóa, hội nghị bạn đọc Kết quả đó chính là thành

quả của sự chú trọng phát triển công tác marketing thư viện của Ban

giám đốc thư viện Đại học Hà Nội Qua nghiên cứu hoạt động

marketing thư viện tôi nhận thấy nếu một cơ quan thông tin thư viện làm tốt công tác marketing thì sẽ thu được hiệu quả phục vụ rất cao và

Trang 6

tiễn công tác, tuy còn rất đơn sơ, tôi hy vọng luận văn sẽ mang đến

một viên gạch để xây dựng nền móng cho công tác marketing thư viện

về mặt lý thuyết Luận văn cũng được viết từ thực tế công tác của bản

thân tôi nên tôi cũng kỳ vọng nó sẽ là cơ sở để nhìn nhận và cải thiện công tác marketing tại thư viện Đại học Hà Nội

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

~ Trên thế giới, có một số nghiên cứu về tình hình marketing của cae thu vién dai hoc nhu bai “Marketing and Promotion of Library Services” (ASP Conference Series, Vol 153, 1998) ciia Julie Nicholas ở Trường Đại học Cambridge, Anh Quốc Bai: “An approach ro marketing in special and academic libraries of Srilanca: a suvey with emphasis on services provided to clientele” nam 2005 của lagath Jinadas Garusing Arachchige 6 Thu vién Dai hoc Ruhuna, Srilanka, Cac bai viết này bàn về khái niệm marketing trong thư viện và những ứng dụng của nó đối với Thư viện Đại học

~ Marketing trong hoạt động TT - TV ở Việt nam mới xuất hiện mới xuất hiện từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là khoảng 20 năm trở

lại đây

Hội thảo khoa học đầu tiên: “Marketing trong hoạt động thông tin thư viện” được tổ chức năm 1995 tại trung tâm thông khoa học và công nghệ quốc gia

Trang 7

- Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Anh, học viên cao học thư

viện khoá 2001-2005 trường đại học Văn hoá Hà nội: “Nghiên cứu

ứng dụng marketing trong một số cơ quan TT - TV lớn ở Hà Nội” đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho hoạt động marketing thư viên tại một số thư viện và trung tâm thông tin lớn trên địa bàn Hà Nội như thư viện quốc gia, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (nay là cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) và thư viện trung ương quân đội

- Tác giả Nguyễn Hoang Vinh Vuong khoá 2003-2007 “Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm chiến lược marketing trung tâm học liệu - đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp,

chiến lược marketing thư viện tại trung tâm học liệu - đại học Cần

Thơ

- Tiép theo là các bài viết của tác giả Bùi Thanh Thuỷ (2008) trên tạp

chí thư viện với nội dung về phát triển marketing hỗn hợp trong hoạt

động thư viện

~ Năm 2010, luận văn của tác giả Vũ Quỳnh Nhung - Đại học khoa học

xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội “Hoạt động marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội” đã dưa ra phương pháp tiến hành hoạt động marketing cu thé cho thư viện Tạ Quang Bửu dựa kết quả khảo sát, nghiên cứu và so sánh với hoạt động marketing của Thư viện Đại học Céng nghé Nanyang

Singapore

Trang 8

"

đóng góp giá trị lý luận sâu sắc cho việc ứng dụng marketing vào lĩnh vực TT - TV là cớ sở lý luận tham khảo rất hữu ích cho tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động marketing tại thư viện Đại học Hà Nội”

Là cán bộ thư viện, đang trực tiếp điều hành hoạt động marketing và tổ chức sự kiện tại thư viện trường Đại học Hà Nội, tôi kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp và chiến lược tiềm năng để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thư viện tại cơ quan mình và mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ cho kế hoạch quảng bá hoạt động marketing thư viện tại Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại thư viện trường Đại học Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động

marketing tại thư viện Đại học Hà Nội

Nhiệm vụ của đê tài:

Làm rõ khái niệm marketing, marketing thư viện và vai trò của nó

trong hoạt động thông tỉn - thư viện

~ _ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong cơ quan thông tin -thư viện

~_ Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing thư viện tại thư viện Đại học Hà Nội

Trang 9

4 Đắi tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động marketing tại thư viện

Đại học Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu của đê tài:

- Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động marketing hiện tại trong thư viện Đại học Hà Nội kể từ năm 2008 đến nay

- Đề tài chỉ đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho hoạt động marketing tại thư viện Đại học Hà Nội mà không đề cập đến các giải pháp khác

Š Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp lui

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, dường lối,

chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và văn hố thơng tin 5.2 Phuong pháp cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp

chủ yếu sau

~ Thu thập, xử lý tài liệu

- Phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, tài liệu - Phương pháp chuyên gia

- Điều tra bằng phiếu hỏi

Trang 10

l3

6 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

- Ý nghĩa về mặt lý luận: Làm rõ khái niệm marketing, vai trò của marketing trong lĩnh vực thông tỉn - thư viện

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing trong hoạt động thông tin -

thư viện

+ Lầm tài liệu tham khảo cho các thư viện, cơ quan thông tin - thư viện đã và đang triển khai hoạt động marketing

7 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số bảng phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: NHI VAN ĐÈ CHUNG VE MARKETING

TRONG HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN TAIL THU’ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘI THU VIEN DAI HOC HA NOL

MARKETING TAI

Trang 11

Chương 1: NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

1.1 Khái quát về marketing trong hoạt động thông tin - thư việm 1.1.1 Khái niệm marketing

Marketing là thuật ngữ có nguồn gốc từ Tiếng Anh được dịch

sang tiếng Việt là “tiếp thị” Trong thực tế hiện nay, thuật ngữ “tiếp

thi” được dùng để chỉ hoạt động quảng cáo và chào bán hàng, vì vậy nó không bao quát được hết nội hàm của khái niệm marketing Nhiều tài liệu cho rằng nên để nguyên thuật ngữ “marketing” để giữ nguyên được ý nghĩa của thuật ngữ Trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng từ nguyên gốc là “marketing”

Thuật ngữ này ra đời và được sử dụng đầu tiên ở Mỹ vào những, năm đầu thế kỷ XX Lúc đó nó chỉ có nghĩa là “bán hàng và quảng cáo” với chức năng duy nhất của nó là “tiêu thụ sản phẩm” để đem về

lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tuy vậy, tiêu thụ không phải là yếu tố quan trọng nhất của marketing, nó chỉ là một chức năng và đôi khi không phải là chức năng cốt yếu của marketing mà chỉ là “phần nổi của núi băng marketing” [5, tr 8] Nếu các nhà doanh nghiệp không chú trọng tìm hiểu thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì sản phẩm của

họ sẽ mất dần uy thế cạnh tranh trên thị trường

Marketing truyền thống bán cho khách hàng cái doanh nghiệp

Trang 12

15

một trong những nhà lý luận nổi tiếng về các vấn đề quản lý đã nói về vấn đề này như sau: “Mục đích của marketing không cần thiết là đây

mạnh tiêu thụ Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách và tự nó được tiêu thụ” [5, tr 9] Noi như vậy không có nghĩa là không coi

trọng việc xúc tiến tiêu thụ, mà tiêu thụ chỉ là một yếu tố trong tất cả

những thành tố của “marketing mix” - một sự kết hợp tất cả các

phương pháp của marketing một cách hài hòa để đạt được tác động

mạnh mẽ nhất đến thị trường

Trên quan điểm đó, ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa “Marketing là quá trình lập và thực hiện kế hoạch, định giá, khuyến

mại và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để tạo ra sự trao đổi,

thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và của tổ chức Định nghĩa này nhắn mạnh đến quá trình lập kế hoạch từ khâu sản xuất cho đến phân phối để hàng hóa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, từ đó sản phẩm được tiêu thụ, đem lại lợi nhuận- sự thỏa mãn cho tổ chức”

Theo Philip Kotler, người được coi là cha đẻ của marketing hiện đại, đã định nghĩa marketing như sau

“Marketing là một dạng hoạt động cuả con người nhằm thỏa

mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi" [5, tr

9

Định nghĩa này dựa trên những khái niệm cốt lõi sau: Nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chỉ phí và sự hải lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người

Trang 13

So dé 1 Qué trinh marketing Nhu cầu mong Sản Giá trị, chỉ Trao đổi, giao muốn và yêu phẩm phí và sự dịch và các R >| | 4 cầu hài lòng, mối quan hệ Thị trường Marketing và ff——] người làm marketing

Lam rõ được những khái niệm này cũng có nghĩa là làm rõ các thành tố tham gia vào quá trình marketing và mối liên hệ giữa chúng Theo trình tự

trong sơ đồ trên thì

Nhu cầu

Ý tưởng cội nguồn, co bản của marketing là ý tưởng về nhu cầu của con người *Mhư cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con

ˆ [5, tr 9]

người cảm nhận được

Nhu cầu của con người là vô cùng đa dạng và phức tạp Bao gồm cả nhu cầu sinh lý đơn thuần cho đến những nhu cầu về mặt tình cảm, xã hội Những nhu cầu này không phải đến từ bên ngoài mà là bản tính nguyên thủy của con người Nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người sẽ thấy rất khổ sở và bất hạnh.Họ sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết: hoặc là tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu; hoặc là cố gắng kiểm chế nó

Trang 14

7

“Mong muốn là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với

trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể” [54 10] Mong muỗn được biểu hiện ra thành những đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu

cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó vốn quen

thuộc Nhu cầu tự bản thân nó đã tồn tại, còn mong muốn lại phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội Chính vì vậy, mong muốn của con người có thể được nảy sinh và kích thích do tác động bên ngoài hay nói cách khác chính là từ thị trường

Yêu cầu

Mong muốn của con người là vô hạn, những nguồn tài lực để thỏa mãn nhu cầu lại là có hạn Cho nên con người sẽ lựa chọn hàng hóa nào thỏa mãn tốt nhất mong muốn của mình trong khả năng tài chính cho phép Vì vậy “Yêu câu là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khá năng thanh toán *[5, tr 10]-Yêu cầu thanh đổi nhanh chóng phụ thuộc vào mức sống, các điều kiện xã hội và tài chính

Hàng hóa

* Hàng hóa là tất cả những gì có thể thỏa mẫn được mong muốn

hay nhu cầu và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút

sự chủ ý, mua, sử dụng hay tiêu ding.” (5, tr 11]

Khái niệm hàng hóa không chỉ giới hạn ở vật thể hữu hình mà có, thể là tất cả những gì có khả năng phục vụ, thỏa mãn được nhu cầu Ngoài vật phẩm và dịch vụ, hàng hóa còn có thể là nhân cách, địa điểm, tổ chức, loại hình hoạt động và ý tưởng Loại hàng hóa nào có khả năng đáp ứng đầy đủ những mong muốn của khách hàng thì sản xuất sẽ càng phát triển hơn, đem về nhiều lợi nhuận hơn

Trang 15

Marketing chỉ có mặt trong những trường hợp người ta quyết định

thỏa mãn những nhu cầu và yêu cầu của mình thông qua trao đồi

“Trao đổi là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và

đưa lại cho người đó một thứ gì đó” [5, tr 13] Phương thức trao đổi để có thứ mình muốn là một phương thức có nhiều ưu điểm Qua phương thức này, con người không xâm phạm đến quyền lợi của người khác, không cần phải tự tay làm ra một thứ gì đó ngay cả khi không biết làm mà chỉ cần tập trung sản xuất hàng hóa mình thông thạo rồi đem trao đôi

Giao dịch

Nếu như trao đổi là một khái niệm cơ bản của khoa học marketing thì đơn vị đo lường cơ bản trong lĩnh vực marketing là giao dịch Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên

Thông thường những điều kiện của giao dịch được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai bên

Thị trường

Khái niệm giao dịch dẫn tới khái niệm thị trường, vì các giao dịch được thực hiện trên thị trường

Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể nơi người mua và người bán gặp nhau và thực hiện các giao dịch Các cuộc giao dịch có thể được thực hiện thông qua internet, điện thoại, bưu điện Thị trường có thể hình thành cho một thứ hàng

Trang 16

19

1.1.2 Khái niệm marketing trong hoạt động thông tin - thư viện:

Các khái niệm về marketing không còn quá mới mẻ với hoạt động

thông tin, thư viện Án bản đầu tiên nêu lên mối quan hệ giữa marketing và dịch vụ thông tin, thư viện xuất hiện vào những năm

1970 Ở Bắc Mỹ, các thư viện công cộng là những tổ chức đầu tiên nhận ra rằng marketing có thể giúp họ trả lời những băn khoăn về việc phát triển dịch vụ cho người dùng tin Tuy nhiên, ở châu Âu, mối quan tâm về lý luận marketing xuất hiện đầu tiên ở các trung tâm học liệu Có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing trong thông tin, thư viện

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ thư viện học ALA

“Marketing thông tin, thư viện là tất cả các hoạt động có mục đích cổ

vũ cho sự trao đổi và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ thư viện và

truyền thông với những người đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng những

địch vụ này” Định nghĩa trên đã nhấn mạnh các khía cạnh của

marketing thông tin, thư viện trong việc quảng bá, cung cấp, đáp ứng

nhu cầu của bạn đọc Theo 7ừ điền thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện, bản quyển: “ Marketing thông tin, thư viện nghĩa là việc quản lý, phối hợp hoạt động của tắt cả các bộ phận, chư trình kỹ

thuật của thư viện nhằm thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu tin của người

dùng tin; nhằm giải quyết linh hoạt, kịp thời những vấn đề xuất phát từ người dùng tin; đánh giá kết quả hoạt động của các chu trình kỹ thuật

thư viện và kịp thời thay đồi mục tiêu nếu thấy cân thiết;nhằm đạt hiệu quả cao hơn như: vòng quay tài liệu tăng và số lượng người đọc tăng;

tạo ra nhận thức xã hội: thư viện rất hữu ích và cần thiết cho cuộc

Trang 17

thể hiện được vai trò, nhiệm vụ của marketing trong thông tin, thư viện

Theo Suzanne Walters, “Marketing là những hoạt động tạo ra các sản phẩm thư viện cho người dùng tin Nó không chỉ là quảng cáo hay quan hệ công chúng Nó bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích

tiềm năng, các chương trình hiện có và các dịch vụ, thiết lập mục tiêu và đối tượng, sử dụng khả năng thuyết phục trong giao tiếp Nói cách khác, marketing là những gì bạn làm hàng ngày để khách hàng đánh giá cao những gì bạn đã làm cho họ và bạn làm điều đó như thế nào ” [5]

Những định nghĩa trên có cách tiếp cận khác nhau để giải thích

khái niệm marketing, những cuối cùng đều hướng đến một mục tiêu

cuối cùng của marketing là làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin Đây cũng chính là sứ mệnh của các trung tâm thông tỉn, thư viện Nếu các cơ quan thông tin, thư viện được coi là một tổ chức kinh doanh, thì nguồn nguyên liệu đầu vào là thông tỉn, sản phẩm đầu ra là

các sản phẩm, dịch vụ thông tin, thư viện và khách hàng của họ là người dùng tin Nhiệm vụ của các tổ chức kinh doanh là bán hàng để kiếm lợi nhuận dựa trên sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng Trong khi đó nhiệm vụ của các trung tâm thông tỉn, thư viện là thỏa

mãn tối đa nhu cầu người dùng tin bằng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp Điều này đòi hỏi các cơ quan thông tỉn, thư viện phải am hiểu nhu

cầu, mong muốn, yêu cầu của người dùng tin Trên cơ sở đó phải tìm

cách đáp ứng người dùng tin bằng cách sản phẩm và dịch vụ đặc biệt, bằng những phương thức hữu hiệu hơn so với các đối thủ cạnh tranh “Trên cơ sở lý thuyết marketing hiện đại và các khái niệm liên quan, các

Trang 18

2

là: Người dùng tin, nhu cầu tin, thị trường thông tin, thư viện, sản

phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện, trao đôi thông tin

Theo Suzanne Walters, marketing trong lĩnh vực thông tin thư viện sử dụng các công cụ hỗn hợp được xây dựng trên công thức:

M=6P

Products and services: Sản phẩm và dịch vụ Place: Địa điểm

Price: Giá cả 6P-

Promotion: Truyền thông marketing hay hình thức chiêu thị Positioning (and repositioning): Vi tri

Public Policy and politics: Chinh sach chung và quan điểm

[I5]

Việc đầu tiên cần làm trong hoạt động marketing chính là phải hiểu được khách hàng (người dùng tin) của mình là ai, nhu cầu của họ về sản phẩm và dịch vụ thế nào Sau đó mới chú ý đến 6P

Trang 19

và dịch vụ thông tin - thư viện tức là họ đang tìm kiếm lợi ích thực sự từ những thông tin mà các sản phẩm dịch vụ đó mang lại Có thể nói là họ đang mua lợi ích từ thư viện dé giải quyết vấn để của họ.Do vậy mà thư viện cần chú ý đến những đặc trưng chuyên biệt; vòng đời của sản phẩm, dịch vụ cũng như lợi ích khi xây dựng, phát triển và cung cấp

sản phẩm dịch vụ của mình

Chữ P thit hai: Place (Địa điểm)

Trong hoạt động marketing thì địa điểm không phải chỉ là vị trí của thư việntrung tâm hay các nhánh của nó mà địa điểm ở đây chính là nơi mà khách hàng nhận được sản phẩm Một địa điểm tốt phải đảm bảo 3 yếu tố: sản phẩm và dịch vụ đầy đủ và phù hợp nhu cầu được phân phối đúng vị trí, giá cả phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Thư viện phải sử dụng một cách sáng tạo trong phạm vi của mình

Chữ P thứ ba: Priee (Giá cả)

Giá cả ở đây là chỉ phí mà người dùng tin phải trả khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong đó bao gồm cả thời gian và công sức ma người dùng tin phải bỏ ra khi sử dụng sản phẩm Thư viện cần chú ý xây dựng dự án phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình trong đó phải chỉ ra đâu là sản phẩm thu phí, đâu là sản phẩm không thu phí; đối với sản phẩm có thu phí thì lộ trình thế nào Để hoạch định được giá sản phẩm dịch vụ cần theo chu trình: tính toán chỉ phí cộng giá cả, so sánh giá thị trường, xét khả năng giảm giá và chọn

mức giá vừa phải, phủ hợp

Chữ P thứ tư: Promotion (Truyền thông marketing hay còn gọi

Trang 20

2

Truyền thông marketing đòi hỏi một sự chú ý rất cẳn trọng nếu bạn muốn kế hoạch marketing của mình thành công Thư viện cần nhận ra là họ phải xây dựng các sản phẩm và dịch vụ của minh sao cho có sự hấp dẫn cao đối với người dùng tin và người dùng tin sẽ thích thú khi sử dụng những sản phẩm dịch vụ này Hệ thống truyền thông

marketing có thẻ hiểu là những hoạt động sau:

~ Quảng cáo: dạng ấn phẩm (tờ rơi, báo, tạp chí); dạng truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình); truyền thông điện tir (website, e-

mail, internet)

- Marketing trực tiếp: thư tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình

- Khuyến khích người dùng tin: tặng sách, tặng thêm giờ truy cập internet thông qua hoạt động của câu lạc bộ bạn đọc

tô chức các sự kiện văn

~ Quan hệ công chúng: quan hệ với báo chí,

hóa (triển lăm sách, giới thiệu sách, nói chuyện chuyên đề, hội nghị bạn đọc, gặp gỡ - giao lưu với người dùng tin)

Chữ P thứ năm: Positioning (Vị tri)

Vị trí trong marketing thường được gọi là “lâu dai của trí tuệ” Nó không phải là những gì thư viện bạn thể hiện trong sản phẩm dịch vụ của mình mà nó chính là vị trí của các sản phẩm dịch vụ mà thư viện bạn đóng góp cho trí tuệ của người dùng tin Người dùng tin trong thư viện bạn có thể có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, việc của bạn và thư viện bạn là cung cấp những sản phẩm có gí trị cao và phù hợp cho từng nhóm người dùng tin

Trang 21

Đây là chữ P cuối cùng trong marketing thư viện Nó thể hiện mối quan hệ của chính sách chung trong thư viện với các quan điểm và sự phụ thuộc với các cơ quan chủ quản

1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong hoạt động thông tin - thư việt

Hoạt động Marketing nói chung và trong lĩnh vực thông tin - thư viện nói riêng đều chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là nhân tố

khách quan và nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan:

- Chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước: hiện nay các chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp văn hóa nói chung và thư viện thông tin nói riêng đã có nhiều biến chuyển thuận lợi, nhận thức về vai trò của thư viện được nâng lên, nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn, kinh phí dành cho hoạt động thư viện ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất ngày càng

được cải thiện và hiện đại hơn, các tô chức và cá nhân trong và ngoài

nước rất coi trọng hoạt động thông tin thư viện và tài trợ ngà càng

nhiều hơn cho hoạt động thư viện nhất là những hoạt động về marketing và tổ chức các sự kiện văn hóa

- Chính sách phát triển chung của cơ quan chủ quản: Liệu cơ quan chủ quản đã thật sự quan tâm đến việc cải thiện và phát triển thư viện nói chung và hoạt động marketing thư viện hay chưa; và thư viện đã có chiến lược cho hoạt động marketing chưa

Trang 22

25

kinh tế, môi trường khoa học, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa xem đâu là nhân tổ có tác dụng tiêu cực, đâu là nhân tố có tác dung tích cực để phát huy hay kim ham sao cho đem lại hiệu quả cao

Nhân tố chủ quan:

~ _ Nguồn lực thông tin: chính là cơ cấu tổ chức, nhân sự của cơ quan thông tin - thư viện; cơ sở dữ liệu, vốn tài liệu và trang thiết bị; các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ quan thông tỉn - thư viện từ bộ phận bổ sung khi lên kế hoạch bổ sung vốn tải liệu hay cơ sở dữ liệu có đảm bảo cho việc phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin chưa, bộ phận nghiệp vụ đã xử lý tài liệu và xây dựng sản phẩm dịch vụ thông tin tốt chưa, bộ phận marketing đã làm tốt công việc xây dựng giá cả và quảng bá sản phẩm dịch vụ chưa, bộ phần tiếp nhận và trả lời thông tin và bộ phận phục vụ triển khai phục vụ sản phẩm dịch vụ

tốt chưa

- _ Đối tác cung cấp: chính là các công ty phát hành, nhà xuất ban Cần lựa chọn đối tác sao cho phù hợp để cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu hay cơ sở dữ liệu cho cơ quan mình

- _ Đối thủ canh tranh: Cần phải biết đối thủ cạnh tranh của chúng ta là ai và họ có những khả năng hay lợi thế gì Có như vậy chúng ta mới không bị mắt khách hàng, mắt người dùng tin

~_ Người dùng tin và nhu cầu tin: Người dùng tin chính là thị trường là mục đích và yêu cầu mà bắt kỳ cơ quan thông tin - thư viện nào

đều cần coi trọng và phục vụ sao cho hiệu quả Chất lượng phục vụ

Trang 23

viện Việc nhận biết va phan chia nhóm người dùng tin để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp cho họ chính là cái đích, là kết quả cuối cùng của hoạt động thư viện

Theo téc gid - Suzanne Walters có thể phân chia các nhân t

Trang 25

1.1.4 Vai trò của hoạt động marketing đối với cơ quan thông tin thư vi

Từ trước tới nay marketing chỉ được biết đến chủ yếu trong lĩnh

vực thương mại Nhưng ngày nay chúng ta nhận thấy một điều rằng, marketing đã len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, là yếu tố sống

còn không chỉ của các tô chức kinh doanh mà còn ảnh hưởng không

nhỏ để các tổ chức phi lợi nhuận

Hoạt động thông tin, thư viện thuộc nhóm phi lợi nhuận, mang tính chất như một dịch vụ công Sứ mệnh của các trung tâm thông tin, thư viện là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin để phát triển kiến thức, kỹ năng của một nhóm người dùng tin nhất định tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của thư viện đó Lợi nhuận của hoạt động này không thể đo đếm được mà nó thể hiện thông qua sự phát triển của xã hội, văn hóa và trình độ người dùng tin Bản chất của hoạt động thông

tin, thư viện là tạo lập và duy trì quá trình trao đôi thông tin, là cầu nói

giữa nguồn tin và bạn đọc Các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện có thể coi là hệ thống công cụ để phục vụ quá trình trao đổi đó Trong

nền kinh tế tri thức, thông tin được coi là nguồn lực, ai nắm được

thông tin người đó có quyền lực Tự bản thân thông tin là một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế cao và ý nghĩa xã hội sâu sắc

Vay tai sao hoạt động thông tin, thư viện lại cần đến marketing? Xã hội càng phát triển thì tốc độ gia tăng của thông tin ngày càng

Trang 26

29

cầu tin Nhiệm vụ của thư viện là thực hiện tốt quá trình chuyển giao

thông tin đến người dùng tin, tạo điều kiện cho bạn đọc tái sản xuất ra thông tin, từ đó phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đây chính là lý do

tồn tại của các cơ quan thông tin, thư viện

Tuy nhiên, thư viện ngày nay không còn xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của mọi người khi họ cần tìm một thông tin nào đó Trong xã hội thông tin ngày nay, thư viện không còn là nơi lưu trữ và phổ biến

thông tin duy nhất, họ đang phải đối đầu trong một cuộc cạnh tranh

gay gắt để giành lại khách hàng Nếu không tiếp tục duy trì được tần

suất bạn đọc và phát triển nó, thư viện sẽ mát đi lý do đẻ tồn tại

Một lý do khác để các thư viện phải quan tâm tới marketing là hình ảnh của họ trong mắt bạn đọc - khách hàng Rất khó có thẻ tìm thấy trên báo chí hay truyền hình một quảng cáo về thư viện, hay rất hiếm

khi chúng ta có thể đọc được ở đâu đó một lời khen về thư viện Các

thư viện ngày nay cần phải tìm nhiều cách thức hiệu quả hơn để bạn

đọc hiểu rõ về mình và từ đó thu hút được bạn đọc đến thư viện Bạn

đọc thường phải tự tìm đến thư viện khi họ cần, nhưng đôi khi họ

không biết nên đến thư viện nào cho thích hợp Bạn đọc cũng không

biết rằng nguồn tin trong thư viện hữu ích và có giá trị hơn những

nguồn tin khác như thế nào Các thư viện cần chủ động tìm tới bạn đọc và cho họ biết mình đang có những gì có thể giúp ích cho họ Cải thiện

được hình ảnh thư viện là một nhiệm vụ khó khăn Chính vì thế, các

Trang 27

trị và cung cấp thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu người dùng tin Marketing tạo ra một cộng đồng người dùng tỉn rộng lớn hơn và thông qua đó tạo ra nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho thư viện Marketing khiến các cơ quan thơng tin-thư viện thốt khỏi vẻ bề ngoài cũ kỹ để thích ứng với một thế giới công nghệ phát triển với nhịp độ nhanh chóng Tắt cả những nguyên nhân đó lý giải tại sao các thư viện cần phải tiến

hành marketing

1.2 Thư viện Trường Đại học Hà Nội

1.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát

Đại học Hà Nội: in của Trường

Thư viện Đại học Hà Nội ra đời vào năm 1949 cùng với sự ra đời của trường Đại học Hà Nội Thư viện là một trong 10 Trung tam

góp phần cơ bản tạo nên cơ cấu tổ chức của Nhà trường và nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giam hiệu trường Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành Thư viện Đại học Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể nhằm từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Trường Năm 2003, Thư viện chuyển đổi hoàn toàn từ một thư viện truyền thống sang hoạt

động theo mô hình thư viện mở hướng tới một thư viện điện tử, ứng

dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin cũng như phương thức tổ chức phục vụ Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện không ngừng cải tiến

phương thức hoạt động nhằm từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin

cũng như tạo dựng một môi trường học tập nghiên cứu thuận lợi cho

các đối tượng người dùng tin

Trang 28

31

tiến làm nền tảng; lấy mục tiêu, chương trình Đào tạo và NCKH Trường Đại học Hà Nội định hướng nội dung hoạt động; lấy thông tin và tư liệu làm phương tiện phục vụ theo tỉnh thần: “7đn ứâm, Trung

thực, Thân thiện”

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu của Thư viện ĐHHN được tổ chức theo hình cây Mọi bộ phận tại Thư viện đều được phân bố và quản lý theo cấp bậc giúp cho Ban lãnh đạo ln kiểm sốt tốt nhất mọi hoạt động của Thư viện

Sơ đồ 2 - Cơ cầu tổ chức Thư viện ĐHHN BAN GIAM DOC L | sormaxaxwxne

BO PHAN THU (= PHAN KY THUAT MANG MỖI TRƯỜNG

Trang 29

* Bộ phận thư viện: Đây là mảng hoạt động chuyên trách vẻ lĩnh vực thư

viện Mảng hoạt động này bao gồm các phòng

- Tổ nghiệp vụ: Chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ban giám đốc bao gồm các phần việc sau:

+ Lập kế hoạch và tham mưu cho Ban giám đốc về bổ sung tài liệu

mới

+ Xây dựng các cơ sở dữ liệu và mục lục tra cứu điện tử

+ Biên mục tài liệu mới tại Thư viện và các Khoa, phòng ban trong

toàn trường

+ Tổ chức hệ thống kho cho các phòng tài liệu + Kiểm tra, hiệu đính các cơ sở dữ liệu của Thư viện

+ Biên tập các bản tin “Luyện dịch”, các Thư mục chuyên ngành, chuyên đề, thông báo sách mới

- Tổ dịch vụ: Đây là bộ phận có vai trò là tiền tuyến trong công tác phục vụ bạn đọc Phòng dịch vụ có trách nhiệm phụ trách các kho tài liệu và tổ chức phục vụ bạn đọc theo yêu cầu và theo quy định của Thư viện

Té dich vụ bao gồm các kho tài liệu chính sau: + Kho tài liệu chuyên ngành

+ Kho tài liệu tiếng Việt + Kho tài liệu ngoại văn

+ Kho tài liệu Nghiên cứu khoa học

Trang 30

33

Bên cạnh đó phòng địch vụ còn đảm nhiệm các phần việc khác như:

+ Tổ chức mượn, trả sách cho NDT có nhu cầu

+ Tiếp nhận các yêu cầu về in, sao tài liệu

- Tổ tiếp nhận và trả lời thông tin: Đây là bộ phân chuyên trách hướng

dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính tại thư viện đồng thời tiếp nhận

và trả lới các yêu cầu về tìm kiếm thông tin của NDT Bên cạnh đó lên lịch và tổ chức giảng dạy các lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện, hướng dẫn thực hành kỹ năng thông tin cho mọi đối tượng NDT tại

“Thư viện

- Tổ Marketing:

+ Hoạt động chính của phòng là tổ chức các sự kiệnvăn hóa: hội sách,

tọa đàm, hội thảo, hội nghị bạn đọc, quảng bá hình ảnh của thư viện và

tìm đối tác cho hoạt động thư viện

+ Lập kế hoạch bổ sung tài liệu và cơ sở dữ liệu + Điều tra và khảo sát, đánh giá chất lượng thư viện

+ Tư vấn lên kế hoạch, chiến lược marketing thư viện và thực hiện các kế hoạch, chiến lược đó

+ Marketing dịch vụ và tài nguyên thư viện

* Bộ phận kỹ thuật mạng máy tính: Hỗ trợ cho công tác thư viện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, đồng thời cung cấp các địch vụ sử dụng mạng có phí và miễn phí cho NDT Bộ phân này bao gồm các phòng:

Trang 31

mang mién phi

- Phòng tập huấn: Được trang bi 80 may tinh, min chiếu và hệ thống âm thanh hiện đại cho phép NDT sử dụng học tập như một phòng đa năng, đồng thời cũng là nơi Thư viện tổ chức các lớp đào tạo NDT sử dụng thư viện

- Phòng quản trị hệ thống: Quản lý hoạt động của phòng máy chủ (sever) và đảm bảo mạng liên tục và thông suốt

- Phòng hỗ trợ kỹ thuật: Khắc phục lỗi của toàn bộ hệ thống máy tính tại thư viện và hỗ trợ NDT sử dụng máy tính

* Bộ phận an ninh và vệ sinh môi trường: Hoạt động 15/24 giờ với chức năng đảm bảo an ninh tư liệu, an toàn thư viện và tạo môi trường xanh - sạch - đẹp cho Thư viện

Đội ngũ cán bộ

Thư viện ĐHHN hiện nay đang có đội ngũ cán bộ mạnh với tổng số 24 người, tuổi đời rất trẻ, trung bình khoảng 30 tuổi Họ đều là những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của Thư viện Trong đó có 03 thạc sĩ thư viện, 16 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện và các đại học khác, 05 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trang 32

35

thức hoạt động từ Thư viện truyền thống với hệ thống kho đóng sang 'Thư viện hiện đại với hệ thống kho mở tiện dụng

Tổng số máy tính hiện có trong Thư viện lên tới 300 máy được kết nối mạng Lan và Internet hoạt động thông suốt 24/24 giờ, nhằm hiện đại hoá cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin Hệ thống máy chủ thường xuyên được nâng cấp đảm bảo tốc độ đường truyền cho hệ thống máy tính tại thư viện Đặc biệt để đảm bảo cho hệ thống thiết bị và tạo mơi trường thống mát thư viện đã được trang bị hệ thống điều hoà toàn bộ toà nhà Bên cạnh đó Thư viện còn được trang bị hệ hệ thống máy in (03 chiếc) máy photocopy (02 máy) và hệ thống máy in mã vạch (01 máy), tay quét mã vạch (04 máy), hệ thống cổng từ (02 cổng), máy đọc và khử từ (02 máy).Ngoài hệ thống máy tinh, Thư viện còn lắp đặt một hệ thống camera an ninh để kiểm soát việc ra vào thư viện và việc tìm kiếm, sử dụng tải liệu tại các kho mở, sử dụng trang thiết bị tại các phòng máy tính,

Từ năm 2003 thư viện đã sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol của công ty Công nghệ tin học Tỉnh Vân để tin học hoá hầu hết các hoạt động quan lý tư liệu và phục vụ NDT Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản lý, hiện nay thư viện đã nâng cấp phần mềm quản lý thư viện từ 5.5 lên tới 6.0

Hiện nay thư viện đang cải tạo và nâng cấp tầng 4 thư viện thành các phòng học nhóm và phòng phục vụ nghiên cứu khoa học với nguồn

kinh phí: 25.000 USD từ phía đối tác tài trợ Hàn Quốc

Với trang thiết bị như hiện nay thư viện ĐHHN đang là một trong những thư viện mẫu về mô hình thư viện đại học hiện đại được

Trang 33

1.2.2 Nhiệm vụ của thư viện Trường Đại học Hà cầu đổi mới giáo dục đại học:

“Thư viện Đại học Hà Nội có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu về các lĩnh vực khoa học ngôn ngữ, khoa học giáo dục và ứng dụng khoa học công nghệ Tổ chức phục vụ dưới những hình thức tốt nhất nhằm giúp cho cán bộ giảng viên và sinh viên khai thác hiệu quả nhất tài nguyên của thư viện, góp phần phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hà Nội trong thời kỳ mới

Để hoàn thành tốt các chức năng trên thư viện Đại học Hà Nội phải làm tốt những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tham mưu lập kế hoạch về các công tác thông tin tư liệu, nâng cấp, bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đảo tạo và nghiên cứu khoa học của Trường

- Thu nhận các tài liệu nộp lưu chiều từ các nguồn của nhà trường: Tạp

chí khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, các

kỷ yếu hội nghị, hội thảo, các dé tài nghiên cứu khoa học các cấp, - Thu thập và xử lý tài liệu nhanh chóng, chính xác nhằm cung cấp

thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tin của bạn đọc

- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt mọi nguồn tài liệu của “Trường bao gồm các loại hình ấn phẩm và các vật mang tin khác

- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin hiện đại, hiệu quả lầm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin

Trang 34

3T

thông tin ngày càng cao của người dùng tin

- Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng khai thác thông tin cho các đối tượng người dùng tin tại Trường ĐHHN

- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhằm quản lý tốt nhất nguồn

tài nguyên của Thư viện

~ Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các trường đại học, tổ chức, cá nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn lực thông tin Góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường, thư viện đã từng bước trở thành “giảng đường thứ” hai theo đúng nghĩa, thực hiện tốt sứ mệnh của mình là đảm bảo thông tin cho sự nghiệp đảo tạo, nghiên cứu khoa học với đa bậc, đa ngành, đa lĩnh

Trang 35

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

2.1 Nghiên cứu cơ cấu tỗ chức, nhân sự và cơ sở vật chất của thư viện trường Đại học Hà Nội dành cho hoạt động marketing

2.1.1 Bộ phận tổ chức hoạt động marketing Phụ trách triển khai các công việc cụ thể sau:

+ Phụ trách các chương trình marketing tài nguyên và dịch vụ thư viện s Phụ trách triển khai các chương trình triển lăm, hội sách, toạ đàm

chuyên để, hội nghị bạn đọc, câu lạc bộ bạn đọc

s Xây dựng và triển khai chương trình điều tra, đánh giá chất lượng thư viện theo học kỳ

s Liên hệ thu thập, điều tra nhu cầu bổ sung về tài nguyên thư viện của các Khoa, giáo viên và sinh viên

+ Lập kế hoạch bổ sung tài liệu, cơ sở dữ liệu gửi trình Ban giám đốc + Quản lý diễn đàn, chuyên mục Giới thiệu sách mới trên Web,

+ Biên soạn tài liệu luyện dich

s Xây dựng, phát triển, lập kế hoạch cho các loại hình sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện

Trang 36

39

© Lap bao cáo tác nghiệp về công tác, kế hoạch phát triển gửi định kỳ 03 tháng/1 lần về các công việc được giao, nhân sự, thời hạn hoàn thành + Làm các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc

2.1.2 Cán bộ marketing:

Hiện nay Thư viện đại học Hà Nội chỉ có 01 cán bộ marketing chuyên trách và 03 cộng tác viên là người từ bộ phận khác nên khi tiến hành triển khai công việc hay thảo luận còn phụ thuộc vào lịch làm việc của các bộ phận khác xem học có bố trí nhân sự cho mình hay không Công việc marketing có quá nhiều, tính chất công việc phức tạp, còn

nhiều khó khăn bỡ ngỡ mà bộ phận chuyên trách còn quá yếu về mặt tổ chức nên hoạt động marketing hiện nay còn chưa đạt tầm Ngoài nhiệm vụ chính là marketing thư viện, bộ phận marketing còn phải làm những công việc của bộ phận bổ sung và bộ phận dịch vụ nên hoạt động marketing bị phân tán Hơn thế những kỹ năng cần thiết mà cán bộ marketing thư viện cần có hiện nay hầu như chỉ được cung cấp theo tính tự giác học tập và nghiên cứu nên còn quá nhiều lỗ hồng về mặt kiến thức và tính chuyên nghiệp không cao Thư viện cũng chú trọng

đầu tư các lớp học tập kỹ năng ngắn hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng nghiệp vụ nhưng các lớp ngắn hạn không thể cung cấp đầy đủ và có quy mô các kỹ năng cho cán bộ marketing chuyên trách

2.1.3 Cơ sở vật chất dành cho hoạt động marketing Phòng ốc

Trang 37

còn nhiều bắt cập trong việc tập trung cho công việc và không thẻ hiện là một bộ phận chuyên biệt

Tài chính

Do nguồn tài chính hiện nay cấp cho Thư viện đại học Hà Nội còn eo hẹp: 5% học phí chính quy và những đợt bổ sung ngân sách định kỳ nếu có nhu cầu chính đáng sẽ được đưa vào kế hoạch tài chính nên hoạt động marketing thư viện hiện nay có một nguồn kinh phí rất thấp

chưa xứng tầm cho một thư viện trường đại học trong tiến trình hội

nhập kinh tế xã hội trong khu vực và quốc tế Hầu như trong bất kỳ hoạt động chuyên môn nào, bộ phận marketing thư viện đều phải huy động thêm sự trợ giúp của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước Điều này dẫn đến việc thư viện chưa chủ động được trong những hoạt động chuyên môn của mình cũng như trong hoạt động marketing

Chính sách

Trang 38

4I 2.2 Nghiên cứu các hoạt động marketing tại Thư viện đại học Hà Nội 2.2.1 Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin: NGƯỜI DÙNG TIN

Trường ĐHHN hiện nay có tổng số 580 người bao gồm: cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ phòng ban và cán bộ các đơn vị phục vụ của nhà trường Bên cạnh đó còn phải kể đến một khối lượng rất lớn sinh viên, học viên đang theo học các hệ đào tạo tại trường với tổng số 18.531 người Một bộ phận người dùng tin nữa mà phải kể đến chính là các cán bộ đã nghỉ hưu của trường nhưng vẫn tham gia vào công tác cố vấn, giảng dạy của nhà trường với số lượng khoảng 50 người Thư viện Đại học Hà Nội đã tổ chức hoạt động nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin của họ Hoạt động này chia người dùng tin thành các nhóm cụ thể và từ các nhóm người dùng tin này, thư viện đã nghiên cứu nhu cầu tin của họ và chia nhu cầu tin thành:

~ Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa học ~ Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu ~ Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu

~ Nhu cầu tin theo thời gian xuất bản của tài liệu

Căn cứ theo số liệu của hoạt động nghiên cứu trên ta có thể chia người dùng tin trên vào 4 nhóm chính gồm:

~ Nhóm người dùng tỉn là sinh viên, học viên (học tập)

Trang 39

~ Nhóm người dùng tin là cán bộ hưu trí

Bảng 1:Bảng số lượng của các nhóm NDT tại Thư viện Đại học Hà Nội "Nhóm người dùng tin TY 18 (%) Nhém NDT hoe tập 96.7 Nhém NDT edn b6 NCGD 510 27 Nhém NDT ean bộ quản lý 70 04 'Nhóm NDT cán bộ hưu trí 50 02 Tong sé 19.161 100%

Các nhóm người dùng tin trên có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp đặc thù Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin này hồn tồn khơng giống nhau về nội dung thông tin, mức độ chuyên sâu của thông tin và mỗi nhóm người dùng tin lại đòi hỏi có những sản phẩm dịch vụ thông tin phù hợp

Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên (NDT học tập) Sinh viên, học viên là đối tượng sử dụng Thư viện chủ yếu nhất Đối tượng này bao gồm: sinh viên hệ đào tạo chính quy, văn bằng 2, sinh viên học tiếng Việt, sinh viên liên kết đào tạo, sinh viên hệ 2+2, học viên cao học, học viên chương trình BAP và sinh viên hệ không chính quy (đảo tạo từ xa, vừa học vừa làm),

Đây là nhóm người dùng tin đông đảo nhất, năng động và nhu cầu tìm tồi cái mới rất cao Đặc biệt nhu cầu tin của họ có sự biển đổi

Trang 40

4 Bảng 2: Số sinh viên và học viên đang theo học tại các khoa

Khoa đào tạo Số sinh viên

Khoa Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Italia, Tây Ban 1434

Nha, Bồ Đào Nha,

Khoa tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 2.878

Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch 1369

Khoa Quốc tế học 892

Khoa Đào tạo sau đại học 1481 Khoa Việt Nam học 1173 Khoa Công nghệ thông tin (KHMT) 924 Khoa đảo tạo tại chức, từ xa 2.080

Tong sé 18.531

Sinh viên là lực lượng được quan tâm nhiều nhất trong các hoạt động phụ vụ tại Thư viện Chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục mới và tư tưởng hướng ngoại do được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá

tiên tiến nên đối tượng này rất nhanh nhạy, tự tin và có nhu cầu tìm tòi,

khám phá cái mới Cũng do yêu cầu của phương pháp học tập mới và chỉ phải tập chung chủ yếu vào công việc học tập nên đây là đối tượng dành nhiều thời gian học tập và nghiên cứu tại Thư viện nhất

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w