1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế

278 4 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 278
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực là cách tiếp cận gắn việc xác định khung năng lực và sử dụng khung năng lực đó như là một căn cứ để triển khai các nội dung phát triển nguồn nhân lực: quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực cho nguồn nhân lực phát triển. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể tồn tại, phát triển, có khả năng cạnh tranh, nâng cao tính ổn định và năng động, duy trì và nâng cao chất luợng nguồn nhân lực ở cả các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế được xem là một quá trình phát triển xã hội mang tính đặc trưng đương đại; trong đó các quốc gia trên thế giới đều tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực, lợi ích và tuân thủ các “luật chơi chung” trong khuôn khổ các thể chế và quy định được thỏa thuận với nhau trên cơ sở mối quan hệ không thể tách rời về lợi ích chung. Điều đó đặt ra các yêu cầu mới và mỗi ngày một cao hơn về học tập, giao lưu văn hóa, chuyển tải các tri thức khoa học và công nghệ (KH&CN) của nhân loại trong một “thế giới phẳng”. Các yêu cầu mới đó luôn luôn gắn chặt với một phương tiện để gắn kết con người trên toàn cầu lại với nhau là ngoại ngữ; trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chung của toàn cầu, được sử dụng nhiều nhất trên thế giới (hiện có 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2), là yếu tố kết nối con người với con người, kết nối nền văn hóa này với nền văn hóa khác, kết nối nền kinh tế này với nền kinh tế khác, kết nối dân tộc này với dân tộc khác; nó được coi là “chìa khóa vàng thời hội nhập” giúp từng cá nhân, tổ chức, địa phương và quốc gia tiếp cận được các tri thức văn hóa, khoa học và công nghệ, … của nhận loại. Như vậy, năng lực sử dụng ngoại ngữ nói chung và sử dụng tiếng Anh nói riêng của mọi công dân được xem như một yêu cầu tất yếu và là một ntrong những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước” [25]; “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[25]; “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT”[25]. Để thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đó, ngày 18/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo giai đoạn 2019-2030 [18]; trong đó đã đề cập và nhấn mạnh giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý (CBQL) các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là khâu then chốt nhằm thực hiện mục tiêu đề án. Người học trong các trường đại học là lực lượng hùng hậu bổ sung thường xuyên vào nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia. Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho người học là vấn đề đang được mọi quốc gia tập trung giải quyết nhằm đáp ứng các yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực ngành Công Thương là lực lượng đảm nhận các hoạt động công nghiệp và thương mại trong xã hội, bao gồm các ngành và lĩnh vực: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại, .... Vì vậy, ngoài các kiến thức chuyên ngành, nguồn nhân lực này rất cần được trang bị ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có đủ năng lực giao tiếp, đàm phán, triển khai và thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. Từ đó, chất lượng đào tạo, trong đó có chất lượng dạy học tiếng Anh, tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có ý nghĩa cao đối với chất lượng nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong khi đó, chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường đại học phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng đội ngũ GVTA (sự hợp về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp) của các trường này. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ GVTA là vấn đề cần được các trường đại học tập trung giải quyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hiện nay, đội ngũ GVTA trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vẫn đang trong tình trạng chung của đội ngũ nhà giáo của nước nhà mà Đảng ta đã đánh giá trong Nghi quyết số 29-NQ/TW (nêu trên) là “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”[25]. Từ đó, một trong các vấn đề đặt ra cho các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải giải quyết là phát triển đội ngũ GVTA để đội ngũ này đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nan ag cao c;l đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học nói riêng. Các thành tựu nghiên cứu đó được áp dụng rộng rãi và đã mang lại một số kết quả bước đầu rất khả quan đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Với cương vị một GVTA đã đảm nhận chức trách trưởng Khoa Ngoại ngữ tại một trường đại học thuộc Bộ Công Thương; đứng trước những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính thời sự đã trình bày ở trên, tôi chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học và cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ GVTA của các trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4.1. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đang đặt ra cho nhà quản lý vấn đề gì cần giải quyết ? 4.2. Phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế được dựa trên lý thuyết khoa học nào và từ lý thuyết đó có các nội dung quản lý nào ? 4.3. Phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đang gặp các khó khăn, có những bất cập nào và nguyên nhân ? 4.4. Những giải pháp nào tháo gỡ được các khó khăn, khắc phục được những bất cập trong thực trạng phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế ? 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vẫn còn gặp một số khó khăn và bộc lộ một số bất cập trong quản lý. Nếu các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vận dụng được lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực vào triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục được các bất cập từ thực trạng các nội dung phát triển đội ngũ đó (quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực) gắn với khung năng lực nghề nghiệp GVTA mà trường đã xây dựng; thì đội ngũ này sẽ phát triển về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 6.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 6.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Hội nhập quốc tế có các lĩnh vực khác nhau như: hội nhập kinh tế quốc tế; hội nhập chính trị; hội nhập quốc phòng và an ninh; hội nhập văn hóa - xã hội, giáo dục, KH&CN và các lĩnh vực khác. Trong nghiên cứu luận án này chỉ tập trung vào bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Ngoài các mục tiêu phát triển số lượng và cơ cấu đội ngũ GVTA, đề tài tập trung nhiều hơn vào mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTA trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. - Việc khảo sát thực trạng, minh chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực được tiến hành tại 4 trong tổng số 8 trường đại học thuộc Bộ Công Thương; đó là: + Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. + Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. + Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp. + Trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh - Các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực sẽ đề xuất trong luận án này là các giải pháp quản lý dành cho đội ngũ CBQL các cấp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; trong đó vai trò và trách nhiệm chủ yếu để triển khai các giải pháp đó là Hiệu trưởng. - Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu gồm: + Nhóm CBQL: một số CBQL và chuyên viên của Vụ Tổ chức - Cán bộ (TC-CB) Bộ Công Thương, một số CBQL cấp trường và cấp Khoa/ Phòng trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; + Nhóm GVTA: một số GVTA cơ hữu trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; + Nhóm sinh viên (SV): một số sinh viên năm thứ 4 của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. - Số liệu khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu thập trong 5 năm, từ năm 2017 đến 2021; hời gian khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp quản lý được tiến hành từ năm 2019 đến 2021. 8. CÁC TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu 8.1.1. Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực Phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực (Competency - Based Human Resource Development) là cách tiếp cận gắn việc xác định khung năng lực của một vị trí việc làm trong tổ chức với các nội dung phát triển nguồn nhân lực; trong đó xem khung năng lực đó như một căn cứ để triển khai các nội dung phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực). Vận dụng tiếp cận này vào phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là việc gắn kết giữa xây dựng khung năng lực GVTA (bộ tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực được xây dựng trên cơ sở các đặc điểm về vai trò và nhiệm vụ của GVTA trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế) với tổ chức triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA (xây dựng quy hoạch, chọn tuyển, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, và tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển) dựa trên khung năng lực GVTA mà mỗi trường đã xây dựng. 8.1.2. Tiếp cận chức năng Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận án này là việc vận dụng các chức năng cơ bản của quản lý (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) vào xác định các hoạt động của người quản lý trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên các tiêu chuẩn trong khung năng lực GVTA tronmg thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng và triển khai các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA sẽ đề xuất trong luận án. 8.1.3. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án là xem xét các dấu hiệu của các phần tử cấu thành bộ máy tổ chức của các trường đại học, các thành tố cấu thành quá trình phát triển nguồn nhân lực; từ đó tìm các mối liên hệ phổ biến giữa năng lực nghề nghiệp GVTA với các yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với các yếu tố đảm bảo số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVTA. 8.1.4. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn (còn gọi là tiếp cận thị trường hay tiếp cận cung – cầu) được sử dụng để nghiên cứu đề tài luận án này nhằm tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế với các yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTA trong các trường đại học. Từ đó chỉ ra yêu cầu về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; đồng thời xem các yêu cầu đó là mục tiêu phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát hoá, cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế; các kiến thức lý luận và thực tiễn trong các công trình khoa học ở trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên đại học, phát triển đội ngũ GVTA các trường đại học, các kiến thức về năng lực và phát triển năng lực nghề nghiệp; nhằm mục đích chủ yếu là xác định cơ sở lý luận phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực và tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giảng viên dựa trên năng lực trong các trường đại học. 8.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, xin ý kiến chuyên gia (bằng phiếu hỏi và bằng phỏng vấn); nhằm mục đích là khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTA (số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp) và thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ đó dựa trên năng lực (quy hoạch dựa trên năng lực, tuyển dụng dựa trên năng lực, đào tạo và bồi dưỡng dựa trên năng lực, đánh giá dựa trên năng lực, tạo động lực phát triển dựa trên năng lực) tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; đồng thời nhằm đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực của các trường đại học đó, cũng như minh chứng được mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đó. 8.2.3. Một số phương pháp khác - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính giá trị trung bình có trọng số trong xử lý số liệu khảo sát thực trạng và trong minh chứng mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận án. - Sử dụng phương pháp Graph (là phương pháp mô tả và so sánh các kết quả nghiên cứu khoa học, hoặc mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành một hoạt động bằng sơ đồ hoặc biểu đồ) để minh hoạ và giải thích kết quả nghiên cứu. 9. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Bối cảnh hội nhập quốc tế dẫn đến yêu cầu nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công dân, trong đó có nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho người học trong các trường đại học. Yêu cầu đó dẫn đến sự tất yếu phải phát triển đội ngũ GVTA trong các trường đại học, trong đó lấy mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp làm trọng tâm. - Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực là lựa chọn phù hợp nhất để gắn khung năng lực nghề nghiệp GVTA với triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA (quy hoạch dựa trên năng lực; tuyển chọn dựa trên năng lực; sử dụng dựa trên năng lực; đào tạo và bồi dưỡng dựa trên năng lực; đánh giá cá nhân theo năng lực và đánh giá đội ngũ theo mục tiêu quy hoạch; tạo động lực cho đội ngũ phát triển đạt tới các tiêu chuẩn trong khung năng lực nghề nghiệp GVTA). - Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế; các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải triển khai các giải pháp nhằm xây dựng được khung năng lực nghề nghiệp GVTA của trường và nhằm tháo gỡ được các khó khăn, khắc phục được các bất cập thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA. 10. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 10.1. Những đóng góp lý luận Nội dung của luận án góp phần thể hiện rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế bằng: gắn việc xây dựng khung năng lực nghề nghiệp GVTA với xác đinh và triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. 10.2. Những đóng góp thực tiễn Nội dung của luận án thể hiện rõ “toàn cảnh bức tranh” về thực trạng số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTA, thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; chỉ ra các khó khăn và bất cập có trong thực trạng; đề xuất được một số giải pháp có mức độ cấp thiết và tính khả thi cao nhằm phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Công Thương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; trong đó có đề xuất Khung năng lực nghề nghiệp GVTA. 11. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, công trình khoa học của tác giả và phụ lục; luận án có các chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Chương 2. Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  BÙI VĂN HÁT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  BÙI VĂN HÁT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚC CHÂU TS LÊ THỊ NGỌC THÚY Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng Những nội dung, số liệu kết trình bày luận án hồn tồn trung thực chưa có tác giả cơng bố cơng trình khác Tác giả luận án Bùi Văn Hát i LỜI CẢM ƠN Cơng trình nghiên cứu thực Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội; trường Đại học thuộc Bộ Công thương; Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo sau Đại học; Khoa Quản lý giáo dục Viện Quản lý giáo dục; Ban Giám hiệu, Cán quản lý, giảng viên trường Đại học thuộc Bộ Công thương; quan, doanh nghiệp đồng nghiệp động viên, quan tâm giúp đỡ để hoàn thành luận án Tác giả xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Phúc Châu TS Lê Thị Ngọc Thúy tận tình hướng dẫn khoa học giúp đỡ tác giả suốt trình thực luận án Xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Cơ giáo, nhà Khoa học gia đình quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ động viên tác giả hoàn thành cơng trình khoa học Tác giả luận án Bùi Văn Hát ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASEAN EVFTA Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á Hiệp định thương mại tự Việt Nam - EU ASEM CBQL CNH, HĐH CSVC&TBĐT GDCN GDĐH GD&ĐT GVTAKC KH&CN KH&ĐT KT-XH SV GP GV TC-CB TPP TTLT Diễn đàn hợp tác Á - Âu Cán quản lý Cơng nghiệp hóa, đại hóa Cơ sở vật chất thiết bị đào tạo Giáo dục chuyên nghiệp Giáo dục đại học Giáo dục Đào tạo Giảng viên tiếng Anh không chuyên Khoa học công nghệ Khoa học đào tạo Kinh tế - xã hội Sinh viên Giải pháp Giảng viên Tổ chức cán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Thông tư liên tịch UNESCO WTO Tổ chức Giáo dục, Khoa học văn hóa Liên hiệp quốc Tổ chức Thương mại Thế giới iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 11 1.1.1 Cơng trình nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên đại học 11 1.1.2 Cơng trình nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa lực 15 1.1.3 Nhận xét chung công trình tổng quan vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu luận án 19 1.2 ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG .21 1.2.1 Một số khái niệm 21 1.2.2 Đặc điểm lao động giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương 22 1.2.3 Năng lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương 28 1.3 BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 35 1.3.1 Những vấn đề chung bối cảnh hội nhập quốc tế .35 1.3.2 Các yêu cầu đội ngũ giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế .40 1.4 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .48 1.4.1 Một số khái niệm 48 1.4.2 Các mơ hình phát triển nguồn nhân lực dựa lực vận dụng vào phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công thương 51 1.4.3 Các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công Thương 57 iv 1.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỜNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG .65 1.5.1 Những đặc trưng thời đại phát triển kinh tế - xã hội bối cảnh hội nhập quốc tế 66 1.5.2 Đường lối lãnh đạo Đảng sách Nhà nước phát triển đội ngũ nhà giáo cán quản lý giáo dục bối cảnh hội nhập quốc tế 66 1.5.3 Xây dựng khung lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 68 1.5.4 Sự vận động tự thân để phát triển lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương 68 1.5.5 Năng lực quản lý nguồn nhân lực đội ngũ cán quản lý cấp trường đại học thuộc Bộ Công Thương 69 1.5.6 Mức độ đầu tư tài sở vật chất cho phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Công Thương.69 Tổng kết Chương Chương CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 71 2.1.1 Kinh nghiệm quốc tế phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học 72 2.1.2 Bài học cho Việt Nam phát triển đội ngũ giảng viên 80 2.2 KHÁI QUÁT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 81 2.2.1 Khái quát chung 81 2.2.2 Giới thiệu trường đại học thuộc Bộ Công Thương chọn làm đối tượng khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu 83 2.3 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 87 2.3.1 Mục đích khảo sát 87 2.3.2 Nội dung khảo sát 88 2.3.3 Phương pháp hình thức tổ chức 88 2.3.4 Đối tượng xin ý kiến khảo sát vấn .88 2.3.5 Công cụ khảo sát công cụ xử lý số liệu 89 2.4 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG .91 2.4.1 Thực trạng số lượng giảng viên tiếng Anh 91 2.4.2 Thực trạng cấu tuổi, học vị, học hàm .92 v 2.4.3 Thực trạng cấu chức danh giảng viên đội ngũ GVTA .93 2.4.4 Thực trạng phẩm chất nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh 93 2.4.5 Thực trạng lực sư phạm giảng viên tiếng Anh .97 2.4.6 Thực trạng lực nghiên cứu khoa học giảng viên tiếng Anh 100 2.4.7 Thực trạng lực xây dựng môi trường giáo dục giảng viên tiếng Anh .104 2.4.8 Thực trạng lực phát triển quan hệ xã hội giảng viên tiếng Anh .107 2.4.9 Thực trạng lực dịch thuật giảng viên tiếng Anh 110 2.4.10 Thực trạng lực cung ứng dịch vụ tri thức giảng viên tiêng Anh 113 2.4.11 Thực trạng lực hỗ trợ giao tiếp liên văn hoá giảng viên tiếng Anh 116 2.5 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 120 2.5.1 Thực trạng tổ chức xây dựng khung lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh .120 2.5.2 Thực trạng tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa lực 122 2.5.3 Thực trạng tổ chức tuyển chọn giảng viên tiếng Anh dựa lực 124 2.5.4 Thực trạng tổ chức sử dụng giảng viên tiếng Anh dựa lực .126 2.5.5 Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh nhằm phát triển lực nghề nghiệp 128 2.5.6 Thực trạng tổ chức đánh giá cá nhân GVTA dựa lực đánh giá đội ngũ GVTA theo mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA 130 2.5.7 Thực trạng tổ chức hoạt động tạo động lực cho giảng viên tiếng Anh phát triển lực nghề nghiệp 132 2.5.8 Mức độ tác động yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công Thương .135 2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 137 2.6.1 Các điểm mạnh (Strengths) hội (Opportunities) 137 2.6.2 Các điểm yếu (Weaknesses) thách thức (Threats) 137 2.6.3 Các nguyên nhân dẫn đến điểm yếu từ thợc trạng 138 vi Tổng kết Chương Chương GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 141 3.1.1 Nguyên tắc tuân thủ định chế phát triển giáo dục đào tạo bối cảnh hội nhập quốc tế 142 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 142 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống tính đồng 143 3.1.4 Nguyên tắc bám sát mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa lực 143 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .144 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 144 3.2.1 Giải pháp Tổ chức xây dựng Khung lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế 145 3.2.2 Giải pháp Tổ chức định kỳ điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh để thích ứng với yêu cầu phát triển lực nghề nghiệp đội ngũ bối cảnh hội nhập quốc tế 153 3.2.3 Tổ chức tuyển dụng giảng viên tiếng Anh theo nguyên tắc cạnh tranh có thử thách nhằm tạo hội cho họ phát triển lực theo Khung lực nghề nghiệp xây dựng 158 3.2.4 Giải pháp Tổ chức đào tạo bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh nhằm phát triển lực nghề nghiệp; tổ chức bồi dưỡng lý luận quản lý nguồn nhân lực cho đội ngũ cán quản lý cấp trường 163 3.2.5 Giải pháp Tổ chức định kỳ đánh giá giá đội ngũ giảng viên tiếng Anh theo mục tiêu phát triển đội ngũ để có điều chỉnh nội dung phát triển đội ngũ dựa lực 173 3.2.6 Giải pháp Tổ chức hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tiếng Anh phát triển lực xây dựng môi trường lao động thuận lợi thực sách đãi ngộ đặc thù .178 3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 184 3.4 KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP .187 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 187 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 187 3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 187 3.4.4 Công cụ xử lý số liệu khảo nghiệm 187 3.4.5 Đối tượng xin ý kiến trả lời câu hỏi khảo nghiệm .187 vii 3.4.6 Kết khảo nghiệm 187 3.4.7 Tương quan mức độ cấp thiết với mức độ tính khả thi giải pháp 190 3.5 THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP 192 3.5.1 Mục đích thử nghiệm 193 3.5.2 Nội dung thử nghiệm 193 3.5.3 Giả thuyết thử nghiệm .193 3.5.4 Địa điểm, thời lượng thời gian thử nghiệm 193 3.5.5 Thành phần tham gia giúp nghiên cứu sinh thử nghiệm 194 3.5.6 Các báo đánh giá kết thử nghiệm phương thức đánh giá .194 3.5.7 Cách thức quy trình triển khai thử nghiệm 195 3.5.8 Kết thử nghiệm đánh giá kết thử nghiệm 197 Tổng kết Chương KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận .202 Khuyến nghị 205 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC viii - Ông ĐT8 trưởng Bộ môn tiếng Anh, đại diện cho trưởng Bộ môn tiếng Anh trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương - Ơng ĐT9 GVTA, đại diện cho GVTA trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương 1) Đối với câu hỏi “Ơng (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương nói chung trường đại học mà quý Ông (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời ngun nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các ơng ĐT1, ĐT3 bà ĐT5 tra lời với nội dung tương đối giống là: khó khăn Bộ GD&ĐT chưa có văn quy định Khung lực nghề nghiệp GVTA; khó khăn bất cập lớn xây dựng Khung lực nghề nghiệp GVTA nhiều trường chưa tổ chức thực có thực đạt chất lượng vào loại Kém Yếu Việc xây dựng quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá GVTA dựa số quy định chung Luật Giáo dục Luật Giáo dục đại học Có nhiều nguyên dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu chủ quan quản lý đội ngũ CBQL trường đại học thuộc Bộ Công Thương 2) Đối với câu hỏi “Ơng (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA Anh đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương nói chung trường đại học mà q Ơng (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời nguyên nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các ơng ĐT4, ĐT6 ĐT8 tra lời với nội dung tương đối giống là: khó khăn trường chưa có Khung lực nghề nghiệp GVTA để có xác định mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA, xác định mục tiêu phát triển lực nghề nghiệp Bất cập xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA chưa định kỳ bổ sung quy hoạch để đáp ứng với thay đổi bối cảnh hội nhập quốc tế; từ dẫn đến thiếu định hướng cho nội dung phát triển đội ngũ GVTA Có nhiều nguyên dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu thuộc lực quản lý nguồn nhân lực đội ngũ CBQL trường đại học thuộc Bộ Công Thương 3) Đối với câu hỏi “Ông (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức tuyển chọn GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Cơng PL34 Thương nói chung trường đại học mà q Ơng (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời nguyên nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các Ơng ĐT2, ĐT4 ĐT6 tra lời với nội dung tương đối giống là: khó khăn trường chưa có Khung lực nghề nghiệp GVTA để có xác định tiêu chí tuyển chọn dưa lực; việc tuyển chọn GVTA cịn có bất cập việc tạo cạnh tranh lực nghề nghiệp ứng viên Việc tổ chức tuyển chọn GVTA trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương có chất lượng bình thường trường chưa có quy trình tuyển chọn từ khâu phân tích việc làm để tiêu chí tuyển chọn Có nhiều ngun dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu thuộc lực quản lý đội ngũ CBQL trường đại học thuộc Bộ Công Thương 4) Đối với câu hỏi “Ông (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức sử dụng GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương nói chung trường đại học mà q Ơng (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời nguyên nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Bà ĐT3, ông ĐT5 ĐT6 trả lời với nội dung gần giống là: khó khăn trường chưa có Khung lực nghề nghiệp GVTA để có sử dụng GVTA dựa lực Những bất cập tổ chức sử dụng GVTA trường đại học thuộc Bộ Công Thương chưa thực dựa nguyên tắc cạnh tranh vị trí việc làm sở xem xét lực nghề nghiệp; đồng thời chưa thực ngun tắc giao cơng việc có thử thách để tạo hội cho GVTA phấn đấu phát triển lực nghề nghiệp Có nhiều nguyên dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu thuộc công tác quản lý nguồn nhân lực trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương 5) Đối với câu hỏi “Ơng (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GVTA nhằm phát triển lực nghề nghiệp trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương nói chung trường đại học mà q Ơng (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời nguyên nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các ơng ĐT5, ĐT7 ĐT9 trả lời với đại ý là: khó khăn trường chưa có Khung lực nghề nghiệp GVTA để có xây dựng chương trình bồi dưỡng nhằm mục tiêu phát triển lực nghề nghiệp cho GVTA theo khung lực nghề nghiệp Bất cập tổ chức đào tạo bồi dưỡng GVTA chưa bám sát mục tiêu phát triển lực nghề nghiệp thông qua hoạt PL35 động đào tạo bồi dưỡng xây dựng nội dung, phương pháp hình thức tổ chức Chất lượng tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho GVTA nhìn chung đạt loại bình thường Có nhiều ngun dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ quan thuộc công tác quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương 6) Đối với câu hỏi “Ơng (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức đánh giá GVTA theo lực nghề nghiệp đánh giá đội ngũ GVTA theo mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ trường đại học thuộc Bộ Cơng Thương nói chung trường đại học mà quý Ông (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời ngun nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các ơng ĐT1, ĐT4 ĐT5 trả lời với nội dung gần giống là: khó khăn trường chưa có Khung lực nghề nghiệp GVTA để có xác định tiêu chí đánh giá cá nhân GVTA theo yêu cầu phát triển lực nghề nghiệp Bất cập tổ chức đánh giá cá nhân GVTA chưa đánh giá gtheo tiêu chí lực nghề nghiệp đánh giá đội ngũ GVTA chưa bảm sát mục tiêu phát triển đội ngũ có quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA Chất lượng tổ chức đánh giá cá nhân GVTA đánh giá đội ngũ GVTA nhìn chung đạt loại trung bình Có nhiều nguyên dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu thuộc lực quản lý nguồn nhân lực đội ngũ CBQL trường đại học thuộc Bộ Công Thương 7) Đối với câu hỏi “Ơng (Bà) cho biết khó khăn bất cập tổ chức hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển lực nghề nghiệp trường đại học thuộc Bộ Công Thương nói chung trường đại học mà q Ơng (Bà) cơng tác nói riêng; đồng thời nguyên nhân chủ yếu dẫn khó khăn bất cập ?” Các ơng ĐT2, ĐT8 ĐT9 tra lời với nội dung tương đối giống là: khó khăn bất cập tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển trường đại học thuộc Bộ Công Thương chưa đẩy mạnh trì phát triển mơi trường lao động thuận lợi, chưa có nhiều sách đãi ngộ đặc thù cho GVTA; chất lượng tổ chức hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển đạt loại bình thương Có nhiều ngun dẫn đến khó khăn bất cập đó; nguyên nhân chủ yếu chủ quan công tác quản lý nguồn nhân lực đội ngũ CBQL trường đại học thuộc Bộ Công Thương * PL36 * * Các kết trả lời đối tượng vấn nêu thực tiễn để nhận định thực trạng triển khai nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công thương./ Phụ lục PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Về mức độ cấp thiết khả thi giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh không chuyên trường đại học thuộc Bộ Công thương) Để giúp chung nhận biết mức độ cấp thiết tính khả thi giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công thương; đề nghị quý Ông (Bà) đánh dấu  vào dòng cột tương ứng bảng câu hỏi Mức độ cấp thiết giải pháp Các mức độ đánh giá cấp thiết TT Rất cấp thiết Tên giải pháp Tổ chức xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế Tổ chức định kỳ điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA để thích ứng với yêu cầu phát triển lực nghề nghiệp đội ngũ bối cảnh hội nhập quốc tế Tổ chức tuyển chọn sử dụng GVTA theo nguyên tắc cạnh tranh có thử thách nhằm tạo PL37 Tương đối cấp thiết Ít cấp thiết Khơng cấp thiết hội cho họ phát triển lực theo khung lực nghề nghiệp xây dựng Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GVTA nhằm phát triển lực nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng lý luận quản lý nguồn nhân lực cho đội ngũ CBQL cấp trường Tổ chức định kỳ đánh giá giá đội ngũ GVTA theo mục tiêu phát triển đội ngũ để có điều chỉnh nội dung phát triển đội ngũ dựa lực Tổ chức hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển lực xây dựng môi trường lao động thuận lợi thực sách đãi ngộ đặc thù Các ý kiến khác Ông (Bà) có: ……………… ……………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Mức độ khả thi giải pháp Các mức độ đánh giá khả thi TT Tên giải pháp Rất khả thi Tổ chức xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế Tổ chức định kỳ điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA để thích ứng với yêu cầu phát triển lực nghề nghiệp đội ngũ bối cảnh hội nhập quốc tế Tổ chức tuyển chọn sử dụng GVTA theo nguyên tắc cạnh tranh có thử thách nhằm tạo hội cho họ phát triển lực theo khung lực nghề nghiệp xây dựng Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GVTA nhằm phát triển lực nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng lý luận quản lý nguồn nhân lực cho đội ngũ CBQL cấp trường Tổ chức định kỳ đánh giá giá đội ngũ GVTA theo mục tiêu phát triển đội ngũ để có điều chỉnh nội dung phát triển đội ngũ dựa lực Tổ chức hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển lực xây dựng môi trường lao động thuận lợi thực sách đãi ngộ đặc thù PL38 Tương đối khả thi Ít khả thi Khơng khả thi Các ý kiến khác Ơng (Bà) có: ……………… ……………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xin trân trọng cảm ơn cơng tác Ơng (Bà) ! Nếu khơng có trở ngại xin Ơng (Bà) cho biết: - Họ tên: …………………………………………………………………… - Chức vụ nơi công tác: …………… ……………………………………… Phụ lục PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP Đề nghị quý Ông (Bà) cho biết mức độ phù hợp lý luận thực tiễn nội dung, cách thức quy trình thử nghiệm “Tổ chức xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh cho nguồn nhân lực ngành Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế” mức độ giá trị vận dụng Khung lực nghề nghiệp GVTA (nếu xây dựng thức) vào thực tiễn; đánh dấu hoạc cho điểm vào dòng cột tương ứng bảng câu hỏi đây? Bảng Đánh giá mức độ phù hợp nội dung, cách thức quy trình thử nghiệm xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA TT Các tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp nội dung, cách thức quy trình thử nghiệm xây dựng khung lực nghề nghiệp GVTA Các nội dung, cách thức quy trình triển khai thử nghiệm xây dựng Khung lực nghề nghiệp GVTA mà quý vị tham gia thử nghiệm phù hợp Quy chế tổ chức hoạt động nhà trường Các nội dung, cách thức quy trình triển khai thử nghiệm xây dựng Khung lực nghề nghiệp GVTA mà quý vị tham gia thử nghiệm phù hợp lý luận quản lý nguồn nhân lực dựa lực Các nội dung, cách thức quy trình triển khai PL39 Rất phù hợp (4Đ) Mức độ phù hợp Tương đối phù hợp (3) Ít phù hợp (2Đ) Không Không phù hợp (1Đ) thử nghiệm xây dựng Khung lực nghề nghiệp GVTA mà quý vị tham gia thử nghiệm phù hợp với lực người tham gia thử nghiệm Các nội dung, cách thức quy trình triển khai thử nghiệm xây dựng Khung lực nghề nghiệp GVTA mà quý vị tham gia thử nghiệm phù hợp điều kiện sở vật chất môi trường hoạt động trường - Ý kiến khác quý Ông (Bà) có: ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… Bảng Đánh giá giá trị vận dụng Khung lực nghề nghiệp GVTA xây dưng thức vào thực tiễn Các tiêu chí đánh giá giá trị vận dụng Khung lực nghề nghiệp TT GVTA xây dưng thức vào thực tiễn Các GVTA trường đại học thuộc Bộ Công Thương vận dụng Khung lực nghề nghiệp GVTA để đánh giá lực nghề nghiệp thân nhằm thiết lập kế hoạch phấn đấu phát triển lực nghề nghiệp Các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vận dụng Khung lực nghề nghiệp GVTA để tổ chức triển khai nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa lực (quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực cho GVTA phát triển) Các quan quản lý nguồn nhân lực giáo dục vận dụng Khung lực nghề nghiệp GVTA làm tài liệu tham chiếu đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tiếng Anh nhằm xây dựng chế độ, sách phát triển đội ngũ GVTA Các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học vận dụng Khung lực nghề PL40 Mức độ giá trị tác dụng (GT&TD) Rất có GT &TD (4Đ) Tương đối có GT& TD(3) Ít có GT &TD (2Đ) Khơng có GT &TD (1Đ) nghiệp GVTA vào nghiên cứu đề tài phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung phát triển đội ngũ giảng viên sở giáo dục - Ý kiến khác q Ơng (Bà) có: ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… ……………… ……………… ……………… ……………… ………… ……… - Cảm ơn công tác q ơng (Bà) ! - Nếu khơng có trở ngại, xin q Ơng (Bà) cho biết: + Họ tên: ……………… ……………………… …… ………… + Chức vụ nơi công tác: ……………… ……………… ………… Phụ lục KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Kết thử nghiệm Giải pháp 1) PL41 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc KHOA NGOẠI NGỮ KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Ý nghĩa Khung lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh Trong chưa có quy định thức Bộ Giáo dục Đào tạo Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, Chuẩn lực nghề nghiệp giảng viên tiếng Anh (GVTA) Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa sau: - Giúp GVTA Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tự đánh giá lực nghề nghiệp thân, từ xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để phát triển lực; - Giúp CBQL Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có cơng cụ đánh giá lực nghề nghiệp GVTA, từ có để triển khai nội dung phát triển đội ngũ GVTA dưạ lực (xây dựng quy hoạch, tuyển PL42 sách tuyển dụng sử dụng, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tiếng Anh góp phần chuẩn hóa đội ngũ GVTA B Các tiêu chuẩn tiêu chí Khung lực nghề nghiệp GVTA 1) Tiêu chuẩn Phẩm chất nghề nghiệp - Tiêu chí Thực tốt đường lối lãnh đạo Đảng, sách pháp luật Nhà nước, quy chế Ngành Trường - Tiêu chí Vận động đồng nghiệp người học chấp hành tốt đường lối lãnh đạo Đảng, sách pháp luật Nhà nước, quy chế Ngành Trường - Tiêu chí Tâm huyết có trách nhiệm với đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ khác mà trường giao cho - Tiêu chí Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo theo Quy định đạo đức nhà giáo Bộ GD&ĐT - Tiêu chí Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực quan hệ với nhân dân, đồng nghiệp người học 2) Tiêu chuẩn Năng lực chuyên mơn nghiệp vụ sư phạm - Tiêu chí 6: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định giảng viên đại học quy định Luật Giáo dục năm 2019 - Tiêu chí 7: Làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải vấn đề, tư phản biện hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học - Tiêu chí 8: Soạn thảo, chỉnh lý nhằm phát triển chương trình đào tạo tiếng Anh trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo - Tiêu chí 9: Sử dụng kỹ nghiệp vụ sư phạm để vận dụng kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức vào hoạt động giảng dạy tiếng Anh - Tiêu chí 10: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ thứ phối hợp nhuần nhuyễn sử dụng ngoại ngữ vào hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học - Tiêu chí 11: Ứng dụng cơng nghệ thông tin truyền thông hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học - Tiêu chí 12: Thiết kế, sử dụng công cụ đánh giá sử dụng kết đánh giá để phát triển chương trình đào tạo, điều chỉnh hoạt động dạy học PL43 - Tiêu chí 13: Am hiểu người học tổ chức tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người học trình họ đào tạo trường sau họ tốt nghiệp - Tiêu chí 14: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm trình giảng dạy để đáp ứng với thay đổi từ bối cảnh 3) Tiêu chuẩn Năng lực nghiên cứu khoa học - Tiêu chí 15 Tìm hiểu, phát đăng ký nghiên cứu vấn đề thiết cần nghiên cứu khoa học giáo dục ngơn ngữ Anh - Tiêu chí 16 Có hhả độc lập phối hợp với đồng nghiệp thực thànhg công đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục ngôn ngữ Anh - Tiêu chí 17 Cơng bố kết nghiên cứu khoa học thân khoa học giáo dục ngơn ngữ Anh Tạp chí khoa học ngồi nước - Tiêu chí 18 Hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học giáo dục hoạt động dạy học tiếng Anh theo yêu cầu chương trình đào tạo - Tiêu chí 19 Hỗ trợ đồng nghiệp thực nghiên cứu đề tài khoa học giáo dục ngôn ngữ Anh - Tiêu chí 20 Ứng dụng thành nghiên cứu khoa học giáo dục ngôn ngữ Anh vào đào tạo vào nghiên cứu khoa học 4) Tiêu chuẩn Năng lực xây dựng môi trường giáo dục - Tiêu chí 21 Tham gia xây dựng quy chế dân chủ sở trường (tuyển dụng, đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế, chi tiêu nội bộ, ) - Tiêu chí 22 Thực quy chế dân chủ sở theo nguyên tắc biết, bàn, làm kiểm tra - Tiêu chí 23 Vận động đồng nghiệp người học xây dựng thực quy chế dân chủ sở - Tiêu chí 24 Tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá thực quy chế dân chủ sở cá nhân tổ chức trường - Tiêu chí 25 Thể hiên rõ vai trò đảm đương tốt trách nhiệm thân trì phát triển mơi trường giáo dục - Tiêu chí 26 Tích cực tham gia với tổ chức trị, tổ chức trị xã hội đồn thể xây dựng mơi trường giáo dục PL44 5) Tiêu chuẩn Năng lực phát triển quan hệ xã hội - Tiêu chí 27 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với nhà giáo sở giáo dục - Tiêu chí 28 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp ngồi nước - Tiêu chí 29 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với người học, tổ chức hiệp hội người học nước - Tiêu chí 30 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với giới khoa học chuyên ngành, tổ chức khoa học nước - Tiêu chí 31 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với sở giáo dục đại học ngồi nước - Tiêu chí 32 Tích cực tham gia thiết lập mối quan hệ với tổ chức trị , tổ chức trị xã hội đoàn thể 6) Tiêu chuẩn Năng lực dịch thuật - Tiêu chí 33 Dịch văn tiếng Anh tiếng Việt ngược lại để phục vụ hoạt động đào tạo trường - Tiêu chí 34 Dịch văn Anh tiếng Việt ngược lại để phục vụ hoạt động ký kết hợp tác quốc tế trường - Tiêu chí 35 Phiên dịch tiếng Anh tiếng Việt ngược lại để phục vụ hội thảo khoa học quốc tế trường - Tiêu chí 36 Phổ biến kết nghiên cứu nước tiếng Việt tiếng Anh để phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học trường - Tiêu chí 37 Phổ biến kết nghiên cứu khoa học rong nước tiếng Việt tiếng Anh để phục vụ hợp tác quốc tế trường - Tiêu chí 38 Hiệu đính tài liệu dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt ngược lại để phục vụ hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học trường 7) Tiêu chuẩn Năng lực cung ứng dịch vụ tri thức - Tiêu chí 39 Cung cấp thành NCKH giáo dục công bố tiếng Anh theo nhu cầu giảng viên nghiên cứu viên trường PL45 - Tiêu chí 40 Cung cấp thành NCKH ngơn ngữ Anh công bố tiếng Anh theo nhu cầu giảng viên nghiên cứu viên trường - Tiêu chí 41 Cung cấp cập nhật thông tin khoa học công bố tiếng Anh theo nhu cầu CBQL, giảng viên, nghiên cứu viên người học - Tiêu chí 42 Phản biện sách, báo khoa học ngôn ngữ Anh cho CBQL, giảng viên nghiên cứu viên để xuất - Tiêu chí 43 Làm tốt vai trị cầu nối liên kết khoa học xã hội để đưa kiến thức khoa học đăng tải ngôn ngữ Anh vào đời sống cộng đồng - Tiêu chí 44 Hỗ trợ (hướng dẫn, cố vấn tư vấn) người học tìm tịi, lựa chọn xử lý thơng tin khoa học nước 8) Tiêu chuẩn Năng lực hỗ trợ giao tiếp liện văn hoá - Tiêu chí 45 Hỗ trợ người học tìm hiểu truyền thống dân tộc sứ (Anh) cộng đồng sử dụng tiếng Anh - Tiêu chí 46 Hỗ trợ người học tìm hiểu sắc văn hố dân tộc sứ (Anh) cộng đồng sử dụng tiếng Anh - Tiêu chí 47 Hỗ trợ người học tìm hiểu giá trị xã hội (tinh thần, vật chất) dân tộc sứ (Anh) cộng đồng sử dụng tiếng Anh - Tiêu chí 48 Hỗ trợ người học tìm hiểu kỳ vọng, thói quen dân tộc sứ (Anh) cộng đồng sử dụng tiếng Anh - Tiêu chí 49 Hỗ trợ người học tìm hiểu chuẩn mực xử dân tộc sứ (Anh) cộng đồng sử dụng tiếng Anh - Tiêu chí 50 Hỗ trợ người học hình thành kỹ sử dụng tiếng Anh giao tiếp, ứng xử phù hợp văn hóa cộng đồng sử dụng tiếng Anh C Phương thức đánh giá quy định xếp loại Điểm tiêu chuẩn tiêu chí - Các tiêu chí cho điểm số ngun - Mỗi tiêu chí có điểm tối đa điểm, điểm tgối thiểu điểm - Tổng điểm 50 tiêu chí 100 điểm Cách thức xếp loại lực nghề nghiệp PL46 - Loại Tốt: có tổng điểm 80 điểm trở lên Tiêu chuẩn đạt 10 điểm - Loại Khá: có tổng điểm từ 60 đến 79 điểm, Tiêu chuẩn phải đạt từ điểm trở lên - Loại Trung bình: có tổng điểm từ 40 đến 59 điểm, Tiêu chuẩn phải đạt từ điểm trở lên - Loại Yếu (khơng đạt u cầu lực nghề nghiệp): có tổng điểm từ 39 điểm trở xuống Phương thức đánh giá - Cá nhân GVTA tự đánh giá (cho điểm) xếp loại - Tham khảo ý kiến đánh giá (cho điểm) đồng nghiệp Khoa Tổ Bộ môn GVTA - Trưởng Khoa Ngoại ngữ (hoặc Trưởng Bộ môn tiếng Anh) đánh giá (choi điểm) xếp loại theo ý kiến - Trưởng Khoa Ngoại ngữ phối hợp với trưởng Phòng Tổ chức - Cán bô tổng hợp kết đánh giá 03 đối tượng trên, xem xét đưa định thức xếp loại GVTA * * * Khung lực nghề nghiệp GVTA để tham khảo sử dụng hoạt động phát triển đội ngũ GVTA Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến Trường xây dựng có văn ban hành thức Khung lực nghề nghiệp GVTA Trong tham khảo, cán quản lý GVTA có ý kiến góp ý để điều chỉnh nội dung Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng năm 2020 TRƯỞNG KHOA NGOẠI NGỮ PL47 PL48 ... Thương bối cảnh hội nhập quốc tế .40 1.4 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .48... luận phát triển đội ngũ GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế - Chương Cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công Thương bối. .. quốc tế, đội ngũ GVTA trường đại học thuộc Bộ Công Thương đặt cho nhà quản lý vấn đề cần giải ? 4.2 Phát triển đội ngũ GVTA dựa lực trường đại học thuộc Bộ Công Thương bối cảnh hội nhập quốc tế dựa

Ngày đăng: 26/09/2022, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hoá trong giai đoạn hiện nay; Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Bách (2010), "Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hoátrong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Xuân Bách
Năm: 2010
2. Nguyễn Thuý Bình (2008), Xây dựng chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đáp ứng mục tiêu đào tạo; Đề tài KH&CN cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thuý Bình (2008), "Xây dựng chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên đáp ứng mục tiêu đào tạo
Tác giả: Nguyễn Thuý Bình
Năm: 2008
3. Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Triết học, Tập III (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc ngành triết học), Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), "Triết học, Tập III
Tác giả: Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia -Hà Nội
Năm: 1995
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), "Quy định về đạo đức nhà giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ngân hàng phát triển Châu Á, (2013), Một số vấn đề Lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kì mới; Nxb Văn hoá - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ngân hàng phát triển Châu Á, (2013), "Một số vấn đềLý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kì mới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ngân hàng phát triển Châu Á
Nhà XB: Nxb Vănhoá - Thông tin
Năm: 2013
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ngày 28/10/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), "Kế hoạch hành động về bình đẳng giới củangành Giáo dục giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/10/2020 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/10/2020về
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2020
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), "Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra,đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quy định Chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông tư Số 24/2015/TT-BGDĐT, ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), "Quy định Chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáodục đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học (ban hành kèm Thông tư số 20/2020/TT- BGDĐT, ngày 27/7/ 2020) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), "Quy định chế độ làm việc đối với giảngviên cơ sở giáo dục đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2020
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng Châu Á (ADB), (2014), “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Khoa/Phòng trường đại học, cao đẳng” (quyển 1 và quyển 2), Nxb Đại học Sư phạm - năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng Châu Á (ADB), (2014), “"Tàiliệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Khoa/Phòng trường đại học, cao đẳng”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Ngân hàng Châu Á (ADB)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm - năm 2014
Năm: 2014
12. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực.Nxb Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), "Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
13. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phúc Châu (2010), "Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
Năm: 2010
14. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý đội ngũ, Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở - LOAN No. 1718 - VIE (SF), Hà Nội – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), "Quản lý đội ngũ
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2003
15. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP/ ngày 02/11/ 2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số14/2005/NQ-CP/ ngày 02/11/ 2005 về
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
16. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), "Chiến lược quốcgia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
18. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Quyết định số89/QĐ-TTg, ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2019
19. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Chúng (1982), "Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1982
20. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực GDĐH Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001)," Phát triển nguồn nhân lực GDĐHViệt Nam
Tác giả: Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
21. Nguyễn Thế Dân (2016), Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thế Dân (2016), "Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sưphạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực
Tác giả: Nguyễn Thế Dân
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w