MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2.KHÁI NIỆM VÁ CÁC PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHƯƠNG II: YẾU TỐ CẦN ĐỂ ĐƯA RA MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2. PHÂN TÍCH NGÀNH 3.PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ CHỨNG KHOÁN 4.NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC PHÂN TÍCH CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN 1. CÁC TỔ CHỨC THAM GIA ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.MALAYSIA - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC
Trang 1của nền kinh tế hiện nay đã mở ra thêm nhiều cơ hồi đầu tư, không chỉ trênlĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực tài chính Thị trường tài chính Việt Nam
đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc côngnghiệp hóa - hiện đại hóa Một số kênh đầu tư sinh lợi được nhiều người lựachọn phải kể đến như: đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoáng… Đầu tư tàichính không chỉ là sự lựa chọn của các cá nhân mà còn là của các tổ chứckinh doanh để huy động nguồn vốn, tìm kiếm lợi nhuận Đây là lĩnh vực dễsinh lời nhưng cũng chứa đầy rủi ro, mạo hiểm cho các nhà đầu tư Sự thu hútmạnh mẽ nhiều nhà đầu tư cũng như những cơ hội, thách thức, rủi ro trongđầu tư tài chính đã khiến nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “PHÂNTÍCH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH” để hiểu hơn về tình hình đầu tư tài chính ở ViệtNam
Trong quá trình làm bài tiểu luận môn này, tuy được sự hướng dẫn tậntình của thày và sự cố gắng của nhómnhưng do kiến thức còn hạn chế nênchúng em không tránh khỏi một số sai sót Kính mong thầy xem xét và bổsung để chúng em có thể hoàn thiện về đề tài này hơn
Chúng em xin chân thành cám ơn!
Trang 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sựxuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan củaviệc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trongnền kinh tế phát triển Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngượcnhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn Mâu thuẫn nàyban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trunggian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn Khi kinh
tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơnnảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung
và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huyđộng vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chínhphủ - Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán
Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữukhác nhau các loại chứng khoán Điều này làm xuất hiện một loại thị trường
để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính
Do đó, Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giảiquyết mẫu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua cáccông cụ tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu muabán, chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh
tế Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó
là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường tàichính
Thị trường tài chính hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế thị trường Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuấthiện những chủ thể cần nguồn tài chính và những người có khả năng cung
Trang 3ứng nguồn tài chính Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cáchoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hìnhthành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau
dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính
2 Khái niệm vá các phân loại đầu tư tài chính
a) Khái niệm
Hoạt động đầu tư tài chính là việc ta sử dụng các loại tài sản tài chính đem
đi dùng vào các mục đích khác nhau nhằm thu lại lợi nhuận từ nó Thực tế cácmục đích khác nhau chia thành nhiều thứ như : đầu tư vốn vào các đơn vịkhác, đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán, đầu tư vốn vào thị trường ngoạitệ,
Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực như: Váng, chứngkhoáng( cổ phiếu, trái phiếu,…), bất động sản, các đồng tiền,…
Trang 4CHƯƠNG II: YẾU TỐ CẦN ĐỂ ĐƯA RA MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐẦU
TƯ TÀI CHÍNH
1 Phân tích thị trường chứng khoán
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, môi trường xã hội và chính trị luôn cónhững tác động nhất định đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Cácđiều kiện kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến những quyết định mua bán các loạihàng hoá “tài chính” trên thị trường đầu tư - thông qua thị trường chứngkhoán Đó là những rủi ro do những yếu tố nằm ngoài công ty và gây nênnhững ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường tài chính
Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặthoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản,ngoại tệ mạnh khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm imdưới dạng tài sản “chết” Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sảnxuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp (DN) nói riêng và cả nền kinh tế nóichung sẽ chậm lại
Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các DN, dù hoạt động kinhdoanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫnkhi lạm phát cao Điều này khiến hoạt động đầu tư tài chính không còn làkênh sinh lợi
Trang 5Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng củathị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 vànêu mối liên hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu”.Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm củaGan, Lee và Zhang (2006); Jiranyakul (2009).
Chính sách tiền tệ thắt chặt:
Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường cótác động xấu cho thị trường chứng khoán Lý do: thứ nhất, làm giảm giá củachứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứhai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấpdẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vaymượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành
DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty
Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra lời giải thích đầutiên về mối quan hệ giữa lượng cung tiền và thu nhập chứng khoán Theo đómột sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho
Trang 6nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn Jiranyakul (2009),Mukherjee và Naka (1995), Kwon và Shin (1999) cũng đã nhận thấy rằng cómột mối quan hệ thuận chiều giữa cung tiền và biến động giá chứng khoán,nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển ổn địnhhơn cho thị trường chứng khoán.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thu nhập từ chứng khoán được rấtnhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu giải thích, tuy nhiên, kết quả của nhữngnghiên cứu này vẫn không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giáchứng khoán
Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái vàgiá chứng khoán:
Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mốiquan hệ cùng chiều giữa giá chứng khoán và tỷ giá Hai ông lý luận: một khiđồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những DN trong nướctăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của
họ Điều này làm cho giá cổ phiếu của những DN này tăng lên
Tuy nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như những DN này sửdụng nhiều chi phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của họ Sự gia tăngchi phí trong sản phẩm do đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể làmcho doanh thu và lợi nhuận của họ giảm, điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu củanhững DN này giảm
Một cách tiếp cận khác bằng mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá,Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu làngược chiều Nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiềutác động của giá cổ phiếu lên tỷ giá Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá
Trang 7nhân nắm giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cảtiền tệ trong danh mục đầu tư của họ).
Ở đây, tỷ giá hoái đoái giữ một vai trò là điều chỉnh cân bằng cung và cầutài sản Một khi những nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều tài sản trongnước hơn thì họ sẽ bán bớt những tài sản nước ngoài mà hiện tại ít hấp dẫn
họ Điều này sẽ dẫn đến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giágiảm (vì tỷ giá được xác định là giá của một đơn vị ngoại tệ được tính theogiá của một đồng tiền khác – trong nước), vì vậy mối quan hệ của giá chứngkhoán và tỷ giá là ngược chiều
Sự tăng lên về giá của những tài sản trong nước làm cho những nhà đầu tưgia tăng nhu cầu của họ về tiền tệ, điều này lại làm cho lãi suất gia tăng Mộthoạt động khác cũng làm cho mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giángược chiều là khi có sự gia tăng đầu tư trong khối đầu tư nước ngoài vào tàisản trong nước cũng làm gia tăng giá chứng khoán Điều này cũng là nguyênnhân của sự đánh giá cao đồng tiền trong nước
Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thịtrường tài sản, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá
cổ phiếu có mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ Giống nhưgiá của những tài sản khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳvọng Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnhhưởng đến tỷ giá ở hiện tại
Những yếu tố gây nên sự thay đổi trong tỷ giá có thể khác biệt với nhữngyếu tố gây nên sự thay đổi trong giá cổ phiếu, trong những trường hợp này sẽkhông tồn tại quan hệ giữa những tài sản trên Khi có một vài yếu tố ảnhhưởng đến cả giá cổ phiếu và tỷ giá, chúng ta hy vọng rằng có sự liên hệ giữahai biến này Sự không liên hệ xảy ra khi: đồng tiền trong nước được định giáthấp để nâng cao giá trị của những DN xuất khẩu hàng hóa nhưng nếu những
Trang 8DN này nhập khẩu nhiều chi phí cho đầu vào ở nước ngoài thì giá cổ phiếu cóthể sẽ không tăng khi đó chi phí cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng làmcho DN giảm tính cạnh tranh.
Mặt khác, những DN không xuất khẩu những sản phẩm của họ đến quốcgia khác nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu thô có thể giá cổ phiếu của chúng
sẽ giảm khi đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể nguyên nhân làmcho doanh thu hoặc lợi nhuận của họ giảm
Tóm lại, mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số giá chứng khoán là một câuhỏi thực nghiệm Những nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường khác nhau
sẽ cho ra những kết quả khác nhau (có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiềuhay thậm chí không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa TTCK và tỷ giá)
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanhkhoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003, dẫn từNguyễn Thị Hòa, 2011) Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớncác nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường tài chứng khoán Các nhàđầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóatrong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì haikhoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu huớng của thịtrường chứng khoán
Nỗi sợ hãi của người Mỹ được đo bằng chỉ số biến động của thị trường(VIX - Volatility Index) Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệnhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng Khigiá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ
đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng,
cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro
Trang 92 Phân tích ngành
Việc phân tích các ngành ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của đẩu tư.Trong những khoản thời gian bất kỳ tỷ suất sinh lời và rủi ro của các nhàngành khác nhau dẫn đến các nhà đầu tư phải có chính xác nhũng thông tin
cụ thể về lĩnh vực mà mình đã đầu tư để đảm bào rằng sẽ đem lại cho doanhnghiệp mình những lợi nhuận như mong muốn
3 Phân tích công ty và chứng khoán
Quan tâm đến doanh nghiệp đầu tư là việc thiết yếu cùa những nhà đầu tư.Công ty tang trưởng như thế nào? nguồn gốc của tăng trưởng? và sự tăngtrưởng đó được duy trì bao lâu? Đó là những vấn đề mà nhà đầu tư tài chínhnào cũng phải đặt ra khi đưa ra một quyết định đầu tư
4.Nội dung cụ thể của các phân tích
a) Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bàn là quá trình đánh giá quá khứ, tương lai, triểnvọngvà tiềm năng sinh lời của công ty Phân tích cơ bản là nghiên cứuxác định giá trị của công ty,các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của côngtycác yếu tố ảnh hưởng đến giá giao dịch các loại chứng khoán củacông ty tên thị ttrường…Phân tích cơ bản được thực hiện bằng cáchnghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty, tìm hiểu xu hướng lợitức, tìm hiểu các tỷ số phản ánh khà năng sinh lời, lải suất đầu tư Phântích cơ bản là phân tích rất cần thiết, thể hiện các ý nghĩa:
- Phân tích cơ bản để biết tình trạng tăng trưởng của công ty trongquá khứ để có thể dự đoán mức tăng trưởng của công ty trongtương lai:
- Phân tích cơ bản để biết tỷ số phản ánh khả năng sinh lời và tỷ sốphản ánh doanh lợi để xác định được liệu công ty có bị đánhgiá
Trang 10thấp hơn hoặc cao hơn giá thực của nó căn cứ vào tình hình củatoàn bộ thị trường.
- Phân tích cơ bản để biết sức cạnh tranh về tài chính của công tyxem công ty vững mạnh đến mức nào, liệu có chịu nổi qua mộtnăm kinh doanh yếu kém hoặc một cuộc suy thoái kinh tế haykhông, công ty có nhiềi nợ nần hay không Để từ đó đưa ranhững quyết định đầu tư
b) Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán dựbáo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trườngquá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng
Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình và quy tắc trao đổi dựa trêncác biến đổi giá cả và khối lượng, chẳng hạn như chỉ số sức mạnhtương đối, trung bình động, hồi quy, mối tương quan giá cả liên thịtrường và nội thị trường, chu kỳ kinh doanh, chu kỳ thị trường chứngkhoán hoặc, theo cách cổ điển, thông qua sự công nhận của các mẫuhình biểu đồ
Phân tích kỹ thuật là trái ngược với cách tiếp cận phân tích cơ bảnđối với phân tích chứng khoán và cổ phiếu Phân tích kỹ thuật phân tíchgiá cả, khối lượng và thông tin thị trường khác, trong khi phân tích cơbản nhìn vào các sự kiện của công ty, thị trường, tiền tệ hoặc hàng hóa.Hầu hết các nhà môi giới lớn, nhóm hoạt động trao đổi, hoặc tổ chức tàichính thường sẽ có cả hai đội ngũ phân tích kỹ thuật và phân tích cơbản
Phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các thương nhân vàcác chuyên gia tài chính và được sử dụng thường xuyên bởi các thươngnhân trong ngày tích cực, các nhà tạo lập thị trường và các thương nhân
Trang 11trên sàn Trong những năm 1960 và 1970 nó đã bị các học giả gạt bỏrộng khắp Trong một nghiên cứu gần đây, Irwin và Park[13] báo cáorằng 56 trong tổng số 95 nghiên cứu hiện đại cho thấy nó tạo ra các kếtquả tích cực nhưng lưu ý rằng nhiều kết quả tích cực đã được kết xuấtkhông rõ ràng bởi các vấn đề như can thiệp vào dữ liệu, cho nên bằngchứng hỗ trợ của phân tích kỹ thuật là không thuyết phục; nó vẫn bịnhiều học giả coi là giả khoa học Các nhà nghiên cứu như EugeneFama nói rằng bằng chứng cho phân tích kỹ thuật là thưa thớt và khôngphù hợp với dạng yếu của giả thuyết thị trường hiệu quả Những người
sử dụng cho rằng ngay cả khi phân tích kỹ thuật không thể dự đoántương lai, nó cũng giúp xác định các cơ hội trao đổi
Trong các thị trường ngoại hối, sử dụng của nó có thể rộng rãi hơnphân tích cơ bản Điều này không có nghĩa là phân tích kỹ thuật là thíchhợp hơn tại các thị trường ngoại hối, mà là phân tích kỹ thuật đượccông nhận hơn do hiệu quả của nó có nhiều hơn tại đây so với nhữngthị trường khác Trong khi một số nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng cácquy tắc trao đổi kỹ thuật có thể dẫn đến hoàn vốn phù hợp trong giaiđoạn trước năm 1987, hầu hết công trình học thuật tập trung vào bảnchất của vị trí bất thường của thị trường ngoại hối Có thể suy đoánrằng sự bất thường này là do sự can thiệp của ngân hàng trung ương,
mà rõ ràng là phân tích kỹ thuật không được thiết kế để dự đoán.Nghiên cứu gần đây cho thấy việc kết hợp các tín hiệu kinh doanh khácnhau thành cách tiếp cận tín hiệu tổ hợp có thể tăng khả năng lợi nhuận
và giảm sự phụ thuộc vào một quy tắc duy nhất bất kỳ
Trang 12CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT
TRIỂN
1 Các tổ chức tham gia đầu tư tài chính
a) Các ngân hàng đầu tư
Hoạt động đầu tư ngoài ngành những năm trước, thực chất có dính dángđến nghiệp vụ ngân hàng đầu tư Hiện nay không chỉ các tập đoàn, tổng công
ty, một số ngân hàng cũng đang rời bỏ mảng đầu tư Công ty chứng khoánNgân hàng Á Châu (ACBS), một công ty con của ACB đã bán gần như toàn
bộ các khoản đầu tư vào các ngân hàng khi kết thúc năm tài chính 2012.Nguồn tin của phóng viên cho biết những khoản đầu tư vào các doanh nghiệpcòn lại, ACBS sẽ tìm người mua và chuyển nhượng hết mức tối đa có thểtrong năm nay
Một số ngân hàng khác đang tập trung rút lại những khoản ủy thác đầu tưhoặc trái phiếu doanh nghiệp không chỉ vì hai nghiệp vụ này phải được tínhvào tăng trưởng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro, mà còn vì nó cũng liênquan đến mảng ngân hàng đầu tư Một số trái phiếu doanh nghiệp có tínhchuyển đổi và trong trường hợp doanh nghiệp không trả được gốc và lãi, tráiphiếu được chuyển thành cổ phần cho ngân hàng
Tuy nhiên sở hữu chéo (ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau), một hìnhthức của ngân hàng đầu tư, lại đang được xử lý rất chậm, thậm chí hầu nhưách tắc Không phải ngân hàng nào cũng quyết liệt bán ra cổ phần các ngânhàng khác trị giá tới hơn 5.000 tỷ đồng như ACB ACB chủ trương không chỉcác khoản đầu tư có lời mới thanh lý, mà họ chuyển nhượng vì thay đổi chiếnlược phát triển ngân hàng
b) Các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán
Trang 13Trên thế giới, quỹ đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự pháttriển của thị trường chứng khoán Lực lượng quỹ đầu tư thường chiếm 30-50% giá trị giao dịch thị trường, với tỷ lệ tương ứng trong việc nắm giữ cổphần của các công ty đại chúng và niêm yết Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởiquỹ đầu tư sẽ giúp làm tăng nhanh tính ổn định của thị trường, góp phần tácđộng thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp Trong khi đó, ở thị trườngchứng khoán Việt Nam, sau hơn 10 năm phát triển, số lượng quỹ đầu tư vẫncòn khá khiêm tốn và chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Ra đời năm 2000, tính tới nay thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm và mang lại không ít “quả ngọt lẫntrái đắng” cho các quỹ đầu tư trong và ngoài nước Đặc biệt, giai đoạn năm2006-2007, TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh, rất nhiều quỹ đầu tư dạngđóng được thành lập và huy động vốn, tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các nhàđầu tư (NĐT) trong và ngoài nước Con số 6 tỷ USD chính là tổng tài sản cácquỹ đầu tư vào TTCK Việt Nam trong giai đoạn này Thời điểm đó, cácchứng chỉ quỹ được giao dịch ở mức giá trên giá trị tài sản ròng/chứng chỉquỹ rất cao
Tuy nhiên, khi niềm vui của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước chưađược “tày gang” thì bước sang năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu và tình hĩnh vĩ mô xấu đi nhanh chóng, TTCK Việt Namchứng kiến chu kỳ giảm mạnh, giá các chứng chỉ quỹ đóng cũng theo đó màgiảm mạnh, thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản ròng (NAV) Năm 2009,TTCK Việt Nam phục hồi nhờ vào các gói kích thích kinh tế của Chính phủ.Mặc dù giá của các chứng chỉ quỹ có phục hồi nhẹ, nhưng TTCK Việt Namvẫn kém hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.Tất nhiên, điều này khiến giá trị thị trường chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm vàmức chiết khấu (mức chênh lệch giữa giá các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản
Trang 14ròng của chứng chỉ quỹ) tiếp tục duy trì tại mức âm khá cao Từ đó tới nay,tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Theo báo cáo ngày 16/04/2012 của Công ty LCF Rothschilds (Anh), hiệntại Việt Nam đang có 32 quỹ đầu tư có tên tuổi và công khai thông tin đanghoạt động (còn khá nhiều quỹ đầu tư và NĐT tổ chức khác hoạt động ở trênthị trường song LCF Rothschilds không thể thu thập được số liệu trong báocáo) Theo báo cáo này, đa số các quỹ hoạt động ở thị trường Việt Nam đều
có thời gian hoạt động từ 5-10 năm và đầu tư vào nhiều dạng tài sản như: cổphiếu, trái phiếu, đầu tư vốn trực tiếp, bất động sản, cơ sở hạ tầng và nguồntài nguyên Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư tại thời điểm16/04/2012 là: 4,1 tỷ USD Như vậy, so với lúc đỉnh cao (có tổng tài sản lêntới 6 tỷ USD) thì tại thời điểm này rõ ràng tính trung bình các quỹ ngoại đãthua lỗ hơn 31%
Theo nhiều chuyên gia, với lĩnh vực quản lý quỹ, nhà đầu tư thường dựavào mức chiết khấu để xem xét tương lai của quỹ Nếu mức chiết khấu âm lớncho thấy tương lai không tốt đẹp của quỹ, ngược lại nếu mức chiết khấu lớnhơn 0 cho thấy tương lai của quỹ đó rất tốt Số liệu gần đây cho thấy mặc dùTTCK Việt Nam đã phục hồi khá tốt nhưng giá trị chiết khấu vẫn còn âm rấtlớn Gần như tất cả các quỹ trên đều có mức chiết khấu âm, đặc biệt là quỹDWS Vietnam Fund (do Deutsche Bank quản lý) âm tới mức -40,6%, chỉ duynhất FTSE Vietnam Index ETF có mức chiết khấu dương bằng 2,2 Các quỹnội địa đa số có mức chiết khấu gần - 30%, trừ VFMVFA (Quỹ đầu tư năngđộng của VFM) là có mức chiết khấu thấp nhất -22%
Trong một báo cáo mới hơn cũng của Công ty này (ngày 5/6) về cập nhậtkết quả hoạt động của hơn 100 quỹ đầu tư toàn cầu, LCF Rothschild cũng táikhẳng định, NAV của hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đềutăng trưởng âm, nhất là các quỹ đầu tư tư nhân Đơn cử, tính đến ngày
Trang 155/6/2012 quỹ PCA Vietnam Segregated Portfolio có mức chiết khấu so vớiNAV là -21,2% trong khi Vietnam Resource Investment là -27,5%
2 Tình hình đầu tư tài chính ở Việt Nam hiện nay
a) Đầu tư tài chính trong nước
Thực trạng thị trường vốn
Thị trường vốn tín dụng ngân hàng: Sau khi trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã quan tâm đến việc tái cấutrúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng, phù hợp vớithông lệ quốc tế Các chủ thể tham gia thị trường cũng được cải thiện về nănglực tài chính, quy mô, quản trị rủi ro, để từng bước tham gia vào chuỗi kinh tếtoàn cầu Với độ mở của nền kinh tế và thị trường vốn, đầu tư xã hội đã có sựbứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đưa Việt Namlên nhóm các nước có quy mô đầu tư xã hội trên GDP cao nhất thế giới
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng đầu tư xã hội sau 4 năm hộinhập WTO đều ở mức cao; Đầu tư ngoài nhà nước cũng tăng mạnh; Xuấtnhập khẩu liên tục ghi nhận các kỷ lục mới; đưa Việt Nam thoát ra khỏi nhómnước có thu nhập thấp vào năm 2011 Những động thái này đã tạo cung vốnlớn cho nền kinh tế thông qua thị trường vốn Mặt khác, các chủ thể tham giatrên thị trường (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, DN, các quỹđầu tư ) cần phải tăng quy mô hoạt động, cải thiện tiềm lực tài chính, mởrộng sản xuất, áp dụng công nghệ trong kinh doanh để nâng cao năng suất laođộng
Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới về phía cầu Tuy nhiên, dothị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ quốcgia, khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệđiều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ
mô nên mặt bất lợi của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị
Trang 16trường vốn Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của TTCK cũng như thịtrường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thểtham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa DN với ngân hàng, giữa ngânhàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau…Đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trườngvốn Thị trường cổ phiếu tuy đã được chú ý phát triển song song với tiến trình
cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN), nhưng quy mô thị trường cổ phiếu vẫnnhỏ Mức độ vốn hóa trên thị trường (của các công ty niêm yết) so với GDP
đã được cải thiện và đạt 39%/GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuốngcòn 26% vào năm 2012 (cho dù TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là mộttrong số các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới) Vì thế, khi tíndụng cho nền kinh tế giảm, hệ số giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởngkinh tế giảm (năm 2010 là 4,8 lần, năm 2012 giảm còn 1,76 lần, 9 tháng năm
2013 chỉ còn 1,2 lần), điều này đã ảnh hưởng lớn đến công việc làm củangười lao động
Mặc dù là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho DN nhưng do khó khăn từnền kinh tế, khó khăn từ nội tại các DN và ngân hàng, những điểm nghẽn của nền kinh tế (nợ xấu, hàng tồn kho) không được giải quyết rốt ráo, trong khi giá vốn rất cao (lãi suất cho vay bình quân năm 2012 ở mức 13-15%/năm, năm 2013 ở mức 10 -12%/năm), quá sức chịu đựng của DN Tình trạng nhiều
DN không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng cao (năm 2012 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2013 tăng bình quân 9,3%), năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ (tính đến 30/9/2013, số DN kê khai lỗ chiếm gần 66%)… dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con số 8,91% so với mục tiêu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa
Trang 17ra là 15-17%, 9 tháng đầu năm 2013 tăng 6,14% so với chỉ tiêu 12%/năm Nợ xấu và tốc độ tăng nợ xấu Điều này không có nghĩa là chất lượng nợ tốt lên
mà do hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ,
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khoảng 3%, bán nợ xấu qua Công ty Quản
lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) khoảng 0,3% Với những giải pháp xử lý này, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm xuống còn4,64%
Thị trường chứng khoán:
Mặc dù nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng
kinh tế vĩ mô dần ổn định đã góp phần tác động tích cực hơn đến tâm lý nhàđầu tư và sự phát triển của TTCK Kết thúc quý II/2013, thị trường cổ phiếu
đã tăng khá mạnh Chỉ số VN-Index tăng lên mức 524,5 điểm với khối lượnggiao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷ đồng/phiên.Tuy nhiên, các giao dịch trên thị trường không ổn định, dòng vốn nội có dấuhiệu chững lại do thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tưngoại có những hoạt động thoái vốn Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2013,khối ngoại đã bán ròng với giá trị lần lượt là 1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng,dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với nhịp giảm khá mạnh.Như vậy, mặc dù vẫn được xem là thị trường có tốc độ tăng trưởng khá so vớinăm 2012 nhưng TTCK vẫn tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn, tính thanh khoảncòn thấp Thị trường trái phiếu DN vẫn chưa phát triển, ngân hàng vẫn làthành viên chủ chốt tham gia thị trường này Những bất cập này đã hạn chếviệc cung cấp vốn với giá cạnh tranh cho các DN
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 9/2013, dư nợ TTTP chiếm từ14,23% đến trên 18% GDP Tại thời điểm cuối tháng 9/2013, dư nợ TTTP đạtmức 679.787 tỷ đồng, chiếm 18,4% GDP ước của năm 2013 Tại thời điểm
Trang 1830/9/2013, dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) là 406.950 tỷ đồng,TTTP được Chính phủ bảo lãnh là 163.553 tỷ đồng, TTTP DN là 96.895 tỷđồng, TTTP chính quyền địa phương là 12.389 tỷ đồng.
Đối với TTTP được Chính phủ bảo lãnh, trong giai đoạn 2006 - 2012 cómức tăng trưởng mạnh nhất là 408,6%, theo đó là thị trường TPCP tăngtrưởng 193,9%, thị trường TPDN tăng trưởng 127% và TTTP chính quyền địaphương tăng trưởng 92,4%
Có được sự tăng trưởng trên, một phần quan trọng là trong thời gian qua,
Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành lãi suất phát hành phù hợp với lãi suấtcủa thị trường Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, lãi suất phát hành TPCP và tráiphiếu được Chính phủ bảo lãnh đã giảm hoàn toàn tương ứng với điều hànhgiảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).Cụ thể, lãi suất phát hànhTPCP đã giảm từ 3,10% đến 6,0% đối với các kỳ hạn dưới 10 năm, giảm2,20% đối với kỳ hạn 10 năm Phương thức phát hành TPCP đã chuyển dịchdần từ bảo lãnh sang đấu thầu Trước năm 2010, TPCP được phát hành chủyếu qua phương thức bảo lãnh (chiếm trên 80% khối lượng phát hành) Từnăm 2011 đến nay, TPCP được phát hành chủ yếu bằng phương thức đấu thầu(chiếm đến 95% khối lượng phát hành)
Cơ cấu nhà đầu tư TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chưa cóchuyển biến, vẫn tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại (chiếm đến86,7% khối lượng trái phiếu đang niêm yết) TTTP trong nước vẫn chưa thực
sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 13,33% khối lượng tráiphiếu đang niêm yết)
Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, giai đoạn 2003 - 2011, trênquy mô toàn quốc, có 3 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ĐồngNai phát hành đạt 15.697 tỷ đồng Năm 2012, có 2 tỉnh/ thành phố phát hànhtrái phiếu là TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với tổng khối lượng phát hành là
Trang 194.810 tỷ đồng Trong 9 tháng đầu năm 2013, có 3 tỉnh/thành phố phát hànhtrái phiếu là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh phát hành đạt3.820 tỷ đồng Tính đến 31/12/2012, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phươngđạt 9.125 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,31% GDP 2012 Tính đến30/9/2013, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt 12.389 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2010 - 2013, TTTP đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường
sơ cấp và thị trường thứ cấp Về khung khổ pháp lý, giai đoạn từ năm 2000đến nay, khung pháp lý về phát hành trái phiếu đã được ban hành đầy đủ,đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường Trong năm
2012, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư quy định đầy đủ quy trình, thủtục phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết các loại trái phiếu theo quy địnhtại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, hướng tới các thông lệ của thị trường quốc
tế Đặc biệt là việc niêm yết và giao dịch tín phiếu Kho bạc Nhà nước(KBNN) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ sự phát triển của TTTP, cụ thể: (thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ nợ có kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Trong năm 2013, KBNN đã thực hiện phát hành trái phiếu kỳ hạn kéo dài 15 năm theo phương thức bảo lãnh phát hành; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán để thúc đẩy việc đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; giảm thời gian đưa trái phiếu phát hành vào giao dịch
từ T+6 thành T+5 (giảm 1 ngày làm việc); thực hiện đề án tái cơ cấu hàng hoátrên TTTP Chính phủ để giảm bớt mã trái phiếu giao dịch, tăng quy mô niêm yết và tăng tính thanh khoản cho TPCP Kể từ năm 2012, KBNN đã bắt đầu thực hiện hoán đổi TPCP để tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp;rà soát, cải tiến cơ chế thuế, phí lệ phí để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào
Trang 20TTTP Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về
theo thống kê, tổng lượng TPDN phát hành trong 6 tháng đầu năm 2013 vàokhoảng 15.000 tỷ đồng, trong khi cả năm 2012 chỉ là 17.000 tỷ đồng Đặcbiệt, trong quý III/2013 có ít nhất 13.000 tỷ đồng TPDN được phát hành
Trang 21Như vậy, với ít nhất 3 đợt chào bán TPDN quy mô khoảng 2.000 tỷ đồng/đợtđang được thực hiện, tổng lượng TPDN phát hành trong năm 2013 có thể lêntới 34.000 tỷ đồng (gấp đôi năm 2012) Một trong những doanh nghiệp thànhcông nhất trong việc phát hành TPDN là Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Cụ thể, cuối tháng 8 vừa qua, Vinacomin đã phát hành thành công 5.000 tỷđồng trái phiếu, gấp 1,7 lần khối lượng dự kiến là 3.000 tỷ đồng khi tập đoànnày bắt đầu thăm dò thị trường
Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV) phát hành thành công trái phiếu 10 năm, với kết quả vượt 5% sovới mục tiêu 3.000 tỷ đồng ban đầu và vượt gần 60% so với con số 2.000 tỷđồng khi ngân hàng này thăm dò nhu cầu thị trường hồi quý II/2013
Trước đó không lâu, Công ty cổ phần (CTCP) Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai(HAG) thu được 950 tỷ đồng từ trái phiếu bằng việc phát hàng 950 trái phiếu,mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu Số trái phiếu được HAG phát hành lần này có
kỳ hạn 3 năm và lãi suất kỳ tính lãi đầu tiên 14%/năm
Trong tháng 7, CTCP Đại lý vận tải SAFI (SFI) cũng thông báo đã pháthành hết 20 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Số trái phiếu này được SFI pháthành với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 9%/năm Theo kế hoạchtrái phiếu sẽ đáo hạn vào ngày 4/7/2014
Trong một thông báo mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank) cho biết sẽ phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 10 năm 1ngày trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, tiền lãi trái phiếu được trả sau định kỳhàng năm với lãi suất 5 năm đầu tối đa 10,6%/năm Sau thời gian này nếuVPBank không thực hiện cam kết mua lại lãi suất áp dụng tối đa 11%/năm
Số tiền thu được từ đợt phát hành VPBank sẽ dùng để gia tăng nguồn vốntrung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cho vay các dự án trong dài