Định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn .pdf
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
LÊ THỊ CẨM VÂN
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG
TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2007
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
LÊ THỊ CẨM VÂN
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG
TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số :60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2007
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
hương 1
C: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 4
1.1- Cơ sở lý luận của chiến lược phát triển ngoại thương 4
1.1.1 Khái niệm về chiến lược phát triển ngoại thương 4
1.1.2 Các loại hình chiến lược ngoại thương 4
1.2- Những vấn đề cơ bản của chiến lược xuất khẩu 6
1.2.1 Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 6
1.2.1.1 Nhiệm vụ của xuất khẩu 6
1.2.1.2 Vai trò của xuất khẩu 7
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việv lựa chọn chiến lược xuất khẩu 9
1.2.2.1 Đặc điểm thị trường 9
1.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm 9
1.2.2.3 Đặc điểm khách hàng 9
1.2.2.4 Đặc điểm môi giới 9
1.2.2.5 Tiềm lực của doanh nghiệp 10
1.3- Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh 10
1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 10
1.3.2 Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh 12
1.3.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh 13
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu sơ lược Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn 17
17 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 19
2.1.1 Lịch sử hình thành 17
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 18
Trang 42.1.4 Tình hình xuất khẩu trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006 19
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn 22 2.2.1 Phân tích theo thị trường 22
2.2.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng 24
2.2.3 Phân tích theo giá cả 25
2.2.4 Phân tích theo giá trị 27
2.2.5 Phân tích môi trường cạnh tranh 29
2.3 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn 29
2.3.1.Những cơ hội 3
2.3.2 Những thách thức 31
0 2.3.3.Những điểm mạnh 33
3.1.2 Quan điểm thứ hai 40
3.1.3 Quan điểm thứ ba 41
3.1.4 Quan điểm thứ tư 41
3.2 Định hướng phát triển chung của nông sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2015 42
3.3 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn đến năm 2015 43
3.3.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Thế giới
3.3.1.1 Mặt hàng gạo 43
3.3.1.2 Mặt hàng cà phê 45
3.3.1.3 Mặt hàng rau quả 46
3.3.1.4 Nông sản khác ( hạt tiêu, điều,….) 48
3.3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn đến năm 2015 50
Trang 53.3.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu nông sản 51
3.3.2.2 Về thị trường xuất khẩu nông sản 51
61 3.3.2.3 Về cơ cấu nông sản xuất khẩu 53
3.3.2.4 Về giá xuất khẩu 55
3.4 Giải pháp và kiến nghị thực hiện chiến lược xuất khẩu nông sản đến năm 2015 55
3.4.1 Các giải pháp chủ yếu 55
3.4.1.1 Tăng cường công tác tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 55
3.4.1.2 Phát triển mở rộng đầu ra cho xuất khẩu nông sản 57
3.4.1.3 Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp 58
3.4.1.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh 59
3.4.1.5 Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế, tổ chức tốt khâu gia công, chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu 60
3.4.1.6 Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại
3.4.1.7 Xây dựng giá xuất khẩu cạnh tranh 62
3.4.1.8 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm 63
3.4.2 Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội 65
3.4.2.1 Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước 65
3.4.2.2 Các kiến nghị đối với các tổ chức, hiệp hội 67
KẾT LUẬN 69
Trang 6anization: Tổ chức cà phê Thế giới
rganisation for Standardisation: cơ quan quản lý chất lư ế
hập khẩu
D ent: hoạt động nghiên cứu và phát triển gths: điểm mạnh
TN G ghiệp Sài Gòn u hạn
F : Cost, Insurance, Freight: giá xuất khẩu theo điều kiện tiềnb
- CNH : Công nghiệp hóa
- ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long- ĐVT : Đơn vị tính
- EUROPGAP: Các qui định của EU về c- FAO : Food Agricu
- GAP : Good Agricultural Practices: chu trình nông nghiệp an toàn
- HACCP: the Hazard Analysis Critical Control Point System: Hệ thống qu lượng đối với hàng thực phẩm
- HĐH : Hiện đại hóa
- ICO : International Coffee Org- ISO : International O
- TC NS : Tổng công ty Nông N- TNHH : Trách nhiệm hữ
- TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh - UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 7- USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - VFA : Hiệp hội lương thực Việt Nam
oàn cho các sản phẩm nông nghiệp Vi
fruit : Hiệp hội trái cây Việt Nam
- XNK : Xuất nhập khẩu - W : Weakness: - WTO : World Trade Org
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU:
1 Bảng 1: Kim ngạ ố HCM so với t ạch xuất khẩu của cả nước
ch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Thành phổng kim ng
2 Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chia theo nhóm hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bảng 3: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu
4 Bảng 4: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của TP HCM
5 Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch phân theo thị trường của Thành phố Hồ Chí Minh: 6 Bảng 6 :Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu Tổng công ty 2002-2006
7 Bảng 7: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu 2002-2006
8 Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty từ 2002- 2006
9 Bảng 9: Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Tổng công ty
10 Bảng 10: Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty 2002 -2006 11 Bảng 11: Giá xuất khẩu bình quân của Tổng công ty và cả nước
12 Bảng 12: So sánh kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn năm 2006
13 Bảng 13: Định hướng thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2010 14 Bảng 14: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2006 -2015 15 Bảng 15: Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và 2010
16 Bảng 16:Khối lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu đến năm 2015
Trang 9DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ:
2 iểu đồ 2
ạch XNK Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn
B: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 -2006 3 Biểu đồ 3: Thị trường xuất khẩu nông sản của TCT NN SG năm 2006
DANH SÁCH PHỤ LỤC:
P
Trang 10g thành tựu đáng kể, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghi
Minh nói riêng, trong đó một số tổng công ty được thành lập theo Ngh
một số vấn đề bất cập như: một số nguồn hàng xuất khẩu còn thiếu tính ổn định lâu dài, sự cạnh tranh về nguồn hàng, khách hàng diễn ra gay gắt
đất nước ta trong 20 thành quả to lớn, chứng m
n toàn đúng đắn Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp nền kinh tế nước ta thoát ra thời kỳ khủng hoảng, giai đoạn ngặt nghèo nhất của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính sự tăng trưởng kinh tế đó đã tạo ra các tiền đề cần thiết cho giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
Góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhữn
ệp hàng hóa đa đạng và hướng mạnh ra xuất khẩu Một số mặt hàng đã có khả năng cạnh tranh và chiếm vị thế đáng kể trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, điều, tiêu, …
Những năm gần đây các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
ị định 90/NĐ-CP của Chính phủ đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong hành động, từng bước đưa hàng hóa trong nước đặc biệt là hàng nông sản tham gia vào thị trường thế giới, góp phần đáng kể vào việc tích lũy cho đất nước
Tuy vậy, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung còn tồn tại
Trang 11giữa cá
2 Mục
c doanh nghiệp xuất khẩu Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng phức tạp, việc chen chân vào thị trường còn nhiều khó khăn do ta chưa biết cách thích nghi trong bối cảnh và tình hình cung cầu chung của thế giới; các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn có khoảng cách khá xa với các doanh nghiệp trong khu vực trên các lĩnh vực cạnh tranh như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ, cũng như uy tín của các doanh nghiệp, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chưa có mặt hàng nào có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn mà vẫn chỉ dựa vào các mặt hàng truyền thống, nhưng những mặt hàng này lại không còn ổn định và bền vững Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị trường ít được các doanh nghiệp quan tâm chú ý do vậy việc mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế…
Chính vì những lẽ trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Định hướng chiến lược
xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn đến năm 2015”
cho luận án của mình
đích nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu và tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
xuất khẩu của Tổng công ty Nông Nghiệp
ệc thực hiện chiến lược xuất khẩu nông sản thành công
- Phân tích thực trạng và tiềm năng
Sài Gòn trong thời gian qua để có cơ sở xây dựng chiến lược xuất khẩu cho Tổng công ty
- Đề xuất các định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trong 10 năm tới, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cho vi
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong những năm qua Kết hợp với định
-
hướng ồ Chí Minh và cả nước để có cái nhìn tổng xuất khẩu chung của Thành phố H
hợp, toàn diện, lịch sử và cụ thể Từ đó đề xuất các định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn đến năm 2015
Trang 12-
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở một số vấn đề chủ yếu trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn từ nay đến năm 2015
P ương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện theo phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp, kết hợp với các dữ liệu thứ cấp thông qua tài liệu thống kê chính thức của Nhà nước g kê); của các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, của các Sở, ng
(Tổng cục thống kê, Cục thốn
ành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua để thống kê, phân tích, dự báo, so sánh và đưa ra những kết luận, giải pháp thực hiện
5 Kết cấu của đề tài :
Ngoài lời mở đầu và kết thúc, nội dung của luận án gồm 3 chương, trong đó lần lượt nghiên cứu các vấn đề như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu và tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Chương 3: Định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông n
ất phức tạp của các vấn đề nghiên cứu và khả năng trình độ tác giả có hạn
để luận án được hoàn thiện h
Trang 13CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU VÀ
1.1- C
1.1.1 Khái niệm về
H HÌNH XUẤ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ơ sở lý luận của chiến lược phát triển ngoại thương:
chiến lược phát triển ngoại thương:
Chiến lược thường được hiểu là đường hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài.Chiến lược xác định tầm ất quán về con đường và các
g thời kỳ nhất định
ệp định thương mại song phương và đa phương mà quốc gia đó tham gia vào Do đó,
nhìn của một quá trình phát triển mong muốn, thể hiện sự nh
giải pháp cơ bản để thực hiện Chiến lược còn là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn Trong quy trình kế hoạch hóa, chiến lược được coi như một định hướng của kế hoạch dài hạn
Chiến lược phát triển ngoại thương là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của một nước, vạch ra các mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp thực hiện các mục tiêu thuộc lĩnh vực ngoại thương tron
Chiến lược phát triển ngoại thương sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia từng thời kỳ và phụ thuộc vào những chuẩn mực của các Hi
sẽ không có chiến lược phát triển ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ mà trong từng giai đoạn phát triển nhất định các quốc gia sẽ có chiến lược phát triển ngoại thương phù hợp
1.1.2 Các loại hình chiến lược ngoại thương
Tổng kết thực tiễn phát triển ngoại thương của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển sau chiến tranh thế giới thứ lần thứ hai, người ta thấy có ba loại hình chiến lược phát triển ngoại thương:
Một là, chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Trang 14Là chiến lược hoàn toàn dựa vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có
hướng nội):
g thế giới, p
t khẩu):
ển Phươn
ng về xuất khẩu có những ưu điểm sau:
- ang phát triển trong
ận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ những nước tiên tiến
và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng Hạn chế của chiến lược này là cung cầu sản phẩm thô không ổn định; giá sản phẩm thô biến động nhiều và có xu hướng ngày càng giảm Do đó, thu nhập từ việc xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không ổn định Đây là chiến lược các nước đang phát triển thực hiện thời kỳ đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Hai là, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược
Đặc điểm của chiến lược này là nền kinh tế ít có quan hệ với thị trườnhát triển tự lực cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước Các biện pháp thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu và tỷ giá cao quá mức Điều đó làm cho các doanh nghiệp không năng động, thiếu cơ hội tìm kiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế Do đó, giá thành thấp, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển toàn bộ nền kinh tế
Ba là, chiến lược hướng ngoại (sản xuất hướng về xuấ
Là chiến lược mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát trig pháp luận của chiến lược này là căn cứ vào kết quả phân tích các “lợi thế so sánh”, hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia Theo cách tiếp cận đó, chiến lược “hướng về xuất khẩu” là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước
Chiến lược hướ
Nhờ áp dụng chiến lược này, nền kinh tế nhiều nước đ
vài ba thập kỷ qua đã đạt được một tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp chủ yếu là ngành chế biến xuất khẩu đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Ngoại thương trở thành “đầu tàu” của nền kinh tế
- T
Trang 15- Ngày nay, khi xu thế nhất thể hóa về kinh tế toàn cầu gia tăng, thì mô hình kinh tế hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển
ợc c
i với quá trình phát triển kinh tế
đư ác nước ngày càng áp dụng rộng rãi
1.2 Những vấn đề cơ bản của chiến lược xuất khẩu
ế u là :
đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
làm, tăng thu nhập của nhân dân
am Á, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước:
1.2.1.1 Nhiệm vụ của xuất khẩu:
Để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và thgiới, nhiệm vụ của công tác xuất khẩ
Gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, để ta có thể tham gia tác động vào cung của thị trường
Trang 16“đ ng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác trong khu vực”
1.2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kể trên, công tác xuất khẩu phải nhận rõ những vai trò quan tr
áp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới về qui cách, chất lượng sản
ải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
1.2.1.2.1 Xuất khẩu tạo ngu
hóa đất nước Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước
thường dựa vào ba nguồn tiền chủ
xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước
1.2.1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng qui mô sản xuất, nhi
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây hiệu ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển
ển nhanh có hiệu quả
Ví dụ xuất khẩu gạo, chẳng những ngành trồng lúa thực hiện mở rộng diện tích, tăng vụ để tăng sản lượng gạo xuất khẩu, mà các ngành khác như ngành dệt bao đay để đựng gạo, ngành t
Trang 17nay ch
ất lợi thế so sánh tuyệt đối và
ranh lớn và muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên th
Thông qua mở rộng với thị trường quốc tế cho phép các quốc gia đang phát nội địa Một nề
ột phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng ti
tương đối của đất nước
Thật vậy, khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạnh t
ị trường khu vực và thế giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được hoạch định dựa trên lợi thế của quốc gia như tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật và công nghệ,…có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác
1.2.1.2.5 Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm của quốc gia sẽ tăng
triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường
n kinh tế mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngoài thường không tạo động lực cho sự cải tiến Bằng việc mở rộng thị trường và phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, các ngành công ty non trẻ có thể trở thành công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
1.2.1.2.6 Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân
Nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra m
êu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân
1.2.1.2.7 Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các Nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trườ
Nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo của chúng ta số lượng lớn mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam
Trang 18Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để
đưa nước ta thành nước công nghiệp mới
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược xuất khẩu 1.2.2.1 Đặc điểm thị trường:
Khi nghiên cứu thâm nhập thị trường cần chú ý các yếu tố về môi trường ạnh tranh, môi trường văn hóa xã hội,… vì chúng đóng v
ản phẩm tính năng tương tự với giá cạnh tranh, nên doanh
nh sự tồn tại của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp ựa trên nguồn thông tin về lượng dân cư, sự phân bố, thà
m ếp bán sản phẩm Thông thường các trung gian thích bán sả
chính trị, kinh tế, môi trường c
ai trò quan trọng và tác động lớn đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
1.2.2.3 Đặc điểm khách hàng:
Khách hàng quyết địcần nghiên cứu kỹ khách hàng d
nh phần xã hội, thu nhập bình quân, khả năng thanh toán, thị hiếu,…qua đó định hướng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu của khách hàng
1.2.2.4 Đặc điểm môi giới:
Môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tìkiếm khách hàng hay trực ti
n phẩm đang được ưa chuộng, có hoa hồng cao, quay vòng vốn nhanh nên họ hay gây khó khăn cho nhà sản xuất và cho sản phẩm mới Môi giới thương mại có thể giúp cho người mua hàng đặt hàng và làm thủ tục mua với chi phí thấp hơn so với tự làm lấy
1.2.2.5.Tiềm lực của doanh nghiệp:
Trang 19Đây là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều kiện của doanh nghiệp trong ti
với tiềm lực mạnh có thể thực hiện chiến l
n thâm nhập thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhữ
ình hình xuất khẩu nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
ở thành c
xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
ến trình thâm nhập thị trường thế giới Các công ty đa quốc gia trên thế giới
ược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn chiến lược thâm nhập theo ý mình Nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính có hạn thì nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường thế giới bằng xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp) Đây là phương thức duy nhất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài
1.3.1 Kim ngạch
ng kim ngạch xuất k
So với các địa phương khác trong cả nước, mặc dù tỷ trọng tổ
hẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân khoảng 36,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bảng 1) Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu phần lớn thuộc về hàng công nghiệp, khoảng 68,2% -73,2%, kế đến là hàng nông sản khoảng 6,4% - 8,9% (Bảng 2)
Trang 20Bảng 1: Kim ngạch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố HCM so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 (ước)
1- Kim ngạch XK
- TP.HCM 6.401.941 7.370.400 9.847.906 12.131.906 13.694.800 - Cả nước 16.706.100 20.149.300 26.485.000 32.441.900 40.000.0002- Tỷ trọng % so với cả
(Nguồn : Niên giám thống kê cả nước và số liệu tổng hợp của Cục Thống kê TP HCM)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chia theo nhóm hàng trên địa bàn TPHCM
Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng (%)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh )
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố có xu hướng tăng mạnh (năm 2006 là 13,694 tỷ USD- tăng gấp đôi so với năm 2002 là 6,415 tỷ USD) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng có tỷ lệ tăng tương ứng, cụ thể năm 2006 đạt 882 triệu USD so với năm 2002 là 408 triệu USD Tuy giá trị tuyệt đối có tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu cũng chỉ giữ mức ổn định bình quân 7% trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Thành phố
Trang 21Bảng 3: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu ĐVT: %
- Nông sản 6,50 3,82 1,37 0,85 0,36- Hải sản -6,85 0,17 -0,55 0,18 0,08-Lâm sản 6,83 0,04 -0,04 -0,09 0,03-Hàng công nghiệp 8,70 14,89 17,95 16,42 9,03- Hàng khác 2,30 -4,02 14,88 5,84 3,38
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh )
Nhìn chung tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố không đều qua các năm trong đó năm 2003 tăng khá cao So với năm 2002 có tốc độ tăng 6,5%,các năm gần đây đều giảm; đến năm 2006 (ước) chỉ tăng 0,36%; các mặt hàng lâm sản và hải sản tăng giảm không ổn định và ở mức thấp; riêng hàng công nghiệp mức tăng vẫn còn cao so với các mặt hàng khác
1.3.2 Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh là gạo, cà phê, đậu phộng, tiêu, cao su,….Trong những năm gần đây, bên cạnh các mặt hàng như gạo, cao su, hồ tiêu,…có lượng xuất khẩu tăng lên đáng kể, thì cũng có một số mặt hàng như đậu phộng, rau quả, …có sản lượng xuất khẩu tăng ít (lượng đậu phộng xuất khẩu năm 2006 chỉ tăng 15% so với năm 2002, rau quả xuất khẩu năm 2006 chỉ tăng 9% so với năm 2002)
Bảng 4: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của TP HCM
ĐVT: tấn Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 (ước)
Trang 2213.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch phân theo thị trường của TP HCM ĐVT: %
(Nguồn : niên giám thống kê 2005)
Tính đến 12/2005, Thành phố Hồ Chí Minh có trên 30.000 doanh nghiệp, trong đó có 21.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu Riêng trong kinh doanh xuất khẩu hai mặt hàng gạo và cà phê đã có hơn 200 doanh nghiệp Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thành phố là Mỹ, Nhật và Singapore Thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 14-16% tổng sản lượng hàng nông sản xuất khẩu, thị trường Nhật khoảng 15-24%, tỷ lệ này đã bị giảm sút rất nhiều so với năm 2002 (trên 40%) Điều này cho thấy thành phố đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình mở rộng thị trường của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây Thị trường Singapore khoảng 10-17% Khả năng vào thị trường Nhật bị giảm sút vì điều kiện nhập khẩu vào Nhật khá chặt chẽ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt
Trang 23* Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh trong các năm gần đây có thể đưa ra được những nhận xét sau:
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng, các mặt hàng đã khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của thành phố (là trung tâm kinh tế-tài chính, giao dịch thuận lợi giữa các vùng trọng điểm), có hệ thống đường giao thông, hệ thống cảng khá hoàn chỉnh, tàu trọng tải lớn ra vào dễ dàng, có thể xuất khẩu những lô hàng lớn, và nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lực lượng cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu …
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn, tăng đều qua các năm như gạo, cà phê, đậu phộng,… nhưng tỷ trọng các mặt hàng này vẫn còn rất nhỏ so với tổng lượng xuất khẩu của cả nước
- Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu trong các năm gần đây có xu hướng giảm so với tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp tăng lên do chủ trương, chính sách khuyến khích xuất khẩu một số ngành hàng công nghiệp chủ lực của thành phố (như công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp phụ trợ, hàng thực phẩm chế biến…) Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tăng đều qua các năm và duy trì ở mức 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố
- Mặt hàng nông sản của Thành phố chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến Ví dụ như mặt hàng cà phê, đậu phộng, hạt điều nguyên vỏ Điều này làm giảm giá trị hàng xuất khẩu và hiệu quả kinh tế không cao, chưa phát triển được các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, phục vụ cho xuất khẩu
- Thành phố chưa có một chiến lược xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, chưa có kế hoạch liên kết với các tỉnh có thế mạnh về sản xuất hàng nông sản, cũng như đầu tư vốn, công nghệ, kỹ thuật …để xây dựng thành những vùng nguyên liệu có quy mô lớn Nguồn hàng nông sản xuất khẩu của thành phố thường là do thu gom từ các tỉnh lân cận, do đó xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung phát triển thiếu ổn định và bền vững
Tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cũng nằm trong bối cảnh chung của tình hình xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 24TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chiến lược phát triển ngoại thương là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, vạch ra các mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp thực hiện các mục tiêu thuộc lĩnh vực ngoại thương trong thời kỳ nhất định Trong từng giai đoạn phát triển các quốc gia sẽ có chiến lược phát triển ngoại thương phù hợp Có 3 loại hình chiến lược ngoại thương: chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu Trong đó, chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế và được các nước áp dụng rộng rãi nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Việc lựa chọn chiến lược xuất khẩu phụ thuộc các nhân tố: đặc điểm thị trường, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm khách hàng, đặc điểm môi giới và tiềm lực của doanh nghiệp
Để có cơ sở so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và vạch ra các định hướng trong tương lai, trong chương này chúng tôi phân tích tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm 2002-2006
Trang 25Tên giao dịch : SAIGON AGRICULTURE INCORPORATION (SAGRI) Trụ sở hiện nay : 189 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh TP HCM
Là một Tổng Công ty Nhà nước theo mô hình Tổng Công ty 90, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty đều là các doanh nghiệp Nhà nước, trước đây trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp, chế biến, tiểu thủ công nghiệp
Qua gần 10 năm hoạt động, Tổng công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của các Tổng công ty Nhà nước khác, TCTNNSG chưa phát huy được hết sức mạnh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh chưa cao trước làn sóng cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường Đứng trước tình hình đó, ngày 12/6/2006, TCTNNSG đã được Chính phủ phê duyệt cho chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con theo quyết định số 2667/QĐ - UBND để nhanh chóng giải quyết những yếu kém và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 262.1.2 Chức năng, nhiệm vụ theo mô hình công ty mẹ - công ty con:2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty (công ty mẹ) :
- Sản xuất, kinh doanh giống và thương phẩm chất lượng cao các loại cây trồng, vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản, rau an toàn, dứa Cayenne cây ăn trái, hoa lan…) và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất kinh doanh, chế biến, dịch vụ và xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy, hải sản, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến thực phẩm và các sản
phẩm nông công nghiệp
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm hàng tiêu dùng, hàng kim khí điện máy, hóa mỹ phẩm …
- Thực hiện các dịch vụ, đầu tư cho thuê kho bãi và văn phòng làm việc, các
dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu, gia công, đóng gói, bảo quản hàng hóa…
2.1.2.2 Nhiệm vụ đầu tư tài chính của Tổng Công ty :
- Nhận vốn Nhà nước đầu tư, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo luật định
- Đầu tư và góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết
- Đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác, tham gia thị trường chứng khoán
- Đầu tư ngắn hạn dưới các hình thức cho vay vốn (hoặc hỗ trợ vốn kinh doanh có tính đến yếu tố bảo toàn vốn) đối với các công ty con, công ty liên kết - Góp vốn liên doanh trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật
- Cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con và công ty liên kết
- Kiểm tra, kiểm soát phần vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con và các công ty liên kết theo qui định của pháp luật, của điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết
Trang 27Như vậy, với chức năng nhiệm vụ theo mô hình công ty mẹ - công ty con nêu trên, công ty mẹ xác định tiếp tục sản xuất kinh doanh các ngành nghề sau: xuất nhập khẩu nông sản, dịch vụ kho bãi, địa ốc, thực phẩm, giống và dịch vụ kỹ thuật Xuất nhập khẩu nông sản và dịch vụ kho bãi hiện là hai ngành có thế mạnh và tạo nguồn thu chủ yếu cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý:
Theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hiện nay Tổng Công ty (công ty mẹ) có 6 công ty con (3 công ty TNHH 1 thành viên, 3 công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ) và 14 công ty liên kết là công ty cổ phần (có 1 công ty liên doanh)
2.1.3.1 Bộ máy quản lý và điều hành của công ty mẹ ( xem phụ lục số 01) 2.1.3.2 Nhân sự:
Tổng số lao động ( tính đến thời điểm 31/12/2006): 7.591 người – Nữ: 3.350 ( không tính các công ty cổ phần ) Trong đó :
+ Hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên : 4.451 người + Hợp đồng lao động dưới 1 năm : 3.140 người
* Chất lượng lao động:
+ Trên Đại học : 11 người + Đại học : 654 người + Cao đẳng : 35 người + Trung cấp : 188 người
2.1.4 Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006:
Hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty so với tình hình xuất nhập khẩu chung của Thành phố Hồ Chí Minh còn rất thấp, xuất nhập khẩu ủy thác giảm mạnh do chính sách xuất nhập khẩu thay đổi nên khách hàng ủy thác trước đây nay đã tự xuất nhập khẩu trực tiếp, thị trường xuất khẩu chậm mở rộng, công tác tiếp thị còn yếu, giá cả xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm, hải sản giảm
Trang 28Bảng 6:Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu Tổng công ty 2002-2006
ĐVT: 1.000USD
Xuất khẩu 26.910 28.483 22.329 20.685 26.083Nhập khẩu 32.268 33.888 41.071 32.321 30.560Kim ngạch XNK 59.178 62.371 63.400 53.006 56.643
( Nguồn: tổng hợp báo cáo xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các năm)
Nhập khẩu
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2002 -2006
Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu qua các năm có biến động tăng giảm, nhìn chung không đều và không ổn định Trong năm năm qua, kim ngạch xuất khẩu chưa vượt qua mức 30 triệu USD/năm, và vẫn còn thấp hơn so với kim ngạch nhập khẩu Đây cũng là tình trạng chung của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đó là nhập siêu
Bảng 7: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu 2002-2006 ĐVT : %
Kim ngạch xuất khẩu -10,16 2,26 -9,87 -2,59 10,18 Kim ngạch nhập khẩu 3,32 2,74 11,52 -13,80 -3,32 Kim ngạch XNK -6,94 5,40 1,65 -16,39 6,86
(Nguồn : tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty )
Trang 29Xuất khẩu Nhập khẩu
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu 2002 -2006
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không đều giữa các năm do chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro: không có thị trường tiêu thụ ổn định, hàm lượng chế biến trong sản phẩm còn ít, năng lực cạnh tranh kém, chưa chú trọng và mạnh dạn đầu tư công tác xúc tiến thương mại và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chưa đủ lớn để xây dựng mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Tổng công ty
Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty từ 2002- 2006 ĐVT: 1.000USD
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhóm hàng
Trị giá trọng Tỷ Trị giá trọng Tỷ Trị giá trọng Tỷ Trị giá trọng Tỷ Trị giá trọng Tỷ
Nông sản 10.281 38% 10.23036%8.50538%5.216 25% 10.30940%Lâm sản 1.768 7% 1.8056%9934%2.038 10% 1.9007%Thủy hải sản 10.915 41% 12.68245%7.94436%8.004 39% 8.36432%Hàng khác 3.946 15% 3.76613%4.88722%5.426 26% 5.51021%
Tổng cộng 26.910 100% 28.483 100% 22.329 100% 20.684 100% 26.083 100%
(Nguồn : tổng hợp báo cáo xuất nhập khẩu qua các năm của Tổng công ty)
Qua bảng 8, ta thấy rằng cơ cấu hàng xuất khẩu của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn thay đổi không ổn định, tăng giảm không đều qua các năm Cụ thể: * Nhóm hàng nông sản: tỷ trọng nhóm hàng nông sản tương đối lớn ổn định và có chiều hướng tăng từ 38% (năm 2002) đến 40% (năm 2006) Cuối tháng 10/2006, do yêu cầu ngừng việc xuất khẩu gạo trừ các hợp đồng đã ký kết theo chủ trương của
Trang 30Chính Phủ nên kim ngạch chưa đạt như mong muốn Việc duy trì tính tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản cho thấy rằng Tổng công ty cũng đã xác định đây là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có nhiều tiềm năng và lợi thế
* Nhóm hàng lâm sản: chủ yếu là các mặt hàng chế biến từ gỗ như các sản phẩm trang trí nội thất và ngoài trời, tỷ trọng nhóm hàng này không đáng kể (chiếm từ 7% đến 10%) do Tổng công ty chủ yếu xuất khẩu qua các doanh nghiệp và thị trường trung gian
* Nhóm hàng thủy hải sản: mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những năm đầu chiếm tỷ trọng khá cao (41% năm 2002, 45% năm 2003) song tỷ trọng này đang bị thu hẹp và chựng lại Nguyên nhân là do từ năm 2004, việc xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường EU và thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn vì các nước nhập khẩu áp dụng hàng rào cản kỹ thuật và các chính sách chống bán phá giá…
* Các mặt hàng khác: kim ngạch xuất khẩu trung bình chiếm khoảng 15% - 20% kim ngạch của Tổng công ty
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Xuất khẩu nông sản là một trong những ngành có thế mạnh và tạo nguồn thu chủ yếu cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng còn chịu tác động nhiều yếu tố rủi ro trong sản xuất nông nghiệp như: giá cả và thị trường tiêu thụ luôn biến động, thời tiết thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp Để có cơ sở định hướng chiến lược xuất khẩu, chúng ta cần phải phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng xuất khẩu nông sản của Tổng công ty
2.2.1 Phân tích theo thị trường:
Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có quan hệ mua bán, trao đổi với trên 300 công ty trong và ngoài nước Hàng nông – lâm – thủy hải sản các loại của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới và đang từng bước mở rộng sang các thị trường có sức mua cao như Mỹ, Châu Âu, Châu Phi,…
Trang 31Bảng 9: Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Tổng công ty ĐVT: USD
Thị trường xuất
Châu Á 8.837.209 86% 6.339.180 75% 7.106.200 69%Châu Âu 426.151 4% 510.300 6% 1.443.260 14%Trung Đông 1.017.640 10% 1.315.320 15% 1.133.990 11%Châu Mỹ 0 0% 340,200 4% 618.540 6%Tổng cộng 10.281.000 100%8.505.000 100% 10.309.000 100%
(Nguồn : tổng hợp báo cáo xuất khẩu của Tổng công ty)
Thị trường xuất nhập khẩu nông sản khá nhạy cảm, thay đổi qua các năm Trong các năm gần đây, Tổng công ty đã mở rộng tiếp cận và đa dạng hóa thị trường trong và ngoài nước, duy trì và phát triển các thị trường hiện có, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng v.v để mở rộng thêm thị trường Bắc Mỹ, Trung Đông
Năm 2006, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Châu Á (69% kim ngạch), các nước EU chiếm 14%, các nước Trung Đông chiếm 11%, các nước Châu Mỹ chiếm 6% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty
Châu Mỹ 6%Trung Đông 11%
Châu Âu 14%
Châu Á 69%
Châu Mỹ 6%Châu Âu 14%Châu Á 69%Trung Đông 11%
Biểu đồ 3: thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty năm 2006
Xét theo mặt hàng: các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu hiện nay của Tổng công ty như sau:
Trang 32- Gạo các loại: giao hàng cho các nước và tổ chức theo hợp đồng cấp Chính phủ như Philippines, Indonesia, Iraq, Cuba
- Hạt điều nhân: Anh, Canada, Mỹ, Nga, Thái Lan, Trung Quốc
- Cà phê nhân: Anh, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Mỹ, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ - Thực phẩm chế biến từ nông sản (bánh tráng, miến, nấm mèo, chuối sấy,…):
Comores, Thái Lan, Mỹ, Pháp
- Rau quả tươi các loại : Hồng Kông, Canana, Pháp
Như vậy, nhìn chung Tổng công ty đã có được một số thị trường truyền thống quen thuộc trong khu vực chủ yếu là các nước Châu Á Đặc tính chung của thị trường này là tương đối gần ta về mặt địa lý, có nhiều tương đồng về tập quán tín dụng Ngoài ra, các nước này còn nằm ven bờ Thái Bình Dương, có nhiều cảng biển nên rất thuận lợi cho việc mua bán bằng đường biển Điều này đã giúp cho Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung tiết kiệm được thời gian và chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời Tổng công ty cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khu vực khác như EU, Mỹ, Nhật, Trung Đông,… để tăng doanh thu và tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào khách hàng truyền thống cũng như giảm được tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường trung gian
2.2.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng :
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty cũng khá đa dạng, bao gồm: gạo, hạt điều nhân, cà phê, thực phẩm chế biến từ nông sản và rau quả tươi các loại Song nếu xét theo kim ngạch thì chỉ có gạo, cà phê, nhân điều là 3 mặt hàng có tỷ trọng lớn Đây là các mặt hàng thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh cao, có ưu thế 1 hoặc cả 3 mặt: năng suất, phẩm chất và giá thành Theo ý kiến của Viện nghiên cứu thương mại thì nhóm hàng này gồm 3 sản phẩm chính: gạo (giá thành hạ), cà phê (năng suất cao, phẩm chất tốt), hạt điều (phẩm chất tốt)
Trang 33Bảng 10: Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty 2002-2006
Đơn vị tính : Trị giá (1.000 USD); Tỷ trọng ( %)
Mặt hàng
Trị giá Tỷ trọng
Trị giá Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá Tỷ trọng
( Nguồn : tổng hợp báo cáo xuất nhập khẩu hàng năm của Tổng công ty)
2.2.3 Phân tích theo giá cả:
Giá nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới Trên thực tế, giá xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới lại luôn thay đổi Do đó, giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
Tình hình giá xuất khẩu nông sản của cả nước nói chung và của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn nói riêng trong những năm gần đây được thuận lợi và duy trì ở mức cao nhưng so với giá xuất khẩu trên thị trường thế giới thì giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn còn thấp do nông sản xuất khẩu của ta thường ở dạng thô được sơ chế lại cho phù hợp và hầu như bị khách hàng nước ngoài chi phối
* Tình hình giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam:
¾ Giá xuất khẩu gạo: hiện nay, Thái Lan là quốc gia cạnh tranh gay gắt với
Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo Đây là nước có khối lượng xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới Giá xuất khẩu gạo Việt Nam bình quân trong năm 2006 là
Trang 34296USD/ tấn, tăng 10% sản phẩm với giá xuất khẩu năm 2005 Giá xuất khẩu gạo của Thái Lan cùng phẩm cấp thường cao hơn 15-20% so với giá gạo Việt Nam Nguyên nhân có thể là do chất lượng gạo Thái Lan tốt hơn, ổn định hơn và do gạo Thái Lan có uy tín hơn trên thị trường thế giới hiện nay
¾ Giá xuất khẩu cà phê trong năm 2006 đã tăng khá mạnh Hiện giá cà phê
xuất khẩu của nước ta vẫn duy trì ở mức khá cao và có xu hướng tăng nhưng cũng như các mặt hàng nông sản khác, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường thấp hơn giá cà phê trên thị trường thế giới So với năm 2005, giá xuất khẩu cà phê Robusta của nước ta năm 2006 đã tăng khoảng 40%, lên trên 1.400 USD/tấn
¾ Giá xuất khẩu nhân hạt điều :Theo Hiệp hội cây điều Việt Nam (Vinacas),
giá xuất khẩu điều nhân của Việt Nam thường thấp hơn giá quốc tế Nguyên nhân do công nghiệp chế biến điều còn non trẻ Giống điều chưa được chọn lọc và lai tạo, mức đầu tư thấp nên cây thoái hóa nhanh làm giảm sản lượng
Nhân điều là một trong số rất ít mặt hàng có giá giảm trong gần 2 năm qua, trái ngược với xu hướng tăng giá mạnh ở hầu hết các mặt hàng nông, lâm sản trong thời gian này như cà phê, cao su, hạt tiêu, gạo
¾ Giá xuất khẩu hạt tiêu vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt đầu quý III năm 2006, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới đã bất ngờ tăng mạnh So với cuối năm 2005, có lúc giá hạt tiêu đã tăng tới 70%
Nhìn chung, giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Tổng công ty tương đối thấp so với giá xuất khẩu bình quân của cả nước Tuy nhiên, việc so sánh này chỉ có ý nghĩa tương đối vì giá xuất khẩu tùy thuộc rất nhiều vào thị trường xuất khẩu và chất lượng hàng xuất khẩu
Một số nguyên nhân giá xuất khẩu của Tổng công ty còn thấp: - Tổng công ty chưa có thị trường tiêu thụ ổn định
- Thiếu thông tin về thị trường nên thường bị ép giá
- Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô nên giá xuất khẩu thấp, chưa đầu tư đúng mức công nghệ để tạo sản phẩm có giá trị cao, bao bì lại quá đơn giản không gây được sự chú ý của khách hàng
Trang 35- Thị trường nông sản là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, kim ngạch xuất khẩu Tổng công ty còn rất nhỏ so với cả nước Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo chủ yếu xuất khẩu ủy thác nên giá xuất khẩu phụ thuộc giá của các đơn vị nhận ủy thác (Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Miền Nam, Công ty xuất nhập khẩu Đồng Tháp,…) và phụ thuộc vào giá thị trường thế giới trong khi sản phẩm chất lượng chưa cao
- Chi phí sản xuất sản phẩm và thực hiện nhiều loại hình dịch vụ cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh về giá kém
Bảng 11: Giá xuất khẩu bình quân của Tổng công ty và cả nước ĐVT:
USD/tấn
Gạo 255 224 215 226,6 254 296Cà phê 400 455 723 785,9 1.129 1.400Điều nhân - 3.021 - 3.576 4.310 3.969Hạt tiêu 2.062 1.575 2.039 1.425 1.528 1.647
(Nguồn : báo cáo xuất khẩu của Tổng công ty và Bộ thương mại)
2.2.4 Phân tích theo giá trị:
So sánh với kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh, ta thấy kim ngạch mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty chiếm một tỷ trọng rất ít ỏi Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Tổng công ty qua các năm nhưng chỉ chiếm 0,85% về trị giá và 0,95% về lượng so với kim ngạch xuất khẩu gạo của Thành phố
Giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, thị trường xuất khẩu, giá xuất khẩu, hàm lượng công nghệ chế biến trong sản phẩm,… Hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty tuy có đa dạng nhưng giá trị xuất khẩu qua các năm không tăng nhiều do những nguyên nhân sau :
Trang 36- Chất lượng nông sản xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của thị trường
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là qua các nước trung gian
- Giá nông sản xuất khẩu thấp do xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô Các doanh nghiệp của Tổng công ty chưa có chiến lược sản phẩm và định hướng cụ thể trong đầu tư đổi mới công nghệ
- Ngành hàng nông sản đòi hỏi sản phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng cao do một số nước hiện nay đặt ra các hàng rào kỹ thuật về giá, hàm lượng chất kháng sinh, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm … ngày càng khắt khe hơn trong khi hàng nông sản rất nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mã, khó xây dựng thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu
Bảng 12: So sánh kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn năm 2006
ĐVT: Lượng : tấn Trị giá : USD Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty Tỷ trọng (%) Tên hàng
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Gạo 1.932.194 541.649.041 18.369 4.665.805 0,95 0,86Cà phê 2.080.718 113.573.840 1.239 1.398.850 0,06 1,23Hạt điều 46.317 67.472.013 694 2.933.832 1,50 4,35Chè 251.662 11.420.913 - - - -Hạt tiêu 64.875 61.007.569 72,3 110.426 0,11 0,18Quế 299 113.740 - - - -Đậu phộng 6.618 1.302.927 - - - -Hàng rau quả 5.342 85.782.674 600 658.078 11 0,77
( Nguồn : - Báo cáo cục Hải quan TP HCM năm 2006 - Báo cáo của Tổng công ty năm 2006)
2.2.5 Phân tích môi trường cạnh tranh:
Trang 37* Đối với thị trường thế giới :
Yêu cầu hội nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế và kinh tế khu vực đang có dấu hiệu phục hồi tuy có tác động đến xuất khẩu và đầu tư nhưng sẽ tạo ra sự cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn nhất là các sản phẩm cùng ngành hàng
Những mặt hàng nông sản là những mặt hàng mang tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, lượng cung lớn hơn lượng cầu làm giá cả thấp Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh hàng nông sản của Tổng công ty còn hạn chế Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do chưa đầu tư đúng mức vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp
* Đối với thị trường trong nước:
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt nhất là đối với các đơn vị có vốn đầu tư 100% nước ngoài đã ảnh hưởng lớn đến các ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty
Khả năng cạnh tranh của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước còn thấp Nguồn hàng xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu là thu mua lẻ tẻ, manh mún, chưa có chân hàng ổn định Kinh nghiệm tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản còn non yếu, đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực vốn đã có uy tín và chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay
2.3 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong những năm qua có mức tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với TPHCM và cả nước Mặt hàng nông sản xuất khẩu không ổn định qua các năm Phần lớn sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến Mặt khác, Tổng công ty cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
2.3.1 Những cơ hội (Opportunities):
Trang 38Việt Nam rất có lợi thế trong xuất khẩu nông sản do có khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa thuận lợi phát triển nông sản nhiệt đới xuất khẩu Đặc biệt đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thời tiết luôn luôn mưa thuận gió hòa, đất đai có độ màu mỡ cao Lực lượng lao động dồi dào, dân số trên 80 triệu dân với gần 42 triệu người trong độtuổi lao động
Mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng (70% dân số Việt Nam vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp) Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nhất là lĩnh vực nông nghiệp đã đi vào cuộc sống nông thôn, tạo nên động lực đánh thức tiềm năng của nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, đưa sản lượng lương thực không ngừng gia tăng
Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 130 quốc gia, ký kết hơn 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương trong đó có các hiệp định quan trọng như: các hiệp định của ASEAN nhằm thực hiện AFTA, hiệp định APEC, hiệp định thương mại Việt _ Mỹ Đặc biệt ngày 6/11/2006, Việt Nam chính thức thành là viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhanh và mạnh nền kinh tế của nước ta Thị trường được mở rộng Các doanh nghiệp nói chung sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu, những phân biệt đối xử như hạn ngạch, rào cản được bãi bỏ, các ưu đãi thuế quan đối với hàng nông sản được thực hiện để phát triển kinh tế, thương mại; hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ thu hút các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước tạo điều kiện để phát huy thế mạnh vốn có của các doanh nghiệp
Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp để sơ chế hoặc chế biến nông sản, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp độc đáo Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, tăng sức cạnh tranh, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Bước vào hội nhập, nông nghiệp có nhiều thuận lợi cả trong và ngoài nước Nhà nước đẩy mạnh chế độ tự do hóa sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, tự do hóa xuất khẩu, lưu thông, tiêu thụ, xóa bỏ độc quyền Nhà nước có nhiều chính sách
Trang 39hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh, giảm thuế Nhiều nước ưa chuộng hàng nông sản Việt Nam vì vừa rẻ, vừa dần dần đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, chất lượng
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng Từ năm 2001, Nhà nước ta đã bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không quy định đầu mối xuất khẩu gạo mà để cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo Cơ chế này tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính bình đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng ổn định
2.3.2 Những thách thức (Threats):
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập như đánh giá của Thủ tướng Phan Văn Khải đó là sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam nói chung kém và hiệu quả kinh tế chưa cao do chất lượng nông sản của chúng ta chưa thật sự ổn định, giá thành sản xuất vẫn còn cao so với thế giới; cộng thêm chi phí trung gian khá cao làm cho khả năng cạnh tranh về giá của nông sản Việt Nam bị giảm sút
Nền nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm còn kém chất lượng, chi phí cao, nhất là về chế biến Ruộng đất còn manh mún, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu dẫn đến nguồn hàng nông nghiệp nhỏ, phân tán, không tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa Trong sản xuất nông nghiệp chưa áp dụng các công nghệ cao, nên chưa tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Mô hình tổ chức quản lý theo hướng thị trường, cũng như thông tin về thị trường hầu như rất hiếm hoi, dẫn đến sự chậm chạp về xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản
Hội nhập kinh tế đã có tác động tích cực đối với cơ cấu hàng xuất khẩu Đối với hàng nông sản sẽ giảm tỷ trọng xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế
Khi gia nhập WTO, trước hết Việt Nam phải mở cửa cho hàng ngoại vào Như vậy, nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh vừa ở sân nhà vừa ở thị trường quốc tế vì hàng hóa, dịch vụ của các nước trong tổ chức này cũng sẽ nhanh chóng vào thị trường Việt Nam Báo cáo của Tổ chức nông lương quốc tế FAO (2003) cho