1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan Van-vai trò và chính sách lãi suất trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế

25 3,2K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 158,57 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT 1.KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT 2.PHÂN LỌAI LÃI SUẤT 3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1.LÃI SUẤT LÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ 2.ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN TIÊU DÙNG, TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG , CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP 1.THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY ..........................................................

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Có thể nói việc điều chỉnh ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước là mộtmục tiêu quan trọng nhất của các nước trên thế giới - thông qua việc sử dụng cáccông cụ của chính sách tiền tệ Trong đó, Lãi Suất là một trong những công cụ điềuhành chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu đó

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà

họ vay từ một người cho vay Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một

số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm) Lãi suấtthường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thờigian một năm

Quan tâm đến vấn đề kinh tế, chúng ta không ai có thể phủ nhận lãi suất là mộtcông cụ sắc bén trong điều hành kinh tế vĩ mô Song sử dụng công cụ lãi suất cũnggiống như sử dụng một con dao hai lưỡi Muốn điều hành nền kinh tế có hiệu quả, đòihỏi phải nắm bắt, nghiên cứu kỹ lưỡng lãi suất, nếu không nó sẽ đem lại những kếtquả ngoài dự kiến Với mong muốn được hiểu thêm về những ảnh hưởng của lãi suấtđối với nền kinh tế vĩ mô, chúng em chọn đề tài:

“ VAI TRÒ VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích được vai trò và chính sách của lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước ta hiện nay đặc biệt là trong điều tiết vĩ mô từ đó có thể rút ra những suynghĩ đúng đắn về vấn đề này

- Có được thêm những kiến thúc bổ ích về sự biến động của lãi suất để có những quyết định đúng đắn đối với sự phát triển của kinh tế của đất nước

Trong quá trình làm bài tiểu luận môn này, tuy đuợc sự huớng dẫn tận tình củathầy và sự rất cố gắng của nhóm nhưng do kiến thức có hạn nên chúng em không thểnào tránh khỏi một số sai sót Kính mong thầy xem xét và bổ sung để chúng em cóthể hoàn thiện về đề tài này hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT

1 KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT

Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng-giá cả của quan hệvay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay khoản tiềndôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số lãi trên số vốn gọi là lãisuất

Ở trong tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất là cơ sở cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm: đầu tư số vốn tích luỹ được gửi vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư

khác…

2 PHÂN LỌAI LÃI SUẤT

a) Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có các loại phổ biến sau

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, tiết kiệm…), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi

- Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi

đi vay từ ngân hàng Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tuỳ theo loại hình vay (vay thương mại, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng…), theo mức độ quan hệgiữa ngân hàng và khách hàng… và phụ thuộc cả vào sự thoả thuận giữa hai bên.Đối với các ngân hàng thương mại, hai loại lãi suất này hình thành nên những khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng

- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách

Trang 3

hàng Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng Như vậy lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thông thường.

- Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng

Lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trênthị trường liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của ngân hàng trung ương Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung gian

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình

Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tuỳ từng nước, nó có thể do Ngân hàngtrung ương ấn định (như ở Nhật - là mức lãi suất cho vay thấp nhất); hoặc có thể do bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình (ở Mỹ, Anh, Úc - đó là mức lãi suất áp dụng cho khách hàng có mức rủi rothấp nhất)….Mặc dù khác nhau, lãi suất cơ bản của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép Khi áp dụng đối với các đối tượng có mức rủi ro khác nhau, mức lãi suất kinh doanh sẽ khác nhau vì

sự biến động của mức bù rủi ro

b) Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

- Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate): là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ

lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ trên công cụ nợ

- Lãi suất thực (Real interest rate): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.Lãi suất thực có hai loại: lãi suất thực tính trước và lãi suất thực tính sau

c) Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất qui định

- Lãi suất cố định: là lãi suất được qui định cố định trong suốt thời hạn vay Nó có ưuđiểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào

Trang 4

một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường đã thay đổi.

- Lãi suất thả nổi: là lãi suất được qui định là có thể lên xuống theo lãi suất thị trườngtrong thời hạn tín dụng (báo trước hoặc không báo trước) Lãi suất thả nổi vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận Khi lãi suất tăng lên người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi, ngược lại với trường hợp lãi suất giảm xuống

Thường thì lãi suất được qui định cố định trong từng kỳ hạn tín dụng, khi chuyển sang kỳ hạn khác thì lại theo lãi suất thị trường tại thời điểm bắt đầu kỳ hạn mới Ví

dụ lãi suất tiền gửi 3 tháng là 0,5%/tháng sẽ không đổi trong suốt 3 tháng, nhưng nếu gửi tiếp kỳ hạn 3 tháng nữa thì sẽ theo lãi suất hiện hành vào thời điểm bắt đầu kỳ hạn mới Tuy nhiên, với các kỳ hạn dài, ví dụ các khoản vay trung hạn (5 năm) thì lãi suất có thể qui định cố định trong suốt 1 năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất hiện hành vào năm tiếp theo

d) Căn cứ vào loại tiền cho vay

- Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ

- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ

e) Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế

- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương (National interest rate): là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia

- Lãi suất quốc tế (International interest rate): là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế.Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế

3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

Trong các nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế tự do hoá, cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường Lãi suất vì vậy mà chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều các nhân tố khác

a) Ảnh hưởng của cung - cầu tiền tệ

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để thanh toán trên thị trường Cầu tiền tệ

là nhu cầu về tiền của các đơn vị ,cá nhân ,tổ chức để làm phương tiện giao dịch ,traođổi hàng hoá ,dịch vụ … Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm của đườngcung và cầu tiền

Nhà nước có thể tác động vào mức cung và cầu tiền tệ này và không chế lãi suất

để thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội của mình Giả sử khi Chính phủ , Ngânhàng TW lo sợ nền kinh tế có nguy cơ bị suy thoái thì NHTW sẽ tằng mức cung tiềnbằng cách bơm tiền vào lưu thông và lãi suất sẽ có xu hướng giảm Còn khi nền kinh

Trang 5

tế phát triển quá nóng và có thể xảy ra lạm phát thì nhà nước sẽ thực hiện các biênpháp nhằm làm giảm lượng cung tiền và khi đó lãi suất sẽ tăng lên Như vậy qua đâychúng ta có thể thấy được mức cung cầu tiền tệ trên thị trường là nhân tố hình thành

và hưởng rất lớn đến thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường

b) Ảnh hưởng của lạm phát

Có thể nói rằng là lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đếnlãi suất tín dụng Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ ,chính bởi vậy chúng takhông thể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều Vậy ở đây lạmphát có ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất ? Khi lạm phát tăng lên một trong nhữngbiện pháp của Nhà nước để giảm phát chính là áp dụng các biện phát để hút bớt lượngtiền lưu thông về Đồng thời các cá nhân ,tổ chức trong nền kinh tế đang nắm dữlượng vốn ,tiền cũng sẽ không dám cho vay do lo sợ đồng vốn của mình sẽ bị mất giá,bởi vậy họ sẽ chuyền hướng sang dự trữ các loại hàng hoá như vàng ,ngoại tệ hayđầu tư ra nước ngoài Hai điều này khiến cho khả năng cung ứng vốn trên thị trường

sẽ giảm nhanh chóng ,như đã nói ở trên thì khi cung ứng vốn giảm thì tất yếu sẽ khiếncho lãi suất tăng Khi áp dụng các biện phát nhằm kiềm chế lạm phát cho sảnxuất ,đầu tư sẽ bị thu hẹp khiến cho nền kinh tế có khả năng đi vào suy thoái Chínhbởi vậy một khi lạm phát đã được kiềm chế ,giảm phát thì Ngân hàng TW sẽ giảm lãisuất tín dụng nhằm giúp cho các cá nhân ,tổ chức ,doanh nghiệp trong nền kinh tế dễdàng tiếp cận được nguồn vốn Để có thể mở rộng sản xuất , đầu tư giúp cho nền kinh

tế phục hồi Trong nền kinh tế thị trường thì lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặtchẽ và tác động qua lại mật thiết với nhau

c)

Trang 6

d) Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận bình quân

Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án đầu tư phải cao hơn lãi suất các khoản vay tài trợ cho dự án Có như vậy các nhà đầu tư mới có lợi nhuận từ các dự án đầu tư

và phấn khởi mở rộng đầu tư Do đó, cách đánh giá, lựa chọn chính sách lãi suất phù hợp sẽ dựa trên cơ sở ước lượng tỷ suất lợi tức trung bình của nền kinh tế

e) Ảnh hưởng của bội chi ngân sách

Bội chi ngân sách ở trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu tiền tăng và làm tăng lãi suất Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây áp lực tăng lạm phát Thông thường, Chính phủ thường tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm và lãi suất thị trường có xu hướng tăng Mặt khác, do tài sản có của NHTM tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt mức giảm nên lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng

f) Những thay đổi trong thuế:

Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có tác động đến lãi suất Khi các hình thức thuế này tăng sẽ điều tiết đi một phần thu nhập của các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán Mọi người đều quan tâm đến thu nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, họ phải cộng thêm vàolãi suất cho vay những thay đổi của thuế

g) Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái kỳ vọng

Khi đồng nội tệ yếu, bị những sức ép lớn do những dao động của các đồng ngoại

tệ mạnh thì tâm lý phổ biến của người dân là coi ngoại tệ mạnh như một trong những loại tài sản tiết kiệm an toàn Chẳng hạn, khi hiện tượng đô la hoá xảy ra, người dân

sẽ ồ ạt chuyển sang tiết kiệm bằng ngoại tệ cụ thể là đô la Mỹ Làm như vậy người gửi hưởng lợi kép gồm lãi suất tiền gửi và sự lên giá của đồng đô la Mỹ Sự chuyển dịch này tạo ra sự khan hiếm nội tệ ở các NHTM và buộc các ngân hàng này phải tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ để huy động cho vay nền kinh tế Như vậy, khi xây dựng chính sách lãi suất cần phải xem xét đến khía cạnh tỷ giá để giảm bớt mức chênh lệch giữa lợi tức lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ hay lãi suất cho vay nội tệ

và ngoại tệ Điều này giúp giảm bớt sự dịch chuyển không mong đợi từ tiền gửi nội tệsang đô la khi đồng đô la lên giá

h) Những thay đổi trong đời sống xã hội:

Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu

tố thuộc về đời sống xã hội khác như tình hình về kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước

Trang 7

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ ĐỐI

VỚI NỀN KINH TẾ

1 LÃI SUẤT LÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ

Đối với ngân hàng nhà nước thì lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô Sự biến độngcủa lải suất trong quá trình điều chỉnh của Ngân hang Nhà nuớc tác động đến nhiềumặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dung, tiết kiệm, tỉ giá…qua đó ảnh hưởng trựctiếp đến các mục tiêu kinhtế vĩ mô củađất nước

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dung và các doanh nghiệp có thể tiếnhành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật, miễn là họ có phươngtiện thanh toán Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua quyền sử dụng tiền tứclãi suất, Ngân hang Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể chi phối dược sựtăng trưởng nền kinh tế Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hang nhà nước có thể làm yếu

đi khà năng cho vay của các Ngân hàng thương mại và do đó thực hiện chính sáchtiển tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh vàchi tiêu cho người tiêu dung Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất, Ngân hangNhà nước có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Hoặc muốn kìm hãm tốc độphát triển hay đẩy mạnh phát triển cho một ngành nào đó, Ngân hang Nhà nước cóthể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hay đầu tư ở ngành này

Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất còn đóng vai trò tíchcực trong kiềm chế lạm phát Tháng 3 năm 1989, Việt Nam chủ trương áp dụng chế

độ siêu lãi suất tiền gửi đã nhanh chóng đem lại kết quả lá chặn đứng lạm phát: từ 7%trong tháng 1; 9,2% trong tháng 2 đã giảm 4,5% trong tháng 3; 3,5% trong tháng 4 vàtiếp tục giảm trong những tháng sau Điều này khẳng định sức mạnh của lãi suấttrong điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô dù có gây nên hiệu ứng tiêu cực đến hoạt độngkinh tế Từ năm 1989 đến nay, chính sách lãi suất luôn được sử dụng để điều chỉnhnền kinh tế Việt Nam Sau khi đã kiềm chế và giữ được lạm phát ở mức ổn định,Ngân hang Nhà nước đang thực hiện hạ thấp dần khung lãi suất để khuyến khích hoạtđộng đầu tư mở rông sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế

Có thể nói chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của nhà nướcnhằm điều hoà lưu thong tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản xuất kinhdoanh của các đơn vị kinh tế Lãi suất được cho vay được mở rông để cung ứng tiền

tệ, thu hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát

LÃI SUẤT CÓ VAI TRÒ TÍCH CỰC TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Hiện trạng tăng chỉ số giá cả (CPI) ở Việt Nam có mầm móng từ năm 2005 -

2006, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đã ổn định về cơ cấu và nhịp độ tăng trưởng Tình trạng đó kéo dài suốt 2007 Song do hạn chế về khả năng dự báo và sự nhạy bén trong điều hành kinh tế vĩ mô mà lạm phát bùng phát ở “đỉnh điểm” vào cuối quí I/2008 với mức tăng giá tiệm cận tới 20% Điều này như một cảnh báo về

Trang 8

tính bức xúc của việc điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, mà trong

đó, chính sách tiền tệ là tiêu điểm

Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát.Hiệu ứng Fisher cho rằng có mối quan hệ một – một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa Những năm có tỷ lệ lạm phát cao tương ứng với lãi suất danh nghĩa cao

Biểu đồ: biến động tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước các năm 2004 – 2010, Tổng cục thống kê ).

Những nước có lạm phát cao thường cũng có xu hướng lãi suất danh nghĩa

cao.Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau Do vậy tuy có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, nhưng giải pháp về

lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế Như vậy, lãi su

Trang 9

4 ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN TIÊU DÙNG, TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ

a) Ảnh hưởng đến tiêu dung và tiết kiệm

Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng, tiếtkiệm.Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết

kiệm Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đềhàng hoá lâu

bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác

dụng tích cực tới các nhân tố đó Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vàongân hàng

càng lớn Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân Khi lãisúât cao nó sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng vì nó có khả năng sinhlời cao và an toàn hơn việc tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn nói chung của ngânhàng tăng lên và khối lượng tiền tệ phụ vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên,ảnh hưởng của lãi suất thự tế dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm tàichính

Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùn

g hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản ti

ền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết

kiệm tăng

b) Ảnh hưởng đến đầu tư

Việc ảnh hưởng của lãi suất đến tiêu dung và tiết kiệm cũng giống như ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tín dụng được coi là công cụ quan trọng để phân phối vốn hợp lý và phù hợp với đường lối phát triển kinh

tế từng thời kỳ Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân hàng, lãi suất chovay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trảcho người cho vay là các NHTM Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm

sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiep giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh

Trang 10

doanh và khả năng cạnh tranh Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế

Mặt khác, lãi suất là căn cứ để các chủ thể kinh tế lựa chọn đầu tư Doanh nghiệp chi kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tín dụng Cá nhân chi gửi tiết kiệm khi lãi suất đem lại cao hơn món đầu tư khác và cao hơn tỷ lệ lạm phát Như vậy lãi suất tín dụng làm thay đổi tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dung của doanh nghiệp và

cá nhân, đồng nghĩa với việc họ mở rông hay thu hẹp đầu tư

Trang 11

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG , CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

1 THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ

VĨ MÔ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

a) Thực Trạng

Vn hiện nay đang trên con đường thị trường hóa và hướng ngoại nền kinh tế Tốc

độ và sự thành công trong các chính sách kinh tế phục vụ tăng trưởng phụ thuộc quantrọng vào sự điều tiết và cân đối vĩ mô của chính phủ Để điều tiết và định hướng nền kinh tế, nhà nước không thể không lấy công cụ lãi suất và kiểm soát lượng cung tiền

tệ Những chính sách khác nhau được đưa ra vào những thời điểm khác nhau đã có những tác động to lớn tới nền kinh tế

- Lãi suất VN từ sau đổi mới đến năm 2000.

Sau hơn 10 năm đổi mới, chính sách lãi suất của VN đã góp phần thực hiện tốt cácmục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia đồng thời được đổi mới mạnh mẽ, thận trọng

và phù hợp với từng giai đoạn Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại, hạn chế trong chính sách lãi suất

Giai đoạn 1986-1989, chình sách lãi suất có những bước đột phá đầu tiên với quyết định 125/QĐ-NH trên cơ sở sửa đổi và thay thế một số mức lãi suất đã tạo ra sựthay đổi căn bản trong tư tưởng chỉ đạo điều hành chính sách lãi suất của VN Lãi suất được công nhận như là một công cụ điều tiết vĩ mô và kiểm soát lạm phát Tuy nhiên, nguyên tắc hình thành lãi suất bị vi phạm nghiêm trọng, đẩy lãi suất thời kỳ này luôn trong trạng thái âm Biểu lãi suất được quy định quá chi tiết, tỉ mỉ, gây khó khăn phức tạp cho việc thực hiện Thực tế, chính sách lãi suất trong giai đoạn này ở tình trạng chung là: cả người gửi tiền, ngân hang và doanh nghiệp đều lỗ

Từ 1992 trở đi, lãi suất thực sự bước sang giai đoạn mới Quyết định ngày

1/6/1992 do thống đốc ngân hang nhà nước ban hành đã đảm bảo cho lãi suất thực tế dương, lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất tiền gửi

Năm 1994, NHNN chủ trương hạ lãi suất nhưng không thực hiện được Giai đoạn này, NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi suất thỏa thuận

Trên thực tế, có khoảng 30% - 60% tổng dư nợ lúc bấy giờ từ các khoản cho vay bằng lãi suất thỏa thuận, mà phần lớn là cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5%/tháng Với cơ chế này, lãi suất được tự do hóa một phần Tuy nhiên, lãi suất thỏa thuận này có mức chênh lệch

Trang 12

lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ 0,1%-0,7% tạo cho các ngân hàng thương mạilợi nhuận khá cao Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại tuy có tăng nhưng chủ yếu là tăng vốn ngắn hạn làm cho một số ngân hàng thương mại quốc doanh thừa vốnngắn hạn trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế còn thiếu nghiêm trọng

Năm 1996, NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất ba lần và hai lần sau đó vào năm 1998

(Đơn vị: %/tháng)Quyết định điều

Tuy nhiên, trước khi NHNN chính thức công bố lãi suất trần, các ngân hàng

thương mại đã tiến hành điều chỉnh hạ thấp lãi suất cho vay để tăng cường thu hút khách hàng Hiện tượng này diễn ra âm thầm, tự phát Điều này đẵ dẫn tới tình trạng lãi suất ở khu vực nông thôn, nơi cần nhiều sự giúp đỡ lại cao hơn Đây chính là một trong những bất cập đòi hỏi chính sách lãi suất cần phải được xem xét

Năm 1998, hệ thống ngân hàng thực sự phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á Áp lực làm giảm giá của đồng VN không chỉ biểu hiện ở những tác động hữu hình như tình trạng xấu đi nhanh chóng của hoạt động đối ngoại, mà còn biểu hiện ở tâm lý lo sợ về sự phá giả của đồng VN nối tiếp theo làn sóng phá giá mạnh đang diễn ra đối với nhiều đồng tiền Châu Á tạo

ra những bất ổn trên thị trường ngoại hối Vì thế, để duy trì kiểm soát chính sách lãi suất là cần thiết trong điều kiện khi mà NHNN vẫn chưa có đủ các công cụ cần thiết

và hiện hữu để có thể kịp thời điều chỉnh Với việc thực hiện kiểm soát lãi suất,

NHNN đã hạn chế phần nào dòng dịch chuyển của nguồn tiền thông qua các hoạt động tăng lãi suất tín dụng ngắn hạn cho vay bằng VNĐ từ 1%/tháng lên 1,2%/tháng,

Ngày đăng: 18/02/2014, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình “Lý Thuyết Tài Chính -Tiền Tệ” PGS.TS.Phan Thị Cúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Thuyết Tài Chính -Tiền Tệ
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước 2004 – 2010 Khác
4. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại 2010, 2011, Quý II, III/2012 Khác
5. Ngân hàng Anh: www.bankofengland.co.uk Khác
7. Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo cạnh tranh các NHTM năm 2009.Các web tham khảo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w