1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

240 20 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

    • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH, HỘP

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

    • Hình 1.1: Khung phân tích trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài

  • - Luận án sử dụng cách tiếp cận mới QLNN về phát triển CSHT logistics phần cứng và CSHT logistics phần mềm trên địa bàn thành phố

  • - Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phát triển CSHT logistics ở một số thành phố lớn trong nước và trên thế giới để rút ra những bài học hữu ích nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng.

  • - Luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng hiện nay theo tất cả các yếu tố dựa trên những dữ liệu mới nhất đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả.

  • - Luận án đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng hiện nay theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

  • VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

  • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong và ngoài nước về quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

  • GS. TS. Đặng Đình Đào và Cộng Sự đã biên soạn cuốn sách (2013) “Một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế” NXB Lao động –Xã hội. Nội dung sách đã khẳng định, trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống logistics là tổng thể khung thể chế pháp lý, cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập của nền kinh tế. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở nước ta, không thể không xây dựng và phát triển bền vững hệ thống logistics . Cuốn sách đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển hệ thống logistics ở nước ta và làm cơ sở cho việc tăng cường QLNN, hoạch định chính sách phát triển logistics thời gian tới

  • Kỷ yếu hội thảo quốc tế về đề tài KX01.29/16-20 lần 2: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics Quốc gia và vùng KTTĐMT. NXB Lao động Xã hội 2019-tại ĐH Quy Nhơn với 62 bài nghiên cứu đề cập sâu sắc đến các vấn đề lý luận và thực tiễn hệ thống logistics vùng KTTĐMT,làm rõ hơn bản chất hệ thống logistics quốc gia, QLNN đối phát triền CSHT logistics , các yếu tố cấu thành,tình hình hệ thống logistics tại vùng KTTĐMT ,đánh giá những kết quả cũng như những hạn chế trong phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững .

    • Trong bài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất Quảng Bình” – Tạp chính kinh tế và dự báo (số 2 tháng 01/2015) của TS. Nguyễn Xuân Hảo đã đề cập đến vai trò của hệ thống logistics đối với nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh Quảng Bình. Cũng như các địa phương khác dịch vụ logistics luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

  • 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

  • Đề cập đến sự phát triển và quản lý một cách toàn diện các dịch vụ logistics, trong đó, dưới góc độ nền kinh tế là hệ thống mạng lưới dịch vụ cung ứng logistics cho doanh nghiệp, bao gồm cả các dịch vụ công; dưới góc độ một doanh nghiệp đó là việc quản lý, xây dựng chiến lược và phối hợp giữa hoạt động logistics trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp logistics khác. Nghiên cứu: “Essentials of Supply Chain Management, 2nd Edition” (Sự cần thiết quản lý chuỗi cung ứng) của Michael H. Hugos. NXB Wiley, 2006, Mỹ đã cung cấp các vấn đề cập nhật mới nhất về tầm nhìn, các chiến lược, sự phát triển và các công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng… Các nghiên cứu Strategic Supply Chain Management” (Quản lý chiến lược chuỗi cung ứng) của Shoshanah Cohen và Joseph Roussel. NXB McGraw-Hill 2005 - Vương Quốc Anh và “Management of Business Logistics: A Supply Chain Perspective” (Quản trị kinh doanh Logistics: Triển vọng về chuỗi cung ứng) của các tác giả: John J. Coyle, Edward J. Bardi và C. John Langley. NXB Trường ĐH South-Western College; 2002 đều đưa ra các luận giải về mọi vấn đề mà nhà lãnh đạo cần phải biết để tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh từ chuỗi cung ứng của họ. Cuốn “Streamlined: 14 Principles for Building & Managing the Lean Supply Chain” (14 nguyên tắc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng) của Mandyam M. Srinivasan. NXB South-Western Educational, 2004 - Mỹ lại đi sâu vào giới thiệu các nguyên tắc, phương pháp xây dựng và quản lý chuỗi chiến lược dựa trên các vấn đề cơ bản về: các hoạt động logistics; mạng lưới logistics và các quá trình logistics.

  • Thứ ba, các nghiên cứu theo hướng tính liên ngành của logistics cần đặt ra trong quản lý

  • Một số nghiên cứu đã tập trung vào thiết kế xây dựng, duy trì sự hỗ trợ bền vững của hệ thống logistics, bao gồm: “Logistics Engineering & Management” (Kỹ thuật và quản lý Logistics, Ấn bản lần thứ 6) của Benjamin S. Blanchard. Prentice Hall. NXB New Jersey 2003, Mỹ, đề cập đến các biện pháp nhận biết, duy trì, phân tích logistics và khả năng hỗ trợ từ đó thiết kế và phát triển hệ thống, các công đoạn sản xuất, sử dụng, các giai đoạn hỗ trợ ổn định và rút lui và quản lý logistics. Các nghiên cứu: “Logistics: Principles and Applications” (Logistics: Các nguyên tắc và ứng dụng) của John Langford. NXB McGraw-Hill Professional; 12/2006, Mỹ và “Integrated Logistics Support Handbook” (Liên kết hỗ trợ trong logistics) của James Jones. NXB McGraw-Hill Professional, 2006, Mỹ lại chủ yếu đi vào việc thiết kế các dịch vụ logistics và triển khai, nhận dạng sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất lượng, cung cấp các kỹ thuật về chuỗi cung ứng…

  • Xem xét hoạt động logistics trong lĩnh vực phân phối, cuốn “The Handbook of Logistics and Distribution Management” (Sổ tay quản lý Logistics và phân phối) của các tác giả: Alan Rushton, Phil Croucher và Peter Baker. Nhà xuất bản Kogan Page; 3rd edition, 2006, Vương Quốc Anh còn bao quát tất cả các khía cạnh logistics cơ bản ngày nay, cập nhật các hoạt động trong các lĩnh vực: logistics sản xuất, logistics tích hợp, quá trình thiết kế, giao hàng và các phân đoạn mới về nhận và gửi. Luận giải về các công nghệ mới như Nhận dạng tần số radio (radio frequency identification - RFID), công nghệ giọng nói, các hệ thống nâng vệ tinh...

  • Việc sử dụng các công cụ đo lường thông qua các tính toán định lượng nhằm đánh giá hiệu quả cũng như năng lực của logistics cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến trong mối tương quan với các chuẩn mực logistics trình độ thế giới. Tiêu biểu cho lĩnh vực này đó là công trình “Quantitative Measurements for Logistics” (Đo lường định lượng cho Logistics) của Philip Frohne. NXB McGraw-Hill Professional, 2007), Mỹ. Mặc dù vậy việc định lượng cho Logistics đòi hỏi có được các biến số cần thiết thể hiện trong công cụ đo lường. Việc lượng hóa được thực hiện ở nhiều công đoạn khác nhau của logistics, từ các chi phí dòng đời sản phẩm đến việc duy trì dịch vụ.

  • Một số nghiên cứu khác tập trung vào thiết kế xây dựng, duy trì sự hỗ trợ bền vững của hệ thống logistics, bao gồm: “Logistics Engineering & Management” (Kỹ thuật và quản lý Logistics, Ấn bản lần thứ 6) của Benjamin S. Blanchard. Prentice Hall. NXB New Jersey 2003, Mỹ, đề cập đến các biện pháp nhận biết, duy trì, phân tích logistics và khả năng hỗ trợ từ đó thiết kế và phát triển hệ thống, các công đoạn sản xuất, sử dụng, các giai đoạn hỗ trợ ổn định và rút lui và quản lý logistics. Các nghiên cứu: “Logistics: Principles and Applications” (Logistics: Các nguyên tắc và ứng dụng) của John Langford. NXB McGraw-Hill Professional; 12/2006, Mỹ và “Integrated Logistics Support Handbook” (Liên kết hỗ trợ trong logistics) của James Jones. NXB McGraw-Hill Professional, 2006, Mỹ lại chủ yếu đi vào việc thiết kế các dịch vụ logistics và triển khai, nhận dạng sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất lượng, cung cấp các kỹ thuật về chuỗi cung ứng…, yêu cầu đặt ra đổi mới nguồn nhân lực logistics

  • Việc sử dụng các công cụ đo lường thông qua các tính toán định lượng nhằm đánh giá hiệu quả cũng như năng lực của logistics cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến trong mối tương quan với các chuẩn mực logistics trình độ thế giới. Tiêu biểu cho lĩnh vực này đó là công trình “Quantitative Measurements for Logistics” (Đo lường định lượng cho Logistics) của Philip Frohne. NXB McGraw-Hill Professional, 2007), Mỹ. Mặc dù vậy việc định lượng cho Logistics đòi hỏi có được các biến số cần thiết thể hiện trong công cụ đo lường. Việc lượng hóa được thực hiện ở nhiều công đoạn khác nhau của logistics, từ các chi phí dòng đời sản phẩm đến việc duy trì dịch vụ. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu nước ngoài nào đi trực tiếp vào việc xác định ảnh hưởng của logistics đến kinh tế - xã hội ở các nước, đặc biệt là ảnh hưởng ở các nước đang phát triển như nước ta nói chung.

  • 1.2. Khoảng trống được tiếp tục nghiên cứu của đề tài

  • CHƯƠNG 2

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

  • CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

  • 2.1. Lý luận chung về logistics và cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.1.1. Khái niệm logistics

    • Hình 2.1: Các thành phần và hoạt động cơ bản của Quản trị logistics2

  • 2.1.2. Cơ sở hạ tầng logistics và sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics

    • Hình 2.2. Quan niệm về cơ sở hạ tầng logistics

    • Hình 2.3: Cơ sở hạ tầng logistics

    • Nguồn: [24]

  • 2.1.2.2. Nội dung phát triển cơ sở hạ tầng logistics

    • - Cơ sở hạ tầng CNTT,hạ tầng số : Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biển và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của logistics, như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,... Thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực dịch vụ Logistics, tuy chưa phổ biến và sâu rộng nhưng cũng đang từng bước phát triển. Phát triển hạ tầng số,lắp đặt mạng 5G trên địa bàn, cải tạo, nâng cấp mạng 4G, phát triển các ứng dụng phần mềm, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu…

  • 2.2. Vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.2.1. Phân định nhiệm vụ của Cơ quan quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics

    • 2.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.2.3. Yêu cầu và nghuyên tắc hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logictics

  • 2.2.3.1. Yêu cầu hoàn thiện QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logictics

  • 2.2.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện quản lý Nhà nước về cơ sở hạ tầng logictics

  • 2.2.4. Phân công và phân cấp trong QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực và hiệu quả của QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.3.1. Các nhân tố chung

  • Thứ nhất, môi trường chính trị pháp luật : Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành, lĩnh vực trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ GTVT ban hành nhiều quyết định quan trọng như Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 về Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến 2020… cũng đã tạo thuận lợi bước đầu cho sự phát triển logistics.

  • Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển logistics được thể hiện trong các Quyết định Số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Giao thông Vận tải đến 2020,tầm nhìn 2030, Quyết định Số 2019/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định Số 70/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 về việc công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam và Quyết định Số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 175/QĐ-TTG ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam… Đặc biệt là Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16-01-2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và Kết luận số 72/KL–TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị (2013), về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32–NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố cảng Hải Phòng...

    • Với các quy hoạch phát triển đã được phê duyệt trên cho thấy, triển vọng và sự quyết tâm trong những năm tới, Nhà nước sẽ chú trọng xây dựng, phát triển CSHT logistics phục vụ nền kinh tế nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng - một khâu đột phá được tiếp tục xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của Việt Nam. Thực hiện được những mục tiêu trên vào năm 2030, Việt Nam sẽ có một hệ thống CSHT logistics hiện đại phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong việc triển khai các chính sách,quy hoạch trên vào thực tiễn, vấn đề quan trọng hiện nay đó là sự kết nối của các quy hoạch phát triển CSHT logistics trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy các quy hoạch về phát triển giao thông vận tải, phát triển khu vực dịch vụ, phát triển hải quan, phát triển công nghệ - thông tin chưa có sự kết nối với nhau trên nền hệ thống logistics được quy hoạch phát triển theo hướng bền vững

      • 1986: Tuyên bố thực hiện công cuộc Đổi mới

      • 1987: ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

      • 1992: Tái hội nhập vào hệ thống WB và IMF

      • 1995: Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN và AFTA

      • 1996: Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)

      • 1998: tham gia Diễn đàn kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC)

      • 2001: Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA)

      • 2002, 2003, 2004: Cùng với các nước ASEAN, đàm phán, ký kết các Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+, như ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Australia và New Zealand; thực hiện ACFTA từ 2005, AKFTA (2007), AJCEP (2008), AANZFTA và AIFTA (2010); tham gia hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, tham gia tiến trình hội nhập Đông Á...

      • 01/2007: Bắt đầu thực hiện cam kết WTO

      • 2008: Ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA)

      • 2011: Ký FTA với Chi - lê

      • 5/5/2015: Ký FTA với Hàn Quốc (VKFTA)

      • 29/5/2015: Ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu (VEAEU)

      • 30/12/2018: CPTPP (Tiền thân là TPP) có hiệu lực từ 14/1/2019

      • 11/6/2019: AHKFTA, ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)

      • 1/8/2020: EVFTA, Việt Nam, EU (27 thành viên)

      • 1/5/2021: UKVFTA, Việt Nam, Vương Quốc Anh

      • 15/1/2020: Ký kết RCEP, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand

      • Hộp 2.1: Những cột mốc chính trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi thực hiện Đổi mới

      • Thứ ba, môi trường khoa học, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số

      • Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về Phát triển KH&CN đến năm 2020 đã xác định: Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

      • Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chính phát triển CSHT Logistics và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động Logistics liên quan, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, chính vì thế nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới logistics. Khi khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản suất trực tiếp đã làm cho danh mục các sản phẩm được mở rộng, nhiều sản phẩm mới xuât hiện, kéo theo đó số lượng các doang nghiệp logistics cũng gia tăng. Đây là yếu tố quan trọng làm cho quan hệ kinh tế trong hoạt động logistics ngày càng trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn. Các yêu cầu về CNTT và các ứng dụng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể cũng như năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.

    • Các công nghệ, ứng dụng thường được sử dụng trong hệ thống CSHT Logistics có thể kể đến như: Hệ thống quản lý kho bãi (WMS), Khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi Logistics (reporting and visibility tools) và Khả năng kết nối/trao đổi dữ liệu (EDI/Web-based EDI) cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng sóng radio(radio frequency indentification-RFID), quét mã vạch và quản lý đơn hàng. Năng lực công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ vẫn nằm trong ba nhóm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp của các khách hàng. Hầu hết các công ty đều chú trọng đến khả năng cung ứng hệ thống quản lý kho bãi (warehouse managemet system - WMS).

  • 2.3.2. Các nhân tố đặc thù

  • 2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý Nhà nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics và bài học cho thành phố Hải Phòng

  • 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics ở trong nước

    • 2.4.1.4. Kinh nghiệm QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics của tỉnh Quảng Ninh

    • Quảng Ninh có hơn 250 km bờ biển, có vùng biển 6.00km2 với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, có 10 trong số 14 đơn vị hành chính cấp huyện có biển, trong đó có 02 huyện đảo, các đảo có diện tích chiếm khoảng 11,5% diện tích của tỉnh. Phát triển CSHT logistics của tỉnh ,về mặt QLNN, luôn được Chính quyền quan tâm:

    • Quan tâm, đầu tư phát triển CSHT: Tỉnh lên kế hoạch xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và mức độ ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là của các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp lớn vào phát triển CSHT. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn, nhất là trong khâu thi công xây dựng

    • Tăng cường hỗ trợ tín dụng: Nâng cao chất lượng và đổi mới hoạt động tài chính của các ngân hàng trên địa bàn. Tạo cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung bốn của các doanh nghiệp, các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn. Đơn giản hóa các thủ tục nhằm cải thiên môi trường vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế được thay đổi vay vốn đầu tư phát triển CSHT trên địa bàn

    • Cơ chế ưu đãi tài chính: Áp dụng chính sách ưu đãi tài chính cho các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng như xây dựng cửa khẩu, kho tàng, bến bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cụm dân cư biên giới, ngoài các nguồn hỗ trợ từ ngân sách và các ưu đãi khác, còn có chính sách thu hút nguồn vốn trong nước vào phát triển khu vực biên giới

    • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề cả chính quy, tại chức, ngắn hạn và dài hạn; trong đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các trung tâm dạy nghề để nâng cao khả năng và chất lượng đào tạo, mở rộng đào tạo cho các ngành đang có nhu cầu lớn.

    • 2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 2.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về phát triển CSHT Logistics cho thành phố Hải Phòng

    • 6. Để ngành logistics của thành phố hội nhập tốt hơn, ngoài việc quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics kết nối cảng quy mô lớn thì phát triển nguồn nhân lực cần đặc biệt được quan tâm. Nhân lực logistics ngoài việc phải hiểu biết luật pháp, nhất thiết phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế. Rõ ràng, nếu không có đủ nhân lực trình độ cao thì mọi mục đích của công ty về vận chuyển, kho vận hay các giải pháp cung ứng sẽ bị phá sản. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai thực hành quản trị logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển. Một điểm quan trọng khác là để có một cơ sở hạ tầng Logistics hiện đại, các nước luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt để vận hành hệ thống. Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới luôn được quan tâm đầu tư, không chỉ để ra tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho người lao động có thể tích lũy, vận dụng hiểu quả các kiến thức về logistics.(11)

  • CHƯƠNG 3

  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

  • PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

  • TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

  • 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng có ảnh hưởng đến QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại TP Hải Phòng

    • 3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Hải Phòng

    • 3.1.1.2. Cơ sở hạ tầng logistics cảng biển Hải Phòng

      • Bảng 3.1: Hệ thống kho bãi cảng Hải Phòng

      • Bảng 3.2: Cầu cảng của khu vực bến chính tại cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

    • Nguồn: Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng

  • 3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng

    • Bảng 3.3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thành Phố Hải Phòng 2015 - 2020

    • Hình 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hải Phòng 2015 – 2020

    • Bảng 3.4: Tổng Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

    • Hình 3.2: Tỷ trọng thành phần cấu thành sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

    • Hình 3.3: Xu hướng tăng trưởng của sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

    • Bảng 3.5: Sản lượng container thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

    • Hình 3.4: Sản lượng container thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

  • 3.2. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 3.2.1. Khái quát QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 3.2.1.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

    • 3.2.1.2. Thực trạng CSHT cảng biển

      • Bảng 3.6. Danh sách các cảng thủy nội địa chính tại T.P Hải Phòng

      • 3.2.1.3. Thực trạng CSHT công nghệ thông tin

      • CSHT công nghệ thông tin là bộ phận hạ tầng số được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu qủa. Phát triển CSHT công nghệ thông tin phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT; đầu tư vào hạ thông CNTT là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội. CSHT công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: hệ thống máy tính, thiết bị truyền thông và các dịch vụ đi kèm, điện thoại, mạng tế bào, truyền thông vệ tinh, phương tiện quảng bá và những dạng truyền thông khác.

        • Hình 3.5:Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT của Hải Phòng

      • 3.2.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kho bãi

        • Hình 3.6. Cơ cấu kho bãi trên địa bàn thành phố Hải Phòng

      • Nguồn: [39]

      • Hiện trạng các CFS, địa điểm kiểm tra tập trung và kho ngoại quan. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện có 4 địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS), 14 địa điểm kiểm tra tập trung có CFS và 18 kho ngoại quan, phần lớn tập trung tại khu vực trung tâm thành phố trên địa bàn quận Hải An và Ngô Quyền (Bảng 3.7).

  • Bảng 3.7. Hiện trạng các CFS, địa điểm kiểm tra tập trung và kho ngoại quan tại Hải Phòng

    • 3.2.1.5. Thực trạng phát triển các Trung tâm logistics

    • 3.2.2. Thực trạng một số nội dung QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

    • 3.2.2.1. Quản lý Nhà nước thông qua thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics.

    • Hiện nay để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đòi hỏi ngành logistics của thành phố phải tuân thủ chiến lược và quy hoạch phát triển của Trung ương và địa phương đối với thành phố Cảng. Hiện nay, về chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng chưa xây dựng được chiến lược và quy hoạch riêng cho ngành logistics mà các nội dung liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng logistics long ghép trong các quy hoạch có liên quan như: Quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch phát triển công nghệ thông tin, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của thành phố cảng Hải Phòng...

      • Hình 3.7: Mô hình quỹ đầu tư phát triển đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng

      • Để triển khai có hiệu quả hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, các chương trình, kế hoạch, chỉ thị, quy định và quy hoạch về CNTT, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu bền vững và hội nhập quốc tế, bao gồm: Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng về Phát triển viễn thông và CNTT thành phố đến năm 2020; Nghị quyết số 09-NQ/HĐND ngày 05/5/2014 của HĐND thành phố; Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 về kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2009-2010; Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 về Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 4547/KH-UBND ngày 25/12/2015 về Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trong cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ QLNN trên địa bàn thành phố, tạo được sự đột phá về ứng dụng CNTT, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN

      • Hiện nay, 100% cơ quan Đảng, nhà nước cấp thành phố, sở, ngành, quận, huyện được kết nối các phần mềm và khai thác trên mạng truyền số liệu chuyên dùng. Thành phố đang tổ chức kết nối các hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành với phần mềm liên thông của Văn phòng Chính phủ; kết nối phần mềm 1 cửa điện tử của các sở, ngành, quận, huyện với nhau; cổng thông tin điện tử và 100% các cổng thành phần của các sở, ngành đã được xây dựng, cung cấp 131 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 36 dịch vụ công mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp

      • Về CSHT CNTT: thành phố từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác QLNN của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cụ thể:

      • - Hạ tầng máy tính; 95% cán bộ công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc; đa số các cơ quan đã trang bị máy tính xách tay cho cán bộ lãnh đạo

      • - Hạ tầng mạng Lan: Đạt 1005 sở ngành, quận huyện đã xây dựng mạng máy tính nội bộ, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dũ liệu trong nội bộ cơ quan

      • - Hạ tầng kết nối internet: Đạt 98% máy tính của các đơn vị được kết nối internet băng thông rộng (trừ các máy tính phục vụ việc soạn thảo văn bản mật theo quy định). Đa số các đơn vị đã thiết lập mạng wife phục vụ cán bộ công chức trong cơ quan truy cấp internet trên các thiết bị di động

      • - Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng: Đã được Cục Bưu điện Trung ương xây dựng và kết nối đến các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện với tốc độ đường truyền cao, dung lượng lớn

      • - Hệ thống hội nghị truyền hình kết nối từ Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Thành ủy tới UBND 14 quận, huyện

      • - Các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cho hệ thống mạng máy tính nội bộ (giải pháp bảo mật chi cả mạng có dây và mạng không dây) với các giải pháp về tường lửa, phần mềm diệt vius, sao lưu dữ liệu định kỳ, ảo hóa máy chủ, cân bằng tải, các biện pháp chống tấn công... đã được 100% sở ngành, quận huyện đã triển khai

      • - Định kỳ kiểm tra, rà quét, đánh giá các lỗi bảo mật của một số hệ thống thông tin trọng điểm, các website, các trang thông tin điện tử của các cơ quan lớn trên địa bàn thành phố; thường xuyên phối hợp với Công an thành phố trong việc đảm bảo an ninh thông tin cho các cơ quan nhà nước thành phố

      • Về đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT: Hàng năm nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT trên toàn địa bàn thành phố ước khoảng 40-50 tỷ đồng được phân bổ cho các đơn vị; nguồn kinh phí sự nghiệp CNTT được bố trí mỗi năm 5 -10 tỷ đồng để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT chung cho toàn thành phố. Kinh phí đầu tư cho CNTT còn hạn chế, đầu tư dàn trải ở hầu hết các cơ quan nhà nước, vì vậy chưa tập trung được nguồn lực, khó triển khai các dự án về CNTT nhằm tạo đòn bẩy giúp phát triển hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh về CNTT trong cộng đồng các doanh nghiệp tại Hải Phòng

      • Một số dự án chưa có kinh phí để triển khai như: dự án xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội thành phố, dự án ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ quản lý của các cơ quan nhà nước thành phố, dự án số hóa kho thông tin dữ liệu lịch sử của thành phố

      • Các sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan, đơn vị đã chủ động đầu tư mua sắm máy tính, nâng cấp các phần mềm ứng dụng tại các đơn vị, xây dựng các dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4, thực hiện việc cung cấp thông tin của ngành, địa phương trên cổng thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ

  • 3.3 Đánh giá khái quát tình hình QLNN đối với phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng

  • 3.3.1. Ưu điểm QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng

    • Thứ năm, Hải Phòng tăng cường quản lý và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics cảng biển và phấn đấu thành một trung tâm logistics lớn nhất phía Bắc Việt Nam, trung tâm logistics tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á.

    • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về phát triển CSHT logistics

      • Hình 3.8: Chất lượng cơ sở hạ tầng logistic hiện nay

      • Nguồn: (43)

  • (10) Hạn chế trong QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng CNTT

  • Một số hạn chế khi thực hiện quản lý phát triển CSHT công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics của thành phố Hải Phòng: Cơ chế chính sách Thành phố chưa có các hướng dẫn cụ thể việc thành lập Ủy ban CNTT cấp thành phố và các chế định, chế tài đủ mạnh để tăng cường công tác quản lý nhà nước về CNTT; chưa có mục lục ngân sách riêng của ngành và cơ chế quản lý tài chính riêng của ngành đối với nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT

  • Về ứng dụng CNTT, Thành phố chưa có hướng dẫn cụ thể về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền điện tử các cấp; công tác quản lý dự án CNTT, việc lập đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ CNTT chưa nhanh, hiệu quả thấp; chưa có hướng dẫn cụ thể về thuê dịch vụ CNTT

  • Về nhân lực CNTT, Thành phố chưa có chế độ hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; thiếu các quy định cụ thể về áp dụng Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT trong công tác tuyển dụng

  • Về CSHT CNTT, Thành phố chưa có hướng dẫn, quy định thống nhất về các hệ thống thông tin dùng chung trong các cơ quan nhà nước; chưa có hương dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp về khu CNTT tập trung tại thành phố; chưa có chế định, chế tài đủ mạnh để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CNTT

  • b. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng

  • Luồng ra vào cảng bị hạn chế, chưa được duy tu và nạo vét kịp thời, hạn chế nhiều tới năng lực chung của hệ thống cảng. Cụ thể luồng Lạch Huyện độ sâu thiết kế -7,2m, thực tế hiện nay chỉ đạt -5,5m (theo tính toán sơ bộ vì luồng không được nạo vét kịp thời đã giảm tới 20% công suất khai thác của các cảng).

    • Hình 3.9: Chất lượng CSHT logistics của thành phố Hải Phòng

  • CHƯƠNG 4

  • PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

  • 4.1. Phát triển kinh tế- xã hội của TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics

  • 4.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

    • Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hải Phòng 2021 – 2025

    • Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng 5 năm 2021 – 2025

    • Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2025

  • 4.1.2. Yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại thành phố Hải Phòng

    • Phát huy toàn diện, đồng bộ tiềm năng, lợi thế về biển và cảng biển, cửa chính ra biển quan trọng của các tỉnh phía Bắc và cả nước, xứng tầm vị trí, vai trò là một trong những trung tâm dịch vụ - thương mại, công nghiệp và trọng điểm về phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm du lịch, thủy sản, khoa học - kỹ thuật tổng hợp, giáo dục, y tế, thể dục thể thao của vùng Duyên Hải Bắc bộ. Quá trình phát triển bảo đảm gắn kết chặt chẽ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của đất nước; hài hòa, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, có tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển chung.

    • Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng logistic đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 là:

  • 4.2. Triển vọng phát triển ngành logistics và dự báo các nhân tố tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 4.2.1. Triển vọng phát triển ngành logistics tại Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

    • Bảng 4.3 : Định hướng phát triển trung tâm logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030

  • 4.2.2. Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại TP Hải Phòng

    • 4.2.2.1. Tăng trưởng thương mại và xu hướng đầu tư toàn cầu sau đại dịch Covid 19

    • 4.2.2.2. Triển vọng phát triển kinh tế trong nước

    • 4.2.2.3. Cầu tiêu dùng trong nước

    • Việt Nam sẽ gia nhập các nước có dân số trên 100 triệu người trong một thời gian không xa và là cơ sở cho tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Hướng tới hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiên đại vào năm 2030... và đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại theo Nghi quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đất nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, khắc phục điểm nghẽn, cản trở để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đạt được các mục tiêu phát triển. Dân số đông và thu nhập cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu đối với thị trường dịch vụ nước ta, kéo theo đó sẽ là tăng nhu cầu về dịch vụ chuỗi cung ứng.

    • 4.2.2.4. Xu hướng phát triển dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing) ngày càng gia tăng

  • 4.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

  • 4.3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 4.3.2. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng logistics

    • 4.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển CSHT logistics

    • 4.3.2.2. Xây dựng và phát triển đồng bộ CSHT Logistics trên cơ sở tích hợp các loại kết cấu hạ tầng liên quan như: Vận tải, Thương mại, Hải quan, CNTT và Phát triển cảng biển…

    • 4.3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng và hội nhập vào hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực và trên thế giới

    • 4.3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực logistics chuyên nghiệp, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng logistics của thành phố

    • 4.3.2.5. Phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn, nhằm kết nối ở cảng Hải Phòng với các phương thức vận tải qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xanh thành phố

  • 4.4. Giải pháp hoàn thiện QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 4.4.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về chính sách, pháp luật hiện hành

    • 4.4.2. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển logisics thành phố và tiến tới xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển logistics Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

    • Để thực hiện các mục tiêu phát triển của thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và Nghị quyết số 45 của Bộ chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045,cần đẩy nhanh việc thực thi các chính sách hiện hành về phát triển logistics như QĐ200/TTg, QĐ221/TTg, Chỉ thị 21-CT/TTg và Quyết định số 549/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics TP Hải Phòng,các biện pháp phát trển cơ sở hạ tầng logistics cần sớm đi vào cuộc sống, ngoài ra cần:

    • 4.4.3. Hoàn thiện môi trường logistics và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển logistics

    • 4.4.4. Nghiên cứu, ban hành ,bổ sung chính sách phát triển hệ thống logistics xanh tại Hải Phòng

    • -Phát triển cơ sở hạ tầng logistics thành phố theo hướng phát triển thị trường bất động sản logistics

    • 4.4.5. Giải pháp đẩy mạnh phân công, phân cấp trong QLNN đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

    • 4.4.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển nguồn nhân lực logistics

  • 4.4.7. Giải pháp tăng cường thanh tra và kiểm tra trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng

  • 4.5. Kiến nghị tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển logistics tại Hải Phòng

  • 4.5.1. Kiến nghị với Chính phủ

  • 4.5.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố

  • 4.5.3. Kiến nghị đối với các Bộ ngành có liên quan

    • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Tài liệu trong nước

  • 35. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

    • 36. Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

      • - Trung tâm phân phối hàng hóa (trung chuyển)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, đã xác định mục tiêu: tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế; về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn . Do vậy, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các cảng thông quan nội địa, hệ thống công nghệ và truyền thông có thể xem là những nhân tố nền tầng, tạo bước phát triển CSHT Logistics, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngày nay, hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành công cho các công ty/tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và đã trở thành ngành công nghiệp logistics ở nhiều nước .Thực tế cho đến nay, logistics ở Việt Nam mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) và có 8 điều quy định về dịch vụ logistics (từ Điều 233 đến Điều 240). Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách quan trọng nhằm phát triển logistics như Nghị định 140/NĐ-CP năm 2007 lần đầu tiên quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics,Quyết định 169-QĐ/TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải,Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 phê duyêt quy hoạch phát triển hệ thống các trung tâm logistics đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 phê duyêt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 và đến Nghị định 163/2017 NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics ban hành thay thế cho Nghị định 140/2007 NĐ-CP…Nhưng do lĩnh vực logistics bao phủ rộng, có tính liên ngành,là ngành giao thoa của các ngành giao thông vận tải,thương mại dịch vụ,hải quan, công nghệ thông tin… nên các quy định từ trước tới nay vẫn còn nhiều khoảng trống, nhiều vấn đề quản lý quan trọng bị bỏ ngõ đối với quản lý và điều tiết các hoạt động logistics trên thị trường, nhất là các nội dung quản lý nhà nước về logistics ,phân công, phân cấp trong quản lý ...chưa được xác định rõ ràng làm cho ở cấp địa phương có tình trạng chồng chéo giữa Sở Giao thông Vận tải và Sở Công thương! cấp bộ thì giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương cũng có tình trạng tương tự, nhiều văn bản,quy hoạch được ban hành thiếu phối hợp, thống nhất,làm riêng lẽ theo bộ, dẫn đến bị treo,không thực tế, nếu thực hiện gây thêm nhiều lảng phí cho đầu tư và phát triển…(16,19) Thành phố Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực phía Bắc và cả nước ra Vịnh Bắc Bộ và thế giới, với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội to lớn và hệ thống cảng với lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất khu vực phía Bắc, đứng thứ 2 toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh), năm 2020 sản lượng hàng hoá qua cảng Hải Phòng đạt 142,84 triệu tấn, gấp 2,1 lần năm 2015. Bên cạnh đó, Hải Phòng là thành phố duy nhất tại khu vực phía Bắc có đầy đủ 5 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không và đường ống. Hệ thống cảng biển và hàng không thuận lợi cùng các điều kiện địa lý tự nhiên là tiền đề cho sự phát triển ngành dịch vụ Logistics tại thành phố Hải Phòng [26] Với tiềm năng, lợi thế cảng biển của thành phố, Bộ Chính trị xác định Hải Phòng cần phát triển theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc [2] Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch, triển khai thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố hiện còn nhiều hạn chế; thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển các yếu tố của cơ sở hạ tầng logistics từ chiến lược, quy hoạch, chính sách hỗ trợ đất đai, nguồn vốn và thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, CNTT, hội nhập quốc tế. Trong vận tải đa phương thức vẫn chưa kết hợp được một cách hiệu quả các phương tiện vận chuyển mà Hải Phòng có lợi thế, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải, chưa có trung tâm logistics kết nối với các cảng, trình độ cơ giới hóa trong bốc xếp thấp, trình độ lao động yếu. Quản lý nhà nước về phát triển CSHT logistics ở nước ta nói chung và tại Hải Phòng nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Hải Phòng và của đất nước. Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển CSHT logistics là giải pháp mang tính “đột phá” trong phát triển hệ thống logistics và kiến tạo môi trường logistics tại Hải Phòng đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới... Nhằm thực hiện mục tiêu “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, hệ thống logistics, trong đó cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn Hải Phòng cần xây dựng và phát triển xứng tầm, hiện đại và đồng bộ trên các yếu tố như: cơ sở hạ tầng phần cứng, cơ sở hạ tầng phần mềm, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thương mại, hệ thống dịch vụ và công nghệ thông tin... Do vậy một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về Quản lý nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố từ đó đưa ra những giải pháp tổng thể có cơ sở khoa học nhằm phát triển hệ thống CSHT logistics trên địa bàn Thành phố Hải Phòng là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng” được nghiên cứu phù hợp với sự phát triển hệ thống logistics thành phố cảng Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập và phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện “Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng”, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho thành phố cảng. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Luận giải cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố.   - Nhận diện được các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung : Luận án nghiên cứu quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng tâp trung chủ yếu các nội dung cơ bản như :Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển cơ sở hạ tầng logistics; Quản lý Nhà nước đối với việc thực hiên chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Thành phố ; Thực hiện quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn và thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics; Quản lý Nhà nước đối với sử dụng đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics; Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Không gian, thời gian: Tại thành phố Cảng Hải Phòng, thời gian nghiên cứu từ 2011-2020 và các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI LÊ LỢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI HẢI PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI LÊ LỢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI HẢI PHÒNG Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thái PGS.TS Đặng Thị Phương Hoa Hà Nội - 2021 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi, số liệu nêu luận án trung thực Những kết luận khoa học luận án chưa cơng bố cơng trình khoa học khác Hà Nội, tháng 09 năm 2021 Tác giả luận án Mai Lê Lợi LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, lời cảm ơn xin gửi đến nhà khoa học Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt Học Viện khoa học xã hội Lời cảm ơn sâu sắc gửi đến nhà khoa học hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hồng Thái PGS.TS Đặng Thị Phương Hoa gắn bó với tác giả q trình nghiên cứu hồn thành Luận văn Cảm ơn thầy, giáo giảng dạy suốt q trình học tập Học Viện khoa học xã hội Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, HĐND, UBND Thành phố Hải Phòng, tạo điều kiện để tác giả tiếp cận báo cáo, tài liệu, cung cấp số liệu để tác giả hoàn thành Luận án Trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 09 năm 2021 Tác giả luận án Mai Lê Lợi MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viêt tắt CNTT CP CSHT DN ĐTNĐ GPS GTVT HĐH HK HKQT KCN KCHT KKT KTTĐ KT–XH NĐ NK PPP QCVN QL QLNN TNHH TP UBND VDB VLA XNK Nghĩa tiếng việt Công nghệ thông tin Cổ phần Cơ sở hạ tầng Doanh nghiệp Đường thủy nội địa Hệ thống định vị toàn cầu Giao thơng vận tải Hiện đại hóa Hành khách Hành khách quốc tế Khu công nghiệp Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Kinh tế trọng điểm Kinh tế xã hội Nội địa Nhập Hình thức đối tác cơng tư Quy chuẩn Việt Nam Quốc lộ Quản lý nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Ủy ban nhân dân Ngân hàng phát triển Việt Nam Hiệp hội doanh nghiệp DV logistics Xuất nhập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt AFFA APEC Ngôn ngữ tiếng anh Nghĩa tiếng việt ASEAN Federation of Forwarders Hiệp hội giao nhận nước Associations Asia–Pacific Economic ASEAN Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á ASEA Cooperation Association of Southeast Asian – Thái Bình Dương Hiệp hội quốc gia Đông Nam N CFS DWT EDI EU FTZ GDP ICD Nations Container Freight Station Deadweight Electronic Data Interchange European Union Free Trade Zone Gross Domestics Product Inland Clearance Depot LPI Logistics Performance Index Á Kho hàng container Đơn vị trọng tải tàu (1 Tấn) Hệ thống liệu điện tử Liên minh Châu Âu Khu vực tự thương mại Tổng sản phẩm quốc nội Điểm thông quan nội địa Chỉ số đánh giá hoạt động OMS Order Management System PCU Passenger Car Unit SCM Supply chain management Transport Development Strategy TDSI TEU TMS logistics Hệ thống quản lý đơn hàng Lưu lượng phương tiện theo xe Institute Twenty–Foot Equivalent Unit Transportation Management quy đổi Quản trị chuỗi cung ứng Viện Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải Sức chứa container 20’ Hệ thống quản lý vận tải System DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, HỘP HÌNH: Hình 1.1: Khung phân tích q trình thực mục tiêu nghiên cứu đề tài Hình 2.1: Các thành phần hoạt động Quản trị logistics Hình 2.2 Quan niệm sở hạ tầng logistics Hình 2.3: Cơ sở hạ tầng logistics Hình 3.1: Chuyển dịch cấu kinh tế Thành phố Hải Phòng 2015 – 2020 .110 Hình 3.2: Tỷ trọng thành phần cấu thành sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 113 Hình 3.3: Xu hướng tăng trưởng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 .113 Hình 3.4: Sản lượng container thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 .114 Hình 3.5:Thực trạng sở hạ tầng CNTT Hải Phòng 122 Hình 3.6 Cơ cấu kho bãi địa bàn thành phố Hải Phịng 123 Hình 3.7: Mơ hình quỹ đầu tư phát triển đất địa bàn thành phố Hải Phịng 140 Hình 3.8: Chất lượng sở hạ tầng logistic .157 Hình 3.9: Chất lượng CSHT logistics thành phố Hải Phịng 161 Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế Thành phố Hải Phòng 2021 – 2025 164 HỘP: Hộp 2.1: Những cột mốc hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam kể từ thực Đổi LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Nghị Đại hội đại biểu Đảng thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 Nghị 13-NQ/TW BCH Trung ương Đảng khóa XI xây dựng kết cấu hạ tầng đồng nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp đại, xác định mục tiêu: tập trung huy động nguồn lực để đầu tư giải tắc nghẽn, tải, xúc bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng với số cơng trình đại, bảo đảm cho phát triển nhanh bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế; hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối trung tâm kinh tế lớn với với đầu mối giao thông cửa ngõ hệ thống giao thông đồng bộ, lực vận tải nâng cao, giao thơng thơng suốt, an tồn Do vậy, sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nội địa, hệ thống công nghệ truyền thơng xem nhân tố tầng, tạo bước phát triển CSHT Logistics, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu kinh tế góp phần giải vấn đề xã hội Ngày nay, diện nhiều lĩnh vực khác kinh tế, logistics phát triển nhanh chóng mang lại nhiều thành cơng cho cơng ty/tập đồn đa quốc gia giới trở thành ngành công nghiệp logistics nhiều nước Thực tế nay, logistics Việt Nam công nhận hành vi thương mại Luật Thương mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) có điều quy định dịch vụ logistics (từ Điều 233 đến Điều 240) Nhà nước ta ban hành số sách quan trọng nhằm phát triển logistics Nghị định 140/NĐ-CP năm 2007 lần quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics,Quyết định 169-QĐ/TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics lĩnh vực giao thông vận tải,Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 phê duyêt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 phê duyêt kế hoạch hành động nâng cao lực cạnh tranh phát triển dịch vụ 10 MÃ SỚ: DNCCDV: PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS “Quản lý Nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phịng” A- THƠNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Câu 1: Xin Ông/Bà vui lịng cho biết số thơng tin chung doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp Địa chỉ:……………………………………………………………………… Điện thoại…………………………………………………………………… Câu 2: Ơng (bà) cho biết loại hình doanh nghiệp logistics thành phố Hải Phòng? Doanh nghiệp logistics 2PL (thực dịch vụ đơn lẻ như: vận tải, giao nhận, bảo quản, dịch vụ phân phối ) Doanh nghiệp logistics 3PL (thực dịch vụ trọn gói, theo hợp đồng) Loại hình doanh nghiệp logistics khác (4PL, 5PL) Câu 3: Ơng (bà) cho biết quy mơ doanh nghiệp nay? Doanh nghiệp logistics siêu nhỏ Doanh nghiệp logistics nhỏ vừa Doanh nghiệp logistics quy mô lớn Câu 4: Theo Ông/Bà đánh giá thực trạng cảng biển Hải Phòng hoạt động logistics cách cho điểm từ – - Vùng hấp dẫn cảng biển - Trung tâm phân phối hàng hóa (trung chuyển) - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bến cảng - Cảng container (cảng nước sâu) - Chính quyền cảng biển - Trung tâm logistics - Nhân lực bến cảng - Môi trường bến cảng Rất kém Kém Trung Tốt Rất tốt =1 =2 bình = 3 =4 =5 5 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 - Sự kết cảng biển với loại hình vận tải Câu 5: Xin Ông/bà đánh giá chất lượng sở hạ tầng logistics Hải Phịng? (tích vào thích hợp) Cơ sở hạ tầng - Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải - Cơ sở hạ tầng kho tàng bến bãi - Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thơng - Hệ thống phân phối hàng hóa - Cảng biển - Phương tiện giao nhận hàng hóa - Trang thiết bị, phương tiện cửa hàng hóa Rất kém        Kém Trung       bình         Tốt Rất       tốt         B- ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI HẢI PHÒNG Câu 6: Theo Ơng (bà), Hải Phịng có Cơ quan quản lý sác riêng để phát triển sở hạ tầng logistics hay chưa? (Đánh dấu  vào thích hợp)  Thành phố chưa có quan quản lý sách riêng để phát triển sở hạ tầng logistics  Thành phố có sách phát triển sở hạ tầng logistics lồng ghép sách phát triển ngành dịch vụ thương mại, giao thông vận tải, công nghệ thông tin…  Ý kiến khác (Xin nêu rõ) … Câu7: Ông (bà) cho biết nhân tố ảnh hưởng đến QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phịng (Đánh dấu  vào thích hợp) 1=Rấ Chỉ tiêu đánh giá t 2=Thấ thấp * Các nhân tố chung Chính sách kinh tế vĩ mơ Mơi trường kinh tế xã hội Các yếu tố khoa học công nghệ Yếu tố hội nhập phát triển * Các nhân tố đặc thù Vị trí địa trị thành phố Hải Phịng Đặc điểm điều kiện tự nhiên Hải Phòng Tiềm lực phát triển kinh tế xã hội thành phố Sứ mạng logistics thành phố Hệ thống doanh nghiệp logistics địa bàn thành phố Cơ sở hạ tầng logistics thành phố Luồng vật tư hàng hóa lưu thơng địa bàn thành phố 3=Tru ng p 4=Ca o bình 5= Rất cao                                                        Câu 8: Ý kiến đánh giá Ông/Bà chất lượng sở hạ tầng logistics Hải Phòng nay?(Đánh dấu  vào thích hợp) Tiêu chí Cảng biển Hệ thống phân phối hàng hóa Hệ thống đường Hệ thống đường sắt Cơ sở hạ tầng kho bãi Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Tính kết nối sở hạ tầng để giảm chi phí logistics 1=Rất 2=Ké 3=Trun kém m g bình               5= 4=Tốt Rất             tốt          Câu 9: Ông/Bà đánh thách thức lớn Hải Phòng QLNN phát triển sở hạ tầng logistics? (Cho điểm theo thang điểm từ 1- 5, 1= Thách thức nhỏ nhất, 5= Thách thức lớn nhất, cách khoanh trịn vào số thích hợp) Chưa nhận thức đầy đủ vai trò, nội dung CSHT logistics phát 5 5 QLNN phát triển CSHT logistics triển bền vững Chưa có quan QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng Chưa xác định rõ nội dung yêu cầu QLNN phát triển CSHT logistics Nguồn vốn phát triển sở hạ tầng logistics hạn chế Thiếu quan quản lý thống phát triển CSHT logistics địa phương Thiếu phân công,phân cấp rõ ràng thành phố Câu 10: Theo Ông/Bà, QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phịng có hạn chế gì? (Đánh dấu  vào thích hợp) Chưa có quy hoạch,chính sách cụ thể để phát triển sở hạ tầng logistics thành phố Chưa kết nối quy hoạch giao thông vận tải thương mại thành phố Cơ sở hạ tầng logistics đầu tư phân tán, thiếu đồng Thiếu quan quản lý thống phát triển CSHT logistics địa phương Hạ tầng Công nghệ thông tin,các phần mềm ứng dụng logistics hạn chế Nguồn nhân lực logistics thành phố vừa thiếu, vừa yếu Vẫn chồng chéo QLNN phát triển CSHT logistics Hải Phòng Xin rõ: …………………………………………………………………… Câu 11: Theo Ông (bà) nguyên nhân dẫn đến hạn chế QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phịng nay? (Đánh dấu  vào thích hợp)  Nhận thức vai trị CSHT logistics tăng trưởng kinh tế bền vững  Chưa nhận thức đầy đủ CSHT logistics để tăng cường QLNN phát triển  Hệ thống pháp luật, chế sách phát triển sở hạ tầng logistics nhiều hạn chế  Thiếu quan tâm, đầu tư phát triển logistics thành phố  Nguồn nhân lực logistics chuyên nghiệp hạn chế  Cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin … chưa kết nối theo mục tiêu logistics  Xây dựng quy hoạch phát triển CSHT logistics thành phố Câu 12: Ông/Bà đánh giá mức độ quan trọng giải pháp hoàn thiện QLNN phát triển sở hạ tầng Logistics Hải Phòng, với thang điểm từ 1- (Đánh dấu X vào thích hợp) Tiêu chí Nâng cao nhận thức chất vai trò CSHT logistics phát triển kinh tế nhanh bền vững thành phố Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế sách phát triển CSHT logistics cấp ngành địa phương Bổ sung sách quản lý phát triển đồng sở hạ tầng Logistics phần cứng phần mềm Chính sách đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thơng tin logistics,hạ tầng số Hồn thiện mơi trường, thu hút 1=Khơn g quan trọng 2=Ít quan 3=Trun 4=Qua trọn g bình n trọng g 5= Rất quan trọng                          tham gia khu vực tư nhân đầu tư xây dựng sở hạ tầng logistics Chính sách kết nối cảng biển với loại hình vận tải khác thơng qua trung tâm logistics có quy mơ lớn Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao cho ngành logistics Quy hoạch xây dựng trung tâm Logistics quy mô lớn, tầm quốc gia, vùng có kết nối với cảng quốc tế Tăng cường tra,kiểm tra XD phát triển CSHT logistics 10 Cần có chế, sách thành phố đất đai ,ưu đãi thuế cho phát triển sở hạ tầng logistics 11 Tăng cường phân công, phân cấp QLNN phát tiển CSHT logistics                               12.Giải pháp khác (xin nêu rõ): Cảm ơn hợp tác Quý Doanh nghiệp! ……… Ngày …… tháng …… năm 2021 Người trả lời phỏng vấn (ký tên) M A PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CÁC NHÀ QUẢN LÝ VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS “Quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng” Tên Quý vị:……………….….…………………………………… Vị trí cơng tác:…………………………………… …………………… Cơ quan cơng tác:……………………………… ……………………… Địa quan:……………………………… ……………………… Câu 1: Theo ông (bà) sở hạ tầng logistics bao gồm yếu tố cấu thành sau đây:  Cơ sở hạ tầng phần cứng (kho bãi, bến cảng, đường giao thông loại, trung tâm logisitics, trung tâm phân phối, loại cửa hàng …)  Cơ sở hạ tầng phần mềm (cơng nghệ thơng tin,hạ tầng số, chế sách, kỹ thực thi sách…)  Bao gồm hai yếu tố Câu 2: Theo ông (bà) hiểu QLNN phát triển sở hạ tầng logistics (Đánh dấu  vào thích hợp)  Quản lý Nhà nước phát triển CSHT logistics thực quản lý quy mơ tồn xã hội thống toàn ngành Sự quản lý thực quyền lực Nhà nước, hệ thống pháp luật chủ thể hoạt động đầu tư phát triển CSHT logistics Nhà nước thực kiểm tra, giám sát tất hoạt động đầu tư xây dung phát triển CSHT logistics kinh tế quốc dân  Quản lý nhà nước phát triển CSHT logistics xây dựng ban hành hệ thống pháp luật, sách phát triển, tạo môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triền CSHT logistics theo định hướng phát triển ngành logistics thông qua chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển logistics Câu 3: Theo ông (bà) hiểu cơng cụ sách quản lý phát triển sở hạ tầng logistics (Đánh dấu  vào thích hợp)  Tồn quan điểm, định hướng, giải pháp nhà nước liên quan đến phát triển sở hạ tầng thương mại, vận tải cơng nghệ thơng tin  Tồn quan điểm, định hướng, giải pháp nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics kết nối, liên kết, sử dụng hiệu sở hạ tầng thương mại, giao thông công nghệ thông tin theo hướng tối ưu hóa q trình vận động hàng hóa chuỗi cung ứng sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối với chi phí logistics thấp  Ý kiến khác (Xin nêu rõ) Câu 4: Theo ông (bà) đánh vai trò phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng (Đánh dấu  vào thích hợp) Chỉ tiêu đánh giá 1=Khơn g quan trọng 2= Ít quan trọn g 3=Trun g bình 4=Qua n trọng 5= Rất quan trọng                                         Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại văn minh,hiện đại thành phố Cung ứng hàng hóa dịch vụ với chi phí logistics thấp cho khách hàng Nâng cao suất, chất lượng, hiệu cho chủ thể sản xuất kinh doanh XNK Xây dựng sở hạ tầng thành phố thông minh xanh Thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố nhanh bền vững Xây dựng kinh tế xanh thành phố Góp phần giảm thời gian toán tàu vào cảng, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa thành phố Góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thơng, hình thành văn minh thị đại Câu 5: Ơng (bà) đánh giá QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng nay? cách khoanh trịn vào mức điểm thích hợp với ý nghĩa: 1= kém, = kém, 3= khá, 4= tốt, 5= tốt Chỉ tiêu đánh giá 1=Rất kém 2=Kém 3=Trung bình 4=Tốt 5= Rất tốt Cơ chế ,chính sách thành phố phát triển sở hạ tầng logistics                                              địa bàn Tính khả thi, hiệu lực QLNN mục tiêu, quy hoạch CSHT logistics thành phố Tính hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư phát triển CSHT logistics sách Tính đồng thuận xã hội đối tượng quản lý đồng hành quản lý nhà nước chủ thể Tính chia sẻ lợi ích rủi ro tương hỗ nhà nước với đối tượng quản lý Tính đồng bộ, thống yếu tố cấu thành sách quản lý Tính hài hịa quốc tế quản lý Tính cập nhật, tính quy luật phát triển CSHT logistics quản lý Tính phù hợp, ổn định, sát thực nội dung quản lý Câu 6: Theo ông (bà) đánh thực thi sách quản lý phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng (Đánh dấu  vào ô thích hợp) Chỉ tiêu đánh giá 1=Rất 2=Ké 3=Trun 4=Tố 5= Rất kém m g bình t tốt                                    Mức độ triển khai cụ thể hóa phát triển sách, pháp luật Trung ương thành sách phát triển CSHT logistics thành phố Mức độ minh bạch thống định thực sách máy quản lý sách thành phố Mức độ hiệu suất truyền thông đào tạo lực quản lý thực quản lý với đội ngũ cán quản lý nhà nước địa phương 4.Hiệu thực quy trình, thủ tục sách doanh nghiệp logistics nhà đầu tư phát triển CSHT logistics Chất lượng triển khai, thực sách quản lý phát triển CSHT logistics đội ngũ cán công chức thành phố Năng lực thực thi sách,pháp luật (tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm) doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực logistics Mức độ hài lòng nhà quản trị doanh nghiệp logistics nhà đầu tư phát triển CSHT logistics cán quản lý sách thành phố Câu 7: Ý kiến đánh giá Ông/Bà chất lượng sở hạ tầng logistics Hải Phòng nay?(Đánh dấu  vào thích hợp) Tiê chí Cảng biển Hệ thống phân phối hàng hóa Hệ thống đường Hệ thống đường sắt Cơ sở hạ tầng kho bãi 13 Cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin 14 Tính kết nối sở hạ tầng để giảm chi phí logistics 10 11 12 1=Rất kém       2=Ké m       3=Trun g bình                5= Rất tốt         4=Tốt Câu 8: Ông/Bà đánh thách thức lớn cảng biển Hải Phòng xây dựng sở hạ tầng logistics theo hướng đại? (Cho điểm theo thang điểm từ 1- 5, 1= Thách thức nhỏ nhất, 5= Thách thức lớn nhất, cách khoanh tròn vào số thích hợp) Cơ sở hạ tầng logistics khơng đồng bộ, 10 11 12 thiếu tính kết nối Cảng bị ảnh hưởng ùn tắc giao thông thành phố Thiếu quy hoạch chung thành phố phát triển sở hạ tầng logistics theo hướng bền vững Nguồn vốn phát triển sở hạ tầng logistics hạn chế Thiếu quan quản lý thống phát triển CSHT logistics địa phương Khai thác vận tải đa phương thức chưa quan tâm đầu tư để phát triển hệ thống logistics thành phố theo hương bền vững 4 4 4 5 5 5 Câu 9: Theo Ơng/Bà, Hải Phịng nên lựa chọn xây dựng phát triển mơ hình logistics cảng biển phát triển CSHT logistics số mơ hình sau đây? (Cho điểm theo thang điểm từ 1- 5, thấp nhất, cao cách khoanh trịn vào số thích hợp) Cảng biển → Đường sắt → Trung tâm Logistics → Ơ tơ → Khách hàng Cảng biển → Xe Container → Khách hàng Cảng biển → Xe container → Trung tâm Logistics → Ơ tơ → Khách hàng Cảng biển → Ơ tơ → Trung tâm Logistics → Ơ tơ → Khách hàng Cảng biển → Ô tơ → Khách hàng Mơ hình khác:……………………………… …………………………………………………… Câu 10: Ông/Bà đánh giá thực trạng phát triển sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin logistics Hải Phịng theo thang điểm – (Đánh dấu X vào thích hợp) 2= 1= Rất 3=Trun 4= 5= Rât Chỉ tiêu Thấ thấp g bình Cao cao p Xây dựng đề án phát triển công      nghệ phần mềm logistics Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ứng dụng công      nghệ thông tin khai thác CSHT logistics Chất lượng hạ tầng công nghệ      thông tin,hạ tầng số… Ứng dụng công nghệ thông tin      hoạt động kinh doanh doanh nghiệp logistics Thu hút đầu tư, hỗ trợ ứng dụng      phát triển công nghệ thơng tin logistics Cơ chế sách quản lý Nhà      nước phát triển CNTT logistics Câu 11: Ông/Bà đánh giá mức độ quan trọng giải pháp hoàn thiện QLNN phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng , theo thang điểm từ 1- (Đánh dấu X vào thích hợp) Chỉ tiêu Hồn thiện sách, pháp luật hành quản lý CSHT logistics địa bàn Xây dựng chiến lược phát triển sở hạ tầng logistics phần cứng phần mềm cho thành phố cảng Chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thơng tin logistics hạ tầng số Chính sách thu hút khu vực tư nhân đầu tư xây dựng sở hạ tầng logistics Tăng cường kết nối cảng biển với loại hình vận tải khác thơng qua trung tâm logistics có quy mơ lớn để xây dựng logistics 1= Không 2= 3= Rất quan Quan quan trọng trọng trọng                         xanh cho thành phố Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao cho ngành logistics thành phố Quy hoạch xây dựng KCN logistics trung tâm logistics quy mô lớn, tầm quốc gia, vùng có kết nối với cảng quốc tế, phát triển thị trường BĐS logistics Hải Phòng Phân định nhiệm vụ phân công,phân cấp QLNN phát triền CSHT logistics Thành lập quan QLNN phát triển sở    hạ tầng logistics từ trung ương đến địa phương Xin cảm ơn hợp tác Quý Ông/Bà! ………… Ngày……….tháng………năm 2021 Người trả lời vấn (Ký ghi rõ họ tên) ... trạng quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng, đánh giá doanh nghiệp quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng, kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà nước phát triển. .. cứu quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Chương 2: Những vấn đề lý luận thực tiễn quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước phát triển sở. .. triển sở hạ tầng logistics Hải Phòng thời gian qua vấn đề đặt quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng logistics - Đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước phát triển sở hạ tầng

Ngày đăng: 12/10/2022, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w