8 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG .... TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔN
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ: 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU: 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
PHẦN I 8
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 8
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 8
1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong 8
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong 9
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 10
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 10
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 12
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 13
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 15
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban 15
1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty 16
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 18
1.4.1 Kết quả hoạt động SXKD của công ty 18
Trang 22.4.1Tình hình tài chính của công ty 19
1.4.2.1 Cơ cấu lao động 19
1.4.2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 20
PHẦN 2 23
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 23
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 23
2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 23
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán 24
2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 25
2.2.1 Các chính sách kế toán chung 25
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 27
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 27
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 28
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 30
PHẦN 3 31
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG 31
3.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 31
3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 32
3.2.1 Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 32
3.2.2 Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 32
3.2.3 Đánh giá về tổ chức vận dụng sổ sách kế toán 33
KẾT LUẬN 34
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng, của Nhà trường đó là “học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất”
Từ yêu cầu cơ bản đó, sau khi kết thúc học lý thuyết về chuyên ngành kế toán, sinh viên chúng em được nhà trường cho đi thực tập nhằm tiếp cận thực
tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán vừa củng cố vận dụng những lý thưyết về chuyên môn vừa làm chủ được công việc sau này sau khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại các cơ quan xí nghiệp Trong thời gian thực tập sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức chuyên ngành vào việc quan sát tổng hợp đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập Trong giai đoạn thực tập tổng hợp sinh viên khảo sát các vấn đề chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại cơ sở thực tập, tìm hiểu các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán tại cơ sở thực tập
Qua thời gian thực tập tai công ty em có điều kiện tiếp cận thực tế, hiểu được khái quát tình hình của công ty và quy trình vận hành của các phần hành
kế toán, kết hợp những kiến thức được trang bị trong nhà trường em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán Trên cơ sở đó, cùng
với sự hương dẫn của cô giáo TS.BÙI THỊ MINH HẢI và các cô chú phòng
kế toán tại công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong em đã hoàn thành bài
Phần 2: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong
Trang 4Phần 3: Đánh giá thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Phần May Xuất
Khẩu Hà Phong, em rất mong được sự góp ý của cô giáo và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức sản xuất của cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần may xuất khẩu Hà
Phong
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ: 2.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 1.3 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty giai đoạn 2009-
2011
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng XNK Xuất nhập khẩu BHXH Bảo hiểm xã hội
TC-HC Tổ chức- hành chính KTDN Kế toán doanh nghiệp
Trang 8PHẦN I TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG
1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong
- Logo:
- Trụ sở: Xã Đoan Bái - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang
- Tên giao dịch quốc tế: Ha Phong export garment joint stock company ( Tên viết tắt: GARCO HAPHONG)
- Điện thoại: 0240 2471 701
- Fax: 0240.2471 712
- Mã số thuế: 2400 351 817
- Số tài khoản giao dịch ngân hàng: 43110000006452
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất
Trang 9- Ngành nghề kinh doanh: Gia công xuất khẩu hàng may mặc
- Tổng vốn điều lệ ban đầu: 18.000.000.000đ (18 tỷ đồng)
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Sản xuất hàng may mặc là ngành sản xuất ra đời rất sớm ở Việt Nam
Thị trường sản xuất hàng may mặc của Việt Nam nói chung đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, có uy tín trong nước và có thương hiệu trên thị trường thế giới Hiện nay, sản xuất hàng may mặc rất phát triển ở trong nước Hoà cùng
xu hướng đó, vào ngày 07 tháng 03 năm 2006 công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong đã được thành lập, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200300181 Sau thời gian hơn 1 năm, từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đến tháng 7/2007 công ty bắt đầu đi vào xây dựng Sau 6 tháng xây dựng, ngày 01/01/2008 công ty chính thức đi vào hoạt động
Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong là doanh nghiệp mới thành lập, với quy mô gần 60.000 m2 Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn về nhân công, máy móc thiết bị, các bộ phận hoạt động chưa nhuần nhuyễn, cán bộ kỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm….Song với trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm, luôn học hỏi kinh nghiệm, công ty luôn có những chính sách khen thưởng, động viên công nhân sản xuất, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Vì vậy, công ty nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và ngày càng phát triển Điều này có thể thấy rõ qua một số chỉ tiêu, sau 2 năm hoạt động, hiện nay số vốn điều lệ của công ty là 29.800.000.000đ (29,8 tỷ đồng); đầu năm 2008 số lượng lao động của toàn công ty là 2.000 lao động, khoảng hơn 1.500 máy công nghiệp Đến đầu năm
2010, toàn cán bộ, công nhân trong công ty đã lên đến 3.900 người; hơn 2.500 máy công nghiệp; công nhân lành nghề; trình độ kỹ thuật được nâng cao; cơ
Trang 10sở vật chất được khang trang; bộ máy quản lý chuyên sâu; đặc biệt hơn cả là đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn, mức thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao…
Mục tiêu của công ty trong tương lai là xây dựng được thương hiệu riêng; không ngừng củng cố vị thế, mở rộng quy mô sản xuất; tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước có tiềm năng ở châu Á, Châu Âu
Hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Mỹ Ngoài ra còn một số nước như: Canada, Đài Loan, Trung Quốc…
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ
Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tiền hành sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do BGĐ đề ra trong khuân khổ pháp luật và định hướng của Sở sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá phương pháp phục vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời gian mới
- Mở rộng các mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm bảo cân bằng thu chi, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động
Trang 11- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty còn có quyền hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh doanh.Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
Ngay từ khi thành lập Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong luôn phấn đấu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước các khoản thuế, phí, lệ phí & các khoản khác; đồng thời cũng luôn cố gắng phấn đấu để đảm bảo thực hiện tốt nhất các chế độ, chính sách đối với công nhân viên trong công ty (lương, thưởng, nghỉ phép ) giúp họ có một môi trường làm việc tin cậy, đạt hiệu quả công việc và găn bó lâu dài vơi sự phát triển của công ty Một số khẩu hiệu hành động của công ty như: “Chất lượng sản phẩm hôm nay là việc làm ngày mai”, “Chất lượng sản phẩm, Giao hàng đúng tiến
độ là sự sống còn của công ty”
Trang 121.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong chủ yếu là gia công xuất khẩu hàng may mặc Sản phẩm tạo ra là quần áo như:
quần áo bò, quần áo sơmi, áo jacket, quần áo trẻ em các loại, váy ngắn, váy dài…
Ngoài ra, công ty còn mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, cung cấp lao động cho thị trường trong nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Với đặc trưng doanh nghiệp sản xuất lại phần lớn là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công, vì vậy một yêu cầu được đặt ra là cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong việc chế tạo, sản xuất sản phẩm Theo
đó mô hình tổ chức sản xuất của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong bao gồm hai xí nghiệp: xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 Các xí nghiệp tuy hoạt động độc lập với nhau nhưng đều trực thuộc công ty; điều này đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của công ty đối với các xí nghiệp Trong các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp lại bao gồm các bộ phận khác nhau như bộ phận cắt, bộ phận mài, bộ phận may, bộ phận thêu Các bộ phận hoạt động có nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, đảm bảo quy trình sản xuất và đảm bảo thời gian giao hàng
Có thể tóm lược mô hình tổ chức sản xuất của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức sản xuất của cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Trang 13MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Do hình thức hoạt động của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như quần áo bò, áo jacket, quần áo trẻ em, váy các loại nên quá trình sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt với số lượng sản phẩm lớn, quy trình công nghệ khép kín, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và xen kẽ; sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn như: cắt, thêu, in, may, mài Do vậy, có thể nói quy trình công nghệ của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục Ta có thể mô tả như sau:
1) Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, phòng kỹ thuật đưa ra một định mức theo yêu cầu của khách hàng; căn cứ vào định mức này phòng kế hoạch có nhiệm vụ cân đối lại lượng nguyên vật liệu đảm bảo có thể tiết kiệm nhất số nguyên liệu mà khách hàng đã cung cấp Sau hoàn thành cân đối vật
tư, phòng kế hoạch đưa ra một định mức chính thức và ra lệnh sản xuất cho từng tổ, từng phân xưởng
Công ty
Xí nghiệp 1
Bộ phận may
Bộ phận mài
Bộ phận cắt
Bộ phận thêu
Bộ phận hoàn thiện
BP đóng gói
Xí nghiệp 2
Trang 142) Nguyên vật liệu ban đầu (vải) trước tiên sẽ được đưa vào nhà cắt
Tại đây, vải được trải, đặt mẫu, đánh số và sau đó được đưa đến các tổ may
Đối với những sản phẩm có yêu cầu cần phải thêu, in được tiến hành thêu, in trước khi tiến hành may Trong quá trình may, mỗi công nhân chỉ may chuyên môn một bộ phận riêng lẻ của sản phẩm rồi chuyển cho ngươi ở công đoạn sau
3) Sản phẩm khi may xong được tẩy, mài, giặt, là, ủi; sau đó, phải qua kiểm tra của bộ phận KCS, nếu sản phẩm đảm bảo chất lượng yêu cầu thì nhập kho thành phẩm; nếu sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, bộ phận hoàn thiện trả lại các tổ may yêu cầu sửa chữa lại
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nói chung, dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về từng loại vải cắt, về thời gian hoàn thành nhưng đều được tham gia vào quy trình sản xuất trên cùng một dây chuyền, chỉ không tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian mà thôi
Kho
Kho phụ liệu
Kỹ thuật hướng dẫn
Kỹ thuật ra
Nhập kho
Trang 151.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban
- Hội Đồng Quản Trị: là một tổ chức ban lãnh đạo của công ty Hội đồng
quản trị có quyền bầu và miễn nhiệm tổng giám đốc Đứng đầu là chủ tịch hội
đồng quản trị
- Ban kiểm soát: Có chức năng giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc: Là người chỉ đạo bộ máy quản lý của công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của công ty mình, đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và tất cả các bộ phận khác
- Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất: Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phó Tổng giám đốc xuất nhập khẩu: trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
- Phó Tổng giám đốc thường trực (Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính):
quản lý các hoạt động của công ty theo sự chỉ đạo và uỷ quyền của tổng giám đốc
- Phòng tổ chức - hành chính: Phòng tổ chức - hành chính có chức năng tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc công ty, làm công tác tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể
+ Đối với công tác tổ chức lao động, tiền lương: Có chức năng giúp cho tổng giám đốc công ty quản lý toàn bộ công tác lao động và tiền lương trong phạm
vi toàn bộ công ty
Trang 16+ Đối với công tác hành chính: Có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc duy trì mọi hoạt động chung của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ Đối với công tác bảo vệ tự vệ: Có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo bí mật nội
bộ, ngăn ngừa hoạt động phá hoại kinh tế và các hành vi trộm cắp của công
ty
- Phòng kế toán: Nhiệm vụ chính là tổ chức hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán và lên báo cáo; đảm bảo tính kịp thời, chính xác và trung thực
- Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ nghiên cứu để đưa ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm một cách hợp lý; điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các xí nghiệp; tổng hợp, cân đối lại vật tư, xây dựng các phương án kinh doanh và tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm
Ngoài ra phòng KCS còn có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ
công ty đến xí nghiệp Dưới sự chỉ đạo của các phòng ban còn có hai xí
nghiệp với sự chỉ đạo của các giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp Các giám đốc xí nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh của hai xí nghiệp và báo cáo lên các phòng ban
Giúp việc cho các giám đốc là các quản đốc quản lý phân xưởng và các tổ trưởng quản lý các tổ sản xuất
1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty
Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong có mô hình tổ chức sản xuất dưới dạng công ty cổ phần, đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị với sự chỉ
Trang 17đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi việc của công ty, có quyền bầu và miễn nhiệm tổng giám đốc công ty
Làm việc dưới sự chỉ đạo Hội đồng quản trị là Ban giám đốc Ban giám đốc hiện tại gồm 4 người: 1 Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc Các Phó tổng giám đốc bao gồm: 1 Phó tổng giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu, 1 Phó tổng giám đốc thường trực và 1 Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành sản xuất
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch, XNK
Tổ trưởng Quản đốc Phòng kế toán Phòng Tổ chức
- Hành chính
Phòng KCS
GĐ Xí nghiệp 1
Tổ trưởng Quản đốc
GĐ Xí nghiệp 2
Ban kiểm soát