c/ Mục tiêu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đến
2.2.3. Dự báo các yếu tố chủ yếu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng
may lớn nhất khu vực miền Trung.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may thành phố năm 2015 đạt từ 180-200 triệu USD, chiếm 25% giá trị xuất khẩu công nghiệp của thành phố.
2.2.3. Dự báo các yếu tố chủ yếu phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng
Dự báo thị trường xuất khẩu
Với những chuyển biến tích cực của tình hình thế giới và khu vực, cũng như sự đầu tư đúng mức đối với ngành dệt may đã mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu sản phẩm dệt may cả nước nói chung và sản phẩm xuất khẩu dệt may của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN của hàng dệt may Đà Nẵng có nhiều cơ hội thuận lợi khi hành lang Đông - Tây hoàn chỉnh vào năm 2004. Trong thời gian tới, sản phẩm dệt may Đà Nẵng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường vào các nước trong khu vực và thế giới.
Dự báo nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê cuối năm 2005 dân số thành phố Đà Nẵng là 709.335 người trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động là 319.365 người. Dự kiến đến năm 2010 dân số sẽ tăng lên là 939.000 người. Trong đó độ tuổi lao động là 379.000 người. Trình độ dân trí tương đối cao, phần lớn đã phổ cập giáo dục phổ thông thuận lợi cho công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề.
23,53% so với lực lượng ở tuổi lao động. Trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 4,3%, trung học chuyên nghiệp 18,2% và công nhân kỹ thuật 37,5%. Số lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chiếm tỷ lệ 40%.
Về đào tạo nhân lực: Thành phố Đà Nẵng đang nhanh chóng mở rộng quy mô, chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo ngành nghề để đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
Dự báo về khoa học công nghệ
Trong những năm qua, thành phố chủ trương đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu, tạo ra một bước phát triển về công nghệ, tập trung nghiên cứu, lựa chọn những công nghệ có hiệu quả, đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, đi thẳng vào những loại và khâu công nghệ trọng yếu, làm chủ được những công nghệ nhập, áp dụng cải tiến cho phù hợp với điều kiện của thành phố để nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường…
Trong ngành công nghiệp: Đổi mới phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là đối với các sản phẩm của các nhóm ngành dệt, may, da giày, thủy sản…
Những năm gần đây, Đà Nẵng đã triển khai được 38 đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với tổng kinh phí là 3.874,6 triệu. Trong đó, có 7 đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực dệt may đã được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Trong thời gian tới dự báo việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất sẽ gia tăng.
Dự báo về cơ sở hạ tầng
Về giao thông vận tải: Nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, mở các đường bay đến hầu hết các quốc gia trong vùng và một số nước phát triển từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao lưu thương mại quốc tế với thành phố Đà Nẵng. Các bến cảng đã và đang được xúc tiến sữa chữa, nâng cấp và xây dựng mới như: cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu… hầm đường