Các cam kết của Việt Nam trong WTO liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)

khẩu hàng dệt may

Những cam kết về thương mại

Đối với dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của ta.

Cam kết về thuế

Theo nguyên tắc của WTO, các nước thành viên chỉ được phép bảo hộ các ngành sản xuất trong nước bằng biện pháp thuế quan. Các biện pháp hạn chế định lượng hàng nhập khẩu hay trợ cấp không được phép duy trì. Tuy nhiên, bảo hộ thông qua thuế chỉ được diễn ra ở mức độ thấp hợp lý. Do đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan và ràng buộc không tăng thuế vượt quá mức ngưỡng đã được thỏa thuận. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử

(Xem phần phụ lục)

Cũng như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam còn cam kết tham gia vào một số hiệp định tự do hóa theo ngành, trong đó những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.(Xem phần phụ lục)

Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hóa mức thuế đã cam kết theo các hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này. Cụ thể, vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.

Thứ hai: Bãi bỏ quyết định quyết định 55 của chính phủ về tăng tốc ngành dệt may.

Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006, phía Mỹ đã bày tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuất khẩu quá mức của dệt may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là QĐ 55 và cho rằng Việt Nam hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này.

Đây là một sự hiểu lầm về tác động của QĐ 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chính là bước thực hiện cam kết của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)