1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn khai thác lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn việt nam hiện đại ở chương trình ngữ văn THPT

25 877 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn và thử nghiệm đề tài: Khai thác lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT 2.. Nh

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI KHAI THÁC LỜI VĂN TRỮ TÌNH NGOẠI ĐỀ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

Lĩnh vực: Dạy học Bộ môn : Ngữ văn

Mã số :

Hà Tĩnh, tháng 04/2013

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài:

Dạy học Ngữ văn đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, thử thách lớnđối với giới khoa học, các nhà nghiên cứu, đặc biệt với giáo viên đang trực tiếpđứng lớp Trong những năm gần đây, xuất phát từ quan điểm dạy học tích cực

đã đặt ra yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Với môn Ngữ văn, đổi mớiphương pháp dạy học thực chất là chuyển từ hình thức dạy học giảng văn, bìnhvăn sang dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại và dạy học theo hướng tíchhợp Đây là một hướng dạy học được kỳ vọng sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực.Tuy nhiên, đến nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa thể tạo đượcnhững thay đổi mang tính chất căn bản Chính vì thế, học sinh vẫn còn tình trạngkhông hứng thú với việc học văn Những bài làm văn của học sinh trong các kỳthi vẫn làm nhiều người đọc phải “cười ra nước mắt” Điều đó xuất phát từ nhiềunguyên nhân Trong đó, việc vận dụng phương pháp dạy học còn cứng nhắc,thiếu linh hoạt, chưa hiệu quả là nguyên nhân cốt yếu Bản thân một bộ phận lớngiáo viên còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc nhận thức về thể loại, dạyhọc theo đặc trưng thể loại và dạy học tích hợp giữa các phân môn

Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay có nhiều thay đổi về nộidung và cấu trúc chương trình, nhưng truyện ngắn Việt Nam hiện đại vẫn là nộidung quan trọng, với nhiều tác phẩm, chiếm một thời lượng lớn Đặc điểm nổibật của truyện ngắn hiện đại là xu hướng tổng hợp, đan xen giữa các thể loại,đan xen giữa phương thức trữ tình và tự sự Sự xuất hiện của yếu tố trữ tìnhtrong truyện ngắn tạo nên một hình thức ngôn ngữ nghệ thuật mới được gọi làtrữ tình ngoại đề Thực chất, trữ tình ngoại đề là một cách bộc lộ trực tiếp tưtưởng, tình cảm, thái độ, quan niệm của nhà văn về cuộc sống Đó là hình thứcnhà văn chia sẻ, giao lưu, đối thoại cùng người đọc Mục đích dạy học đọc hiểuvăn bản không chỉ giúp học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tácphẩm mà còn thấy được quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của nhà văn

Trang 3

thể hiện trong tác phẩm đó Vì thế, dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngắn giáoviên cần định hướng để học sinh khai thác, khám phá lời văn trữ tình ngoại đềtrong tác phẩm

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã có một quá trình vận động, phát triểnvới nhiều thay đổi Bên cạnh những thành tựu hiện đại hóa về mặt thể loại là sựxuất hiện của nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo Trong số đó, nhà văn NamCao được đánh giá là đỉnh cao của nền văn học hiện thực phê phán, là bậc thầy

về nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam hiện đại Nam Cao đã để lại nhiều kiệt tác

cho gia tài văn học dân tộc Truyện ngắn Chí Phèo là tác phẩm thành công trên

nhiều phương diện Trong đó, lời văn trữ tình ngoại đề đem đến những biểu hiệnmới mẻ về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn này Chính vì thế, ở đề tài này

chúng tôi vận dụng vào khai thác lời văn trữ tình ngoại đề ở truyện ngắn Chí

Phèo như một minh chứng cho đề tài.

Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn và thử nghiệm đề tài: Khai thác

lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT

2 Nhiệm vụ của đề tài:

- Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học khai thác lời văn

trữ tình ngoại trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại

- Khảo sát và phân tích biểu hiện của lời văn trữ tình ngoại đề qua một sốtruyện ngắn Việt Nam hiện đại được đưa vào dạy học trong chương trình Ngữvăn THPT

- Xây dựng định hướng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong dạy học

đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo

3 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp khảo sát - phân loại

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

Trang 4

4 Giới hạn phạm vi đề tài

Với đề tài Khai thác lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu

truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi chỉ tập

trung vào một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT,

vận dụng khai thác giá trị lời văn trữ tình ngoại đề truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

5 Đóng góp của đề tài:

Đề tài được thử nghiệm vận dụng vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí

Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Đề tài đã tạo ra hứng

thú học tập tích cực cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy học đọc hiểutruyện ngắn Việt Nam hiện đại Từ kết quả đạt được của đề tài này, chúng tôi sẽtiếp tục vận dụng vào dạy học các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại khác

có sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề được đưa vào dạy học trong chương trìnhNgữ văn THPT

Trang 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở khoa học của đề tài:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn trữ tình ngoại đề là “Một trong

những yếu tố ngoài cốt truyện; một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện”

Lời văn trữ tình ngoại đề là một hình thức xuất hiện của tác giả trong tácphẩm để giao tiếp với người đọc Lời văn trữ tình ngoại đề chính là điểm giaothoa giữa thể loại tự sự và trữ tình Lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện nhiềutrong các tiểu thuyết bằng thơ, truyện thơ, tác phẩm văn xuôi mang tính biểucảm cao

Trong văn học trung đại, lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện khá nhiềutrong các tác phẩm truyện thơ, tiểu thuyết bằng thơ Lời văn trữ tình ngoại đềtrong văn học trung đại chủ yếu xuất hiện trong lời mở đầu hoặc kết thúc tácphẩm Trong truyện ngắn hiện đại, lời văn trữ tình ngoại đề có thể đan xen vàogiữa nội dung tác phẩm Trong quan hệ với tác giả, lời văn trữ tình ngoại đề trựctiếp thể hiện tư tưởng tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả nhưmột người trò chuyện, đối thoại với độc giả Lời văn trữ tình ngoại đề là phươngtiện giúp soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm

Trang 6

b Theo quan điểm dạy học tích cực hiện nay, dạy học văn bản thực chất

là dạy học đọc hiểu văn bản đặc trưng thể loại Đối với dạy học thể loại truyệnngắn hiện đại, giáo viên cần phải bám sát vào tình huống, nhân vật, sự việc, chitiết tiêu biểu và ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Trên cơ sở đó, học sinhkhám phá các giá trị khác nhau của tác phẩm truyện ngắn Tuy nhiên, khó khănlớn nhất khi dạy học đọc hiểu một văn bản truyện ngắn là phải gợi mở để họcsinh không chỉ thấy được những giá trị độc đáo mà còn phải thấy được tư tưởng

và tình cảm thẩm mĩ của nhà văn Để có thể khám phá đầy đủ, sâu sắc về nhàvăn, giáo viên phải gợi mở để học sinh hiểu được những phát ngôn của nhà văn,những thông điệp cuộc sống được gửi gắm vào tác phẩm

Dạy học theo hướng tích cực phải gắn với dạy học tích hợp Dạy đọc hiểuvăn bản truyện ngắn vừa phải tích hợp những tri thức liên môn vừa phải thựchiện tích hợp kiến thức giữa các phân môn (trong đó có tiếng Việt) Dạy học vănbản truyện ngắn khai thác được lời văn trữ tình ngoại đề sẽ là một hướng dạyhọc đảm bảo cả nguyên tắc dạy học theo đặc trưng thể loại và dạy học tích hợp.Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề sẽ giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn,tạo hứng thú học tập cho học sinh

2 Cơ sở thực tiễn:

Để thực hiện đề tài, trên cơ sở lí luận về thể loại và dạy học chúng tôi tiếnhành khảo sát và thử nghiệm đề tài vào thực tiễn dạy học; thực tiễn kiểm tra,đánh giá và thực tiễn thể nghiệm đề tài

a Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề không phải là một vấn đề mới mẻđối với giáo viên và học sinh Trong thực tế, trước đây, khi dạy đọc hiểu một số

tác phẩm, đoạn trích phần văn học nước ngoài, như: đoạn trích Uy lít xơ trở về (trích Ô đi xê - Hô me rơ), truyện ngắn Số phận con người (Sô - lô - khốp),

giáo viên đã khai thác lời văn trữ tình ngoại đề

Tuy nhiên, trong các tác phẩm, đoạn trích phần văn học nước ngoài, lờivăn trữ tình ngoại đề được nhà văn thể hiện qua hình thức so sánh mở rộng chonên nhận diện và khai thác không gặp nhiều khó khăn Ngược lại, khi dạy học

Trang 7

truyện ngắn Việt Nam hiện đại, phần lớn giáo viên chưa chú ý khai thác lời văntrữ tình ngoại đề, nhất là với những giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm Giáo viên chưakhai thác hiệu quả lời văn trữ tình ngoại đề xuất phát từ việc giáo viên nhận diệnvai trò của lời văn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm còn hạn chế Khảo sát vấn đềnày, chúng tôi nhận thấy lời văn trữ tình ngoại đề vẫn còn khá xa lạ đối với phầnlớn giáo viên Vì thế, khi dạy đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, giáo viên chỉ tậptrung vào sự việc, chi tiết, nhân vật và tình huống truyện Điều đó làm cho trongquá trình dạy học không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, bài học trở nênkhô khan, nặng nề Học sinh cảm thấy nhàm chán khi đọc hiểu truyện ngắn,thậm chí có những học sinh không cần biết đến cả tác giả của truyện ngắn đó.Điều này xuất phát từ việc vận dụng phương pháp dạy học chưa khơi dậy đượchứng thú, đam mê cho học sinh Vì thế, theo chúng tôi thiết nghĩ, để tạo đượchứng thú cho học sinh cần phải biết định hướng để học sinh khám phá những vẻđẹp của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học Trong đó, lời văn trữ tìnhngoại đề cần được khai thác hiệu quả để học sinh thấy được cái hồn, cốt của tácphẩm truyện ngắn.

b Qua việc tổ chức dạy học đọc hiểu một số truyện ngắn Việt Nam hiện

đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12, (trong đó có truyện ngắn Chí

Phèo), chúng tôi nhận thấy dạy học văn bản truyện ngắn luôn tạo ra một áp lực

nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh

Đến nay, rất ít học sinh còn có khả năng cảm thụ được giá trị thẩm mĩ củanhững tác phẩm văn học Thực tế đó có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hếtxuất phát từ chính người dạy Tổ chức dạy học tác phẩm văn chương trong nhàtrường THPT hiện nay, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc khám phá các giá trị tácphẩm theo cách phân tích, bình giảng nội dung chính của tác phẩm mà chưa đisâu vào khám phá, lĩnh hội bản chất của thể loại, đặc biệt là từ phương diện trữtình ngoại đề Qua kiểm tra, đánh giá, chúng tôi nhận thấy, đa số bài viết củahọc sinh chỉ dừng lại ở hình thức diễn nôm lại tác phẩm Đa số học sinh hiệnnay chỉ quan tâm đến những giá trị vật chất, thờ ơ với những giá trị nghệ thuật,

Trang 8

không có sự giao cảm, thấu hiểu, tri âm đối với những thông điệp cuộc sống củanhà văn

Trong quá trình dạy đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại, khai thác lờivăn trữ tình ngoại đề sẽ tạo nên hứng thứ học tập nhất định đối với học sinh.Qua mỗi truyện ngắn, học sinh có thể sống cùng với những giá trị của tác phẩm,với những thông điệp được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm Để từ đó, khi bướcvào cuộc sống, các em có thể được trải nghiệm với chính bản thân mình

II Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại

1 Một số vấn đề về truyện ngắn Việt Nam hiện đại

Truyện ngắn là thể loại cơ bản nhất của sáng tạo văn học Truyện ngắn làđứa con tinh thần của người nhà văn trước cuộc đời Mỗi truyện ngắn thể hiệnmột cách nhìn, cách đánh giá của người nhà văn trước hiện thực đời sống Vìthế, qua mỗi truyện ngắn, nhà văn đem đến cho người đọc những tư tưởng, tìnhcảm, những thông điệp của mình với cuộc đời Tuy nhiên, nếu như trong thơ,nhà thơ có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của mình qua những lớp ngôn

từ, thì trong truyện ngắn, nhà văn phải gửi gắm những tư tưởng, tình cảm đó mộtcách gián tiếp qua hình tượng nghệ thuật

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại là tên gọi cho thể loại truyện ngắn ViệtNam từ đầu thế kỷ XX đến nay Truyện ngắn là một thể loại linh hoạt, luôn biếnđổi Truyện ngắn hiện đại thực chất là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộcđời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng Truyện ngắn Việt Nam hiện đại vậnđộng theo hướng hiện đại hóa của truyện ngắn hiện đại thế giới Trải qua mộtquá trình phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã hình thành được nhữngđặc trưng về thi pháp thể loại Truyện ngắn hiện đại đem đến những thay đổiquan trọng về mặt thi pháp: rút ngắn khoảng cách trần thuật, nhà văn xuất hiệntrực tiếp trong tác phẩm để phát ngôn tư tưởng, tình cảm của mình

Truyện ngắn hiện đại xuất hiện hình thức giao thoa giữa các phương thứcbiểu đạt, giữa các thể loại Vì thế, dạy học theo đặc trưng thể loại, cần phải có sựkết hợp từ nhiều phương diện để học sinh có hứng thú trong việc chiếm lĩnh

Trang 9

những giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại,lời văn trữ tình ngoại đề là một nét đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật Lời văn trữtình ngoại đề giúp định giá những động lực tư tưởng và thẩm mĩ của tác phẩm.Qua lời văn trữ tình ngoại đề, người ta thấy trực tiếp hình tượng tác giả

2 Khảo sát lời văn trữ tình ngoại đề qua một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT

Lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm cả phầnnôi dung đọc chính và đọc thêm Trong đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại khảo

sát, đánh giá qua một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 11 và 12 Đây

là những truyện ngắn sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề đậm nét, có giá trị đặcsắc về tư tưởng và nghệ thuật

Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tư tưởng, tình cảm

và quan niệm nghệ thuật của mình về cuộc đời xuất phát từ cái đẹp, từ phươngdiện văn hóa thẩm mĩ Trong đó, có nhiều lời văn trữ tình ngoại đề đặc sắc có

sức gợi mở lớn đối với người đọc, như: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống

bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”; hay “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa đống cặn bã Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

Lời văn trữ tình ngoại đề trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện

phong cách truyện ngắn tài hoa, uyên bác đồng thời thể hiện quan niệm nghệthuật về cái đẹp của Nguyễn Tuân

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam sử dụng nhiều đoạn

văn có lời văn trữ tình ngoại đề Đó là những đoạn văn giàu hình ảnh, thể hiệnnhững tình cảm chân thành, sự trân trọng của nhà văn trước những cảm xúc

monh manh của con người trong cuộc sống: “Chừng ấy người trong bóng tối

mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”;

“Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở

Trang 10

thắt lưng, chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”; hay “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và im lặng”

Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

góp phần làm nổi bật tính cách phức tạp, bộc lộ tâm trạng mơ hồ của nhân vật.Lời văn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm nhẹ nhàng tạo nên một dư vị riêng, đặcbiệt của truyện ngắn Thạch Lam

Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, một số truyện ngắn có sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề đặc sắc, hấp dẫn như: Vợ nhặt, Rừng xà nu, Một người Hà

Nội… Lời văn trữ tình ngoại đề đã góp phần làm nên những phong cách đa

dạng, những giọng điệu riêng của văn học kháng chiến trong nền văn học hiệnđại

Truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân bên cạnh đem đến cho người đọc

bức tranh hiện thực dữ dội, đen tối về nạn đói lịch sử của dân tộc, truyện ngắncòn hấp dẫnngười đọc bởi chất thơ được tạo nên từ lời văn trữ tình ngoại đề:

“Hình như họ cũng hiểu được đôi phần Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ

bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”; “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”; hay “Chưa bao giờ cái nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”

Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân thể

hiện những dự cảm, dự báo của nhà văn với số phận con người trước nạn đói.Trữ tình ngoại đề đã làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của nhà văn với số phậnnhững người nông dân nghèo trước nạn đói Lời văn trữ tình ngoại đề cho tathấy vẻ đẹp truyện ngắn Kim Lân: nhẹ nhàng, sâu sắc

Trong truyện ngắn Rừng Xà Nu, lời văn trữ tình ngoại đề được nhà văn

Nguyễn Trung Thành sử dụng trong đoạn văn mở đầu tác phẩm để miêu tả về

hình ảnh rừng xà nu với nhiều ý nghĩa: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có

cây nào không bị thương Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào

Trang 11

ào như một trận bão Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

(…) Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy

gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tời chân trời”.

Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn là hình ảnh của rừng xa nuđược xây dựng qua bút pháp miêu tả chi tiết, cụ thể, sinh động Rừng xà nu làhình ảnh của thiên nhiên Tây Nguyên kiên cường, bất khuất, ham ánh sáng, hamsống, thách thức trước súng đạn của kẻ thù đó là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹpcủa con người Tây Nguyên từ những ngày đen tối nhất của lịch sử trong cuộckháng chiến chống Mỹ

Bên cạnh đó, lời văn trữ tình ngoại đề còn xuất hiện trong một số truyện

ngắn, đoạn trích (tiểu thuyết) khác, như: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải,

Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,…

3 Một số kết luận rút ra:

Qua việc khảo sát lời văn trữ tình ngoại đề trong một số truyện ngắn Việt

Nam chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12, chúng tôi rút ra một số kết luận như

sau:

Thứ nhất: Lời văn trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại biểu hiệnhết sức đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức Đặc điểm này khác vớilời văn trữ tình ngoại đề trong một số tác phẩm văn học nước ngoài trong

chương trình như: Người trong bao của Sê khốp, Số phận con người của Sô

-lô - khốp,… Trong các tác phẩm văn học nước ngoài, lời văn trữ tình ngoại đềthường nằm ở vị trí cuối tác phẩm Qua đó, nhà văn bày tỏ lòng cảm phục, suynghĩ và những dự cảm của mình Trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, lời văntrữ tình ngoại đề vừa là thái độ, tình cảm, vừa có cả những triết lý, vừa có cảnhững đánh giá, bàn luận của nhà văn

Thứ hai: Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đạimang dấu ấn sấu sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn Lời văn trữ tình

Trang 12

ngoại đề còn để lại dấu ấn sâu sắc qua giọng điệu, qua cách sử dụng ngôn từ,qua quan niệm nghệ thật, quan niệm nhân sinh,… nghĩa là qua đó người đọc cóthể nhận diện được chân dung của nhà văn xuất hiện trong tác phẩm

Thứ ba: Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam xuất hiệnnhiều, với một mật độ dày đặc Nhà văn có thể trực tiếp để bộc lộ cũng có thể sử

dụng hình thức trần thuật nửa trực tiếp để nhân vật thay mình phát ngôn (Chí

Phèo, Một người Hà Nội) Đây chính là một nét độc đáo riêng của lời văn trữ

tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhưng cũng chính là nguyênnhân dẫn đến cả giáo viên và học sinh không nhận diện đầy đủ về lời văn trữtình ngoại đề trong truyện ngắn

III Khảo sát và vận dụng vào dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

1 Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam

Cao

a Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao sử dụng lời văn trữ tình

ngoại đề để trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá của mình vê nhân vật.Nhân vật là một hình tượng nghệ thuật được nhà văn hư cấu để gửi gắm cách

nhìn về cuộc đời Trong Chí Phèo, lời văn trữ tình ngoại đề được sử dụng để mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn

chửi Bắt đầu hắn chửi trời Có hề gì? ( ) Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”.

Với hình thức mở đầu này, truyện ngắn của Nam Cao tạo nên một sức lôicuốn, hấp dẫn người đọc trước bi kịch tha hóa của con người Lời văn trữ tinhngoại đề có sự đan xen ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của tác giả Qua đó, nhàvăn đã bộc lộ thái độ của mình trước bi kịch tha hóa của Chí Phèo Bề ngoài tathấy Nam Cao là một nhà văn dửng dưng, lạnh lùng với cách xưng hô đầy khinhmiệt là “hắn”, nhưng đằng sau đó ta thấy được tấm lòng thương yêu vô hạn củanhà văn đối với Chí Phèo Nhà văn thấu hiểu khát khao được làm người của Chí

Phèo qua điệp khúc trong cuộc đời nhân vât: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong

là hắn chửi” Trong đoạn văn mở đầu truyện ngắn, lời văn trữ tình ngoại đề thể

Ngày đăng: 26/02/2015, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB GD, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng mônNgữ văn lớp 11
Nhà XB: NXB GD
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB GD, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng mônNgữ văn lớp 12
Nhà XB: NXB GD
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn phổ thông trung học, NXB GD, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữvăn phổ thông trung học
Nhà XB: NXB GD
6. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, NXB GD, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một gócnhìn, một cách đọc
Nhà XB: NXB GD
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữVăn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w