1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

257 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Đào Tạo Trình Độ Đại Học Ngành Khoa Học Môi Trường Ở Đại Học Quốc Gia Lào Trong Bối Cảnh Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Hiện Nay
Tác giả Davisouk Noynaly
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu, PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh
Trường học Đại học quốc gia Lào
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 257
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Thứ nhất, bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện nay yêu cầu mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) phải phát triển nguồn nhân lực Ngành khoa học môi trường: Toàn cầu hoá và hội nhập, phát triển kinh tế tri thức và kinh tế thị trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN), nhất là phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra những cơ hội cho mọi quốc gia trên thế giới phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, cùng với mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc và dân chủ, hợp tác và phát triển bền vững và toàn diện KT-XH thì hiện nay loài người đang đứng trước những thách thức mang tính thời đại như: + Sự cạnh tranh giữa các nước với nhau về kinh tế thương mại, giành giật tài nguyên và khai thác năng lượng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, phát triển công nghệ, huy động nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, … + Các nguy cơ mất an ninh phi truyền thống như an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh con người, an ninh cộng đồng và an ninh môi trường, … đang hiện hữu và ngày càng gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt là môi trường sống bị huỷ hoại. Các thách thức trên đã buộc mọi quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp với nhau để cùng hành động bảo vệ môi trường. Từ đó, cùng với việc tập trung vào phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực Ngành khoa học môi trường ở mỗi quốc gia là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. - Thứ hai, đứng trước bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ Nước CHDCND Lào đã có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giảm thiệt hại thiên tai, trong đó có phát triển nguồn nhân lực khoa học môi trường, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đối phó với các nguy cơ mất an ninh môi trường đang hiện hữu ở Nước CHDCND Lào: Nước CHDCND Lào là một quốc gia ở trung tâm bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á, có diện tích nhỏ, dân số ít với nhiều dân tộc có trình độ dân trí còn thấp, nền KT-XH còn đang trong trình trạng chậm phát triển; nhưng địa hình tương đối phức tạp (chủ yếu đồi núi, rừng nhiệt đới, sông suối với khí hậu lục địa khô nóng khắc nghiệt). Các nguy cơ hủy hoại môi trường đang hiện hữu như nạn đốt phá rừng và khai thác gỗ trái phép còn phổ biến; nạn khai thác mỏ khoáng sản và kim loại quý trong lòng đất chưa có sự kiểm soát triệt để; quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ chưa thật hợp lý; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tùy tiện và thiếu khoa học; các công trình xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt còn quá hạn chế; vấn đề người dân được tiếp cận với nước sạch, giáo dục vệ sinh cơ bản và các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đồng đều giữa các khu vực khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo … dẫn đến những hiểm họa mất cân đối hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước sạch và không khí, mất an toàn nguồn lương thực và thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người dân giữa các khu vực khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo. Đứng trước các vấn đề của bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ Nước CHDCND Lào đã khẳng định“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [22] có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để quyết định tương lai của các dân tộc Lào. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (13-15/ 01/ 2021) [23] đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, 6 mục tiêu, 6 nhiệm vụ và giải pháp, 4 khâu đột phá nhằm phát triển KT-XH của đất nước Lào; trong đó một trong những quan điểm chỉ đạo là “Thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia”; một trong những mục tiêu phát triển KT-XH là “Đảm bảo sự cân đối trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai”; một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH là “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giảm thiệt hại thiên tai”; từ đó có các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như “Coi trọng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhằm xây dựng xã hội văn minh, công bằng và đảm bảo môi trường bền vững; xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ổn định, vững chắc”[23]. Từ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trên nhận thấy đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường là một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm tại CHDCND Lào. - Thứ ba, quản lý đào tạo là một trong các yếu tố có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường: Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình tác động đến các người được đào tạo nhằm làm cho họ lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ... một cách có hệ thống về một lĩnh vực khoa học để vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống bản thân và góp phần phát triển KT-XH. Mặt khác, quản lý có vai trò định hướng và quyết định đến chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động xã hội. Chính vì vậy, quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường là một trong yếu tố có tác dụng và giá trị quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường, góp phần vào bảo vệ môi trường sống của loài người. - Thứ tư, Đại học quốc gia Lào (ĐHQG Lào) có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều lĩnh vực phát triển KT-XH của Nước CHDCND Lào; trong đó có Ngành Khoa học môi trường. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng với bề dày chỉ 20 năm, cho nên ĐHQG Lào chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, dẫn đến chất lượng đào tạo ngành này thực sự chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH; từ đó nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay là việc làm rất có ý nghĩa. - Thứ năm, hiện nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào: Đã có các công trình khoa học của một số nhà khoa học ở trong và ngoài nước Lào nghiên cứu về quản lý đào tạo nguồn nhân lực nhiều ngành, nghề với các trình độ khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đó đã vận dụng vào đào tạo và quản lý đào tạo tại nhiều trường đại học, trong đó có ĐHQG Lào; tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Từ các lý do chủ yếu về lý luận và thực tiễn nêu trên, với cương vị là một giảng viên kiêm cán bộ quản lý của Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào, tôi chọn đề tài “Quản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nguồn nhân lực và cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đề xuất được các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo trình độ đai học Ngành Khoa học môi trường. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo trình độ của đai học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào hiện nay đang có vấn đề gì về lý luận và thực tiễn dẫn đến phải tổ chức nghiên cứu? - Dựa trên lý thuyết nào là phù hợp nhất trong nhiều lý thuyết quản lý đào tạo nguồn nhân lực để chỉ ra các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, cách thức triển khai quản lý các yếu tố đó như thế nào, quản lý các yếu tố đó đang có các khó khăn, bất cập nào và do các nguyên nhân nào? - Những giải pháp quản lý nào cần phải triển khai để tháo gỡ các khó khăn và khắc phục những bất cập có trong thực trạng quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay ? 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào đã có một số kết quả đáng trân trọng; tuy nhiên vẫn hiện hữu một số hạn chế về quản lý dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Chất lượng đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào có thể được nâng cao nếu ĐHQG Lào dựa trên lý thuyết quản lý quá trình đào tạo để triển khai khả thi các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục được những bất cập trong thực trạng quản lý: phát triển chương trình đào tạo, tuyển sinh, giảng dạy, học tập, đảm bảo phương tiện và điều kiện đào tạo, hợp tác đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo và các hoạt động sau đào tạo. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.3. Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo trình độ đai học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất. 7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý đào tạo trình độ đại học hệ chính quy Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào. - Chủ thể triển khai các giải pháp quản lý đề xuất trong luận án là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trường phụ trách đào tạo và một số cán bộ quản lý (CBQL) cấp Khoa/ Phòng; trong đó Hiệu trưởng đóng vai trò chủ yếu và có trách nhiệm chính; trưởng Khoa Môi trường và trưởng Phòng Đào tạo có vai trò và trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng, phối hợp với trưởng các phòng Đào tạo, Quản lý chất lượng, Tổ chức - Quản lý nhân sự, .. triển khai các giải pháp theo quyết định của Hiệu trưởng. - Đối tượng được chọn để khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, để khảo nghiệm các giải pháp sẽ đề xuất trong luận án này là: + Một số CBQL và chuyên viên trong một số Vụ chuyên môn của Bộ Giáo dục và Thể thao (GD&TT) Lào; + Một số CBQL cấp trường, cấp Khoa/Phòng của ĐHQG Lào; + Một số giảng viên (GV) và một số sinh viên (SV) đã được đào tạo và đang được đào tạo của Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào; + Đại diện một số cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn và của tỉnh Viêng Chăn đã tuyển dụng sinh viên Ngành Khoa học môi trường được đào tạo ở ĐHQG Lào. - Đơn vị được chọn để thử nghiệm một số giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án này là Khoa Môi trường của ĐHQG Lào. - Số liệu khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu thập trong bốn năm học, từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021. 8. CÁC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Cách tiếp cận trong nghiên cứu 8.1.1. Tiếp cận quá trình - Theo giáo dục học, đào tạo là một quá trình được cấu thành bởi các yếu tố (thành tố): chương trình đào tạo, tuyển sinh, giảng dạy, học tập, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo (CSVC&TBĐT), môi trường đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo. Các yếu tố đó có nội dung và cách thức triển khai khác nhau, nhưng quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau, cùng nhằm đạt tới mục tiêu là chất lượng đào tạo. Như vậy, quản lý đào tạo nguồn nhân lực là quản lý một quá trình triển khai có chất lượng và hiệu quả các yếu tố: chương trình đào tạo, tuyển sinh, giảng dạy, học tâp, CSVC&TBĐT, môi trường đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo. - Theo mô hình CIPO, đào tạo nguồn nhân lực có các yếu tố đầu vào (Input), tiến trình (Process), đầu ra (Output/Outcome) dưới sự tác động của yếu tố bối cảnh (Context). Như vậy, quản lý đào tạo nguồn nhân lực theo mô hình CIPO là quản lý các yếu tố đầu vào, tiến trình và đầu ra dưới sự tác động của yếu tố bối cảnh. Thực chất, cơ sở khoa học của mô hình CIPO cũng dựa trên lý thuyết về quá trình đào tạo nguồn nhân lực đã nêu ở trên; nhưng có sắp xếp các yếu tố thành các nhóm: đầu vào, tiến trình, đầu ra và sự tác động của bối cảnh (môi trường). Trong nghiên cứu đề tài luận án này, tiếp cận quá trình là cách phối hợp lý thuyết về quá trình đào tạo với mô hình đào tạo của CIPO nhằm chỉ ra (nhận biết) các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường và yêu cầu triển khai các yếu tố trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay; từ đó chỉ ra quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường là quản lý một quá trình triển khai các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo (đã chỉ ra). Trên cơ sở các nhận biết đó có căn cứ khảo sát và đánh giá để chỉ ra các mặt thuận lợi và cơ hội, cũng như các khó khăn và bất cập trong thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào nhằm có đủ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn và khắc phục những bất cập có trong thực trạng các quản lý các yếu tố đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 8.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản Quản lý là hoạt động được triển khai thông qua các chức năng quản lý cơ bản (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra); mặt khác ĐHQG Lào cũng có chức năng và các đơn vị (khoa và phòng) của ĐHQG Lào (khoa và phòng) cũng có các chức năng cụ thể. Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận án này sẽ có căn cứ lý thuyết để xem xét các hoạt động quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường dưới góc độ triển khai các chức năng quản lý cơ bản của các chủ thể quản lý trong triển khai các hoạt động của quá trình đào tạo; đồng thời xác định các hoạt động cụ thể trong triển khai mỗi giải pháp quản lý theo một chu trình từ kế hoạch hóa đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 8.1.3. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu đề tài luận án này là xác định trong đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường có các hoạt động nào khi triển khai từng yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, quản lý từng hoạt động đó ra sao; từ đó có các căn cứ lý luận để tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng từng hoạt động đào tạo và thực trạng quản lý các hoạt động đó nhằm nhận biết các khó khăn và bất cập trong quản lý để có giả pháp quản lý phù hợp.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  DAVISOUK NOYNALY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  DAVISOUK NOYNALY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Phúc Châu PGS.TS Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN ÁN DAVISOUK NOYNALY i LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học của Học viện Quản lý giáo dục cùng các nhà khoa học và các thầy cô giáo đã tận tình quản lý, giảng dạy, giúp đỡ tác giả luận án trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Đại học quốc gia Lào; lãnh đạo, giảng viên và đồng nghiệp, cựu sinh viên của Khoa Môi trường thuộc Đại học quốc gia Lào; các đại diện một số cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Thủ đô Viêng Chăn và Tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tác giả luận án khảo sát thực trạng, triển khai thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phúc Châu và PGS.TS Nguyễn Thành Vinh đã tận tâm hướng dẫn khoa học cho tác giả luận án trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án này Xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình đã có sự chia sẻ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả luận án hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình TÁC GIẢ LUẬN ÁN DAVISOUK NOYNALY ii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ADB The Asian Development Bank CBQL Cán bộ quản lý CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CIPO Context, Input, Process, Output/Outcome CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ĐHQG Đại học quốc gia GV Giảng viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GD&TT Giáo dục và Thể thao KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội Nxb Nhà xuất bản SV Sinh viên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN .ii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .x MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HIỆN NAY 11 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .11 1.1.1 Những nghiên cứu về quản lý đào tạo nguồn nhân lực 11 1.1.2 Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 15 1.1.3 Nhận xét chung về các công trình được tổng quan và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .20 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 21 1.2.1 Môi trường, Khoa học môi trường và Ngành Khoa học môi trường 23 1.2.2 Đào tạo, đào tạo Ngành Khoa học môi trường .25 1.2.3 Quản lý, quản lý đào tạo ngành Khoa học môi trường 27 1.3 ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY .27 1.3.1 Bối cảnh phát triển KT-XH và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo trình độ đại học Ngành khoa học môi trường 27 1.3.2 Các hoạt động chủ yếu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực .32 1.3.3 Yêu cầu đối với từng hoạt động trong quá trình đào tạo trình độ đại học 35 1.3.4 Đặc điểm đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 43 1.4 CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 48 1.4.1 Quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo 48 1.4.2 Quản lý hoạt động tuyển sinh 49 1.4.3 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 50 1.4.4 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên 51 1.4.5 Quản lý hoạt động trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo .52 1.4.6 Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp .52 1.4.7 Quản lý các hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh .53 1.4.8 Quản lý hoạt động đánh giá và công nhận kết quả đào tạo 54 iv 1.4.9 Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo 55 1.5 NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 56 1.5.1 Các yếu tố khách quan 56 1.5.2 Các yếu tố chủ quan 59 Kết luận Chương 1 .61 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO 63 2.1 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BÀI HỌC CHO ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO .63 2.1.1 Kinh nghiệm quản lý đào tạo của một số nước phát triển 63 2.1.2 Kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường .66 2.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Đại học quốc gia Lào về quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường 68 2.2 KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO 70 2.2.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 70 2.2.2 Khái quát về Đại học quốc gia Lào 73 2.2.3 Khái quát về Khoa Môi trường của Đại học quốc gia Lào .76 2.3 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .78 2.3.1 Mục đích 78 2.3.2 Nội dung 78 2.3.3 Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng 78 2.3.4 Phương pháp khảo sát .80 2.3.5 Hình thức tổ chức 80 2.3.6 Công cụ khảo sát và công cụ xử lý số liệu 80 2.4 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO 82 2.4.1 Thực trạng chương trình đào tạo .82 2.4.2 Thực trạng tuyển sinh .84 2.4.3 Thực trạng giảng dạy của giảng viên 86 2.4.4 Thực trạng học tập của sinh viên 88 2.4.5 Thực trạng trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 90 2.4.6 Thực trạng phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo 92 2.4.7 Thực trạng hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh .94 2.4.8 Thực trạng đánh giá và công nhận kết quả đào tạo 96 v 2.4.9 Thực trạng các hoạt động sau một khoá đào tạo .98 2.4.10 Kết quả khảo sát nhóm sinh viên về các hoạt động đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 101 2.5 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO 103 2.5.1 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo .103 2.5.2 Thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh 105 2.5.3 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 107 2.5.4 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên 109 2.5.5 Thực trạng quản lý trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo .111 2.5.6 Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp 113 2.5.7 Thực trạng quản lý các hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh 115 2.5.8 Thực trạng quản lý các hoạt động đánh giá và công nhận kết quả đào tạo 117 2.5.9 Thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo .119 2.5.10 Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào .123 2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO .124 2.6.1 Những điểm mạnh, nguyên nhân 124 2.6.2 Những bất cập và nguyên nhân .125 Kết luận Chương 2 .128 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KT-XH HIỆN NAY 130 3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .130 3.1.1 Các quan điểm 130 3.1.2 Các nguyên tắc 130 3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KT-XH HIỆN NAY 133 3.2.1 Tổ chức phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay 133 3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên Khoa Môi trường về lý luận giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên 138 vi 3.2.3 Tổ chức ký kết và triển khai hợp đồng hợp tác đào tạo Ngành Khoa học môi trường theo hình thức “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp với Đại học quốc gia Lào 146 3.2.4 Chỉ đạo triển khai các hoạt động phát huy những thuận lợi và hạn chế bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào quá trình đào tạo Ngành Khoa học môi trường 151 3.2.5 Tổ chức cải tiến quản lý các hoạt động đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường .155 3.2.6 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL cấp Khoa/ Phòng của Đại học quốc gia Lào về lý luận quản lý đào tạo trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 161 3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 167 3.4 KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ .169 3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp, công cụ và đối tượng xin ý kiến trong khảo nghiệm 169 3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 170 3.5 THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ .175 3.5.1 Mục đích thử nghiệm 175 3.5.2 Nội dung thử nghiệm và giới hạn thử nghiệm 176 3.5.3 Giả thuyết thử nghiệm 176 3.5.4 Địa điểm và đối tượng tham gia thử nghiệm 177 3.5.5 Tiêu chí và thang đo kết quả thử nghiệm 177 3.5.6 Tiến hành thử nghiệm 178 3.5.7 Kết quả thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm 180 Kết luận Chương 3 .184 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 186 1 Kết luận 186 2 Khuyến nghị 189 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN NỘI DUNG LUẬN ÁN 192 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC vii đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào với bối cảnh; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của người trả lời câu hỏi (Do người hỏi ghi) Câu hỏi 8 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động đánh giá và công nhận kết quả đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của người trả lời câu hỏi (Do người hỏi ghi) Câu hỏi 9 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với các hoạt động sau khoá đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của người trả lời câu hỏi (Do người hỏi ghi) Câu hỏi 10 Đề nghị quý vị cho biết các kinh nghiệm đào tạo Ngành Khoa học môi trường ở trường đại học mà quý vị đang công tác ? Tóm tắt nội dung trả lời của người trả lời câu hỏi (Do người hỏi ghi) PL26 PHẦN TRAO ĐỔI THEO TÌNH HUỐNG (do người hỏi ghi, nếu có) Chữ ký của người trả lời (không bắt buộc) Chữ ký của người hỏi PL27 Phụ lục 5 TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN (Theo các câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 5) Câu hỏi 1 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; SIN.TKMT và KEO.GVMT cho biết: chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo chỉ đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Bình thường; khâu yếu nhất là chưa thường xuyên điều chỉnh chuẩn đầu ra trước khoá đào tạo Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 2 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động tuyển sinh trong đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; PHE.QLĐT và KHU.QLSV cho biết: tuyển sinh và quản lý hoạt động tuyển sinh tuy chưa đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức Rất tốt, nhưng đã đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức Tốt; Nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 3 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trong đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh PHE.QLĐT; OSA.GVMT và KEO.GVMT cho biết: giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chỉ đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Bình thường; khâu yếu nhất là một số giảng viên chưa thực sự giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào PL28 Câu hỏi 4 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh PHE.QLĐT; KHU.QLSV và THA.SVMT cho biết: hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của sinh viên tuy chưa đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Rất tốt, nhưng đã đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Tốt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 5 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo (CSVC&TBĐT) trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; SIN.TKMT và KEO.CSVMT cho biết: trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT và CSVC&TBĐT tuy chưa đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Rất tốt, nhưng đã đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Tốt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 6 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động hợp tác đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào với các doanh nghiệp; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; VON.STN&MT và PHE.QLĐT cho biết: hợp tác đào tạo và quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp chỉ đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Bình thường; khâu yếu nhất là chưa đẩy mạnh “đào tạo theo đơn đặt hàng” của doanh nghiệp với ĐHQG Lào Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp Câu hỏi 7 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với các hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào với bối cảnh; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? PL29 Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh VON.STN&MT; SOSA.GVMT; PHE.QLĐT và SIN.TKMT cho biết: tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh và quản lý hoạt động này chỉ đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Bình thường; khâu yếu nhất là chưa tổ chức tốt các hoạt động tận dụng thuận lợi và hạn chế các không thuận lợi từ bối cảnh tác động vào quản lý đào tạo Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 8 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với hoạt động đánh giá và công nhận kết quả đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; SIN.TKMT; PHE.QLĐT; KEO.GVMT và KEO.CSVMT cho biết: đánh giá và công nhận kết quả đào tạo và quản lý đánh giá và công nhận kết quả đào tạo tuy chưa đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Rất tốt, nhưng đã đạt các yêu cầu và quản lý có chất lượng ở mức độ Tốt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 9 Đề nghị quý vị cho biết nhận định của mình về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo đối với các hoạt động sau khoá đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG; đồng thời cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các Ông (Bà) có ký hiệu định danh NAM.PTĐT; PHE.QLĐT và VON.STN&MT cho biết: hợp tác đào tạo và quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp chỉ đạt các yêu cầu và có chất lượng ở mức độ Bình thường; khâu yếu nhất là chưa tổ chức tốt về cải tiến quản lý đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định chương trình đào tạo Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Câu hỏi 10 Đề nghị quý vị cho biết các kinh nghiệm đào tạo Ngành Khoa học môi trường ở trường đại học mà quý vị đang công tác ? Tóm tắt nội dung trả lời của các người trả lời câu hỏi Các ông (Bà) có ký hiệu định danh KĐH.ĐHMT; VTN.ĐHMT đã trả lời về quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường với đại ý: PL30 - Dựa trên các văn bản pháp lý như: Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD&ĐT Việt Nam và theo Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Việt Nam về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học - Chương trình đào tạo được trường đại học tự chủ xây dựng, thẩm định, ban hành; trong đó xác định rõ mục tiêu trên cơ sở chuẩn đầu ra của từng ngành; được quy định rõ khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học và trình độ đào tạo - Tuyển sinh được thực hiện theo phương án tuyển sinh của trường đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho phép, nhưng các trường đại học được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế số lượng thí sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào - Quản lý hoạt động giảng dạy là trách nhiệm của Khoa Môi trường phối hợp với các Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý chất lượng, các cố vấn học tập để quản lý phát triển chương trình, viết giáo trình, soạn và triển khai kế hoạch dạy học, hướng dẫn SV thực tập và đánh giá kết quả học tập của SV; đặc biệt coi trọng bồi dưỡng thường xuyên cho GV về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm - Quản lý hoạt động học tập của SV: có sự phối hợp trách nhiệm giữa Khoa Môi trường với các Phòng đào tạo, Quản lý SV, Quản lý chất lượng, Quản lý khoa học, Thư viện, Thí nghiệm và đội ngũ cố vấn học tập - Quản lý CSVC&TBĐT: được phối hợp trách nhiệm quản lý giữa các phòng Thư viện, Thiết bị, Thí nghiệm, Kế hoạch - Tài chính, Đào tạo với Khoa Môi trường kiểm kê, dự trù, mua sắm, trang bị, hướng dẫn sử dụng, bảo quản và phát triển - Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp: có nhiều hình thức liên kết với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp là thị trường tuyển dụng SV đã tốt nghiệp; trong đó bước đầu đã có hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng - Quản lý các hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh: có sự phối hợp trách nhiệm giữa các Phòng/ Ban chức năng và Khoa Môi trường với các tổ chức chính trị - xã hội trong trường và ngoài trường - Quản lý đánh giá kết quả đào tạo: Phòng Quản lý chất lượng phối hợp với Khoa Môi trường và với Phòng Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với nhau để triển khai đánh giá kết quả học tập của sinh viên và kết quả giảng dạy của giảng viên - Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo: coi trọng hoạt động kiểm định chương trình đào tạo; thu thập thông tin từ bên tuyển dụng; đồng thời phối hợp với các tổ chức sử dụng lao động tư vấn việc làm và tuyển dụng SV PL31 Phụ lục 6 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Để giúp chúng tôi nhận biết được mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào; đề nghị quý Ông (hoặc Bà) vui lòng cho biết quan điểm của mình về các mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý bằng cách đánh dấu  hoặc cho điểm vào các dòng và cột tương ứng với từng giải pháp trong bảng câu hỏi dưới đây? 1 Mức độ cấp thiết của các giải pháp? TT 1 2 3 4 5 6 Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào Các mức độ cấp thiết Rất cấp thiết (5Đ) Cấp thiết (4Đ) Ít Bình cấp thường thiết (3Đ) (2Đ) Không cấp thiết (1Đ) Tổ chức phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Khoa Môi trường về lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Tổ chức ký kết và triển khai hợp đồng hợp tác đào tạo Ngành Khoa học môi trường theo hình thức “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp với ĐHQG Lào Chỉ đạo triển khai các hoạt động phát huy những thuận lợi và hạn chế bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào quá trình đào tạo Ngành Khoa học môi trường Chỉ đạo cải tiến quản lý các hoạt động đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL cấp Khoa/ Phòng của ĐHQG Lào về lý luận quản lý đào tạo trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Các ý khiến khác của quý Ông (Bà) nếu có: PL32 2 Mức độ tính khả thi của các giải pháp? TT 1 2 3 4 5 6 Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào Các mức độ khả thi Rất khả thi (5Đ) Khả thi (4Đ) Bình thường (3Đ) Ít khả thi (2Đ) Không khả thi (1Đ) Tổ chức phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Khoa Môi trường về lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Tổ chức ký kết và triển khai hợp đồng hợp tác đào tạo Ngành Khoa học môi trường theo hình thức “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp với ĐHQG Lào Chỉ đạo triển khai các hoạt động phát huy những thuận lợi và hạn chế bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào quá trình đào tạo Ngành Khoa học môi trường Chỉ đạo cải tiến quản lý các hoạt động đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL cấp Khoa/ Phòng của ĐHQG Lào về lý luận quản lý đào tạo trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Các ý khiến khác của quý Ông (Bà) nếu có: Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác quý báu của quý Ông (Bà)! Nếu không có gì trở ngại, đề nghị quý Ông (Bà) cho biết: + Họ và tên: + Chức vụ: + Cơ quan đang công tác: PL33 Phụ lục 7 SẢN PHẨM THỬ NGHIỆP GIẢI PHÁP QUẢN LÝ (đã dịch từ Tiếng Lào sang Tiếng Việt) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (Training program Bachelor of Environmental Science Specialized in Environmental Management) 1 Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo cử nhân khoa học môi trường: Chuyên ngành Quản lý môi trường (Training program Bachelor of Environmental Science Specialized in Environmental Management) 2 Trình độ đào tạo: Cử nhân đại học 3 Mục đích đào tạo Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn mực đạo đức, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến quản lý môi trường để quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững, để học tập, nghiên cứu, giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến môi trường và quản lý môi trường 4 Chuẩn đầu ra của sinh viên Sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành Quản lý môi trường đạt được các yêu cầu cơ bản dưới đây 4.1 Yêu cầu về kiến thức - Có đủ các tri thức chuyên môn: các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học quản lý, khoa học tài nguyên và môi trường - Có đủ các năng lực nghề nghiệp để quản lý việc bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững; có năng lực tự học, nghiên cứu, giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường 4.2 Yêu cầu về kỹ năng - Có được các kỹ năng cứng: Kỹ năng hiểu và vận dụng chuyên môn, kỹ năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề trong quản lý tài nguyên và môi trường - Có được các kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng tin học PL34 4.3 Yêu cầu về thái độ - Có phẩm chất đạt chuẩn mực bản sắc đạo đức của dân tộc và khả năng hòa nhập văn hóa với các dân tộc khác; có ý thức yêu nghề và chăm lo đến phát triển năng lực nghề nghiệp cho bản thân; có trách nhiệm công dân (trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng và xã hội) - Có tác phong tận tụy và làm việc khoa học với các hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp; có thái độ nghiêm túc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH, phát triển khoa học quản lý tài nguyên và môi trường - Có khả năng cập nhật kiến thức mới về quản lý và về khoa học môi trường; luôn luôn biết tìm tòi, phát hiện và sáng tạo các biện pháp để hoàn thành công việc 4.4 Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp Sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý môi trường có đủ phẩm chất và năng lực làm việc trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp với vị trí việc làm là CBQL, chuyên viên kỹ thuật, giảng viên hoặc nhân viên tư vấn, giám sát trong các tổ chức đó như dưới đây: - Các tổ chức hoặc đơn vị như cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, tổ chức hoạt động về môi trường - Các Trung tâm nghiên cứu và triển khai có chức năng phân tích, quan trắc môi trường - Các cơ quan cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường có chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vị phạm quy định bảo vệ môi trường - Bộ, Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng quản lý, nghiên cứu, điều hành và thực thi các hoạt động xã hội về tài nguyên và môi trường - Các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học môi trường - Các tổ chức trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia có chức năng tư vấn, giám sát về an toàn môi trường lao động và sức khỏe 4.5 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường Có khả năng tiếp tục học trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo các chuyên ngành trong Ngành Khoa học môi trường hoặc học thêm các ngành khác có liên quan; có khả năng chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, đề án khoa học và công bố các kết quả nghiên cứu đó PL35 5 Thời gian tổ chức giảng dạy và học tập Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý môi trường này được phát triển do thử nghiệm giải pháp, nếu được ban hành sẽ giảng dạy trong 4 năm, với 08 học kỳ (mỗi năm 2 học kỳ; nghỉ hề thuộc học kỳ 2 trong năm) Một tuần học 05 ngày hoặc tối thiểu 20 tiết và tối đa 35 tiết (1 tiết học 50 phút) 6 Cấu trúc chương trình 6.1 Các khối kiến thức và thời lượng TT Khối kiến thức Số tín chỉ 1 2 Kiến thức tỗng quát Kiến thức chuyên ngành cơ bản 18 40 3 - Chuyên ngành - Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp Kiến thực tự chọn 75 06 03 142 4 Tổng: 6.2 Phân chia ra các môn học theo khối kiến thức 6.2.1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung TT Mã môn học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 131 EL 101 111 CH 101 111 BI 101 S00 PO 101 S00 LS 101 900 LS 102 000 ND 201 131 PY 101 111 MA 101 Tên môn học Số tín chỉ Tiếng Anh 1 Hóa học Sinh thái học Chính trị Luật 1 Luật 2 Phòng thủ Tâm lý học Toán 2(0-2-3) 3(2-2-0) 2(2-2-0) 2(2-0-0) 2(2-0-0) 2(2-0-0) 1(0-3-0) 2(2-0-0) 2(2-0-0) Tổng: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 6.2.2 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ bản Mã môn học Tên môn học 131 EL 112 131 EL 213 131 EL 214 131 EL 315 111 EC 111 111 CO111 111 ST 211 111 ES 111 111 CM 211 Tiếng Anh 2 Tiêng Anh 3 Tiêng Anh 4 Tiếng Anh 5 Sinh thái học Máy vi tính Thổng kê Môi trường Hoạt động phát triển trong nước Lào PL36 18(14-9-3) Số tín chỉ 2(0-2-3) 2(0-2-3) 2(0-2-3) 2(0-2-3) 3(2-0-3) 2(1-2-0) 3(4-0-0) 2(2-0-0) 2(1-2-0) 10 11 12 13 14 15 16 17 141 RM 311 141 GR 211 141 MF211 121 EE 411 121 PB 211 121 CE 211 141 CP 411 121 ET 211 Phương pháp nghiên cứu Hệ thống thông tin địa lý và điện thoại Bản đồ và khảo sát hiện trường Đạo đức của môi trường Con người với mô trường Truyễn thông môi trường Sản xuất sạch Bản tồn du lịch 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-2-0) 2(2-0-0) 2(2-0-0) 2(2-0-0) 3(2-0-3) 2(2-0-0) Tổng: 40(26-16-21) 6.2.3 Các môn học trong khối kiến thức chuyên ngành TT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 121 DE 121 111 PO 221 121 MS 421 121 IU 321 111 WE 121 121 LE 221 121 PE 321 121 FM 221 121 NP 321 121 EE 321 131 PM 321 121 FM 221 121 EI 321 121 SA 321 111WM 221 121SN 321 11 AE 221 121 OA 221 121 LP 321 121 WM 421 111 IM 421 121 MC 421 121 WL 321 121 DM 321 121 FP 421 121 DE 121 Môi trường Phát triển Ô nhiễm môi trường Hệ thống quản lý môi trường Quy hoạch phát triển đô thị tổng hợp Cơ sở hạ tầng nghèo nàn Tài nguyên nước và môi trường Luật môi trường Xác định chính sách môi trường Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nguyên tắc quản lý tài nguyên và môi trường Kinh tế môi trường Kiểm tra quản lý dự án Quản lý khu bảo tồn và khu bảo tồn đa dạng sinh học Đánh giá tác tác động của môi trường Đánh giá tác động xã hội Xử lý quản lý chất thải Khám phá tài nguyên thiên nhiên bằng ảnh vệ tinh Nông nghiệp và môi trường Quản trị doanh nghiệp Kế hoạch sử dụng đất Quản lý nước Công nghiệp và khoáng sản Quản lý và giải quyết tranh chấp Quản lý đất dai của nước Chuẩn bị và bảo vệ thiên tai Đào tạo 3(2-3-0) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 2(2-0-0) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-0-0) 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 3(2-0-3) 4(0-0-20) 3(2-3-0) 75(48-13-20) Tổng: PL37 6.2.4 Các môn học tự chọn TT Mã môn học 1 2 3 141 EE 321 111 EQ 321 131 CR 321 Tên môn học Số tín chỉ Giáo dục môi trường Phân tích chất lượng môi trường Phục hồi các khu vực bị ô nhiễm Tổng: 3(2-0-3) 3(2-2-0) 3(2-2-0) 9(6-4-3) 6.2.4 Khóa luận tốt nghiệp học thi tốt nghiệp TT 1 Mã môn học 121 TH 421 Tên môn học Số tín chỉ Bảo vệ tốt nghiệp, thị cuổi kỳ 6(0-0-30) 6(0-0-30) Tổng: PL38 Phụ lục 8 PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (Kết quả thử nghiệm giải pháp) Để giúp chúng tôi nhận biết mức độ phù hợp của Chuẩn đầu ra thuộc Chương trình đào tạo Chuyên ngành Quản lý môi trường (là sản phẩm thử nghiệm giải pháp “Tổ chức phát triển chương trình đào tạo nhằm điều chỉnh chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Khoa học môi trường trong bối cảnh hiện nay”; đề nghị quý Ông (hoặc Bà) cho biết quan điểm của mình về các mức độ đó bằng cách đánh dấu  vào các dòng và cột trong bảng câu hỏi dưới đây TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Các yêu cầu trong Chuẩn đầu ra của chương trình đã được thử nghiệm phát triển Các mức độ phù hợp Rất phù hợp Tương đối phù hợp Bình thường Ít phù hợp Yêu cầu về kiến thức (tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp) Yêu cầu về các kỹ năng cứng (chuyên môn, thực hành nghề, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề) Yêu cầu về các kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học) Yêu cầu về phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân Yêu cầu về trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ Yêu cầu về khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc Yêu cầu về đảm nhận vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp Yêu cầu về khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Các ý kiến khác của quý Ông (hoặc Bà) nếu có: ………… ………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………… ………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… - Xin trân trọng cảm ơn quý Ông (hoặc Bà) ! - Nếu không có điều gì trở ngại, xin Ông (hoặc Bà) cho biết + Họ và tên: ……… ……… ……… …… ………… ……… ….… …… + Đơn vị công tác: ……… ……… ……… …… …… ………… ……… PL39 Phụ lục 9 PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRONG TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Để giúp chúng tôi nhận biết mức độ hiệu quả quản lý trong thử nghiệm giải pháp quản lý“Tổ chức phát triển chương trình đào tạo nhằm điều chỉnh chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Khoa học môi trường trong bối cảnh hiện nay”; đề nghị quý Ông (hoặc Bà) cho biết quan điểm của mình về các mức độ đó bằng cách đánh dấu vào các dòng và cột trong bảng câu hỏi dưới đây TT 1 2 3 4 5 6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý sau thử nghiệm triển khai giải pháp Các mức độ hiệu quả (HQ) HQ rất cao HQ tương đối cao HQ bình thường Không có HQ Huy động được các lực lượng đào tạo của ĐHQG Lào, các nhà khoa học và đại diện các bên tuyển dụng vào phát triển chương trình Các bước triển khai phát triển chương trình có tính khoa học, gắn với thực tiễn đào tạo chuyên ngành Quản lý môi trường Chuẩn đầu ra của chương trình đã phát triển có tác dụng đích thực nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QL môi trường Các nội dung của chương trình đã phát triển phù hợp với chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình đào tạo Chương trình đào tạo đã phát triển có ý nghĩa cao về đổi mới quản lý đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo Chương trình đã phát triển giúp tăng cường hợp tác giữa ĐHQG Lào với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực - Các ý kiến khác của quý Ông (hoặc Bà) nếu có: ………… ………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………… ………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… - Xin trân trọng cảm ơn quý Ông (hoặc Bà) ! - Nếu không có điều gì trở ngại, xin Ông (hoặc Bà) cho biết + Họ và tên: ……… ……… ……… …… ………… ……… ….… …… + Đơn vị công tác: ……… ……… ……… …… …… ………… ……… PL40 ... ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY .27 1.3.1 Bối cảnh phát triển KT-XH vấn đề đặt đào tạo trình độ đại học Ngành khoa học môi. .. tạo trình độ đại học Ngành Khoa học mơi trường bối cảnh phát triển KT-XH - Chương Cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường Đại học quốc gia Lào bối cảnh phát triển. .. trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường yêu cầu triển khai yếu tố bối cảnh phát triển KT-XH nay; từ quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường quản lý trình triển

Ngày đăng: 26/09/2022, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đức Anh (2018), Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Anh (2018), "Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học vớidoanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyềnthông
Tác giả: Nguyễn Đức Anh
Năm: 2018
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2019), “Quản lý đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Viên Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Ngọc Anh (2019), "“Quản lý đào tạo thực hiện quyền tự chủ vàtrách nhiệm xã hội của các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mớigiáo dục”
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2019
4. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004); “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp”; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004); “"Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai - Vấn đề và giải pháp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - ViệtNam
5. Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), “Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), “"Khoa học tổ chức và quản lý -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy "chế đào tạo đại học và cao đẳng hệchính quy
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), "Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệchính quy theo hệ thống tín
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), (2013), Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, cao đẳng - Quyển 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),(2013), "Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, caođẳng - Quyển 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - Việt Nam
Năm: 2013
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), (2013), Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, cao đẳng - Quyển 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),(2013), "Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, caođẳng - Quyển 2
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - Việt Nam
Năm: 2013
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),(2013), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dụctrong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2013
11. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội -Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phúc Châu (2010), "Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sưphạm
Năm: 2010
12. Nguyễn Thế Chinh (2003), “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường”;Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thế Chinh (2003), “"Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường”
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Năm: 2003
13. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019)
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2019
14. Chính phủ Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (2021), “Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021 - 2030”; Nhà xuất bản Viêng Chăn - Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (2021), “"Chiến lược pháttriển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021 - 2030
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Nhà XB: Nhà xuất bản Viêng Chăn - Lào
Năm: 2021
15. Chính phủ Nước CHDCND Lào (2021), Chiến lược phát triển Giáo dục và Thể thao 2021 - 2030; Nhà xuất bản Viêng Chăn - Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước CHDCND Lào (2021), "Chiến lược phát triển Giáo dục vàThể thao 2021 - 2030
Tác giả: Chính phủ Nước CHDCND Lào
Nhà XB: Nhà xuất bản Viêng Chăn - Lào
Năm: 2021
16. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Chúng (1982), "Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáodục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1982
17. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn (1996); “Các học thuyết quản lý”; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn (1996); “"Các họcthuyết quản lý”
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
18. Bùi Văn Dũng (2014), “Giáo dục môi trường ở các trường sư phạm Bắc Trung bộ”, Tạp chí Giáo dục số 381, Kỳ I tháng 9 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Dũng (2014), "“Giáo dục môi trường ở các trường sư phạm BắcTrung bộ”
Tác giả: Bùi Văn Dũng
Năm: 2014
19. Đại học quốc gia Lào (2010), “Quy chế đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành của Đại học quốc gia Lào” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học quốc gia Lào (2010), "“Quy chế đào tạo trình độ đại học các chuyênngành của Đại học quốc gia Lào
Tác giả: Đại học quốc gia Lào
Năm: 2010
20. Nguyễn Minh Đạo (1997), “Cơ sở của khoa học quản lý”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Đạo (1997), “"Cơ sở của khoa học quản lý”
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị quốc gia
Năm: 1997
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),“Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),“"Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w