1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số GIẢI PHÁP HƯỚNG dẫn học SINH tự học TRUYỆN KIỀU và TRÍCH đoạn TRAO DUYÊN để PHÁT TRIỂN NĂNG lực đọc HIỂU, NĂNG lực NGÔN NGỮ và NĂNG lực THẨM mỹ CHO học SINH lớp 10

40 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 337,15 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC “TRUYỆN KIỀU” VÀ TRÍCH ĐOẠN “TRAO DUYÊN” ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

“TRUYỆN KIỀU” VÀ TRÍCH ĐOẠN “TRAO DUYÊN” ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU, NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VÀ NĂNG LỰC THẨM MỸ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG

THPT THẠCH THÀNH IV

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2021

Trang 2

.MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2 Thực trạng vấn đề 5

2.3 Giải pháp đã sử dụng 6

2.3.1 Chia nhóm – Phân công nhiệm vụ học tập 6

2.3.2 Sân khấu hóa trích đoạn “ Trao duyên”; Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà 7

2.3.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học trên lớp 11

2.3.4 Sáng tạo, đa dạng hóa hoạt động vận dụng - thực hành 13

Trang 3

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,

trường 15

3 Kết luận, kiến nghị 18

3.1 Kết luận 19

3.2 Kiến nghị 19

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài.

Nhà thơ, nhà biên kịch người Ireland, Wiliam Butler Yeats có một câu nói rất có

ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục: “Giáo dục không phải là việc đổ đầy một bìnhnước, mà là thắp sáng một ngọn lửa” Một câu nói bao hàm cả hai mặt của một vấnđề: người thầy dạy như thế nào để khơi dậy cho người trò niềm say mê học tập,định hướng được con đường học tập cho trò và người trò học như thế nào để có thể

từ đó nắm bắt tốt được những điều được dạy, có được cách nhìn nhận, đánh giá vàgiải quyết vấn đề (trong mọi mặt của cuộc sống) rút ra từ trong quá trình học tập vàbiết làm chủ mình, biết đi như thế nào để đến đích mà chúng ta muốn đến Trongkhi hiện nay, nền giáo dục nước nhà đang từng bước đổi mới, mà cốt lõi là lấy họcsinh làm trung tâm Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từchương trình giáo dục chú trọng nội dung sang chú trọng năng lực của người học;

Từ chỗ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng cho học sinh đếnchỗ quan tâm học sinh vận dụng được điều gì qua việc học vào thực tiễn Học sinhchủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức, từ đó hình thành ý thức học tập suốt đời Đó làmục tiêu quan trọng của quá trình đổi mới dạy học

Tuy nhiên, trong thời đại của công nghệ 4.0 đang phát triển như hiện nay, vănhóa nghe nhìn đang dần lấn át văn hóa đọc để chiếm lĩnh toàn bộ mặt bằng giải trí,đời sống tinh thần của xã hội Bởi vậy, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổthông đang là một thử thách lớn đối với giáo viên hiện nay Dạy như thế nào chohay, hiệu quả cao, tạo ra sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là một vấn đềlớn Việc học sinh giảm hứng thú với môn Ngữ văn cũng có nhiều lý do; Tuy nhiên,một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô chưa thực sự tạo ra sự cuốn húthọc sinh bằng bài giảng của mình Thầy cô chưa thực sự có những bước ngoặt độtphá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống, nênviệc dạy và học chưa thực sự hiệu quả Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điềukhiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết, việc phải tìm ra nhiều biện phápphát huy cao nhất tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tạo raniềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng nhất đối vớimỗi giáo viên đứng lớp

Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, Truyện Kiều của Nguyễn Du chiếm một vị trí đặc biệt Ngoài Truyện Kiều, không tác phẩm nào của văn học Việt

Trang 5

Nam được học trong nhiều tiết và với số đơn vị văn bản (đoạn trích) phong phú nhưthế (5 đơn vị ở lớp 9 THCS, 4 đơn vị ở lớp 10 THPT) Thực tế cho thấy, qua các lần

thay sách thì vị trí đặc biệt của tác gia Nguyễn Du và Truyện Kiều trong chương

trình vẫn không suy suyển Có lẽ tất cả các nhà khoa học và sư phạm đều nhận thấy

ở tác phẩm này một tiềm năng giáo dục to lớn Vấn đề còn lại là người thầy phảilàm hiển lộ tiềm năng giáo dục kia của tác phẩm, phù hợp với yêu cầu của giáo dục

hiện đại Nhưng đối với học sinh bây giờ, Truyện Kiều – một tác phẩm ra đời đã

quá lâu, dường như thuộc về một “ngôn ngữ văn học” khác, một hệ thống thẩm mỹkhác Đó chính là một rào cản, một khoảng cách lớn khi học sinh tiếp cận, tìm hiểu

về Truyện Kiều với các trích đoạn trong chương trình Điều này đòi hỏi giáo viên

sẽ phải là người định hướng cho học sinh cách thức phù hợp để tiếp cận, tìm hiểutác phẩm Giáo viên sẽ phải là cầu nối để học sinh có được tâm thế chủ động để

“đối diện” và “đối thoại” với tác phẩm; khám phá những giá trị, vẻ đẹp của tácphẩm

Bởi vậy để học sinh lớp 10 có thể chủ động, tự giác, hứng thú và tích cực trongviệc chiếm lĩnh và hiểu sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa thẳm sâu của kiệt tác

Truyện Kiều của Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung; Vẻ đẹp, giá

trị của các trích đoạn trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng thì đòi hỏi ngườigiáo viên phải thực sự nỗ lực, đầu tư, tâm huyết và sáng tạo

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Từ thực tế trên, nắm bắt yêu cầu đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quảchất lượng môn học và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tôichọn nghiên cứu vấn đề “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh tự học “Truyện

Kiều” và trích đoạn “Trao duyên” để phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4”.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp dạy học điều tra, thực nghiệm khoa học, phân tích vàtổng kết kinh nghiệm

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

Trên cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019-2020 với đề tài: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh tự học thơ Hai-cư của Ba-sô để phát triển năng lực

Trang 6

ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4,

tôi đã phát triển thêm những điểm mới sau:

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy họcnhóm; Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; Phương pháp đóng vai;Phương pháp trò chơi; Phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học

- Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật dạy học giải quyếtvấn đề; Kĩ thuật đóng vai; Kĩ thuật trò chơi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh khối 10

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mìnhđộng não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất, động cơ, tìnhcảm để chiếm lĩnh tri thức biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học Tựhọc là người học tích cực, chủ động tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hànhđộng của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vịtrí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giảipháp Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học

Tự học giúp cho người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng địnhnăng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến

cố của sự phát triển kinh tế - xã hội Nếu rèn luyện cho người học có được phươngpháp, kỹ năng tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào thực tiễn thì

sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ càng được nâng cao Kháiniệm tự học luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự giác Kiến thức Ngữvăn của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông quacác hoạt động tự giác ấy Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì phải tự thân tiếpnhận tri thức ngữ văn từ nhiều nguồn, tự thân rèn luyện các kỹ năng, tự thân bồidưỡng tâm hồn mình ở mọi lúc, mọi nơi

Trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT, phương pháp hướng dẫn học sinh tựhọc môn Ngữ văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng Hoạt động đó không chỉ giúp họcsinh tiếp cận, khám phá được các tác phẩm văn học mà còn phát triển tư duy vàhoạt động thực tiễn của các em Việc học môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển

ba năng lực quan trọng của thế hệ trẻ: Năng lực đọc hiểu; Năng lực ngôn ngữ và

Năng lực thẩm mĩ

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa Đọc hiểu là

đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận, tư

Trang 7

duy và biểu đạt Mục đích đọc hiểu trong tác phẩm văn chương là phải thấy được:Nội dung của văn bản; ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; Ý đồ,mục đích, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu

tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; Thể loại củavăn bản, hình tượng nghệ thuật…Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mãcác tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh Đọc hiểu

là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện phápnghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tựthân của hình tượng nghệ thuật

Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù củavăn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quantâm Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động.Nếu học sinh không có trình độ năng lực đọc để hiểu đúng, đánh giá đúng văn bảnthì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo Vìthế việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn trongnhà trường là rất cần thiết

Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau

đây: Năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản.

Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định,

hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ,

ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi

học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trongnhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà

trường và xã hội Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực

đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường Bởi mụcđích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp

Năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc

với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: Năng lực khám phá Cái Đẹp và

năng lực thưởng thức Cái Đẹp Năng lực khám phá Cái Đẹp lại gồm năng lực phát

hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ Cái Đẹp nghệ thuật thường không bộc

lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình tượng bằng lời, tác phẩm vănchương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nên phải có con mắt tinh tường

trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được Còn năng

lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và đánh giá Cái Đẹp

ấy Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa Cái Đẹpcủa tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình Đó

Trang 8

là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng ngườiđọc Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của conngười: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điềukhông thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái

Đẹp ấy Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); Hai yếu tố này thường gắn bó, hòa

quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương vàtiếng Việt Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về

cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp,

Bồi dưỡng năng lực tự học Ngữ văn là phương cách tốt nhất để tạo ra động lựcmạnh mẽ cho quá trình học tập môn Ngữ văn Phải có hứng thú người học mới cóđược sự tự giác say mê tìm tòi, nghiên cứu, khám phá những tác phẩm văn chương,những vẻ đẹp cuộc sống Hứng thú học tập là động lực dẫn tới tự giác Nó đảm bảocho sự định hình tính độc lập trong học tập môn Ngữ văn nói riêng; Các môn họckhác nói chung

Với những lý do trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương pháp tự họcNgữ văn, đặc biệt là tự giác, sự tích cực, chủ động, sáng tạo sẽ khơi dậy năng lựctiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học

2.2 Thực trạng vấn đề.

Trong các sáng tác của Nguyễn Du, Truyện Kiều là tác phẩm vĩ đại nhất, đã được dịch ra hơn 23 thứ tiếng với trên 70 bản dịch khác nhau Truyện Kiều còn

được dịch và nghiên cứu nhiều ở Mỹ, Nga, Đức, Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc… Có lẽ, tác giả của tâm sự “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà

nhân khấp Tố Như” không thể hình dung rằng tác phẩm của mình được hậu thế đón

nhận sâu rộng trên khắp thế giới như thế Đến với Truyện Kiều, đứng trước Truyện

Kiều, chúng ta dường như đều ngợp trước những diễn giải phong phú đã có trong

suốt hơn 200 năm qua vốn dệt thành một không khí huyền thoại bao quanh tác

phẩm Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của

Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời Minh của Trung Quốc, Nguyễn Du đã viết

Trang 9

nên Truyện Kiều thuộc dạng thức truyện thơ, sáng tạo thêm nhiều tình tiết mới đặc

sắc và gửi vào đó sự lộng lẫy của tiếng Việt, của hồn Việt muôn thuở Nhưng đối

với học sinh bây giờ, Truyện Kiều thuộc về một nền văn hóa trung đại với cách tâm

lý, tư duy, quan niệm thẩm mĩ, cách cảm, cách nghĩ khác biệt so với nhận thức, tưduy, tâm lý và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại Bởi vậy, làm thế nào để

học sinh hiểu được tầm vóc, giá trị của Truyện Kiều - tập đại thành của văn học cổ

điển Việt Nam; Hiểu được vẻ đẹp của Tiếng Việt, của bản sắc văn hóa Việt qua tác

phẩm; Hiểu được những đóng góp mà Truyện Kiều của Nguyễn Du mang tới cho

văn hóa, văn học, ngôn ngữ Việt Nam là một vấn đề không hề dễ dàng với mỗi giáoviên

Trong khi đó, trường THPT Thạch Thành 4 có tới 86,7% học sinh là con emdân tộc thiểu số cư trú ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Điều kiện học tập,hiểu biết xã hội nhìn chung còn hạn chế Để có thể tiếp cận và khám phá phần kiếnthức rất hay và khó này yêu cầu học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về văn học

trung đại nói chung, về Truyện Kiều của Nguyễn Du nói riêng Điều này đòi hỏi

người giáo viên phải nỗ lực tìm ra cách khám phá phù hợp

Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi thấy rằng nghiên cứu về hoạt

động tiếp cận, giảng dạy Truyện Kiều và trích đoạn “Trao duyên” thông qua việc

hướng dẫn học sinh tự học để phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn ngữ vànăng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Thạch Thành 4 là rất cầnthiết, tạo ra môi trường học tập sinh động, hứng thú, tự giác và sáng tạo cho cácem

2.3 Giải pháp đã sử dụng.

2.3.1 Chia nhóm – Phân công nhiệm vụ học tập.

Học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm cụ thể, trong khoảngthời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sởphân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày

và đánh giá trước toàn lớp

Trong dạy học Ngữ văn, làm việc theo nhóm là hoạt động mang tính tích cực

và đã được nhiều giáo viên thực hiện khá thành công Kết quả của nhóm học tậpthường phong phú, đa dạng và thường có nhiều khám phá thú vị, đầy sáng tạo, tạo

ra sự hứng thú trong hoạt động dạy và học của cả thầy và trò Dạy học nhóm nếuđược tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; Phát triển nănglực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh Hoạt động nhóm tạo ra sựhợp tác – một hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt Bởi nó phát huy đượcnăng lực cá nhân trong tập thể, thể hiện tinh thần dạy học tích cực, góp phần đắc

Trang 10

lực thực hiện quan điểm “dạy học thông qua giao tiếp” – một yêu cầu mới trongdạy học Ngữ văn hiện nay.

Tuy nhiên, để các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực, để việc hoạtđộng nhóm hiệu quả, giáo viên phải chú ý đến phương thức chia nhóm Trong quátrình giảng dạy, tôi đã xây dựng phương thức chia nhóm từ đầu năm học và tậpdượt cho học sinh thành thạo trong một số tiết học tự chọn

2.3.2 Sân khấu hóa trích đoạn “ Trao duyên”; Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà.

Để tăng cảm hứng học tập, rèn luyện, bồi dưỡng khả năng tự học môn Ngữ

văn cho các em học sinh, khuyến khích tinh thần đọc sách, bồi đắp năng lực cảmthụ tác phẩm văn học, khả năng đồng sáng tạo cùng tác giả, giáo viên có thể cho

các em học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học Nghĩa là tác phẩm văn học

sẽ được chuyển thể thành vở diễn, sau đó học sinh sẽ thảo luận những vấn đề trọngtâm; từ đó rút ra những bài học cần thiết về tác phẩm Dạy học Truyện Kiều cũng

như các tác phẩm khác với hình thức sân khấu hóa trích đoạn rất phù hợp với địnhhướng giáo dục hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh của chương trìnhphổ thông mới Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàngthế kỉ trước trong cái nhìn mới mẻ của thầy và trò đã thổi luồng gió mới vào tácphẩm văn học, khiến tác phẩm văn học gần với thực tế cuộc sống hiện tại và có sứchấp dẫn mới Hoạt động này là hành trình làm sống lại những điều đã đi qua, làmmới lại, sáng tỏ hơn những kiến thức đã được tiếp nhận từ trước ở cả thầy và trò;Làm cho tác phẩm được sống lại một cuộc đời mới với cách tiếp cận, khám phámới

Trong thực tế giảng dạy, tôi đã hướng dẫn học sinh thực một số hoạt cảnh sânkhấu hóa tác phẩm Cá nhân tôi cho rằng, đặc thù bộ môn Ngữ văn đòi hỏi ngườigiáo viên giỏi phải có năng lực sáng tạo và một phần nào đó “tố chất nghệ sĩ”.Năng lực, tố chất này một phần do năng khiếu và được bồi đắp qua việc đọc, tíchlũy, nghiên cứu, chiêm nghiệm của giáo viên trong quá trình giảng dạy Điều nay sẽrất hữu ích trong việc tìm ra những con đường mới, những cách thức mới để địnhhướng cho học sinh cách tiếp cận, khám phá từng tác phẩm văn học Với các đơn vịkiến thức dễ, tôi định hướng cho học sinh cách thức để sân khấu hóa tác phẩm Ví

Trang 11

dụ, ở phần văn học dân gian, thể loại Cổ tích, tôi gợi ý cho học sinh những phânđoạn giàu chất kịch, giàu ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ Học sinh chủ động tự làm việcnhóm để xây dựng kịch bản, sáng tạo trang phục, đạo cụ và giáo viên sẽ góp ý,chỉnh sửa, bổ sung Ở thể loại ca dao, tôi định hướng cho các em một số hoạt độngsân khấu hóa cụ thể như: Ngâm ca dao, hát dân ca, hát quan họ, hát ru (Có lời làcác bài ca dao) theo các chủ đề cụ thể.

Riêng trích đoạn Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một đơn

vị kiến thức rất hay và khó nên tôi đã trực tiếp sáng tác kịch bản, lựa chọn “diễnviên”, chuẩn bị trang phục, đạo cụ và hướng dẫn các em hóa thân thành từng nhân

vật trong vở diễn ( Kịch bản đính kèm trong phụ lục) Vở kịch Nỗi đau nàng

Kiều được chia làm 2 cảnh Cảnh 1 là Mã Giám Sinh mua Kiều Cảnh này chính là

bối cảnh của trích đoạn Trao duyên Nội dung cảnh này làm nổi bật lên bản chất

con buôn của Mã Giám Sinh – một tên bán thịt buôn người Ở cảnh này tôi có sửdụng ngôn từ hiện đại, hài hước để tạo không khí vui vẻ cho học sinh trong giờ học

Đến cảnh 2 - Đêm trao duyên, tôi sử dụng văn bản để làm lời thoại Nội dung cảnh

này giúp học sinh chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới nội tâm nhânvật để cùng nếm trải bao giằng xé, dằn vặt, đớn đau của nàng Kiều trong bi kịchtình yêu tan vỡ

Bên cạnh việc tổ chức sân khấu hóa tác phẩm, tôi nghiên cứu để xây dựng các phiếu học tập cho học sinh Phiếu học tập sẽ hiển thị rõ ràng yêu cầu, nhiệm

vụ cụ thể của mỗi học sinh trong việc tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà và hoạt độnghọc trên lớp theo từng nhóm, cụ thể như sau:

Nội dung phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà

Phiếu học tập nhóm 3

Phiếu học tập nhóm 4

Học sinh thự c hiện Hoạt

động 1

- Tìm hiểu các

đoạn thơ miêu

- Tìm hiểu cácđoạn thơ miêu tả

- Tìm hiểu cácđoạn thơ miêu tả

- Tìm hiểu cácđoạn thơ miêu tả

Trang 12

Kiều củaNguyễn Du.

ngoại hình,phẩm chất, tínhcách của cácnhân vật chínhtrong Truyện

Kiều củaNguyễn Du

ngoại hình, phẩmchất, tính cáchcủa các nhân vậtchính trong

Truyện Kiều của

trích đoạn Trao

duyên.

- Sưu tầm cácbản tóm tắt về

Truyện Kiều.

- Kiều đã đưa ranhững lí lẽ gì đểthuyết phụcThúy Vân nhậnmối duyên tìnhcủa mình vớiKim Trọng?

- Tìm và giảithích ý nghĩa cácđiển tích, điển

cố và các thànhngữ trong tríchđoạn; Từ đónhận xét về cách

sử dụng ngôn

- Tích cực thamgia hoạt độngsân khấu hóa

trích đoạn Trao

duyên.

- Tìm hiểu vàthuyết minh vềgiá trị hiện thực

kỉ vật nào?

Những kỉ vật ấyminh chứng chođiều gì?

- Em hiểu gì vềtâm trạng củaThúy Kiều qua

câu thơ “Duyên

này thì giữ, vật này của chung”?

- Sau khi trao kỉvật xong, Kiều

- Tích cực thamgia hoạt động sânkhấu hóa trích

đoạn Trao duyên.

- Sưu tầm nhữngbài phát biểu củacác vị chínhkhách nước ngoài

có trích dẫn

Truyện Kiều.

- Khi quay lại vớithực tại, Kiều cónhững nỗi niềmtâm trạng gì?

- Kiều có đáng bịtrách như chínhlời nàng nói ở

câu cuối “ thiếp

đã phụ chàng”?

Lời tự trách ấycho ta hiểu thêmđiều gì về Kiều?

- Khái quát giá trịnội dung và giátrị nghệ thuật của

Trang 13

thơ đầu sẽ thay

đổi như thế nào

về thanh điệu,

nội dung và sắc

thái biểu đạt?

ngữ của NguyễnDu?

dặn dò ThúyVân những gì?

Những lời nói

ấy có ý nghĩagì?,

- Hoàn thànhphiếu học tậptrên lớp

- Hoàn thànhphiếu học tậptrên lớp

- Viết cảm nhận

về một tríchđoạn trong

Truyện Kiều mà

em yêu thích

- Vẽ tranh vềmột số nhân vật,đoạn trích mà

em ấn tượngtrong Truyện

Kiều củaNguyễn Du

- Viết một bài

báo về Truyện

Em hãy lựa chọnmột trong số cáchoạt động luyệntập, vận dụngsau:

- Viết cảm nhận

về một tríchđoạn trong

Truyện Kiều mà

em yêu thích

- Vẽ tranh vềmột số nhân vật,đoạn trích mà

em ấn tượngtrong Truyện

Kiều củaNguyễn Du

- Viết một bài

báo về Truyện

Em hãy lựa chọnmột trong số cáchoạt động luyệntập, vận dụngsau:

- Viết cảm nhận

về một trích đoạntrong Truyện

Kiều mà em yêu

thích

- Vẽ tranh về một

số nhân vật, đoạntrích mà em ấntượng trong

Truyện Kiều của

Nguyễn Du

- Viết một bài

báo về Truyện

Kiều.

Trang 14

- Tìm các tácphẩm văn họctương đồng vềnội dung, cảmhứng với tríchđoạn Trao

đoạn Trao duyên.

Phiếu học tập được in và phát cho học sinh trước một thời gian để các em tìm hiểu,chuẩn bị bài theo mẫu sau:

Phiếu học tập nhóm………

thực hiệnHoạt động 1

Thời gian lưu lạc của Thúy Kiều

Giá trị lớn nhất của Truyện Kiều

( Phiếu học tập 4 nhóm đính kèm phần phụ lục)

Trang 15

Về phía học sinh, khi nhận tư liệu tham khảo và phiếu học tập, nhóm trưởngmỗi nhóm sẽ cho các thành viên trong nhóm chọn và nhận nhiệm vụ học tập củamình và cố gắng chuẩn bị chu đáo.

2.3.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học trên lớp.

Giáo viên tổ chức các tiết dạy Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên trên

lớp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học theo phiếu học tập đã tự chuẩn bị trước ởnhà Các nhóm sẽ thực hành nhiệm vụ đã được giao theo từng hoạt động cụ thể củabài học Sau hoạt động khởi động, dưới sự dẫn dắt, điều hướng của giáo viên, cácthành viên trong từng nhóm sẽ lần lượt, luân phiên thuyết trình về kết quả chuẩn bịcác câu hỏi tự tìm hiểu bài ở nhà trong phiếu học tập được giao

Ở hoạt động 1 – Khởi động: Giáo viên chia đôi lớp thành 2 đội tham gia trò

chơi khởi động “Đoán tên nhân vật trong Truyện Kiều” Giáo viên sẽ đọc các câu

hỏi, học sinh trực tiếp trả lời Đội nào trả lời được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.Trò chơi này trong hoạt động khởi động sẽ tạo ra sự sôi nổi, hứng thú và tâm thếthoải mái cho học sinh

Ở hoạt động 2 – Khám phá kiến thức: Ở hoạt động này, giáo viên sẽ là

người hướng dẫn, tham gia tranh biện và can thiệp trong những tình huống cầnthiết Học sinh sẽ là người chủ động tiếp cận, khám phá tác phẩm Thành viên cácnhóm sẽ lên bảng trình bày bằng hình thức thuyết trình về việc tìm hiểu các nội

dung về Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên được phân công cụ thể trong phiếu

học tập Giáo viên khuyến khích học sinh mỗi nhóm tổng hợp kết quả tự học ở nhàcủa cả nhóm vào một bảng phụ (ghi trên giấy A1, A2) để bổ trợ cho hoạt độngthuyết trình

Phần khám phá kiến thức về Truyện Kiều của Nguyễn Du: Nhóm 1

thuyết minh về tên gọi Truyện Kiều, (từ tên gọi chính là Đoạn trường tân thanh đến

tên gọi thân thương là Truyện Kiều) Nhóm 2 thuyết minh một bản tóm tắt đặc sắc

về Truyện Kiều Nhóm 3: Thuyết minh ngắn gọn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều Nhóm 4: Thuyết minh về một bài phát biểu của các vị chính

khách nước ngoài có trích dẫn Truyện Kiều Sau hoạt động của mỗi nhóm, giáo

viên sẽ nhấn mạnh, chốt lại những nội dung quan trọng và ghi bảng ngắn gọn

Phần khám phá kiến thức về trích đoạn Trao duyên: Giáo viên cho học

sinh thể hiện vở kịch Nỗi đau nàng Kiều Sau khi vở kịch kết thúc, giáo viên mời

một số học sinh nêu cảm nhận về vở kịch Sau đó các nhóm tiếp tục trình bày kết

quả hoạt động tự học theo nhóm về trích đoạn Trao duyên Sau phần thuyết trình

Trang 16

của mỗi nhóm, các học sinh nhóm khác và giáo viên đặt thêm câu hỏi hoặc bổ sung

về nội dung cho nhóm Sau đó, giáo viên đánh giá kết quả phần hoạt động của mỗinhóm, chốt ý và ghi bảng ngắn gọn

Ở hoạt động 3 – Luyện tập: Giáo viên phát và hướng dẫn học sinh hoàn

thành phiếu học tập trên lớp trong thời gian quy định Sau đó giáo viên yêu cầu một

số em trình bày kết quả rồi nhận xét và bổ sung Phiếu học tập này nhằm mục đích

giúp học sinh khái quát và củng cố lại những kiến thức cơ bản về Truyện Kiều

Sau 3 hoạt động trên, giáo viên sẽ tổng kết, đánh giá toàn bộ kết quả phần tựhọc ở nhà và hoạt động tham gia bài học trên lớp của các nhóm Qua đó, giáo viên

có hình thức động viên khuyến khích, khen thưởng phù hợp như cho điểm miệng,điểm 15 phút đối với các học sinh có phần chuẩn bị, hoạt động tích cực, xuất sắc

2.3.4 Sáng tạo, đa dạng hóa hoạt động vận dụng - thực hành.

Hoạt động 4: Vận dụng – thực hành được giáo viên triển khai cho học sinh

cuối tiết học Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng, thực hành hoạt động tựhọc ở nhà sau bài học phù hợp với sở trường năng lực cá nhân bằng việc lựa chọnmột trong số các hoạt động vận dụng – thực hành sau:

- Viết cảm nhận về một trích đoạn trong Truyện Kiều mà em yêu thích.

- Vẽ tranh về một số nhân vật, đoạn trích mà em ấn tượng trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du

- Tìm hai nhận định về Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu Việt Nam.

- Tìm các tác phẩm văn học tương đồng về nội dung, cảm hứng với trích đoạn Trao

duyên.

- Viết một bài phỏng vấn giả tưởng về lĩnh vực nghiên cứu Truyện Kiều

Dù mỗi môn học có một nhiệm vụ riêng nhưng đều dựa trên mục tiêu chung

là phát triển con người toàn diện Quan điểm dạy học của giáo viên cần phải linhhoạt, tạo điều kiện để học sinh tự tin phát huy thế mạnh của riêng mình; Củng cốniềm tin ở học sinh về giá trị mỗi con người và 8 dạng trí thông minh Nhất địnhmỗi học sinh sẽ sở hữu ít nhất một trong số 8 dạng trí thông minh đó Trong giờhọc và ở phần vận dụng thực hành sau giờ học, tôi thường tìm cách nhận ra thếmạnh của mỗi em, khuyến khích các em thể hiện và phát triển năng lực riêng củamình Đó chính là hoạt động tự học bổ ích và vô cùng thiết thực ý nghĩa

Phần thực nghiệm sư phạm

Trang 17

- Mục đích thực nghiệm sư phạm:

Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài làthiết thực, khả thi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng học tập mônNgữ văn của học sinh trường THPT Thạch Thành 4; Xác định mức độ phù hợp,

hiệu quả và tích khả thi của việc hướng dẫn học sinh tự học Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT Thạch Thành 4;

Khẳng định được tính khoa học và hiệu quả của đề tài về phát triển năng lực đọchiểu, năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ cho học sinh trường THPT ThạchThành 4

- Nội dung thực nghiệm:

+ Điều tra và phân tích kết quả điều tra về đặc điểm học sinh lớp 10 của trườngTHPT Thạch Thành 4

+ Thiết kế 1 giáo án có sử dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên trong chương trình Ngữ văn 10.

+ Xây dựng đề kiểm tra và đáp án cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

+ Đánh giá sự phù hợp về nội dung, mức độ của đề kiểm tra trong giảng dạy

+ Đánh giá về hiệu quả của biện pháp hướng dẫn học sinh tự học Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên trong chương trình Ngữ văn 10 theo phương pháp dạy học

tích cực

- Giáo án thực nghiệm: ( Đính kèm phần phụ lục)

- Tổ chức thực nghiệm:

+ Đối tượng và phạm vi thực nghiệm:

Tên trường Tên lớp Sĩ số HS Giáo viên thực hiệnTHPT Thạch

Thành 4

10B2 (Lớp thựcnghiệm)

Trang 18

Trong năm học 2020-2021, sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiệnmột số hình thức kiểm tra, khảo sát dựa trên câu hỏi cuối bài đối với học sinh 2 lớpkhối 10 ở trường THPT Thạch Thành 4 và thu được kết quả như sau:

Sốlượng

lệ bài khá giỏi tăng lên đáng kể Vì trong quá trình học tập các em được chủ độnglĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc tự mình tham khảo,nghiên cứu tài liệu để hoàn thành các phiếu học tập đã giúp các em có kiến thức cơ

sở, kiến thức “nền” và có những tìm tòi, khám phá mới lạ, thú vị nên các em thamgia và tiếp thu bài học một cách hứng khởi, chủ động, nắm kiến thức tại lớp mộtcách sâu sắc và bền vững Khi tham gia vào hoạt động học trên lớp, học sinh đượcchủ động trong việc tiếp cận, khám phá, lĩnh hội kiến thức Hoạt động nhóm giúpcác em phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết vấn đề; Hoạtđộng thuyết trình giúp các em rèn luyện năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.Các em được đóng vai người thầy để chủ động thực hiện việc truyền đạt kiến thức,được tham gia tranh biện trong các tình huống học tập cụ thể để phát triển tư duyphản biện, khả năng làm chủ tình huống, xử lý tình huống Điều này thực sự hữuích, cần thiết và ý nghĩa

Đặc biệt, việc sân khấu hóa trích đoạn mang lại hiệu quả rất tích cực Hoạtđộng học này đòi hỏi học sinh phải đọc, nghiền ngẫm văn bản một cách kỹ lưỡng

để “hóa thân” vào nhân vật trong các tác phẩm, sau đó tái hiện trên sân khấu lớphọc Ngoài ra học sinh còn được tự mình sáng tạo trong cách diễn xuất làm sao đểdiễn tả được sâu sắc tính cách, nội tâm của nhân vật mình đóng vai Bởi vậy mà các

em tự suy ngẫm, thấm thía hơn ý nghĩa của văn bản và nhập vai một cách tự nhiên,làm sống lại các nhân vật trong trích đoạn rất sinh động, chân thực, có sức gợi Vớinhững học sinh không tham gia diễn xuất cũng phải đọc văn bản thật kĩ và cảmnhận về nhân vật trong tác phẩm để đối chiếu với hình ảnh nhân vật được tái hiệntrên sân khấu lớp học và đưa ra nhận xét của mình Đồng thời, phương pháp sân

Trang 19

khấu hóa cũng làm tăng tính đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Các em biết tự phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm với mỗi phần việc được giao.Việc được đóng vai trò tự chủ trong hoạt động học, không bị giới hạn bởi nhữngđiều cho sẵn của giáo viên, được thể hiện quan điểm của mình và được công nhận,khích lệ đã khiến cho các em thêm tự tin và rất sôi nổi, hứng thú trong giờ

học Dưới đây là một số hình ảnh sân khấu hóa trích đoạn Trao duyên.

Trang 20

Mặt khác việc hướng dẫn học sinh tự học ở hoạt động luyện tập và hoạt độngvận dụng thực hành đã thực sự đem lại kết quả nằm ngoài sự dự đoán chủ quan của

cá nhân tôi Sản phẩm học tập của học sinh sau hoạt động tự học ở nhà rất phongphú đa dạng Như ở hoạt động vận dụng – thực hành, các em đã có tinh thần tự đọc,

tự nghiên cứu để có những dẫn chứng liên văn bản rất hay và sâu sắc Ví dụ như em

Vũ Đình Đức có những liên hệ sâu sắc về vẻ đẹp của tình yêu chân chính, cao

thượng giữa đoạn trích Trao duyên với bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin Những

hoạt động ấy không những rèn luyện cho các em khả năng đọc, khả năng tìm tòinghiên cứu mà còn khơi gợi tình yêu với văn học, bồi đắp những xúc cảm, nhữngrung động thật sự chân thành về vẻ đẹp cuộc sống Còn sản phẩm học tập sau tiết

Ngày đăng: 09/06/2021, 13:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w