MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội là phải coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội thì nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cần phải thực hiện có hiệu quả việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [1]. Những quan điểm hoàn toàn mới về phát triển giáo dục và đào tạo nêu trên có tác dụng định hướng, chuyển hướng mạnh mẽ đối với nền giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thế kỷ XXI. Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay - cơ hội đến với mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc - cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục hàng đầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ - thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm quản trị đại học là yêu cầu sống còn đối với các cơ sở giáo dục. Một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt được những mục tiêu này là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế. Xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt đầu từ đào tạo các chương trình chất lượng cao trình độ đại học (CTCLC) trong các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học, bãi bỏ quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu trong đào tạo đại học. Thay vì ban hành khung chương trình cho các ngành đào tạo, Bộ GD&ĐT chỉ quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, đặc biệt đã đưa ra các yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp. Đây là điểm mới về quan điểm tiếp cận trong xây dựng và phát triển CTCLC, từ đây đặt ra yêu cầu hoàn thiện các CTCLC tương ứng với các bậc trình độ đào tạo đảm bảo theo các năng lực. Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ GD&ĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học [8] đã định hướng cho các trường mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu lao động của xã hội, đồng thời huy động nguồn xã hội hóa trong đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học hiện nay. Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng "hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học đầu tư phát triển các chương trình chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở các lĩnh vực ưu tiên để tạo nguồn nhân lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế [54]. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định năng suất lao động và phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải được đào tạo từ các trường đại học. Do vậy, các trường đại học phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân các CTCLC với mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của CTCLC trong việc quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo thành viên và trực thuộc, trong đó nhấn mạnh đổi mới ngành nghề, phương thức tổ chức đào tạo và nội dung CTCLC trình độ đại học trong các trường đại học. Một loạt các đề án đào tạo trình độ đại học chất lượng cao đã được phê duyệt và triển khai đào tạo có hiệu quả. Đại học Quốc gia Hà Nội xác định mục tiêu từ các CTCLC là: “Hệ thống hóa các chương trình đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ tại ĐHQGHN theo tiêu chí chất lượng, làm căn cứ hoạch định chính sách đầu tư phù hợp cho từng nhóm chương trình đào tạo; giữ ổn định, không tăng đột biến quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo chuẩn; mở rộng quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo chất lượng cao thu học phí theo điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; ưu tiên sử dụng ngân sách và các nguồn xã hội hóa đầu tư phát triển các chương trình đào tạo tài năng (bao gồm cử nhân khoa học tài năng và kỹ sư tài năng) và các chương trình đào tạo chất lượng cao được ĐHQGHN đầu tư trong các lĩnh vực khoa học cơ bản; đẩy nhanh việc triển khai các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu xã hội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa” [12]. Để các CTCLC trình độ đại học có hiệu quả thì việc quản lý đào tạo các CTCLC có vai trò quyết định. Vai trò quản lý là ở lãnh đạo các trường đại học, họ phải là người xác định được tầm chiến lược phát triển của nhà trường, dự bảo được xu thế phát triển kinh tế xã hội và hội nhập để quyết định đào tạo các CTCLC có tính khả thi. Tuy nhiên, việc quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao như thế nào, xác định và đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình, tổ chức tiến hành đào tạo đảm bảo hiệu quả… nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội và cập nhật trong bối cảnh hội nhập là những vấn đề đặt ra trong công tác triển khai CTCLC. Thực tiễn đó đòi hỏi quá trình xây dựng và triển khai đào tạo CTCLC và QLĐT các CTCLC trình độ đại học phải đổi mới từ cách tiếp cận đến quá trình quản lý. Chính vì vậy, đây là vấn đề có tính thực tiễn, tính cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CTCLC đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Về phương diện lý luận và thực tiễn QLĐT các CTCLC trình độ đại học có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay của ĐHQGHN nói riêng và của các trường đại học đang thực hiện tự chủ đại học nói chung. Mặc dù đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau khi đề cập đến CTCLC, QLĐT các CTCLC trình độ đại học, song vẫn còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống, có tính toàn diện về QLĐT các CTCLC trình độ đại học. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Quản lý đào tạo các chương trình chất lượng cao trình độ đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QLĐT các CTCLC trình độ đại học, luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra những ưu điểm và hạn chế về đào tạo, QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thực tiễn xã hội hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLĐT các CTCLC trình độ đại học. 3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về đào tạo các CTCLC trình độ đại học và QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN, từ đó đưa ra những nhận xét và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN hiện nay. 3.3. Đề xuất một số giải pháp QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN. 3.4. Khảo nghiệm các giải pháp đã đề xuất và tổ chức thử nghiệm 01 giải pháp để khẳng định tính cấp thiết và khả thi của giải pháp đề xuất trong luận án. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo trình độ đại học CTCLC ở trường đại học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN. 5. Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Đào tạo các CTCLC trình độ đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay có vai trò quan trọng như thế nào trong việc góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển nền kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, đồng thời đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì? 5.2. Đào tạo và quản lý đào tạo các CTCLC ở ĐHQGHN có những đặc trưng nào và trong các cách tiếp cận quản lý đào tạo ở các trường đại học thì tiếp cận nào trong quản lý đào tạo là tiếp cận phổ biến, có những nội dung gì? 5.3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý đào tạo các CTCLC ở trường đại học nói chung và ở ĐHQGHN nói riêng? 5.4. Thực trạng những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý đào tạo các CTCLC ở ĐHQGHN và những giải pháp quản lý nhằm giải quyết những vấn đề đó như thế nào? 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cấp thiết phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã triển khai đào tạo nhiều CTCLC trình độ đại học và việc QLĐT các CTCLC trình độ đại học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, QLĐT các CTCLC còn bộc lộ một số bất cập. Từ việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của quản lý đào tạo các CTCLC trình độ đại học và đưa ra cách tiếp quản lý đào tạo phù hợp, xác định được các yếu tố ảnh hưởng, phân tích những tồn tại trong quá trình QLĐT các CTCLC ở ĐHQGHN, luận án sẽ đề xuất các giải pháp QLĐT các CTCLC trình độ đại học phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội trong bối cảnh hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLĐT về các CTCLC trình độ đại học và chủ yếu tập trung trong danh mục các CTCLC thu học phí theo điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của ĐHQGHN. 7.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở ĐHQGHN từ năm 2017- 2020. 7.3. Đối tượng khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát 3 nhóm đối tượng: - Nhóm 1: Cán bộ quản lý, giảng viên: 617 người; - Nhóm 2: Sinh viên, cựu sinh viên: 330 sinh viên; - Nhóm 3: Đơn vị tuyển dụng: 60 người. Nghiên cứu tại 10 cơ sở giáo dục đại học gồm 07 trường đại học thành viên và 03 Khoa trực thuộc của ĐHQGHN đang đào tạo CTCLC trình độ đại học. 8. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ luận án, tác giả sử dụng tích hợp các cách tiếp cận trong đó tiếp cận hệ thống cấu trúc với các khâu, các nội dung của hoạt động đào tạo được coi là tiếp cận cơ bản. Tiếp cận mục tiêu đào tạo: QLĐT các CTCLC trình độ đại học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình. Vì vậy, QLĐT các CTCLC trình độ đại học phải luôn bám sát vào mục tiêu đào tạo, chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng với mục tiêu đặt ra. Mục tiêu đào tạo được coi là kết quả thể hiện trên sản phẩm đào tạo được hình dung trước, vì vậy mọi khâu của quá trình đào tạo phải dựa và bám vào mục tiêu đào tạo để triển khai thực hiện. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: QLĐT các CTCLC trình độ đại học ở trường đại học bao gồm tổng thể các thành tố, các quá trình có quan hệ biện chứng với nhau từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, GV với hoạt động day; sinh viên với hoạt động học, những bộ phận cũng như cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo của trường đại học, kết quả quản lý… Do đó, tiếp cận hệ thống cho phép xem xét toàn diện mối quan hệ các thành tố cấu trúc quản lý đào tạo CTCLC. Nếu coi quá trình đào tạo CTCLC là một hoạt động, thì cần phải thực hiện các thành tố hoạt động một cách hiệu quả. Tiếp cận CIPO: Vận dụng tiếp cận CIPO trong quản lý đào tạo bao gồm các thành tố như: Quản lý đầu vào gồm quản lý công tác tuyển sinh, quản lý chương trình đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên, quản lý cơ sở vật chất; Quản lý quá trình gồm quản lý quá trình dạy học, quản lý hoạt động thực tập, thực tế của sinh viên, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá; Quản lý đầu ra gồm quản lý hoạt động cấp phát bằng, quản lý sinh viên sau tốt nghiệp; Quản lý bối cảnh gồm quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo CTCLC trình độ đại học. Tiếp cận chức năng quản lý như: Quản lý phải thực hiện các chức năng như: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả quá trình đào tạo các CTCLC trình độ đại học. Tiếp cận cung - cầu: chất lượng đào tạo trình độ đại học nói chung và QLĐT các CTCLC trình độ đại học phải xuất phát từ nhu cầu xã hội hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hết sức quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế của xã hội. Vì vậy khi tổ chức quá trình đào tạo phải đáp ứng với nhu cầu xã hội, phải vận động theo quan hệ cung- cầu.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC - - NGUYỄN PHAN QUANG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC - - NGUYỄN PHAN QUANG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM QUANG TRUNG PGS.TS VŨ NGỌC TÚ Hà Nội - 2021 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ, viên chức khoa Quản lý Giáo dục và các phòng chức của Học viện Quản lý Giáo dục đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới GS.TS PHẠM QUANG TRUNG và PGS.TS VŨ NGỌC TÚ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ quá trình thực hiện luận án này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc ĐHQGHN, Ban Chủ nhiệm Khoa Quốc tế và các trường đại học thành viên sở địa bàn thành phố Hà Nội đã cộng tác, giúp đỡ quá trình khảo sát thực tiễn, cũng cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan và đặc biệt đã tạo điều kiện cho tiến hành thử nghiệm theo đề xuất của luận án Luận án được hoàn thiện cũng nhờ giúp đỡ, động viên hỗ trợ về tinh thần và vật chất của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn Tôi xin cảm ơn tất cả về giúp đỡ nhiệt thành đó Dù đã hết sức cố gắng, song luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được chỉ giáo từ các nhà khoa học và góp ý, chỉ dẫn của Quí vị và các bạn Tác giả luận án Nguyễn Phan Quang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố Tác giả luận án Nguyễn Phan Quang iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán quản lý CLC Chất lượng cao CTĐT Chương trình đào tạo QLĐT Quản lý đào tạo CTCLC Chương trình chất lượng cao ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD&ĐT Giáo dục Đào tạo KT-XH Kinh tế - Xã hội ĐH Đại học GV Giảng viên SV Sinh viên CSVC Cơ sở vật chất iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC .iv DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x MỞ ĐẦU CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 12 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề .12 1.1.1 Nghiên cứu liên quan đến chương trình chất lượng cao trường đại học 12 1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến đào tạo chương trình chất lượng cao trường đại học 19 1.1.3 Nghiên cứu liên quan đến quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 22 1.1.4 Nhận xét chung vấn đề nghiên cứu 28 1.2 Lý luận đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 30 1.2.1 Khái niệm chương trình đào tạo trình độ đại học 30 1.2.2 Khái niệm chương trình chất lượng cao trình độ đại học 32 1.2.3 Đặc điểm chương trình chất lượng cao trình độ đại học 34 1.3 Lý luận đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 35 1.3.1 Khái niệm đào tạo 35 1.3.2 Khái niệm trình đào tạo 37 1.3.3 Khái niệm đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học .38 1.3.4 Đặc điểm đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 38 1.3.5 Nội dung khâu đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 43 1.4 Lý luận quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 45 1.4.1 Khái niệm quản lý .45 1.4.2 Khái niệm quản lý đào tạo 47 1.4.3 Khái niệm quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 48 1.4.4 Một số mơ hình quản lý đào tạo 49 v 1.4.5 Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO 53 1.4.6 Nội dung quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học theo tiếp cận CIPO 55 1.5 Chương trình chất lượng cao trình độ đại học đào tạo nguồn nhân lực chất cao cho xã hội 63 1.5.1 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao xã hội .63 1.5.2 Trách nhiệm xã hội trường đại học đào tạo chương trình chất lượng cao .66 1.5.3 Vai trị chương trình chất lượng cao trình độ đại học đào tạo nguồn nhân lực 68 Kết luận Chương 70 CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 71 2.1 Khái quát Đại học Quốc gia Hà Nội 71 2.1.1 Giới thiệu Đại học Quốc gia Hà Nội 71 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán 71 2.1.3 Các chương trình chất lượng cao Đại học Quốc gia Hà Nội 72 2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 73 2.2.1 Mục đích nghiên cứu 73 2.2.2 Khách thể khảo sát 74 2.2.3 Địa bàn khảo sát 74 2.2.4 Nội dung khảo sát 75 2.2.5 Thời gian khảo sát .75 2.2.6 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 75 2.3 Thực trạng đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 78 2.3.1 Thực trạng tuyển sinh chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 78 2.3.2 Thực trạng nội dung chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 82 2.3.3 Thực trạng đảm bảo điều kiện đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học Đại học Quốc gia Hà Nội 85 2.3.4 Thực trạng hoạt động giảng dạy giảng viên chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .87 2.3.5 Thực trạng hoạt động học tập sinh viên chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .90 2.3.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết học tập sinh viên chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 93 vi 2.3.7 Thực trạng hoạt động thực tập, thực tế chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 96 2.3.8 Thực trạng phản hồi sinh viên tốt nghiệp chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .100 2.3.9 Thực trạng phối hợp đơn vị đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .103 2.4 Thực trạng quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN 105 2.4.1 Thực trạng quản lý đầu vào .106 2.4.2 Thực trạng quản lý trình đào tạo 114 2.4.3 Thực trạng quản lý đầu 122 2.4.4 Thực trạng bối cảnh tác động đến quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .127 2.5 Nhận xét chung quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN .130 2.5.1 Ưu điểm .130 2.5.2 Hạn chế, tồn 133 Kết luận Chương 135 CHƯƠNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 136 3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 136 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 136 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa phát triển 136 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 137 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 137 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 137 3.2 Đề xuất giải pháp 138 3.2.1 Giải pháp Tổ chức truyền thơng chương trình chất lượng cao trình độ đại học ĐHQGHN tới xã hội cán bộ, giảng viên, sinh viên trường đại học 138 3.2.2 Giải pháp Chỉ đạo điều chỉnh, cập nhật chương trình chất lượng cao theo nhu cầu xã hội phát triển giới .142 3.2.3 Giải pháp Chỉ đạo khoa, môn đổi hoạt động giảng dạy chương trình chất lượng cao trình độ đại học .149 3.2.4 Giải pháp Phát triển đội ngũ cán quản lý giảng viên đáp ứng với yêu cầu đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 155 3.2.5 Giải pháp Chỉ đạo đảm bảo điều kiện thực đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học 160 vii 3.2.6 Giải pháp Tổ chức tăng cường gắn kết doanh nghiệp nước đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ đại học .163 3.3 Mối quan hệ giải pháp đề xuất 167 3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi giải pháp 168 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm .168 3.4.2 Nội dung phương pháp khảo nghiệm 169 3.4.3 Tiêu chí cách quy điểm số khảo nghiệm tính cấp thiết khả thi giải pháp 169 3.4.4 Đối tượng khảo nghiệm .170 3.4.5 Kết khảo nghiệm 171 3.5 Thử nghiệm giải pháp đề xuất 176 3.5.1 Mục đích thử nghiệm 176 3.5.2 Phương pháp thử nghiệm 177 3.5.3 Giả thuyết thử nghiệm .177 3.5.4 Tiêu chí đánh giá cách cho điểm 177 3.5.5 Cách tiến hành thử nghiệm .179 3.5.6 Phân tích kết thử nghiệm 185 3.5.7 Đánh giá kết thử nghiệm giải pháp đề xuất 188 Kết luận Chương 190 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 192 Kết luận 192 Kiến nghị 195 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 196 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 197 PHỤ LỤC viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Khách thể khảo sát 74 Bảng 2.2 Thang đánh giá mức độ thực 77 Bảng 2.3 Ý kiến CBQL GV thực trạng tuyển sinh CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 79 Bảng 2.4 Ý kiến CBQL GV thực trạng nội dung CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 82 Bảng 2.5 Ý kiến CBQL GV thực trạng đảm bảo điều kiện đào tạo CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 85 Bảng 2.6 Ý kiến CBQL GV thực trạng hoạt động giảng dạy GV CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 88 Bảng 2.7 Ý kiến CBQL GV thực trạng hoạt động học tập SV CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 91 Bảng 2.8 Ý kiến CBQL GV thực trạng kiểm tra, đánh giá kết học tập SV CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN .94 Bảng 2.9 Ý kiến CBQL GV thực trạng hoạt động thực tập, thực tế CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 97 Bảng 2.10 Ý kiến CBQL GV thực trạng lực sinh viên tốt nghiệp CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN .100 Bảng 2.11 Ý kiến CBQL GV thực trạng phối hợp đơn vị đào tạo CTCLC trình độ đại học ĐHQGHN 103 Bảng 3.1 Ma trận phân tích nhu cầu đào tạo .146 Bảng 3.2 Các tiêu chí số đánh giá tính cấp thiết tính khả thi 169 Bảng 3.3 Kết khảo sát tính cấp thiết giải pháp đề xuất 171 Bảng 3.4 Kết khảo sát tính khả thi giải pháp đề xuất 173 Bảng 3.5 Tổng hợp khảo nghiệm tương quan tính cấp thiết tính PL29 TT Chương trình đào tạo Đơn vị tổ chức đào tạo 24 Ngôn ngữ Nhật Trường ĐH Ngoại ngữ 25 Ngôn ngữ Hàn Quốc Trường ĐH Ngoại ngữ 26 Luật Khoa Luật 27 Nhật Bản học Trường ĐH Việt Nhật 28 Răng hàm mặt Trường ĐH Y Dược 29 Kinh doanh quốc tế Khoa Quốc tế 30 Hệ thống thông tin quản lí Khoa Quốc tế 31 Kế tốn, phân tích kiểm tốn Khoa Quốc tế 32 Phân tích liệu kinh doanh Khoa Quốc tế 33 Quản trị doanh nghiệp công nghệ Khoa Quản trị Kinh doanh 34 Marketing truyền thông Khoa Quản trị Kinh doanh 35 Quản trị nhân lực nhân tài Khoa Quản trị Kinh doanh PL30 PHỤ LỤC THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC CỦA ĐHQGHN (2) 715 (3) 321 (4) 83 (5) 62 (6) 72 (7) 12 (8) 88 (9) 03 (10) 22 (11) 44 Nhân lực nhóm khác (hỗ trợ hoạt động giảng dạy nghiên cứu khoa học…) (12) 08 528 281 84 07 08 15 107 01 06 19 802 336 213 0 10 117 03 21 102 271 97 71 07 22 07 17 03 07 40 239 73 38 09 14 92 0 13 200 65 14 0 23 47 01 02 48 42 03 12 0 04 22 0 01 114 41 25 0 06 42 0 0 Tổng số công chức, viên TT Tên quan, đơn vị chức, người lao động (a) (b) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Công nghệ Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Giáo dục Trường Đại học Việt Nhật Khoa Luật Viên chức giảng dạy Viên Cán sự, Nhân Nhân chức Nhân nhân lực Nhóm Nhân lực lực chuyên lực giữ viên, nghiên chuyên hợp đồng giảng ngành chức vụ chuyên cứu viên theo Nghị dạy nghiên quản lý viên cao khoa hành định số hợp cứu hành đẳng, học hợp 68/2000 đồng khoa kỹ thuật đồng học viên… Nhân lực giáo viên trung học phổ thông PL31 TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Tổng số công Tên quan, đơn vị chức, viên chức, Khoa Quốc tế 141 Khoa Quản trị 61 Kinh doanh Khoa Khoa học 23 liên ngành Khoa Y Dược 94 Trung tâm Giáo dục 35 Thể chất Thể thao Trung tâm Giáo dục Quốc phịng An 50 ninh Viện Cơng nghệ Thông 28 tin Viện Việt Nam học 30 Khoa học phát triển Viện Vi sinh vật 45 Công nghệ Sinh học Viện Trần Nhân Tông 23 Viện Tài nguyên 30 Môi trường Viện Quốc tế Pháp ngữ 23 Trung tâm Hỗ trợ Sinh 68 viên Trung tâm Thông tin – 123 Viên chức giảng dạy 20 02 Nhân Viên Nhân Nhân Nhóm Cán sự, Nhân lực lực chức lực lực giữ chuyên nhân hợp đồng giảng chuyên nghiên chức vụ viên viên, theo Nghị dạy ngành cứu quản lý hành chuyên định số hợp nghiên khoa hành viên cao 68/2000 35 0 09 64 03 18 0 08 09 0 Nhân lực Nhân lực nhóm giáo viên khác trung học phổ thơng (hỗ trợ hoạt động 10 24 08 01 01 04 0 01 08 28 27 21 01 01 14 05 01 23 02 0 01 04 0 01 18 08 0 05 14 02 03 04 07 03 12 02 0 06 12 03 02 0 01 06 0 10 28 04 03 0 0 04 02 02 07 02 06 0 0 0 16 14 0 0 0 03 02 01 04 13 0 0 0 0 10 14 02 26 16 01 0 23 70 23 06 PL32 TT 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Tổng số công Tên quan, đơn vị chức, viên chức, Thư viện Trung tâm Dự báo phát triển nguồn nhân 11 lực Trung tâm Chuyển giao tri thức Hỗ trợ 11 khởi nghiệp Trung tâm Phát triển 68 ĐHQGHN Hòa Lạc Nhà Xuất 59 ĐHQGHN Ban Quản lý Dự án 26 Bệnh viện ĐHQGHN 160 Tạp chí Khoa học 08 ĐHQGHN Ban Quản lý Dự án Trường Đại học Việt 02 Nhật Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng 47 ĐHQGHN Hòa Lạc Cơ quan ĐHQGHN 15 (Văn phòng, Ban chức năng, Khối Đảng Viên chức giảng dạy Nhân Viên Nhân Nhân Nhóm Cán sự, Nhân lực lực chức lực lực giữ chuyên nhân hợp đồng giảng chuyên nghiên chức vụ viên viên, theo Nghị dạy ngành cứu quản lý hành chuyên định số hợp nghiên khoa hành viên cao 68/2000 Nhân lực Nhân lực nhóm giáo viên khác trung học phổ thông (hỗ trợ hoạt động 01 0 04 06 0 0 01 0 05 04 0 01 02 01 03 10 03 01 33 15 0 0 12 05 12 02 28 01 0 0 0 10 07 07 37 03 0 0 08 113 01 0 01 06 0 0 0 0 01 01 0 0 0 0 12 20 02 08 05 04 0 01 02 08 0 0 PL33 TT 33 34 35 Tổng số công Tên quan, đơn vị chức, viên chức, - đoàn thể) Viện Đảm bảo chất 17 lượng giáo dục Trung tâm Khảo thí 17 ĐHQGHN Trung tâm Kiểm định 14 chất lượng Giáo dục Tổng 4.293 Viên chức giảng dạy Nhân Viên Nhân Nhân Nhóm Cán sự, Nhân lực lực chức lực lực giữ chuyên nhân hợp đồng giảng chuyên nghiên chức vụ viên viên, theo Nghị dạy ngành cứu quản lý hành chuyên định số hợp nghiên khoa hành viên cao 68/2000 Nhân lực Nhân lực nhóm giáo viên khác trung học phổ thông (hỗ trợ hoạt động 01 0 04 06 0 06 01 0 04 06 0 06 02 01 03 08 0 0 1.374 628 129 182 266 970 19 188 210 327 PL34 PHỤ LỤC TỔNG HỢP CÁC PHẢN HỒI VỀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TỐN, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM TOÁN I Xây dựng phiếu điều tra Theo hướng dẫn ĐHQGHN, phiếu xin ý kiến định hướng tới hệ thống kiến thức, đạo đức kỹ làm việc cử nhân ngành Kế tốn, phân tích kiểm tốn mơi trường doanh nghiệp bao gồm kỹ cứng (còn gọi kỹ chun mơn) kỹ mềm ngành Kế tốn, phân tích kiểm tốn xây dựng để xác định mức độ tiêu chi đưa ra: - Mức độ cần thiết: Khơng cần thiết; Ít cần thiết; Không biết; Cần thiết; Rất cần thiết - Mức độ đạt được: Biết; Hiểu giải thích; Biết cách thực hành/ vận dung; Thực hành/ vận dụng thành thạo; Thực hành/ vận dụng sáng tạo II Đối tượng điều tra phương thức gửi phiếu Khoa Quốc tế gửi phiếu điều tra tới nhóm đối tượng theo hình thức thực phiếu hỏi trực tiếp với đối tượng (người học, giảng viên, nhà tuyển dụng) - Người học: 103; Giảng viên: 38; - Nhà sử dụng lao động: 60 III Kết bàn luận 3.1 Về giới tính: Nam giới: 45; Nữ giới: 41 3.2 Về trình độ học vấn Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Cử nhân 58 67.4 Thạc sĩ 26 30.2 Khác 2.3 Tổng 86 100.0 PL35 3.3 Về loại hình quan/ tổ chức của người trả lời Loại hình quan/ tổ Số chức lượng Cơ quan hành Tỷ lệ % 26 30.2 1.2 5.8 3.5 47 54.7 Các tổ chức quốc tế 2.3 Các tổ chức khác 2.3 86 100.0 nhà nước Viện/ trung tâm nghiên cứu Trường học/ sở đào tạo Các tổ chức trị xã hội Doanh nghiệp Tổng số 3.4 Lĩnh vực/ ngành của quan/ tổ chức người trả lời Lĩnh vực/ ngành quan/ tổ chức Số lượng Tỷ lệ % Du lịch, khách sạn… 47 54.7 Quản lý nhà nước 26 30.2 Công nghiệp – Xây 5.8 Giáo dục/ đào tạo 3.5 Y tế, chăm sóc sức 2.3 2.3 1.2 86 100.0 dựng khỏe Khoa học/ công nghệ An ninh, quốc phịng Tổng số PL36 3.5 Tổng sớ nhân lực quan/ tổ chức người trả lời Tổng số nhân lực quan/ tổ chức Số lượng Tỷ lệ % >300 47 54.7 100-300 18 20.9 30-100 16 18.6