1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp

59 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 585 KB

Nội dung

1. Lý do chọn chuyờn đề nghiờn cứu Dệt may là mặt hàng truyền thống lâu đời và là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Đõy là ngành khai thỏc cú hiệu quả lợi thế so sỏ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn chuyên đề nghiên cứu

Dệt may là mặt hàng truyền thống lâu đời và là một trong những mặthàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước Đây là ngành khai thác có hiệu quảlợi thế so sánh của quốc gia, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ,cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho ngân sáchnhà nước.

Đối với Đà Nẵng, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồnthu ngoại tệ lớn cho thành phố Năm 2005, ngành dệt may đứng vị trí thứ 3trong các ngành công nghiệp, đóng góp 12,3% trong giá trị sản xuất côngnghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố Sự phát triển của ngànhcòn góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong đó 80% là phụnữ, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị-xã hội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, ngànhdệt may Việt Nam nói chung và dệt may Đà Nẵng nói riêng đang đứng trướcnhững thách thức rất lớn Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ mà điển hìnhlà Trung Quốc, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, luật lệ, cũng như nhữngtrở ngại trong môi trường kinh doanh quốc tế…Do vậy việc đi sâu nghiêncứu, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may ở Việt Namnói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa thực

tiễn rất lớn Xuất phát từ tính chất quan trọng như trên nên chuyên đề “Xuất

khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp” được

chọn để nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề

Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề như:Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (2001) “Những giải phápthúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty dệt may Việt Nam” đã

Trang 2

phân tích thực trạng xuất khẩu ở Tổng công ty dệt may Việt Nam, làm rõđược những nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ởTổng công ty dệt may Việt Nam, từ đó công trình đưa ra những giải pháp chủyếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty.

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thu Huyền (2005) “Thúc đẩy xuấtkhẩu hàng may mặc của Việt Nam vào khu vực Châu Á - Thái BìnhDương” đã phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của ViệtNam sang thị trường các nước APEC, làm rõ vị trí quan trọng của thịtrường này đối với việc xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam Từ đó côngtrình đề xuất những giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặcsang thị trường này.

Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ mang tính tổng hợp và phục vụ chomục đích chung và nghiên cứu trên góc độ toàn ngành dệt may chứ không đivào cấp độ tỉnh, thành phố cụ thể hoặc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàngdệt may Việt Nam trong điều kiện Việt Nam chưa gia nhập WTO Bên cạnhđó có nhiều bài báo nghiên cứu về tình hình xuất khẩu dệt may nhưng vẫnchưa có tính hệ thống và chưa đi sâu vào nội dung cụ thể.

Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩuhàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viêncủa WTO Vì vậy, nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩuhàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia đã trởthành thành viên của tổ chức thương mại thế giới để đưa ra những giải phápthúc đẩy xuất khẩu là đề tài mới và phù hợp với yêu cầu thực tế.

3 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệtmay ở thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thuận lợi khó khăn, cơ hội và tháchthức của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện Việt Nam là thànhviên của tổ chức thương mại thế giới Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy

Trang 3

xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng Thông qua đó góp phần thực hiệnmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong những năm tới.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu thực trạng hoạt động xuấtkhẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề giới hạn ở hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay của các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng kể từ năm 2000 đến nay

4.Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp của phép biện chứng duy vật và duy vậtlịch sử Đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tíchđánh giá…để giải quyết vấn đề đặt ra Nguồn tư liệu sử dụng trong chuyên đềđược lấy từ Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê thành phố ĐàNẵng, Bộ Công thương, Sở công thương thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạchđầu tư thành phố Đà Nẵng, Cục Thống kê Đà Nẵng, Các tạp chí chuyênngành, các Website…

5.Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong 2 chương:

Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà

Nẵng trong thời gian qua.

Chương 2: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt

may ở thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Trang 4

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DỆT MAY ĐÀ NẴNG

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành dệt may Đà Nẵng

Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trước đây là địa phương có truyền thống vềngành dệt may và đã từng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệtlụa, trồng bông dệt vải

Sau ngày giải phóng thành phố coi đây là một ngành công nghiệp mũinhọn nên ngành dệt may đã được phục hồi và phát triển Giai đoạn hiệnnay, mặc dầu gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển còn chậm, chưa theokịp tốc độ phát triển toàn ngành nhưng các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵngđã có nhiều cố gắng và trở thành một trong 3 trung tâm lớn của cả nước sảnxuất hàng dệt may Được sự quan tâm của Trung ương, thành phố Đà Nẵngđã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may,đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngành và thực hiện thành công mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của vùng.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp dệt may tại thành phố Đà Nẵng đã tănglên rất nhiều, trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọngchủ yếu Ngành công nghiệp này tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hàngnghìn lao động của thành phố, có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2001-2005 là 25,7%.

Trong những năm qua, ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đã có bướcphát triển vượt bậc, giá trị sản xuất tăng dần qua các năm Tốc độ tăng trưởngbình quân giai đoạn 1997-2001 là 21,5%/ năm, giai đoạn 2001-2005 tốc độtăng trưởng bình quân là 25,7%/ năm Đưa tỷ trọng ngành dệt may từ 9,2 %(năm 2001) lên 12,3% (năm 2005) trong giá trị sản xuất công nghiệp của

Trang 5

thành phố Trong đó: Ngành dệt tăng bình quân 18,6% /năm Ngành may tăngbình quân 29,14%/năm.

Về giá trị sản xuất công nghiệp:

Trong lĩnh vực dệt, kinh tế quốc doanh luôn đóng vai trò chủ đạo,chiếm 77,8% giá trị sản xuất của tiểu ngành dệt năm 2006 và có tốc độ tăngtrưởng khá ổn định, khu vực dân doanh chiếm 14,8%, khu vực có vốnĐTNN chiếm 7,4% Trong lĩnh vực dệt khu vực có vốn ĐTNN bị giảm sútmạnh do có sự di chuyển nhà máy Liên doanh dệt Hải Vân về trực thuộccông ty dệt Phong Phú (DNNN)

Trong lĩnh vực may, kinh tế quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng tương đốilớn là 58,62% năm 2006 Kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng 35,4% và khốiĐTNN chiếm tỷ trọng khá thấp 5,98%

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may TP Đà Nẵng qua các năm

ĐVT: Triệu đồngGTSXCN

(Nguồn số liệu: Sở Công nghiệp thành phố Đà Nẵng)

Những năm gần đây, trong lĩnh vực dệt may tại thành phố Đà Nẵng cónhiều biến động, khối kinh tế quốc doanh đang giảm dần về số lượng do quátrình cổ phẩn hóa diễn ra mạnh mẽ, khối dân doanh bắt đầu gia tăng do chínhsách phát triển thành phần kinh tế tư nhân của thành phố Tuy nhiên, phần lớn

Trang 6

khối dân doanh chỉ bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, giá trịsản xuất đóng góp cho ngành vẫn còn thấp Đối với khối doanh nghiệp có vốnĐTNN, thành phố đang có nhiều chính sách ưu đãi và kêu gọi các nhà đầu tưnước ngoài vào lĩnh vực dệt may, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thuộcthành phần này vẫn còn hạn chế và quy mô nhỏ

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu theo thành phần kinh tế của ngành dệt may Đà Nẵng (Năm 2006)

Chỉ tiêuSố cơ sởsản xuất

Lực lượnglao động

Tỷ lệGT sản xuất(Giá CĐ 1994)

Tỷ lệ

A/ Ngành dệt - Trung ương - Địa phương + Quốc doanh + Ngoài quốc doanh - DN có vốn ĐTNN

22,824,717,17,63,8B/ Ngành may

- Trung ương - Địa phương + Quốc doanh +Ngoài quốc doanh - DN có vốn ĐTNN

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2006)

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu dệt may đối với sự phát triểnkinh tế-xã hội Đà Nẵng

Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của công nghiệp thành phố Đà Nẵng.Những năm qua, sự phát triển của ngành dệt may nói chung và hoạt động xuấtkhẩu dệt may nói riêng đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triểnkinh tế xã hội của thành phố Cụ thể:

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đúng với

Trang 7

tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đã đề ra.Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao độngGóp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác Góp phần tích lũy vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố

Góp phần thực hiện chiến lược mở cửa hội nhập vào khu vực và thế giớicủa thành phố

1.2 THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA1 2.1 Về công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Ngành dệt: Hiện nay, công nghệ dệt của thành phố đang ở trình độ trung

bình, mức tự động thấp khoảng 35%.

Về sản xuất sợi, những năm gần đây đã có một số dây chuyền mới, sửdụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, ứng dụng rộng rãi các kỹthuật tiến bộ về vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và khốngchế chất lượng sợi, nhờ vậy đã có sản phẩm đạt chất lượng cao, tuy nhiên sảnlượng còn ít

Đối với dệt vải, dệt khăn bông tuy đã có sự tiến bộ đáng kể từ chỗ chỉ sửdụng hoàn toàn công nghệ dệt thoi với năng suất và chất lượng thấp, nay bổsung một số thiết bị dệt kiếm và thổi khí, đã bước đầu phát huy tác dụng, gópphần nâng cao năng suất, chất lượng và phong phú về mẫu mã.

Ngành May: Những năm trước đây ngành may tổ chức may trên dây

chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị máy may côngnghiệp của Liên Xô CHLB Đức, Hungari, đồng thời bổ sung máy của Nhậtđể đảm bảo chất lượng hàng gia công Từ năm 1997 đến nay, ngành maythành phố liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị đáp ứngyêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày một nâng cao ở tất cả các côngđoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm Hiện nay hầu như các thiết bị may đã đượcđổi mới với khoảng 90% thiết bị của Nhật và 10% của Đức Về công nghệmay các dây chuyền được bố trí vừa và nhỏ cỡ 25-26 máy, cơ động nhanh.Khâu hoàn tất từng bước được coi trọng bằng việc trang bị các súng bắn nhãnmác, máy dò kim, Wash chống nhàu…

1.2.2 Về cơ cấu tổ chức quản lý sản xuấta/ Tổ chức quản lý

Trang 8

Các công ty dệt may TP Đà Nẵng nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lýtheo kiểu trực tuyến chức năng, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến: Quan hệ tham mưu

b/ Tổ chức dây chuyền sản xuất sản phẩm: Các doanh nghiệp dệt may

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thường tổ chức dây chuyền sản xuất theo sơđồ sau:

Sơ đồ 1.2 Tổ chức dây chuyển sản xuất sản phẩm

Phòng kế toán thống

kêPhòng

kỹ thuật công nghệ

Phòng tổ chức -

hành chính

Phòng kế hoạch

kinh doanh

Bộ phận kiểm hóa

Các phân xưởng sản xuấtCác xí nghiệp trực thuộc

Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm.

Trang 9

1.2.3 Về nguồn lao động

Nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng nói chung và ngành dệt may nóiriêng là rất dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, khỏe Trung bình hàng nămngành dệt may giải quyết được trên 20% lao động công nghiệp, trong năm2005, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động (trong đó nữ >80%)

Về chất lượng lao động, theo kết quả điều tra, trình độ lao động ngànhdệt may thành phố như sau:

In hoaThành phẩm

Nhập khothành phẩm

Kiểm hóaĐóng kiện

Nguyên Vật liệu chính

Vật liệu phụNguyên vật

liệu may

Trải vải-pha cắtXử lý mẫu giác

sơ đồ

MayXử lý hoàn tất

Kiểm hóa-KCSĐóng gói

Trang 10

Lao động khác : 75,23%

Tuy nhiên, lao động của ngành dệt may thành phố hiện nay còn nhiềuhạn chế: thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi, cán bộ quản lý điều hành sản xuất như tổtrưởng, chuyền trưởng giỏi, đặc biệt công nhân có tay nghề cao Vì thế chưađáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lượng lẫn chất lượng Ngoài ra laođộng tại các doanh nghiệp thường không ổn định làm cho sản xuất của cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Trang 11

Biểu 1.3: Lao động sản xuất ngành dệt may thành phố giai đoạn 2000-2007

Trang 12

1.2.4 Về thị trường cung cấp nguyên liệu

Hiện tại, nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất của các doanhnghiệp dệt may Đà Nẵng, chủ yếu từ hai nguồn chính:

Nguồn nguyên vật liệu trong nước: Cung cấp bởi các nhà máy sợi Huế,

nhà máy sợi Nha Trang, nhà máy dệt sợi Hòa Thọ, dệt Phong Phú và cácnguồn khác trong địa phương Nguồn nguyên vật liệu trong nước chỉ đáp ứngmột phần cho sản xuất dệt may nhưng lại có tình trạng không ổn định về chấtlượng và giá cả nên phần lớn các doanh nghiệp dệt may phải nhập thêmnguyên vật liệu từ nước ngoài.

Biểu 1.4 : Chất lượng sợi của các nhà cung cấp trong vùng

Chỉ tiêu chất lượng sợi Nhà máy dệtsợi Hòa Thọ

Nhà máy sợiHuế

Nhà máy sợiNha Trang

Nhà máy dệtPhong PhúChỉ số sợi:Nm

Tải trọng đứt: NHệ số phân tánĐộ kết hạtĐộ tạp hạt

Chỉ tiêu chất lượng

(Nguồn: công ty dệt may 29/3 cung cấp)

Nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài: Chủ yếu từ các nước như Ấn Độ,

Pakistan, Trung Quốc, Anh…Nhìn chung nguồn nguyên vật liệu nhập từ nướcngoài đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp dệt may Tuynhiên do nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên không mang tính ổn định về giácả, chất lượng, số lượng và điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuấtkinh doanh nói chung.

Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu ngành dệt

Trang 13

Phụ liệu may mặc 52.762 60.554 63.893 70.902 76.967(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007)

1.2.5 Nguồn lực về vốn và đầu tư phát triển sản xuất

Vốn sản xuất: Theo số liệu điều tra của 13 doanh nghiệp ngành dệt may

(chủ yếu là DNNN và ĐTNN), tính đến thời điểm 30/6/2005 tổng vốn kinhdoanh bình quân của một doanh nghiệp là 8,035 tỷ đồng trong đó vốn cố địnhlà 4,193 tỷ đồng, vốn lưu động là 3,842 tỷ.

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của các DNNN rất nhỏ, chủ yếu kinh doanhbằng vốn vay, nên hiệu quả hạn chế Doanh nghiệp dân doanh có qui mô nhỏ,đồng thời việc vay vốn tại các ngân hàng phục vụ sản xuất phải thế chấp nênhầu hết các đơn vị đều thiếu vốn Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tạithành phố cũng mới chỉ đầu tư ở qui mô vừa và nhỏ.

Đầu tư phát triển sản xuất: Tổng mức đầu tư của ngành dệt may thành

phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005 là 174,713 tỷ đồng, trong đó: ngành dệt96,673 tỷ đồng, ngành may 78,040 tỷ đồng.

Nhìn chung, thời gian qua các doanh nghiệp dệt may thành phố Đà Nẵngđã đầu tư khá tích cực, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, để có sự điềuchỉnh, bổ sung về thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe và thay đổinhanh chóng của khách hàng Tuy nhiên công tác đầu tư cũng còn một số hạnchế như mới tập trung vào nâng cao năng lực khâu may, dệt vải cấp thấp,chưa đồng bộ ở khâu hoàn tất, các lĩnh vực cần thiết như sản xuất phụ liệumay thì chưa có đơn vị nào đầu tư, dệt vải cao cấp thì mới bắt đầu có khởiđộng trong năm 2002, lĩnh vực thiết kế thời trang chưa được chú ý, chưa xâydựng mẫu mốt cho riêng mình để định hướng cho nhu cầu tiêu dùng, chưa cósự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình đầu tưnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị chuyên dùng.

Trang 14

1.2.6 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mặc dù rất khiêm tốn, nhưng ngành dệt may đã có đóng góp nhất địnhcho ngân sách thành phố và giải quyết được nhiều lao động Tuy nhiên, hiệuquả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động còn thấp, bình quân800.000- 1.200.000 đồng/người/tháng Do vậy đời sống của công nhân còngặp nhiều khó khăn, chưa tạo động lực mạnh mẽ để gắn bó lâu dài người laođộng với doanh nghiệp.

1.3 Đánh giá chung về hiện trạng ngành dệt may thành phố ĐàNẵng

1.3.1 Thành công

Có thể nói cùng với ngành dệt may cả nước, những năm qua ngành dệtmay thành phố đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào sựphát triển của ngành công nghiệp và kinh tế xã hội thành phố.

Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệtmay thành phố ngày càng cao: giai đoạn 2001-2005 là 25,7% cao hơn tốc độtăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp thành phố, là một trong nhữngngành xuất khẩu chủ lực với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 22,3%/năm, giảiquyết việc làm cho lực lượng rất lớn của thành phố (chiếm trên 20% lao độngcông nghiệp và trên 80% là lao động nữ).

So với trước, ngành dệt may đã có những thay đổi về chất rất quan trọngtừ thiết bị công nghệ đến sản phẩm, không chỉ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu tiêu dùng trong nước mà còn cạnh tranh và mở rộng thị trường tại nhiềunước trên thế giới

Trang 15

thiết kế thời trang hầu như chưa chú trọng, sản phẩm chưa thật sự đa dạng,chủng loại mẫu mã chưa phong phú.

Tổ chức sản xuất còn nhiều mặt hạn chế, thiếu lao động có tay nghề cao,cán bộ điều hành giỏi, năng suất lao động thấp so với các địa phương lớn củacả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…và một số nước trong khuvực.

Các doanh nghiệp may xuất khẩu phần lớn mới chỉ làm gia công, chưaký trực tiếp, còn bị động, phụ thuộc quá nhiều vào đơn hàng, thời gian giaohàng.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, giá trị gia tăng ít, đời sống củangười lao động vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưathật sự cao.

1.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Đà Nẵng nằm trong khu vực miền Trung là khu vực có đặc thù

xuất phát điểm phát triển kinh tế xã hội thấp, thị trường nội địa tại khu vựcnhỏ hẹp, cước phí vận chuyển cao, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng rất lớnđến giá cả sản phẩm xuất khẩu, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Thứ hai, các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chưa

được chú trọng đầu tư phát triển như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế thờitrang, marketing…, nên đầu vào cho sản xuất bị phụ thuộc lớn vào nướcngoài và một số địa phương khác cả về số lượng, chất lượng, giá cả.

Thứ ba, nguồn vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển ngành dệt may

thành phố vẫn còn hạn chế, gần đây tuy được cải thiện hơn, nhưng vẫn chưađáp ứng yêu cầu

Thứ tư, thành phố tuy đã bước đầu quan tâm nhưng chưa thực sự chú

trọng và có kế hoạch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Thứ năm, chưa xây dựng được cơ chế ưu đãi thích hợp để động viên,

Trang 16

khuyến khích, giữ và thu hút nhân tài về cho ngành dệt may, kể cả cán bộquản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

1.4 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp ĐàNẵng

1.4.1 Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 1.6: KNXK hàng dệt may Đà Nẵng trong thời gian qua

ĐVT: Triệu USD

KNXK dệt may26,075 31,918 39,849,8362,7871,335106,923 147,375

( Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2007)

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng đã có bước tăng trưởng đáng kể.Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 1997-200112%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 22,3%

Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu toànngành công nghiệp thành phố ngày càng tăng Cụ thể năm 1997 là 22,98%,năm 2001 là 23,47% và năm 2005 là 27,6%

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may hàng năm chiếm bình quân trên 90% giátrị sản xuất công nghiệp của toàn ngành Năm 2000, giá trị sản xuất toànngành đạt hơn 400 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 26,075 triệu USD (chiếm94%) giá trị sản xuất Năm 2005 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1270,045 tỷđồng trong khi đó giá trị xuất khẩu đạt 71,335 triệu USD chiếm 84,2%.

Bảng 1.7: So sánh KNXK hàng dệt may TP Đà Nẵng/ tổng KNXKngành công nghiệp của thành phố.

NămKNXK dệt may ĐN(Triệu USD)

Tổng KNXK ngành côngnghiệp của TPĐN (Triệu

Tỷ trọng(%)

Trang 17

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng)

Biểu đồ 1.1 Giá trị xuất khẩu so với giá trị sản xuất hàng dệt may TP Đà Nẵng qua các năm

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007

Hình thức xuất khẩu: Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may

Trang 18

Mỹ, 27.50%

EU, 22.80%Nhật , 16.80%

Châu Á, 12.90%

Thị trường khác, 20%

Đà Nẵng đó là phương thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung gian,bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cũng đã chuyển dần sanghình thức xuất khẩu trực tiếp nhưng tỷ trọng còn rất thấp (<20%)

1.4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trước những năm 1990, dệt may Đà Nẵng chủ yếu thực hiện các hợpđồng gia công để xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu Từ năm1993, sản phẩm dệt may Đà Nẵng bắt đầu xuất khẩu sang thị trường EU vàmột số thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hồng Kông, Đài Loan vàcác nước khác thuộc ASEAN Hiện nay, thị trường xuất khẩu dệt may của ĐàNẵng chủ yếu hướng vào những thị trường có sức nhập khẩu lớn: Nhật Bản,EU, Mỹ, Đài Loan một số nước trong khu vực Mặc dù các doanh nghiệp dệtmay Đà Nẵng có quan hệ với khá nhiều thị trường nhưng thực chất phần lớnnhững thị trường này được hình thành theo sự phát triển tự phát của đối tácgiao dịch chứ không phải là kết quả của quá trình nghiên cứu và nỗ lực thâmnhập thị trường của các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may TP Đà Nẵngnăm 2007

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)

Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Đà Nẵng:

Thị trường EU: EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của ngành dệt

Trang 19

may Đà Nẵng Các khách hàng chủ yếu ở thị trường là Anh, Hà Lan, Ireland.Trong những năm trước, EU là thị trường nhập khẩu chủ lực của dệt may ĐàNẵng, nhưng từ khi xuất hiện thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường EU đã có sự sụt giảm do các doanh nghiệp quá chú trọng vào thịtrường Mỹ, hơn nữa EU cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chấtlượng, mẫu mã, thời hạn giao hàng cũng điều kiện thương mại nghiêm ngặtvà được bảo hộ cao Chính vì vậy, khả năng xâm nhập hàng dệt may Đà Nẵngvào thị trường này có phần khó khăn Hiện tại thị trường EU chiếm khoảng22% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Đà Nẵng.

Bảng 1.9: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đà Nẵng vào thị trường EU

ĐVT: Triệu USD

KNXK (Triệu USD) 8,13 9,35 11,5 14,7 17,1 25,73 36,6

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)

Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường rất hấp dẫn đối với ngành dệt may Việt

nam cũng như dệt may thành phố Đà Nẵng Đây được xem là thị trường nhậpkhẩu lớn nhất thế giới nhưng lại không yêu cầu khắc khe như thị trường ChâuÂu và Nhật Trong thời gian qua, cùng với dệt may cả nước, dệt may ĐàNẵng đã cố gắng thâm nhập vào thị trường này Tuy vẫn còn nhiều trở ngạinhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của thành phố Đà Nẵng sang thị trườngMỹ tăng liên tục qua các năm Điều này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.10: KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Mỹ

Trang 20

Tốc độ tăng (%)-36,335,227,811,944,246,3

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)

Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường không áp dụng chế độ hạn

ngạch, do vậy hàng dệt may từ khắp nơi đổ về thị trường này rất lớn tạo nênsự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp Hơn nữa, Nhật Bản là một thịtrường rất khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc…Trongthời gian qua hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà Nẵng cũng đã có mặt ởthị trường này Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bảnkhông cao Cụ thể ở bảng sau:

Bảng 1.11: KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Nhật Bản

ĐVT: Triệu USD

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)

Bên cạnh các thị trường trên, hàng năm Đà Nẵng xuất khẩu một lượnglớn sản phẩm sang các thị trường các nước trong khu vực, chủ yếu là thịtrường Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia Tuy nhiên các nước này khôngphải là thị trường tiêu thụ hàng dệt may Đà Nẵng mà chủ yếu trung gian muahàng dệt may hoặc thuê Đà Nẵng gia công để xuất khẩu qua các nước khác

1.4.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Trong thời gian qua, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may ĐàNẵng là sợi toàn bộ, vải lụa thành phẩm, khăn mặt các loại, thảm len, quần áomay sẵn Nhìn chung cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng vẫn

Trang 21

còn nghèo nàn về chủng loại, đơn giản về kiểu cách Chỉ xuất khẩu nhữnghàng hóa với thiết kế giản đơn hoặc theo mẫu gia công của khách hàng chứchưa xuất khẩu được những sản phẩm cao cấp đòi hỏi kỹ thuật cao

Bảng 1.12: Sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng

( Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007)

Bảng 1.13: Cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu của Đà Nẵng theo thị trường

Malaysia Jacket, quần âuCanada Áo sơ mi, polo shirt

(Nguồn: Sở công thương thành phố Đà Nẵng)

1.4.4 Các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt mayđã được áp dụng

1.4.4.1 Từ phía thành phố Đà Nẵng

Thời gian gần đây, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt độngxuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội, thành phố Đà Nẵng đã cónhững chính sách mới thúc đẩy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoạt động xuất

Trang 22

khẩu của thành phố nói chung và hoạt động xuất khẩu dệt may nói riêng.Lãnh đạo thành phố đã có những đổi mới cơ bản về quan điểm, coi trọngvà đặt xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong giai thời kỳ này, góp phần thựchiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH của thành phố Vì thế, thành phố đãban hành những cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu

Từng bước đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thay đổi cơchế quản lý, đơn giản hóa các bước trong hoạt động xuất nhập khẩu tạo điềukiện rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho các doanh nghiệp hoạt động xuấtnhập khẩu.

Từ năm 2000, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành cơ chế thưởngxuất khẩu cho các doanh nghiệp có mức xuất khẩu lớn

Chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vựcngoại thương có trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức luậtpháp và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong điềukiện hội nhập quốc tế.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nước ngoàivào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp dệt may nóiriêng có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến với các khách hàngquốc tế.

Chú trọng đến công tác nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nướcngoài

1.4.4.2 Từ phía các doanh nghiệp dệt may

Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp dệt may lớn tại Đà Nẵngđã bước đầu chú trọng đến công tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên

Trang 23

vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này Hiện tại, một số biệnpháp thúc đẩy xuất khẩu được các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng áp dụng là:Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ dệt may, bổ sung các loại máy mócchuyên dùng nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng cho sản xuất hàngxuất khẩu.

Cử các cán bộ của doanh nghiệp đi tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụvề hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường…

Tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các cuộc hộichợ triễn lãm quốc tế về hàng dệt may nhằm quảng bá sản phẩm dệt may củadoanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng và thiết lập mối quan hệ vớikhách hàng mới.

1.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của thành phố ĐàNẵng

1.5.1 Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, với sự cố gắng nổ lực chung của toàn ngành cũngnhư của từng doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu dệt may thành phố Đà Nẵngđã đạt được một số kết quả:

Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm Giai đoạn 1997-2001 kimngạch xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng tăng bình quân 12%, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 22,3% Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷtrọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệpthành phố: năm 2001 chiếm 23,47%, năm 2005 chiếm 27,6%

Duy trì được thị trường truyền thống và mở rộng được một số thị trườngtiềm năng mới

Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành dệt may cả nước Sựphát triển của dệt may Đà Nẵng trong thời gian qua mặc dù còn hạn chếnhưng đã góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành, đưa kim ngạch

Trang 24

xuất khẩu dệt may của nước ta lên đứng thứ hai chỉ sau dầu thô, trở thànhngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước.

1.5.2 Hạn chế

Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng còn thấp: So với dệt maycả nước cũng như các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh thì tốc độ tăngtrưởng dệt may Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn nhiều Chưa tương xứng với tiềmnăng và vị thế của thành phố Đà Nẵng.

Bảng 1.14: So sánh KNXK dệt may ĐN/ Tổng KNXK dệt may cả nướcNămKNXK dệt may ĐN

(Triệu USD)

KNXK dệt may VN(Tỷ USD)

Tỷ trọng(%)

Tỷ trọng hàng gia công vẫn là chủ yếu chiếm khoảng trên 80%

Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu chưa đa dạng, mẫu mã thiết kế cònđơn điệu, chủ yếu là các mặt hàng sản xuất đơn giản

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Đà Nẵng còn rất thấp,thương hiệu chưa có trên thị trường quốc tế.

Công tác mở rộng thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều cố gắng nhưngchưa đáp ứng nhu cầu

1.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động xuất khẩudệt may của thành phố Đà Nẵng như:

Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt may tại Đà Nẵng còn nhiều hạn

Trang 25

Do vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng không thuận lợi, cơ sở hạ tầng, hệthống thông tin liên lạc, giao thông không thuận lợi, cước phí vận chuyểncao…

Sự yếu kém trong công tác nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế,thiết kế thời trang…thành phố và các doanh nghiệp dệt may chưa chú trọngcông tác này

Nguồn lao động cũng là một trong những yếu kém của dệt may Đà Nẵng.Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…trong thời gian qua tuyđã có nhiều cố gắng song chưa hiệu quả

Công tác quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu của mộtsố Sở, Ban ngành tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụđộng, thiếu cán bộ có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng,mới chỉ diễn ra ở cấp quản lý Nhà nước và một số ít doanh nghiệp lớn.

Trang 26

CHƯƠNG 2

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNGDỆT MAY Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT

NAM GIA NHẬP WTO

2.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi ViệtNam gia nhập WTO

2.1.1 Xu thế chuyển biến của thế giới và khu vực

Hội nhập kinh tế thế giới, khu vực hóa, toàn cầu hóa là xu thế tất yếukhách quan Sự phát triển kinh tế thế giới đã đạt đến mức biên giới quốc giachỉ còn có ý nghĩa về hành chính Trên thế giới ngày càng hình thành nhiềuliên minh và tổ chức kinh tế quốc tế như: EU, NAFTA, APEC, ASEAN,WTO…

Việc toàn cầu hóa, khu vực hóa tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thứccho tất cả các nước trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch buôn bán hàng hóa trên toàn cầu có thể sẽgiảm mạnh do các nền kinh tế “đầu tàu” của thế giới có nguy cơ rơi vào suythoái Sự căng thẳng về chính trị sẽ càng làm cho tình hình thương mại thếgiới trở nên phức tạp.

Vào khoảng sau năm 2010, kinh tế Châu Á sẽ phát triển nhất trong cácchâu lục.

2.1.2 Xu hướng phát triển của ngành dệt may thế giới trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xu hướng phát triển ngành dệt may thế giới

Theo phân tích của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới, hiện nay xuhướng phát triển trên thị trường dệt may thế giới trong điều kiện hội nhập chủyếu theo những hướng sau:

Trang 27

Hàng may mặc theo phong cách phương tây sẽ tăng lên; Kiểu trang phụccông sở sẽ được phổ biến; Thẩm mỹ của lứa tuổi trung niên và cao niên đượccải thiện; Hàng may mặc cho trẻ em làm thay đổi khái niệm về tiêu dùng vàthiết kế; Vải, sợi, phụ liệu, thiết kế, kiểu dáng và kỹ thuật sẽ có những bướcđột phá, Đồ thể thao vẫn được ưu chuộng; Hàng may đo sẽ vẫn thông dụng.

Sự cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới trong điều kiện hội nhậpquốc tế cũng sẽ rất khốc liệt và toàn diện Trong đó sản phẩm dệt may của cácnước đang phát triển ở Châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc đang cạnh tranhgay gắt với các nước châu Mỹ La tinh Trong đó, Trung Quốc đang là nướcxuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng đang có nhiều lợi thế cạnhtranh.

Việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005 sẽ tạo ra nhiều cơ hộinhưng cũng nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu dệt may thế giới Bêncạnh đó, Hoa Kỳ và EU đang tìm cách đưa ra những biện pháp tự vệ mới đốivới hàng dệt may của nhiều nước đang phát triển Những biện pháp này đanglàm tổn hại tới dệt may của các nước này vì đây là một trong những mặt hàngxuất khẩu quan trọng chiếm trên 10% kim ngạch xuất khẩu của các nước đangphát triển

Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới

Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số, dự tính giaiđoạn 2000 đến 2020 nhu cầu hàng dệt may tăng trung bình là 5-7%/ năm Dựbáo mức tăng trưởng trung bình hàng năm về vải bông và len là 1,2-1,5%

Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới

NămKhối lượng vải bông (triệu tấn)Mức tiêu thụ bìnhquân (kg/người)

Trang 28

(Nguồn: Báo cáo qui hoạch phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵngthời kỳ 2001-2010)

2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi ViệtNam gia nhập WTO.

2.1.3.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTOCơ hội

Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thànhviên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, không bị phân biệt đối xử.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện bởi Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viênkhác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu.

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trongnước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính phụ thuộclẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường các nước sẽtác động mạnh đến thị trường trong nước

Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong trong việc bảo vệmôi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thốngtốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

2.1.3.2 Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia

Trang 29

nhập WTO.Cơ hội

Thứ nhất, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cái được lớn nhất của ngànhdệt may Việt Nam là các rào cản xuất khẩu hàng dệt may vào các nước thànhviên WTO sẽ được xóa bỏ

Thứ hai, khi tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ được hưởng các quy tắcđối xử MFN, NT, các ưu đãi thuế quan, phi thuế quan cũng như các ưu đãikhác giữa các nước thành viên trong WTO Điều này có nghĩa Việt Nam sẽđược tiếp cận các thị trường thành viên WTO trên cơ sở bình đẳng Do vậymức độ phụ thuộc của hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường chính nhưMỹ, EU sẽ giảm đi, rủi ro thương mại cũng sẽ thấp dần

Ba là, trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, khiViệt Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ không áp dụng các biện pháp tự vệ như đãáp dụng khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc trước đây

Bốn là, Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ đặt các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam vào thế không còn ỷ lại trông chờ như trước đây nữa mà phảinổ lực, tự thân vận động và do vậy sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may thayđổi cung cách sản xuất kinh doanh, tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tìnhhình biến động của quốc tế Đây là một cơ hội để các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam vươn lên, trụ vững để tự khẳng định mình trong điều kiện mới.

Năm là, khi là thành viên WTO, Việt Nam sẽ được tham gia vào thươngmại thế giới dựa trên hệ thống luật lệ chung của WTO với cơ chế giải quyếttranh chấp công minh và minh bạch Việt Nam sẽ không bị thua thiệt trongtranh chấp thương mại hàng hóa như trước đây Đồng thời với tư cách thànhviên WTO sẽ góp phần nâng cao được chữ tín cho hàng hóa Việt Nam trên thịtrường quốc tế.

Sáu là, khi tham gia vào WTO, dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội tăng

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may TP Đà Nẵng qua các năm - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may TP Đà Nẵng qua các năm (Trang 5)
A/ Ngành dệt  - Trung ương - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
g ành dệt - Trung ương (Trang 6)
1.4. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà Nẵng - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
1.4. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà Nẵng (Trang 16)
Bảng 1.8: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn TP Đà Nẵng - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.8 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn TP Đà Nẵng (Trang 17)
Bảng 1.9: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đà Nẵng vào thị trường EU - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.9 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đà Nẵng vào thị trường EU (Trang 19)
Bảng 1.11: KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Nhật Bản  ĐVT: Triệu USD - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.11 KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Nhật Bản ĐVT: Triệu USD (Trang 20)
Bảng 1.12: Sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.12 Sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng (Trang 21)
Bảng 1.14: So sánh KNXK dệt may ĐN/ Tổng KNXK dệt may cả nước - Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.14 So sánh KNXK dệt may ĐN/ Tổng KNXK dệt may cả nước (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w