1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập

107 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 26,89 MB

Nội dung

Luận văn Nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập thời gian qua.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THANH AN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THANH AN

NANG CAO CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LY VA SỬ DUNG TAI SAN CONG TAI

UBND HUYỆN ĐÌNH LẬP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM VĂN HUỆ

Hà Nội, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi

cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Ngày tháng năm 2020 Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công

¡ UBND huyện Đình Lập” được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức Chuyên ngành Tài chính - Ngân

hàng

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đàm Văn

Huệ- người hướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ý

kiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai, nghiên

cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin được chân thành cảm ơn tới các cơ quan chính quyền, các anh/chị cán bộcông chức tại UBND huyện Đình Lập các cơ quan ban ngành huyện Đình

Lậpvà bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ

ng viên tác giả trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề hoàn thành luận văn

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT DANH MỤC BẢNG, HÌNH PHAN MO DAU

CHƯƠNG 1:NHUNG VAN DE CO BAN VE CHAT LUQNG QUAN LY TAI

SAN CONG Tal CAC DON Vi HANH CHÍNH Sự NGHIỆP CấP HUY: 5

Trang 6

CHUONG 2:THUC TRANG CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LY VA SU’ DUNG TAI SAN CONG TAI U huyện Đình Lập

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2 Thực trạng chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tai UI huyện Đình Lập giai đoạn 2016 -2019

2.2.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản côn;

2.2.2 Đầu tư tài sản công

2.2.3 Quản lý trong khâu sử dụng, vận hành tài s 2.2.4 Quản lý trong khâu sửa chữa, bio tri tai si 2.2.5 Quản lý trong khấu hao và thanh lý tài sản côn;

2.3 Đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại huyện Đình Lập

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân

CHUONG 3:MOT SỐ GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LY VA SU DUNG TAI SAN CÔNG TẠI UBND HUYỆN DINH LAP59

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công

lại UBND huyện Đình Lập tới năm 2025 s9

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản

công tại UBND huyện Đình Lập 62

3.2.1 Nghiên cứu ban hành các hoạt động thi đua khen thưởng đối với các tổ

chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quản lý và sử dụng TSC

tại UBND huyện Đình Lập TT

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử

dung TSC cia co quan tại UBND huyện Đình Lập 62

Trang 7

3.2.4 Tổ chức thực hiện công tác quản lý TSC trong các cơ quan trực thuộc UBND huyện Đình Lậi

3.2.5 Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác quản lý tài sản công

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bang

Bang 2.1: Két qua khao sat vé quan ly qua trinh hinh thanh tai sản công

Bảng 2.2: Kế hoạch hình thành tài sản công của UBND huyện Đình Lập

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về quản lý quá trình đầu tư tài sản công

Bang 2.4: Bang tiéu chi phan ánh chất lượng quản lý đầu tư tài sản công

Bảng 2.5: Bảng tiêu chí phản ánh chất lượng quản lý sử dụng, vận hành tài sản công

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về quản lý trong sử dụng, vận hành tài sản công

Hình 2.3: Bộ máy quản lý tài sản công tại UBND huyện Đình Lậi Bảng 2.6: Bảng tiêu chí phản ánh chất lượng quản lý sửa chữa, bảo trì tài sản Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về quản lý khâu sửa chữa, bảo trì tài sản Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về quản lý khấu hao và thanh lý tài sản công

Trang 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THANH AN

Trang 11

CHUONG 1

NHUNG VAN DE CO BAN VE CHAT LUQNG QUAN LY TAI SAN

CONG Tal CAC DON Vi HANH CHÍNH Sự NGHIệP CấP HUYệN

Nội dung của chương này đề cập tới những vấn dé cơ bản về chất lượng,

quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện Cụ thể bao

gồm:

Thứ nhát, trình bày các nội dung cơ bản về tài sản công tại các đơn vị hành

chính sự nghiệp cắp huyện bao gồm: Khái niệm và đặc điểm tài sản công,

Thứ hai, trình bày các nội dung cơ bản về công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện như: Khái niệm, mục tiêu, nguyên

tắc và nội dung

Thứ ba, trình bày nội dung Nội dung quản lý tài sản công tại các đơn vị hành

chính sự nghiệp cấp huyện bao gồm: Quản lý quá trình hình thành tài sản công;

Quản lý quá trình khai thác sử dụng tài sản công; Quản lý quá trình kết thúc tài sản

Thứ tư, luận văn trình bày về chất lượng công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện với các nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng

công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến việc chất lượng quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện bao gồm các nhân tố chủ quan (Nhóm các nhân tố từ hệ thống quản lý TSC tại cơ quan Nhà nước; Nhóm các nhân tổ từ đối tượng quản lý TSC) va nhân tố khách quan

Trang 12

THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI UBND HUYỆN ĐÌNH LẬP

Trước tiên, nội dung của chương 2 đề cập tới những vấn đề tổng quan về

huyện Đình Lập như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Đình

Lập

Nội dung chính của chương 2, trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu

thập được, tác giả phân tích thực trạng chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập giai đoạn 2016 -2019 trên cơ sở các nội dung

Chat lượng quản lý trong quá trình hình thành tài sản công; Chất lượng quản lý trong đầu tư tài sản công; Chất lượng quản lý trong khâu sử dụng, vận hành tài sản công; Chất lượng quản lý trong khâu sửa chữa, bảo trì tài sản và chất lượng quản lý trong khấu hao và thanh lý tài sản công

a Những kết quả đạt được và nguyên nhân

~ Trong quản lý quá trình hình thành tài sản công: Hằng năm, UBND huyện Đình Lập đều giao Phòng Tài chính kế hoạch lập báo cáo quản lý và sử dụng tài

sản công của UBND và kế hoạch hình thành tài sản công cho năm tiếp theo Hiện

nay tquản lý quá trình hình thành tải sản công của UNBN huyện Đình Lập được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước Đánh giá về tiêu chí “Quá trình hình thành tài sản công tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật” nhận được mức điểm khá cao với 3,85 điểm Nhìn chung thời gian qua, UBND huyện Đình Lập đã thực

ện hành

hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế đi

- Trong đầu tư tài sản công: đánh giá về tiêu chí “Nguồn vốn được phân bổ

phủ hợp, tuân thủ đúng quy định pháp lý” nhận được mức điểm đánh giá tốt với

4.05 điểm

~ Quản lý trong khâu sử dụng, vận hành tài sản công: UBND huyện Đình Lập đã sao lục các văn bản, quy định của Trung ương, của tỉnh quy định về quản lý, sử dụng tài sản công gửi tới các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trắn Tiêu chí

Trang 13

iii

vị sử dụng, vận hành tải sản công” cũng nhận được mức điểm khả quan với 3,9 điểm UBND huyện đã thực hiện theo dõi, rà soát về tài sản công theo đúng quy định Đánh giá về tiêu chí “Thực hiện công khai thông tin vé tai sản công” nhận được mức điểm khả quan với 3,85 điểm, trong khi đó tiêu chí "'Thực hiện xây dựng

quy chế sử dụng tài sản công của đơn vị” cũng nhận được mức điểm khá với 3,7

điểm

~ Quản lý trong khâu sửa chữa, bảo trì tài sản của UBND huyện những năm

qua được thực hiện tương đối tốt Các tiêu chí đánh giá đều nhận được mức điểm

khá

~ Quản lý trong khấu hao và thanh lý tài sản công: Các tài sản công trong các

đơn vị cơ quan trực thuộc UBND huyện đều được tính toán và trích khấu hao theo

đúng quy định pháp luật Đánh giá về tiêu chí “Quy trình thanh lý được tuân thủ

nghiêm ngặt” nhận được mức điểm tối với 4.05 điểm

Những nguyên nhân của kết quả đạt được

- Do cơ chế chính sách về quản lý tài sản công của nước ta thời gian ta có nhiều chuyền biến tích cực: Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 được ban

hành nhằm thê chế hóa Điều 53 Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tắt cả các loại tài sản

công được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật Luật xây dựng những nguyên

tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng bao quát, đầy đủ phạm vi, đối tượng, nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công; phân định

tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, tài sản công phục vụ

lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, tài sản công phục vụ sản xuất kinh doanh, coi tai

sản công là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu ngân sách

nhà nước Việc phân định như vậy nhằm tránh mâu thuẫn, chồng chéo với các luật

chuyên ngành Tạo cơ sở pháp lý đề quản lý chặt chẽ, nắm được tổng thể nguồn lực từ tài sản công, sử dụng tiết kiệm tài sản công; ngăn chặn đây lùi thất thoát, lăng

phí

Trang 14

iv

phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn, tạo cơ sở

pháp lý để các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh cũng như các tô chức,

đơn vị, cá nhân chủ động thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản

công; góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài sản công; đưa việc quản lý, sử dụng tài sản công đi vào nền nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả Việc quy định rõ thâm quyền từng cấp quản lý tại các địa phương nhằm góp phần công khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng tài sản công đảm bảo tiết

kiệm, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định

b Những hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được về chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

- Công tác quản lý trong quá trình hình thành tải sản công: căn cứ lập kế hoạch hình thành tài sản công của UBND huyện Đình Lập chủ yếu căn cứ vào các

quy định pháp lý, chưa xem xét nhiều tới thực trạng, nhu cầu cấp thiết về tài sản công của từng lĩnh vực, cơ quan trực thuộc Đánh giá về tiêu chí “Kế hoạch hình

thành tài sản công đáp ứng nhu cầu” của cán bộ UBND huyện Đình Lập hiện cũng

chưa cao, chỉ đạt mức 2,95 điềm Bên cạnh đó, đánh giá về tiêu chí “Tiếp nhận tài

sản công hình thành được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ thủ tục, hồ sơ” chưa nhận được mức điểm khả quan, chỉ được mức điểm trung bình là 2,98 điểm

- Trong đầu tư tải sản công: Trong đầu tư tài sản công của huyện Dinh Lập

hiện nay, 100% tài sản công được hình thành từ nguồn vốn NSNN Quy mô vốn đầu

tư TSC các năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu

~ Quản lý trong khâu sử dụng, vận hành tài sản công: tiêu chí “Các cơ quan trực thuộc đều thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, hạch toán tài sản công” mới chỉ

nhận được mức điểm bình thường với 3,05 điểm Bên cạnh đó, một số diện tích đất,

trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, còn bị sử dụng sai mục đích Một số

trường họp thực hiện mua sắm, điều chuyên, thanh lý tài sản Nhà nước sai thảm

Trang 15

có các biện pháp cụ thê để tuyên dương hoặc khuyến khích các cơ quan trực thuộc,

các cá nhân sử dụng tải sản công tiết kiệm và hiệu quả Mặt khác, tiêu chí đánh giá về “Thường xuyên rà soát, sửa đổi ban hành định mức tài sản làm việc” cũng chỉ được cán bộ công chức đánh giá ở mức bình thường với điểm trung bình là 3,03 điểm Đặc biệt, UBND chưa chú trọng tới công tác đào tạo cho cán bộ quản lý, cán

bộ của khối UBND huyện về quản lý tài sản cơng Ngồi ra, tiêu chí “Hỗ trợ tổ chức bộ máy quản lý tài sản công của các cơ quan trực thuộc” có mức điểm thấp

nhất trong nhóm với 2,33 điểm

- Quản lý trong khấu hao và thanh lý tài sản công: tiêu chí “Chế độ báo cáo

về thanh lý, khấu hao, điều chuyển tài sản công được thực hiện nghiêm túc” mới chỉ

nhận mức điểm bình thường với 3,05 điểm

e Nguyên nhân của hạn chế

~ Có một số ngành, địa phương chưa nghiêm túc thực hiện công tác kê khai

báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hằng năm Một số đơn vị, địa

phương chưa nhận thức đúng về vai trò của công tác quản lý tài sản công, xem nhẹ

việc kê khai, lập báo cáo, dẫn đến việc tông hợp báo cáo về tài sản công của cơ

quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công đôi lúc gặp khó khăn Một số đơn vị,

địa phương chưa thưc hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu khi được

giao quản lý, sử dụng tài sản công theo phân cắp quản lý

- Công tác quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa tốt

~ Do công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý tài sản công chưa được thực hiện

Công tác kiểm tra chuyên ngành; giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, xử lý các

hành vi vi phạm pháp luạt về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chưa được triển khai

- Do chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý tài sản công của các cơ quan, đơn vị, của UBND huyện chưa đáp ứng được yêu cầu Số lượng cán bộ được đào

Trang 16

vi

trình độ đào tạo sau đại học chưa nhiều Nhiều cán bộ kế toán xã có trình độ trung

cấp hoặc cao đẳng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài sản công

- Hệ thống văn bản còn nhiều hạn chế : Quy định tại khoản 5 Điều 118 Luật

quản lý, sử dụng tài sản công quy định Chính phủ có quy định chỉ tiết việc khai thác

quỹ đất đề tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng Tuy nhiên, đến nay chưa có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện, nên các Dự án khai thác quỹ đất xây dựng kết

cấu hạ tầng của huyện chưa triển khai thực hiện được Về tiêu chuẩn, định mức sử

dụng xe ô tô: Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018,

nhưng đến nay Chính phủ chưa ban hành các Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô để thay thế cho các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

(Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015; Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg

ngày 04/12/2008; Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014; Quyết định số

54/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2006) Bộ Tài chính đã có Văn bản số 3515/BTC-

QLCS ngày 28/3/2018 về việc xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng xem xét, quyết định giao, điều chuyên, bán xe ô tô của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án (trừ xe ô tô của cơ quan Việt Nam ở nước

ngoài) Do đó, hiện nay địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua sắm,

điều chuyên, tiếp nhận các xe ô tô phục vụ công tác trên địa bàn

- Do tình hình kinh tế, xã hội của địa phương có nhiều hạn chế Mức thu

NSNN thấp nên nguồn vốn địa phương phân bổ cho hình thành, mua sắm tải sản công không nhiều, chủ yếu phụ thuộc NS cấp trên đã làm cho địa phương giảm tính

chủ động

- Do ý thức chấp hành quản lý tài sản công của một số đơn vị, cơ quan trực

thuộc chưa tốt

Trang 17

vii

MOT SO GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI UBND HUYỆN ĐÌNH LẬP

Trước tiên, chương 3 của luận văn trình bày định hướng nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập đến năm 2025

Thứ hai, chương 3 tập trung đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập, bao

gồm:

-_ Tiếp tục hồn thiện, sửa đơi, bỗ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử

dụng TSC của cơ quan tại UBND huyện Đình Lập;

- Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại UBND huyện Đình Lập; ~_ Tổ chức thực hiện công tác quản lý TSC trong các cơ quan trực thuộc UBND huyện Đình Lập;

~ _ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực

hiện công tác quản lý tài sản công thuộc thấm quyền cấp huyện;

- _ Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng,

lãng phí trong việc quản lý tài sản công trong các cơ quan trực thuộc UBND huyện Đình Lập

Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị: Kiến nghị với Nhà nước và

kiến nghị với UBND cấp tỉnh

Qua một quá trình nghiên cứu, có thể khẳng định tại cấp huyện, quản lý tài sản công của UBND cấp huyện là sự tác động của bộ máy quản lý đến sự hình thành và vận động của tài sản công của UBND cấp huyện nhằm đảm bảo tài sản công được đầu tư xây dựng mới, mua sắm, sử dụng và thanh lý một cách hiệu quả,

tiết ; thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho UBND cấp

huyện

Những năm trở lại day, sau khi Luật quản lý tài sản công đi vào cuộc sống, chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập đã

Trang 18

viii

chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập vẫn

còn tổn tại những hạn chế nhất định Thông qua dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập

được, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập thời gian qua

“Trước yêu cầu đặt ra trong tình hình mới về quản lý tài sản công, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng

tài sản công tại UBND huyện Đình Lập trong thời gian tới Điển hinh như kiến nghị UBND huyện ban ban hành chế độ khen thưởng đối với các tở chức, cá nhân cỗ thành tích trong việc thực hiện quản lý và sử dụng TSC tại UBND huyện Đình Lập

hay hoàn thiện, sửa đổi, bề sung hệ thống tiêu chuẩn, đỉnh mức sử dụng TSLV của

cơ quan tại UBND huyện Đình Lập,

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ và thời gian nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các độc giả để luận văn

Trang 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THANH AN

NANG CAO CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LY VA SỬ DUNG TAI SAN CONG TAI

UBND HUYỆN ĐÌNH LẬP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM VĂN HUỆ

Hà Nội, năm 2020

Trang 20

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tài sản công là quá trình hoạt động của các chủ thể quản lý tài sản công thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ

quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài sản công nhằm đạt được các

mục tiêu đề ra Luật Quản lý tài sản công (Luật số 15/2017/QH14) có hiệu lực ngày

01/01/2018 đã tạo lập cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới một cách sâu sắc cơ chế

quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài sản công tại đơn vi sự nghiệp công lập

6 tat cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo Điều đó được thể hiện

từ việc tạo lập nguồn đề hình thành tài sản công ngoài nguồn tài sản do Nhà nước

giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản thì đơn vị sự nghỉ công lập được sử dụng nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các t ô chức, cá nhân đề hình thành tài sản Tuy nhiên, theo tác giả Minh Anh (2019), Thời báo tài chính Việt Nam ngày 18/10/2019, mới có khoảng 50% các bộ,

định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng Còn lại đa số bộ, ngành, địa phương chưa

ngành, địa phương ban hành tiêu chuẩn,

ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp Sự chậm trễ này đã ảnh hưởng tới việc đầu

tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản Trong khi đó,

việc quản lý và sử dụng tốt tài sản công sẽ góp phần quan trọng trong phát huy hiệu quả quản lý tài sản công phục vụ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, thúc

day phat triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngăn chặn tình trạng lãng phí, sử dụng,

sai mục đích của các đơn vị sử dụng NSNN, các địa phương

là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía đông nam tỉnh Lạng Sơn tích 1.187 kmẺ và dân số là 28.579 người vào năm 2019, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ Đình Lậ

tỉnh Lạng Sơn Là địa phương có kinh tế, xã hội chưa phát triên nên cơ sở vật chất

Trang 21

của huyện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Điều này đỏi hỏi UBND huyện cần có

biện pháp khai thác, quản lý có hiệu quả tài sản công Cùng với những chuyên biến

tích cực trong công tác quản lý tài sản công thời gian qua, công tác quản lý tài sản công của UBND huyện cũng có những thành công nhất định Tuy nhiên, do năng

lực cán bộ quản lý còn chưa đồng đều, chưa có trình độ chuyên môn cao, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý tài sản công của một số đơn vị còn chưa cao, nên

chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập vẫn

còn những hạn chế nhất định

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Mông cao chất lượng

công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBIND huyện Đình Lập”làm đề tài nghiên cứu thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các giải pháp nâng cao chất

lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập thời gian qua

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công

tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: UBND huyện Đình Lập

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2016 — 2019, đề xuất giải pháp đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cắp phục vụ cho nghiên cứu này gồm:

~ Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tai sản công của Nhà nước

- Các báo cáo về quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập

Trang 22

chữa tài sản công, được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Tài

chính ~ Kế hoạch huyện Đình Lập, UBND huyện Đình Lập

- Các sách, báo, tạp chí trong nước, các nghiên cứu đã hoàn chỉnh và được

công nhận như: luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ, đề tài Khoa học công nghệ, công

trình dự án vê quản lý tài sản công

- Dữ liệu thu thập từ các trang hệ thống thông tin,v.v

b) Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra khảo sát trực tiếp từ đối

tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý tải sản công của UBND huyện Đình Lập

- Nội dung khảo sát điều tra được cụ thể hóa thành những câu hỏi và phương án trả lời trong phiếu khảo sát và gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát Nội dung phiếu khảo sát được tác giả xây dựng sau khi tham khảo các ý kiến của lãnh đạo tại

các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý tài sản công của UBND huyện

Đình Lập Nội dung của bảng hỏi liên quan đến công tác nâng cao chất lượng quản

lý tai sản công của UBND huyện Đình Lập từ quá trình hình thành tài sản công đến

khâu khấu hao, thanh lý tài sản công

- Số lượng mẫu khảo sát là 40 cán bộ lãnh đạo quản lý tải sản công của UBND huyện Đình Lập và UBND các xã trực thuộc UBND huyện Phiếu khảo sát được phát ngẫu nhiên đến các cán bộ tại UBND huyện Đình Lập và UBND các xã trực

thuộc UBND huyện Số phiếu phát ra trực tiếp là 42 phiếu, số phiếu thu vẻ là 40 phiếu

- Thời gian khảo sát: Tháng 8/2020

4.2 Phương pháp xứ lý số liệu

Từ số liệu thu thập được, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để liên kết, mô tả

giá trị bằng các bảng biểu để đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ

Các phương pháp phân tích được sử dụng:

- Phuong pháp thống kê mô tả: Sử dụng các tham số thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, giá trị lớn nhát, bé nhát để phân tích chất lượng

Trang 23

- Phương pháp so sánh: để so sánh chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài

sản công tại UBND huyện Đình Lập giữa các năm

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham

khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại UBND huyện Đình Lập

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng

Trang 24

CHUONG 1

NHUNG VAN DE CO BANVE CHAT LUQNG CONG TAC QUAN LY TAI SAN CONG Tal CAC ĐƠN Vị HÀNH CHÍNH

Sự NGHIỆP CẤP HUYệN

1.1 Tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện 1.1.1.Khái niệm tài sản công

Khái niệm tài sản công là khái niệm phức tạp, đây là những vấn đề cơ bản nhất được quy định ở hiến pháp, các it ở mỗi nước Ở mỗi nước tài sản công là

khác nhau được quy định bởi quan hệ xã hội, quan hệ sở hữu và quan điểm quản lý của mỗi nước Đây là vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau ở các nước

Ở Việt Nam, Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đắt đai, rừ

hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và ng núi, sông vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình

thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước,

đều thuộc sở hữu toàn dân”

Theo Diéu 200 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà

nước bao gồm đất đai rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đắt, nguồn lợi tự nhiên vùng

biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh

nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phỏng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”

Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 theo đó thuật ngữ tài sản Nhà nước được sử dụng, khái niệm này được định nghĩa như sau “Tài sản nhà nước là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở

Trang 25

gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ

nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định”, tuy nhiên tài sản Nhà nước

trong thực tiễn có phạm vi rất rộng, đồng thời khái niệm này chưa tách bạch được

nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước, vì vậy Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã thay khái niệm “Tài sản nhà nước” bằng khái niệm “Tài sản công” Theo quy định tại

khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về giải thích từ ngữ

“Tai sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và

thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch

vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tô chức, đơn vị; tài sản kết cấu

hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở

hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ

tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại

tài nguyên khác.”

Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, có thê đưa ra khái niệm về tài khoản

công như sau: “Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyển sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp

luật, đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,

nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời” Tài sản công của Ủy

ban nhân dân cấp huyện nói chung là tài sản mà nhà nước giao cho Cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, don vi

Tài sản công — Tài sản Nhà nước khu vực hành chính bao gom: Dat dai (dat str dụng làm trụ sở làm việc, đất xấy dựng cơ sở làm việc vì mục đích công); nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc, nhà kho, công trình đảm bảo

cho các hoạt động sự nghiệp ); các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương,

tiện giao thông vận tải (6 tô, xe máy ); các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác

Trang 26

Tài sản công rất phong phú về số lượng chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc điểm tính chất công dụng khác nhau Tài sản công của ủy ban nhân dân cấp huyện là bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công và cũng bao gồm nhiều loại tài sản

có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau,

song đều có điểm chung sau:

a Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công tại cơ quan nhà nước đều được thực hiện bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước

Ngoài những tài sản đặc biệt như những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (như

đất đai ) được chuyển giao cho cơ quan nhà nước, ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý sử dụng Còn lại đa số các tài sản công tại ủy ban nhân dan cấp huyện lập đều được hình thành từ việc đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà

nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước Ngay cả chỉ phí khảo sát, thăm dò, đo

đạc, tiền bồi thường liên quan đến việc muốn sử dụng tài sản được thiên nhiên ban tặng đều được thực hiện bằng tiền của ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước, ủy

ban nhân dân cấp huyện được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước

Ngoài ra còn có một bộ phận tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hồn lại hoặc do cơng dân đóng góp xây dựng được xác lập quyền sở hữu Nhà nước tại cơ quan nhà nước địa phương và ủy ban nhân dân cấp huyện Đây là những tài sản

mà ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm tuy nhiên trước khi giao cho các cơ quan, ủy ban nhân dân cấp huyện, đều phải xác lập quyền

sở hữu Nhà nước Khi các tai sản này được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, giá trị

của các tài sản đều được ghi thu cho ngân sách nhà nước Như vậy, có thể nói nguồn gốc hình thành các tài sản trên là từ ngân sách nhà nước, được nhà nước xác

lập quyền sở hữu sau đó mới được giao lại cho các cơ quan nhà nước địa phương và

ủy ban nhân dân cấp huyện

Từ sự phân tích trên cho thấy dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo, được

hình thành từ kết quả đầu tư trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, tài sản công tại ủy ban nhân dân cấp

Trang 27

nguồn từ ngân sách nhà nước

b Sự hình thành và sử dụng tài sản công phải phù hợp với chức năng nhiệm

vụ của từng cơ quan tại ủy ban nhân dân cấp huyện

Vai trò của tài sản công đối với cơ quan quản lý nhà nước là phương tiện để

thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Được ưu tiên và

chiếm nhiều phân trăm là trụ sở làm việc, sau đó đến các phương tiện giao thông

vận tải phục vụ đi lại công tác, tiếp đến là các trang thiết bị, máy móc, phương tiện

làm việc Số lượng, quy mô tài sản công giao cho ủy ban nhân dân cấp huyện phụ

thuộc vào cơ cấu tô chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của từng

phòng ban

Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm rất nhiều phòng ban nhằm phục vụ cho

việc thực hiện nhiềm vụ, chức năng mà nhà nước giao cho Vì thế, nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp cũng rất khác nhau, chỉ xét riêng về

nhà và các công trình của các cơ sở hoạt động tại ủy ban nhân dân cũng rất phong

phú Các phòng ban phải có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đảm bảo cho công

tác thực hiện nhiệm vụ Phỏng nội vụ, Phòng văn hóa thông tin, Phòng giáo dục đào

tạo, Phòng tư pháp luôn phải đảm bảo có đầy đủ phương tiện để lưu trữ, truyền tải, thu thập thông tin một cách tốt nhất, tránh trường hợp bị hao hụt cũng như không kịp lưu trữ thông tin Phòng y tế phải đảm bảo có đầy đủ các máy móc thiết bị giúp

tham mưu trong việc khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, sức khỏe sinh sản, dân

số kế hoạch hóa gia đình Do đặc điểm, tính chất hoạt động của từng phòng ban

chuyên dùng cho các hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện không phụ thuộc

vào số lượng cán bộ mà tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực hoạt động trong

các phòng ban; có lĩnh vực cần sử dụng tài sản hiện đại có giá trị lớn, ngược lại có

lĩnh vực chỉ cần sử dụng các tài sản thông thường giá trị không lớn, có lĩnh vực cần

sử dụng tài sản chuyên dùng v.v

c Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hôi được trong

quá trình sử dụng tài sản công

Trang 28

sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất;

vì vậy không tạo ra sản phẩm, hàng hóa dịch vụ ra thị trường trong quá trình sử

dụng; do đó, giá trí hao mòn không được chuyển vào giá thành của sản phẩm hoặc

chỉ phí lưu thông Vì thế, dù cho bị hao mòn trong quá trình sử dụng nhưng tài sản

công (tài sản có định) không được trích khấu hao Do không thực hiện trích khấu

hao tài sản cố định nên nghĩa vụ tài chính của các cơ quan nhà nước, ủy ban nhân

dân đối với ngân sách nhà nước là không có, do đó không thu hồi được nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công trong quá trình sử dụng tài sản công

Điều này khác với các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản công vào sản xuất kinh

doanh vì mức độ hao mòn của tài sản công trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm

không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơ quan nhà nước, ủy ban nhân dân cấp huyện dẫn đến không sử dụng được đòn bẩy từ việc trích khấu hao tài sản cố định Nhà nước chỉ có thể buộc các cơ quan, ủy ban nhân dân cấp huyện phải quản lý và

sử dụng tài sản công hợp lý tiết kiệm và hiệu quả bằng các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công Cùng với đó là biện pháp

quản lý chặt chẽ các khoản chỉ tiêu về duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công để buộc các cơ quan, ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng tài sản công tốt hơn Tuy

nhiên, Nhà nước phải nắm được giá trị tài sản công còn lại sau đó đề phục vụ việc

quản lý, ghi chép công tác quản lý tài sản thông qua các quy định tính hao man tai sản trong cơ quan nhà nước

1.2 Công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

1.2.1 Khái niệmquản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

Thuật ngữ “quản lý” được sử dụng khá phô biến trong nhiều lĩnh vực như

quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý tài chính v.v Theo giáo trình “Quản lý kinh tế" của Học viện Hậu cần “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng

của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước”

Trang 29

10

tài sản chung có thê được định nghĩa là quá trình đưa ra quyết định và thực hiện liên

quan đến việc mua, sử dụng và thanh lý tài sản”

Quản lý tài sản công là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế Thực chất

của quản lý tài sản công là các chủ thể quản lý sử dụng các phương pháp, các công

cụ tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong

lĩnh vực quản lý tài sản công

Theo Nguyễn Văn Lam (2017), Giáo trình “Tài chính dự toán” của Học viện

Hậu cần thì “Quản lý tài sản nhà nước có thể được hiểu là quá trình đưa ra quyết

định và thực hiện liên quan đến việc đầu tư mua sắm, khai thác sử dụng và thanh lý

tài sản nhà nước”

Quản lý tài sản công cấp tỉnh là quản lý đầu tư cơ sở vật chất theo Lật Tài sản công, Luật Đấu thầu, Ngoài ra, phân cấp cho cấp huyện các tài sản giá trị bao

nhiêu (thường là vật tư giá trị nhỏ, thường xuyên) thì tuân thủ theo nghị quyết của

HĐND cấp Tỉnh Xuất phát từ vai trò, chức năng của các cơ quan Nhà nước và đặc

điểm của tài sản công, quản lý tài sản công của UBND cấp huyện là sự tác động của

bộ máy quản lý đến sự hình thành và vận động của tài sản công của UBND cấp

huyện nhằm đảm bảo tài sản công được đầu tư xây dựng mới, mua sắm, sử dụng và thanh lý một cách hiệu quả, tiết kiệm; thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà

nước giao cho UBND cấp huyện

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự

nghiệp cấp huyện

1.2.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện là

nhằm tạo lập, khai thác, sử dụng tài sản công một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ tốt

nhất cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước,

xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh

Mỗi chế độ xã hội có sự lựa chọn mô hình kinh tế khác nhau nhưng mục tiêu chung đều hướng đến sự phát triển, ôn định và hiệu quả của một nhà nước Tài sản

Trang 30

ll

quả đối với quản lý nhà nước cũng như chủ thể của tài sản

Với tài sản công, Nhà nước là người đại diện của mọi thành viên trong cộng

đồng, do đó Nhà nước có chủ quyền với tài sản quốc gia, đồng thời là người đại

diện sở hữu tài sản công Với vai trò đại diện sở hữu tài sản công, Nhà nước có

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên Nhà nước không

phải người trực tiếp sử dụng tài sản công Nhà nước giao tài sản công cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, và các tổ chức

khai thác sử dụng để thu lại lợi ích, sự phục vụ từ tài sản nhằm hoàn thành những

nhiệm vụ được Nhà nước giao Để thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình, giúp quản lý tài sản công một cách khoa học, hợp lý nhất, Nhà nước đã đặt ra mục tiêu quản lý

đối với khối tài sản có giá trị to lớn của mình, trong đó trụ sở làm việc có giá trị to

lớn nhất

a Đảm báo tiết kiệm, chống lăng phí và khai thác hiệu quả nguôn tài sản

công

UBND huyện phải phát huy chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công

để buộc các phòng ban, cá nhân trong tổ chức được giao quyền phải bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công và sử dụng nguồn tài sản công theo quy định pháp luật,

đúng mục đích, tiết kiệm, bảo vệ để sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hôi, bảo vệ môi trường, hoàn thành trách nhiệm do Nhà

nước giao

b Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiếu chuẩn, định mức chế độ mà Nhà

nước quy định

Nha nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành,

sử dụng và khai thác tài sản công Nói cách khác người được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao quyền phụ trách trông coi, bảo tồn, chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến những tôn thất khi sử dụng tài sản công Do vậy, đề tránh trương hợp sử dụng tài sản công một cách tùy tiện, mạnh ai nấy làm trong việc đầu tư xây dựng, mua

Trang 31

12

đích, sử dụng tài sản công vào công việc riêng, sử dụng tài sản lăng phí, kém hiệu

quả, làm thất thoát tài sản, giảm nguồn lực tài sản công

e Các mục tiêu khác trong quản lý tài sản công như: Nâng cao hình ảnh của

quốc gia, tạo sự tông nghiêm và long tin đối với công dân quốc tế, giao lưu học hỏi và tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của công dân quốc tế Muốn vậy công tác quản

lý tài sản công phải hợp lý

1.2.2.2 Nguyên tắc

Để đạt được mục tiêu như trên, tài sản công được quản lý theo các nguyên tắc

sau đây:

© Nguyên tắc tập trung thống nhất:Tài sản công là tài sản quốc gia phải được quản lý tập trung theo quy định của pháp luật thống nhất của Nhà nước Việc phân cấp quản lý tài sản công hiện nay là nhằm phân công trách nhiệm, nghĩa vụ

cho các ngành, các cấp quản lý tài sản công thuộc ngành, địa phương theo luật pháp

thống nhất của nhà nước Tuyệt đói không phân chia tài sản quốc gia, tài nguyên đất

nước Nhà nước giao quyền quản lý tài sản công cho các ngành, địa phương, đơn vị

để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng được giao Mọi sự chiếm dụng tài sản công

làm của riêng đều là vi phạm pháp luật

© Nguyên tắc theo kế hoạch: Quản lý tài sản công phải dựa trên cơ sở kế

hoạch đã được lập ra Điều đó có nghĩa là việc khai thác tài sản công hiện có, tạo

lập tài sản công mới, sử dụng tài sản công đều theo kế hoạch Quản lý tài sản công theo nguyên tắc kế hoạch cho phép khai thác, sử dụng tài sản công phù hợp kế

hoạch phát triển kinh tế quốc dân, tạo lập sự cân đối, hài hòa trong quản lý tài sản

công, đặc biệt đối với tài nguyên, khoáng sản, các công trình thủy lợi, thủy điệ

Tính kế hoạch cho phép các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng có hiệu quả, hợp lý

tài sản quốc gia Nguyên tắc này chống khuynh hướng tùy tiện, tự do trong khai

thác, tạo lập cũng như sử dụng tài sản cơng

« Ngun tắc tiết kiệm: Tài sản công phải được quản lý tốt nhằm bảo đảm

sử dụng một cách tiết kiệm Tiết kiệm ở đây cần nhận thức theo hai khía cạnh là tiết

Trang 32

13

kiệm phải đảm bảo tính hiệu quả của tài sản công Việc quản lý tài sản công phải

tạo điều kiện để tài sản công phục vụ hợp lý và hiệu quả nhất cho quá trình xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ tốt quá trình cải cách nền hành chính quốc gia và phục vụ tốt cho việc quản lý và điều hành đất nước của Nhà nước

Với đặc điểm chung là phong phú về chủng loại, có tính năng, công dụng khác

nhau, được phân bỗ ở khắp mọi miền đất nước, được giao cho các ngành, các cấp, các tô chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động: quản lý nhà

nước, quốc phòng, an ninh, ngoại giao từ cấp cơ sở đến các hoạt động ở Trung ương Do đó, ngoài các nguyên tắc trên, việc quản lý tài sản công cũng phải được tổ chức thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, thông nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; đồng thời phải có

cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phương, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt

động có tính đặc thù riêng Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm tài sản công Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công; Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài

sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà hầu hết cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị

công, các tô chức khác được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những

tài sản chủ yếu và được sử dụng phổ biến) Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ

quản lý tài sản công do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phương

quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù

riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù

Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức Quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý

thốngnhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho

Trang 33

14

muốn củaminh, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn,

định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sảncông của từng đơn vị; mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài

sản là cơ sở đề thựchiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà

nước Chính phủ quyđịnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá

trị lớn được sử dụng phổ biến ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chứckhác Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tải sản

đối với các tài sản sử dụng phdbién, các Bộ, ngành, địa phương quy định tiêu

chuẩn, định mức sử dụng đối với nhữngtài sản sử dụng có tính đặc thù

Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý tài sản công Phân cấp quản lý tài sản công để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm thứ ba (là nguồn vốn tiềmnăng cho đầu tư phát triển) của tài sản công; đồng thời cũng được xuất phát từ phâncấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế - xã hội giữa Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa phương, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành về việc xây

dựng cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản; về xây dựng và ban hành định mức,

tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý tài sản công,

Thứ tr, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước Xuất

phát từ “tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn NSNN ” và mọi

chỉ phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do NSNN đảm bảo (trừ một số trường

hợp cá biệt); do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với quản lý NSNN Hay nói một cách khác, quản lý tài sản công là quản lý NSNN đã được chuyển hoá thành hign vat — tài sản Quản lý tài sản công phải gắn với quản lý NSNN, có nghĩa là mọi

cơ ch, chính sách, chế độ quản lý tài sản công, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài

sản công phải phù hợp với quy định về quản lý NSNN, việc trang bị tải sản công cho các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức khác phải phủ hợp với khả năng

của NSNN và được lậpdự toán, chấp hành dự toán theo quy định của pháp luật về

NSNN

Trang 34

Nội dung cụ thể về quản lý tài sản công trong các cơ quan Nhà nước có thể

không giống nhau, do chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan khác nhau, đặc điểm

hình thành tải sản và yêu cầu quản lý tài sản công trong cơ quan cũng khác nhau Song, căn cứ vào các quy định pháp lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các Nghị định có liên quan của Chính phủ và thực tiễn quản lý nội dung cơ bản về

quan lý TSC trong các cơ quan nhà nước bao gồm:

1.2.3.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản công

Tài sản công tại UBND cấp huyện được hình thành từ các nguồn chính gồm:

tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua

sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

Đối với tài sản hình thành do đầu tư, mua sắm mới thì việc quyết định chủ trương đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản; thực trạng, nhu cầu về tài sản công và khả năng

nguồn lực tài chính đề đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của UBND huyện làm cơ

sở xây dựng kế hoạch, ghỉ vào dự toánngân sách nhà nước hàng năm Sau khi có

chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tư, mua sắm tài

sản phải tuân thủ theo các quy trình nghiệp vụ, quy định về đầu tư và xây dựng, quy định về mua sắm tài sản công Trong quản lý ở giai đoạn này, UBND cấp huyện sẽ

chỉ đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản đã được ghi vào kế hoạch, dự toán, không, thực hiện các nhu cầu xây dựng, mua sắm tài sản ngoài kế hoạch (trừ các trường,

hợp được cấp có thâm quyền bổ sung, các tài sản mua sắm do tài trợ, biếu tặng) Đối với quản lý quá trình hình thành tài sản thông qua đầu tư xây dựng: Căn

cứ vào thực trạng tài sản là nhà của UBND cấp huyện; căn cứ vào tiêu chuẩn, định

Trang 35

16

Tùy theo quy mộ, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư sẽ lựa chọn

một trong những hình thức quản lý thực hiện dự án là: chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chủ nhiệm điều hành dự án, chìa khóa trao tay, tự thực hiện dự án

Đối với quản lý tải sản hình thành thông qua mua sắm: Việc mua sắm tài sản công phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công

Kinh phí mua sắm tài sản công do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật Việc mua sắm tài sản công được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ

tục do pháp luật về đấu thầu Các hình thức mua sắm tài sản hiện nay đối với UBND cấp huyện bao gồm: mua sắm tài sản thông qua đấu thầu và mua sắm tài sản không thông qua đấu thầu

Đối với tài sản được hình thành do Nhà nước giao, nhận điều chuyên từ đơn vị

khác: Căn cứ biên bản bản giao và các tài liệu khác liên quan đến tài sản, UBND

cấp huyện tiến hành lập hỗ sơ về tài sản (gồm các thông tin: nguyên giá, năm đưa

vào sử dụng, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại, hiện trạng tài sản ) làm cơ sở ghi

chép số sách quản lý tài sản, hạch toán kế toán theo quy định, làm cơ sở cho việc bố

trí khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng tài sản

Nhu vay quản lý hình thành tài sản công là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo Tài sản công nếu được hình thành theo cơ sở thiết thực và khoa học sẽ được quản lý và khai thác hiệu quả sau này Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng,

quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản công sau này 1.2.3.2 Quản lý quá trình khai thác sứ dụng tài sản công

Quá trình khai thác sử dụng của tài sản công quyết định sự hiệu quả của việc sử dụng tài sản công, chứng minh cho những luận chứng được đưa ra trong giai đoạn hình thành tài sản Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vi thời gian

khai thác, dử dụng tùy thuộc vào đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản,

quá trình này đều được thực hiện bởi tổ chức, các nhân mà Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng tài sản Thời gian của qáu trình khai thác sử dụng tải sản được tính từ

Trang 36

17

a Đăng ký tài sản công

UBND huyện phải đăng ký TSC dé bao dim công khai, minh bạch phục vụ công tác tổng hợp, thanh tra, kiểm của các cơ quan chức năng, giám sát của cộng

đồng đối với TSC Để các cơ quan nhà nước có thể nắm được tình hình quản lý, sử dung TSC tai UBND cấp huyện; từ đó, tông hợp tài sản chung của quốc gia, đồng

thời có phương án đầu tư mới, điều chuyền, xử lý tài sản một cách kịp thời, hiệu

quả, UBND cấp huyện phải thực hiện chế độ báo cáo TSC UBND cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo tài sản đối với cơ quan chủ quản đề cơ quan này tông hợp va báo cáo lên cơ quan quản lý về tài chính

Moi tài sản công trong các cơ quan nhà nước dù được hình thành từ bắt cứ nguồn nào trước khi đưa vào sử dụng hoặc các loại tài sản chưa thực hiện kê khai

đăng ký lần đầu đều phải tiền hành đăng ký kê khai lần đầu để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán kế toán tài sản có định Trong kê khai đăng ký lần đầu tài sản cần

thực hiện đúng các nội dung sau:

~ Xác định số lượng, chất lượng tài sản: Căn cứ vào các hồ sơ có liên quan,

tùy từng trường hợp cụ thể mà bộ phận kiêm kê hoặc hội đồng định giá tài sản kiểm

tra, đánh giá xác định số lượng, chất lượng tài sản

- Phân loại tài sản: thông thường ở các cơ quan nhà nước, tài sản công được xếp vào các loại: Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng và tài sản phục vụ công tác

quản lý Tuy nhiên, về nguyên tắc, tài sản đặc biệt trong cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang không kê khai đăng ký, phân loại Căn cứ vào số lượng, chất

lượng, tài sản, cơ quan nhà nước tiến hành phân loại tài sản chuyên dùng và tài sản

phục vụ công tác quản lý (bao gồm cả quyền sử dụng đát)

~ Xác định nguồn hình thành tài sản: Tài sản công được hình thành từ nguồn nao (nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn

khác theo quy định) thì kê khai vào đúng nguồn đó

~ Xác định giá trị tài sản: Trước khi xác định giá trị tài sản cần phân biệt rõ tài

Trang 37

18

định giá trị tài sản phải theo đúng nguyên tắc quy định

- Kê khai tài sản lần đầu: Mọi tài sản có định được lập thẻ tài sản cố định và

hồ sơ kê khai tài sản cố định có các chứng từ liên quan theo quy định, tùy theo nguồn hình thành tài sản

- Hạch toán kế toán: Cần chú ý nguyên tắc tài sản có định được hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về số lượng và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về kế toán - thống kê

b Bảo dưỡng sửa chữa, lập và quản lý tài sản công

Tài sản công phải được cơ quan nhà nước giao cho đơn vị cá nhân sử dụng

phải được bảo dưỡng sửa chữa tài sản theo đúng chế độ , tiêu chuẩn, định mức kinh

tế - kỹ thuật do cơ quan, người có thâm quyền quy định Đúng mục đích sử dụng, có

độ bền cao, hiện đại, đồng bộ, tần suất sử dụng lớn, tiết kiệm năng lượng, có khả

năng mở rộng và nâng cấp khi cần thiết

Đối với tài sản thiết bị chuyên dùng chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh

tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa thì lãnh đạo trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất chế

độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc

phạm vi quản lý và trình người có thâm quyền xem xét, phê duyệt

c Sắp xếp lại, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản

Việc sắp xếp lại tài sản nhằm mục tiêu quản lý, sử dụng tài sản đúng mục

đích, có hiệu quả, điều hòa chung tài sản đang quản lý giữa các đơn vị sử dụng để

phù hợp với điều kiện về ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm Cho thué, liên

doanh, liên kết đối với tài sản tại UBND cấp huyện được giao quản lý, sử dụng

được thực hiện khi tài sản dư thừa, không phát huy hết công suất, đáp ứng được các

quy định của nhà nước, UBND cấp huyện được cho thuê tài sản hoặc mang tải sản

đi liên doanh, liên kết với các tô chức, cá nhân khác Các quy định cụ thể cho các

trường hợp sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên

doanh, liên kết được quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng TSC và Nghị định

152/2017/NĐ ~ CP

Trang 38

19

tuân thủ theo tiêu chuẩn, định mức nhất định Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quan ly,

sử dụng TSC là do Nhà nước ban hành, UBND huyện có quyền sử dụng TSC được

khai thác, sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ

1.2.3.3 Quản lý quá trình kết thúc tài sản

a Thu hồi tài sản công

Thực tế, trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, xuất hiện cơ quan, đơn vị đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản vượt định mức, vượt tiêu chuẩn hoặc sử

dụng tài sản sai mục đích, trái với quy định của Nhà nước hoặc có tài sản dư thừa do sát nhập, hoặc do thay đổi chức năng, nhiệm vụ hoặc có tài sản không còn phù

hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị nhưng lại chưa có cơ quan, đơn vị có nhu cầu

xin tiếp nhận tài sản Do đó, để tránh lãng phí, thất thoát tài sản, Nhà nước phải thu

hồi

Việc thu hồi tài sản công thường được xử lý trong trường hợp: Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng, Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư

xây dựng trụ sở khác đề thay thế , Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng , vượt

tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn, Chuyên nhượng, bán, tặng

cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên

kết không đúng quy định; Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng , mua sắm

nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng _., khai thác không hiệu quả

hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy „ thay đổi chức năng, nhiệm vụ, Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thâm quyền Khi có tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi, cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ quyết định thu hồi tài sản để xử lý, , có thể giao cho đơn

vị khác có nhu cầu, có thể bán thu tiền nộp ngân sách

b Điều chuyển tài sản công

Trong quá trình sử dụng tài sản công sẽ nảy sinh các vấn đề như: Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tô chức, phân cấp quản lý; dẫn đến có cơ quan,

Trang 39

20

đơn vị khác lại đang có nhu cầu sử dụng Mặt khác các cơ quan không cong sử dụng hiệu quả nguồn tài sản trong khi các đơn vị khác sẽ sử dụng tài sản này một cách hieeujq ủa hợp lý hơn Để tránh tình trạng lăng phí trong sử dụng tài sản, Nhà nước thực hiện việc điều chuyển tài sản công giữa cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp với nhau hoặc giữa các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp với các đơn vị khác

Việc điều chuyển tài sản phải tuân thủ những nguyên tắc và được thực hiện theo

một trình tự chặt chẽ

Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyên chủ trì _, phối hợp với cơ quan, tổ

chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao _, tiếp nhận tài sản Cơ

quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chỉ phí hợp lý

có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyền tài sản công,

c Ban tai sản công

Tài sản công được bán trong những trường hợp sau đây: Cơ quan nhà nước

được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyên; Quá trình sử dụng Tài sản công không có kết quả; Cơ quan Nhà nước thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan mình theo quyết định của cấp có thâm quyền

Việc bán tai sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá trừ trưởng hợp bán các loại tải sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ Cần quản lý chặt chẽ việc chấp hành các

quy định về xác định giá khởi điểm, giá bán, hồ sơ đề nghị bán Tài sản công, quyết định bán Tài sản công của cơ quan có thâm quyền và các quy định về trình tự, thủ

tục bán tài sản cơng, hạch tốn giảm tài sản công và báo cáo kê khai biến động tài sản công

d Thanh lý tài sản công

Trang 40

21

hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thê sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả, Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thảm quyền mà không có quyết định thu hồi hoặc điều chuyên của cơ quan nhà nước có thâm quyền, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản đó ra quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thanh lý theo quy định của pháp luật

Tài sản khi được đầu tư xây dựng, khi được điều chuyên, khi được thu hồi đều

do cơ quan có thâm quyền quyết định Do đó, đối với những tài sản đến thời gian

phải thanh lý, thì UBND huyện được giao trực tiếp quản lý, sit dung tai sản phải thực hiện việc thanh lý theo quy định của pháp luật, có nghĩa là thực hiện ra quyết

định thanh lý hoặc làm thủ tục báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để xem xét, ra quyết định thanh lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thảm quyền quyết định thanh

ý theo quy định của pháp luật mỗi nước

Cơ quan tài chính, cơ quan quản lý công sản và các cơ quan chức năng liên

quan cần quản lý chặt chẽ, kiểm tra giám sát bảo đảm việc chấp hành đúng trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công và quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh

lý tải sản công Riêng việc tổ chức thanh lý tài sản công theo 2 phương thức: bán và phá dỡ, hủy bỏ 1.3 Chất lượng công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện 1.3.1 Khái niệm Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên,

nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau 'Việc nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý trong lĩnh vực nói chung là điều hết sức cấp thiết trong một doanh nghiệp Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về chất lượng quản lý mới giải quyết tốt bài toán quản lý

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa

ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản

Ngày đăng: 28/10/2022, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w