1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

18 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Khi giải còn sai về lời giải, nhầm tên đơn vị của bài toán, học sinh ngại làm toán giải …Để học sinh ham học toán nhất là giải các bài toán để nâng cao chất lượng môn Toán bản thân tôi t

Trang 1

1 Mở đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài:

Để tiến hành được công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cần phải có lực lượng lao động đủ trình độ, năng động, sáng tạo do đó mục tiêu đào tạo cũng được thay đổi, hơn nữa thực trạng dạy và học ở nước ta cũng nhiều hạn chế do thời gian chiến tranh kéo dài, nền kinh tế kém phát triển, chương trình sách giáo khoa không thay đổi trong suốt nhiều năm, kết quả đào tạo là lớp người thiếu kiến thức, vận dụng thực tế kém, nhìn ra các nước trên thế giới, chúng ta bị tụt hậu rất xa về nội dung và phương pháp dạy học, từ những lý do trên mà Bộ Giáo dục - Đào tạo nước ta thấy cần thiết phải thay đổi nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học

Trải qua những năm thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới Giáo viên tiểu học đã làm quen với nội dung và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới Chất lượng dạy học đã từng bước phát triển và tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Là giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp tôi thấy cần thiết phải nắm bắt những điểm mới đó để làm tốt công tác giảng dạy của mình Một trong các mục tiêu của môn Toán bậc Tiểu học

là nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường và giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, phát triển khả năng suy luận, khả năng diễn đạt Biết cách giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú trong học toán cho học sinh

Môn Toán Tiểu học góp phần bước đầu hình thành phương pháp học toán, làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo cho học sinh Phần giải toán có lời văn giúp cho học sinh lớp 2 có khả năng lập luận, phân tích bài toán, trình bày bài toán khoa học Các em làm quen với các bài toán vận dụng trong thực tế cuộc sống Tuy nhiên trong thực tế nhiều học sinh chưa nắm vững cách giải toán, còn nhầm các dạng toán Khi giải còn sai về lời giải, nhầm tên đơn vị của bài toán, học sinh ngại làm toán giải …Để học sinh ham học toán nhất là giải các bài toán để nâng cao chất lượng môn Toán bản thân tôi thấy cần phải có những biện pháp giúp học sinh giải toán

Trong suốt quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở, suy ngẫm, nghiên cứu để tìm

ra cách dạy học thích hợp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên đạt hiệu quả

cao, để rồi giáo viên sẽ là người “Thắp sáng lên những ngọn lửa” trong mỗi học sinh Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn” Đây cũng là một nội dung quan trọng trong dạy

học toán nói chung và các em học sinh các lớp đầu cấp nói riêng

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn

toán ở Tiểu học

- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phần giải toán có lời văn lớp 2

- Tìm hiểu thực trạng việc triển khai phần giải toán có lời văn lớp 2 ở Trường Tiểu học Phùng Minh - Ngọc Lặc -Thanh hóa

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 2

Học sinh lớp 2A và lớp 2B Trường Tiểu học Phùng Minh Ngọc Lặc -Thanh hóa

- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Phùng Minh giải toán có lời văn

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Qua nghiên cứu các tài liệu giảng dạy, tài liệu về chương trình sách giáo khoa học sinh của Nhà xuất bản Giáo dục để nắm được các mạch kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh về giải toán có lời văn ở lớp 2

1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

- Qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn

tổ, cụm chuyên môn, tôi nghĩ rất cần thiết để thực hiện công tác phụ đạo học sinh, trong đó có hướng dẫn học sinh cách giải toán có lời văn ở lớp 2,

1.4.3 Phương pháp thống kê xử lý số liệu.

- Qua khảo sát kết quả giảng dạy trước thực nghiệm, kết quả giảng dạy

sau thực nghiệm Từ đó so sánh, đối chiếu hai phương pháp và rút ra kết luận (Trước thực nghiệm- Sau thực nghiệm)

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được xếp loại C năm học 2015 – 2016

Năm học 2017 – 2018 tôi bổ sung thêm một số biện pháp nhằm xây dựng

và củng cố cho học sinh nắm chắc kiến thức về giải toán có lời văn lớp 2 ở Trường TH Phùng Minh xếp loại B năm học 2017 – 2018

Năm học 2018 - 2019 tôi bổ sung thêm một số minh chứng về bài làm của học sinh nhằm làm tường minh các biện pháp dạy học mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.Cơ sở lí luận:

Một trong những mục tiêu môn toán bậc Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm ra cách giải quyết vấn đề kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, có khả năng suy luận giao tiếp, kích thích tính tự giác và hợp tác Hoạt động giải toán luôn là hoạt động trí tuệ, sáng tạo vì rất hấp dẫn với nhiều học sinh và thầy cô giáo

Với mong muốn sao cho giờ học Toán diễn ra nhẹ nhàng và mỗi học sinh phát huy được hết năng lực học tập của mình, cùng với suy nghĩ dạy học môn Toán ở lớp 2 không chỉ trang bị cho học sinh vốn tri thức toán học trong chương trình mà còn giúp học sinh nắm được chìa khoá để đi tới nhận thức, rèn luyện con người và dạy học sinh biết cách học (phương pháp học) toán Học sinh Tiểu học hiếu động, ham hiểu biết Các em thích được tự tìm hiểu khám phá hơn là phải chấp nhận sự thông báo hay áp đặt Học sinh Tiểu học không thể ngồi im lặng thụ động nghe giảng bài Các em muốn và đủ khả năng tự học, tiếp thu bài thực hiện các hoạt động học do giáo viên thiết kế Ở lứa tuổi Tiểu học chú ý chủ định của các em còn yếu, trí nhớ của các em

Trang 3

mang tính trực quan hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic Trí nhớ của các em chịu sự chi phối nhiều của đời sống, nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên

- Phần giải toán có lời văn ở lớp 2 có nội dung sau:

+ Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng trừ trong

đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị

+ Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân chia

Tôi đã đề ra và thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

+ Dạy khái niệm chắc chắn và khắc sâu cho học sinh dễ hiểu, giúp học sinh hiểu được bài toán và biết cách giải

- Giúp học sinh củng cố nắm vững cách giải bài toán, trình bày bài giải 2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn:

- Đối với giáo viên:

a,Thuận lợi:

Do có sự đổi mới về nội dung, cách sắp xếp kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên dễ xây dựng các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu Nội dung các bài toán được cập nhật hoá phù hợp với thực tiễn nên giáo viên cũng dễ chuyển tải đến học sinh

Sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình

b Khó khăn:

Trong giảng dạy nhiều giáo viên hay nói nhiều, làm mẫu nhiều

Khi dạy các bài toán giải có đơn vị đo lường, học sinh thường trình bày sai, nhưng giáo viên không sửa

Ví dụ : Bài 3 tiết 97

Mỗi can đựng được 3 lít dầu Hỏi có 5 can như thế thì đựng bao nhiêu lít dầu?

Học sinh trình bày:

Nhiều giáo viên có thói quen không cho học sinh tìm hiểu kĩ đề

Các bài toán giải bằng một phép tính nhân hoặc chia, chưa khái quát thành dạng cơ bản ở các tiết hình thành bảng nhân, các bài toán có lời văn thường không có hình vẽ cụ thể nên giáo viên khó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

Ví dụ : Khi dạy tiết 96 bài “Bảng nhân 3” có bài 2 “Mỗi nhóm có 3 học sinh, có 10 nhóm như vậy Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?”.

Trang 4

Giáo viên khó hiển thị cho học sinh của 10 nhóm, trong khi ở các tiết luyện tập, các bài toán thường được thể hiện bằng hình vẽ cụ thể

Ví dụ:

Mỗi túi có 3kg gạo Hỏi 4 túi như thế có bao nhiêu kg gạo?

Với nội dung sách giáo khoa mới đòi hỏi phải sử dụng nhiều đồ dùng trực quan Song vì năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên vẫn ít sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học

- Đối với học sinh:

a, Thuận lợi:

Ngay từ lớp 1, chương trình đã giúp học sinh rèn các kĩ năng tìm hiểu đề toán, tìm cách giải và giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ Vì vậy sang lớp 2 các em không còn lúng túng khi thực hiện giải một bài toán có lời văn

Do đặc điểm của học sinh đầu cấp nhanh nhớ nhưng chóng quên nên khi tập trung vào một dạng thì các em dễ khắc sâu và rèn được kĩ năng tính toán Các bài toán có lời văn ở lớp 2 thường thể hiện một cách tường minh, các tình huống trong đề gần gũi với học sinh Vì vậy với vốn ngôn ngữ còn ít của mình các em có thể đọc và hiểu đề một cách dễ dàng

Đặc biệt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm hiện nay giúp các em có điều kiện hoạt động và chủ động nắm kiến thức

Thời lượng dành cho luyện tập thực hành nhiều nên các em được tham gia để giải quyết nhiều tình huống khác nhau và bộc lộ khả năng của mình Các bài toán được trình bày với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em hứng thú học tập, phát huy được tính sáng tạo của mình

b, Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên học sinh vẫn gặp một số

khó khăn khi học phần này như:

* Về tìm hiểu đề:

Như chúng ta đã biết, muốn giải được bài toán có lời văn học sinh phải đọc kĩ đề bài, hiểu được cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, song do trình

độ ngôn ngữ của các em còn kém, một số học sinh lúng túng khi tìm hiểu đề Mặt khác nội dung các bài toán thường nêu lên một tình huống quen thuộc, gần gũi với học sinh Trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng (danh số), khi tìm hiểu đề các em thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các số cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của các bài toán theo yêu cầu của đề

Ví dụ: Ở bài 3, tiết 45: “Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 20 học

sinh trai Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh gái?”.

Hoặc bài 4, tiết 64: “Một cửa hàng đồ chơi, có 84 ô tô và máy bay,

trong đó có 45 ô tô Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu máy bay?”.

3k g

3k

g

3k g 3k

g

Trang 5

Đặc điểm tư duy lứa tuổi của các em là tư duy cụ thể nên tiếp xúc với các bài giải bằng một phép tính nhân hoặc chia thường gặp khó khăn trong suy luận

* Về phương pháp giải một bài toán:

Bên cạnh một số khó khăn khi tìm hiểu đề, các em còn gặp một số khó khăn trong quá trình giải toán

Nắm vững nội dung nhất là các yếu tố cơ bản của bài toán là yêu cầu đầu tiên nhưng chưa đủ, nếu học sinh chưa có hứng thú và quyết tâm giải nó Để giải đúng bài toán còn đòi hỏi các em tìm ra phương pháp giải là một hoạt động tư duy hết sức phức tạp, vừa đòi hỏi kinh nghiệm thực hành, sự linh hoạt sáng tạo Song ở lứa tuổi các em thường có sự nhầm lẫn yếu tố không thuộc bản chất Các em thường nhầm lẫn phương pháp giải giữa dạng này và dạng khác

Ví dụ: Bài 3, tiết 40

“Mẹ mua con lợn nặng 28kg về nuôi Sau một tháng nó tăng thêm 13kg Hỏi sau một tháng con lợn nặng bao nhiêu kg?”.

Đây là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị nhưng các em lại nhầm là bài toán tìm số trừ chưa biết nên có phép tính giải

28 - 13 = 15 (kg) Ngoài ra khi trình bày bài giải các em diễn đạt câu, lời văn thường không

rõ ràng hoặc mắc các lỗi ghi chữ viết tắt các đơn vị đo đại lượng

Ví dụ : Bài 4 tiết 128: “Có một số lít dầu đựng trong 6 can, mỗi can 3 lít.

Hỏi có bao nhiêu lít dầu?”.

Học sinh viết câu lời giải “có số lít dầu là:”

Trong lớp học thường có tới 3 loại đối tượng học sinh hoàn thành Tốt, học

sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành Các đối tượng này học cùng một chương trình với những yêu cầu đặt ra theo mục tiêu đào tạo Phần giải toán có lời văn chưa đáp ứng được đối tượng học sinh hoàn thành Tốt Bởi chưa có bài toán giải bằng nhiều cách hoặc bằng nhiều phép tính

Đối với học sinh chưa hoàn thành do tư duy thiếu linh hoạt, sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng phát triển chậm hay thiếu tự tin nên việc giải toán đạt được kết quả là một khó khăn

2.2.2 Kết quả thực trạng:

Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát học sinh về chất lượng giải toán của lớp 2A và lớp 2B với đề bài như sau:

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TOÁN LỚP 2

Thời gian: 40 phút

Đề bài :

Bài 1 : Mẹ hái được 34 quả na, mẹ biếu bà 20 quả na Hỏi mẹ còn lại bao

nhiêu quả na?

Bài 2 : An có 13 viên bi, Bình có 20 viên bi Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu

viên bi?

Kết quả khảo sát lớp 2A Tổng

số HS

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Trang 6

20 15 75 5 25

Đây là bài làm học sinh lớp 2A:

Kết quả khảo sát lớp 2B Tổng

số HS

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Đây là bài làm học sinh lớp 2B:

Qua kết quả khảo sát chất lượng học sinh 2 lớp tương đương nhau

Học sinh còn một số em sai về lời giải: em Quang, em Bách, em Sỹ, em

Ly lớp 2A Em Phan, Kì, Nga lớp 2B

Thiếu tên đơn vị và sai tên đơn vị: em Đăng, Hằng, Nam lớp 2A Em Din, Nhung, Tiến lớp 2B

2.3.Các biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn.

Qua việc tiếp thu chuyên đề và trên cơ sở điều tra nắm bắt đối tượng học sinh của lớp, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy Tôi đã đề ra và thực hiện các biện pháp, phương pháp

cụ thể sau nhằm nâng cao chất lượng và khả năng dạy học toán có lời văn cho học sinh

2.3.1 Biện pháp 1 : Giúp học sinh tìm hiểu đề bài của bài toán giải:

Tôi luôn tự nghiên cứu kĩ chương trình để nắm bắt được ý đồ của Sách giáo khoa, cấu trúc nội dung sách để có sự so sánh giữa các kiến thức trong chương trình để tìm ra được phương pháp dạy tốt nhất

Các khái niệm, kết luận đưa ra phải rất chắc chắn và khắc sâu cho học sinh hiểu rõ Từ đó học sinh vận dụng để biết cách giải bài toán

Ví dụ: Dạy tiết 24, 25: Bài “Bài toán về nhiều hơn” và “Luyện tập”.

Với tiết 24 là tiết dạy bài mới giáo viên xác định mục tiêu:

- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm “nhiều hơn” biết cách giải toán về: "nhiều hơn”.

- Về kĩ năng: Rèn cách giải, trình bày bài toán đơn

- Về giáo dục: Giúp học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học

- Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên cần tổ chức các hoạt động giúp học sinh tham gia một cách tích cực

* Hoạt động 1: Giới thiệu và hình thành khái niệm “nhiều hơn” bằng cách

quan sát hình vẽ trong (SGK) hoặc vật thật theo nguyên tắc cho tương ứng

1-1

Trang 7

* Hoạt động 2: Giới thiệu thành bài toán nhiều hơn cho học sinh dựa vào

hình vẽ đặt thành lời bài toán

* Hoạt động 3: Hướng dẫn giải, trình bày bài giải.

* Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành.

- Các bài tập ở phần này giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau Vì vậy mức độ các bài tập được nêu ra sắp xếp từ

dễ đến khó

Bài 1 : Học sinh đọc bài toán, ghi đầy đủ vào tóm tắt, chọn phép tính ghi vào

phần bài giải

Bài 2 : Mức độ cao hơn, học sinh phải ghi cả câu lời giải, phép tính và đáp số Bài 3 : Học sinh tự đọc đề bài, tóm tắt và giải.

- Đối với học sinh hoàn thành tốt: Giáo viên cần nắm vững đối tượng

học sinh cụ thể, quan tâm một cách phù hợp, có thể đặt thêm tình huống để

học sinh hoàn thành tốt phát triển tư duy.

- Chẳng hạn khi học: “Bài toán về nhiều hơn”(tiết 24) Học sinh hiểu từ

“nhiều hơn” trình bày ở tiết này là thêm vào Các em chọn tính phép cộng để giải là đúng nhưng nếu thay bằng tình huống khác có từ “nhiều hơn” chẳng

hạn:

Bài tập 2 : Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?”.

- Thay bằng: “Nam có 10 viên bi, Nam có nhiều hơn Bảo 5 viên bi Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?”.

- Hoặc có thể đưa thêm tình huống để các em có thể giải bằng hai phép tính

- Ví dụ có thể thêm câu hỏi cho bài toán 2 ở trên: Cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?

- Đối với học sinh chưa hoàn thành: Cần hướng dẫn cho các em từng

bước rõ ràng, có thể dùng đồ dùng trực quan giúp các em tư duy cụ thể, nắm được yêu cầu của bài toán Đồng thời gợi ý cho các em lựa chọn phép tính cho bài giải

- Cần phải kiên trì với đối tượng này, quan sát sự tiến bộ của các em để động viên kịp thời, dần dần giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giải toán Ngoài ra thông qua hoạt động nhóm các em biểu lộ được mặt ưu, khuyết điểm cá nhân Bằng sự giúp đỡ của những học sinh hoàn thành tốt sẽ giúp đối tượng học sinh chưa hoàn thành tiến bộ

- Qua quá trình thực hiện các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn bản thân thể hiện đổi mới cụ thể qua bài :

TOÁN (tiết 24) BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN

I MỤC TIÊU:

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình vẽ( Hoặc mô hình) các quả cam

- Phiếu học tập và bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1 Kiểm tra bài cũ:

Trang 8

2 Bài mới:

1: Giới thiệu và hướng dẫn giải bài toán về nhiều hơn:

- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng

- GV nêu bài toán: “ Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn

hàng trên 2 quả cam Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?”

- Gọi 2 học sinh đọc dề toán, GV đính hình các quả cam lên bảng, vừa đính vừa hỏi:

+ Hàng trên có mấy quả cam? ( 5 quả cam)

+ Số quả cam hàng dưới như thế nào ? ( Số cam hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả)

+ Bài toán hỏi gì?( Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?)

+ Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm thế nào?( Lấy số quả cam hàng trên cộng với 2 quả cam)

+ Phải làm phép tính gì?( Phải làm phép cộng : 5 + 2 = 7( quả cam) + Em hãy đặt câu lời giải.( Số quả cam hàng dưới có là hoặc Hàng dưới

có số quả cam là)

- HS lên bảng làm bài:

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới có là:

5 + 2 = 7( quả cam)

Đáp số: 7 quả cam

- Giáo viên yêu cầu hs khác nhận xét, sửa sai ( nếu có), Gv chốt kết quả đúng và cách làm dạng toán

2 Luyện tập, thực hành:

Bài 1 : Luyện tập về giải toán

- GV cho HS nhìn SGK, đọc đề toán, tóm tắt bài toán

- GVcó thể hướng dẫn:

+ Bài toán cho biết gì?( HS trả lời , GV viết tóm tắt)

Tóm tắt: Hoà có : 4 bông hoa

Bình nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa

Bình có : … bông hoa?

+ Bài toán hỏi gì? ( HS trả lời, GV nêu lại)

+ Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?

- HS làm bài vào vở

- 2 HS làm bài vào bảng nhóm

- HS nhận xét bài làm trên bảng GV chốt cách làm đúng

Bài 2 : Luyện giải toán

- HS tự đọc đề toán, tập tóm tắt bài toán( như SGK)

- HS làm bài vào vở

- HS TB lên bảng giải bài toán

- GV chấm bài một số em

Bài giải:

Số viên bi Bảo có là:

10 + 5 = 15 ( viên bi) Đáp số :15 viên bi

Trang 9

- GV giúp HS nhận xét bài làm chốt kết quả đúng.

- HS nêu lời giải khác nhau

Bài 3 : Củng cố kĩ năng giải toán.

- HS đọc đề bài, tự tóm tắt bài toán trên lớp (yêu cầu đối với học sinh Hoàn thành tốt )

- HS làm bài

- HS đổi vở kiểm tra bài tập

- HS nêu những lỗi học sinh thường sai

- 2 HS nêu lời giải của bài toán

- GV chốt kết quả đúng, chốt cách giải toán

- Hỏi thêm cho học sinh hoàn thành tốt: Mận cao 95 cm Mận cao hơn Đào 3 cm

- Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng- ti- mét?

- Học sinh hoàn thành tốt nêu nhanh kết quả và giải

3 Củng cố dặn dò:

- GV hỏi: Muốn giải các bài toán về nhiều hơn ta thường dùng phép tính gì?

- Hướng dẫn ôn tập ở nhà: Giáo viên nhắc học sinh chưa làm xong về nhà làm, xem lại các bài giải đã chữa

- Như vậy phần luyện tập đã giúp các em từng bước nắm được phương pháp giải “Bài toán về nhiều hơn” trong tiết học các em được hoạt động để tìm ra kiến thức Tôi thấy học sinh tự giác tích cực tham gia vào quá trình dạy học, giờ toán diễn ra nhẹ nhàng và cuốn hút các em hơn

*Kết quả: Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề bài của bài toán giải, bằng cách

dựa trên các vật mẫu trên tranh ảnh để học sinh nắm được những số liệu mà bài toán đã cho và những gì bài toán cần phải tìm Từ đó các em hiểu được nội dung của bài

2.3.2 Biện pháp 2 : Giúp học sinh phân tích bài toán:

- Tôi luôn tự nghiên cứu kĩ chương trình để nắm bắt được ý đồ của sách giáo khoa, cấu trúc nội dung sách để có sự so sánh giữa các kiến thức

trong chương trình để tìm ra được phương pháp dạy tốt nhất

- Các khái niệm, kết luận đưa ra phải rất chắc chắn và khắc sâu cho học sinh hiểu rõ Từ đó học sinh vận dụng để biết cách giải bài toán dạng bài toán

về ít hơn Vì vậy việc so sánh và củng cố kiến thức cũ cho học sinh là việc làm mà giáo viên cần đặc biệt chú ý để học sinh nắm chắc được các bước giải bài toán

Ví dụ: Bài 1(trang 30, tiết 30 SGK toán 2).

“Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam ?”

Học sinh đọc đề bài

- Vẫn là bài toán trên GV có thể hướng dẫn HS chuyển đề toán trả lời các câu hỏi như sau:

- Bài toán cho biết gì? ( Bài toán cho biết vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam)

- Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Tìm số cây cam vườn nhà Hoa)

Trang 10

- Bài toán thuộc dạng toán gì? ( Bài toán về ít hơn).

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

Tóm tắt 17 cây.

Vườn nhà Mai:

Vườn nhà Hoa: 7 cây .? cây

Từ đó khắc sâu cho HS phương pháp giải: Khi giải dạng toán này thường tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu và tóm tắt bài toán

Bước 2: Xác định dạng bài toán

Bước 3: Trình bày bài giải

Đây là dạng toán không chỉ hướng dẫn HS ở phần bài mới mà cần phải thường xuyên củng cố cho HS ở các tiết luyện tập để hình thành kĩ năng, kĩ xảo tính toán cho HS

Ví dụ : Bài 3(trang 43, tiết 41 SGK toán 2).

Tóm tắt: 16 lít

Thùng 1:

Thùng 2: 2 lít .? lít

- Học sinh đọc đề bài toán rồi tóm tắt

- Học sinh xác định dạng bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán ít hơn)

- Học sinh trình bày bài giải:

Bài giải Thùng thứ 2 có số lít dầu là:

16 – 2 = 14( lít) Đáp số : 14 lít

- Để khắc sâu dạng bài này GV cần đưa ra hai dạng toán để giúp học sinh phân biệt cách giải

+ Dạng toán về “ Nhiều hơn”.

+ Đây là bài toán đơn giải bằng 1 phép tính cộng

+ Dạng toán về “Ít hơn”.

+ Đây là bài toán đơn giải bằng 1 phép tính trừ

- Hướng dẫn như vậy HS sẽ khắc sâu kiến thức và không bị nhầm lẫn giữa các dạng toán Qua đó giúp các em quan sát và phân tích bài tốt hơn

- Trên đây là trình tự và quy tắc giải bài toán đơn GV cần dần dần cho

HS làm quen và nhận dạng trong suốt quá trình học tập

* Kết quả: Sau khi tôi giúp học sinh phân tích và tìm hiểu kĩ đề bài toán thì

học sinh đã phâp biệt được các dạng toán về “ Nhiều hơn” và “Ít hơn” thì

các em đã giải toán có lời văn một cách chính xác Lời giải sát với câu hỏi mà bài toán đưa ra

2.3.3 Biện pháp 3 : Hướng dẫn HS giải bằng nhiều cách khác nhau:

- Nhằm giúp HS chọn được cách hay nhất, hiểu sâu hơn cấu trúc của bài Giải một bài toán bằng nhiều cách có tác dụng rèn luyện óc sáng tạo, hứng thú tìm tòi học tập, giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm thời gian, biết

Ngày đăng: 19/11/2019, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Toán lớp 2 Khác
2. Sách giáo viên Toán 2 Khác
3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 theo chương trình sách giáo khoa lớp 2 Khác
4. Tạp chí giáo dục Tiểu học Khác
5. Các tập san chuyên đề giáo dục Tiểu học Khác
6. Chuẩn Kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học Khác
7. Điều chỉnh nội dung dạy học GD Tiểu học Khác
8. Thiết kế bài giảng toán 2 ( Tập 1, tập 2) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w