- Phát triển ngành cao su trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mạnh, có tổ
3.2.1.3. Đối với Nhà Nước
- Về đầu tư phát triển:
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phù hợp nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hai lĩnh vực nông nghiệp (trồng nguồn nguyên liệu cây cao su) và công nghiệp chế biến (sản phẩm từ cao su), tạo nên sự hỗ trợ qua lại giữa khai thác và chế biến để cùng nhau phát triển.
Có chính sách ưu đãi về tín dụng cho các nhà đầu tư trong ngành để vay vốn phát triển sản xuất và đổi mới trang thiết bị.
Có chính sách thuế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực: trồng và khai thác mủ cao su, công nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su có kỹ thuật cao, công nghiệp hóa chất đáp ứng cho ngành công nghiệp cao su và các ngành công nghiệp khác phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Về đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật:
Xây dựng thống nhất quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công tác đào tạo cần hướng vào công tác quản lý, kỹ thuật hiện đại đang ứng dụng ở các quốc gia đang phát triển.
Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ và tiếp thu công nghệ mới.
Tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề phù hợp yêu cầu mới trong quá trình hiện đại hóa ngành cao su.
Kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp theo các hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Iso 9000, Iso 14000... để đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định, tham gia đấu thầu, tăng cường xuất khẩu...
- Về tạo vốn:
Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện điều hòa vốn ngoại tệ được tạo bởi xuất khẩu nguyên liệu cao su cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trọng yếu cần phát triển như: chế biến cao su kỹ thuật chất lượng cao,... phục vụ ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
Ðối với thành phố cần hỗ trợ cho ngành công nghiệp cao su phát triển với những sản phẩm kỹ thuật cao bằng cách để lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.
Môi trường đầu tư cần phải thoáng hơn để các công ty sản xuất lốp ôtô đầu tư vì 11 liên doanh ôtô mà chỉ có 1 liên doanh làm lốp là chưa phù hợp.
Cần chuyên môn hóa khâu luyện và cán tráng để tránh tình trạng manh mún trong đầu tư. Một công ty chuyên pha chế cán luyện và cung cấp bán thành phẩm cho các nhà sản xuất khác là một mô hình có hiệu quả tại Ðài Loan và Ðức.
- Về quản lý ngành công nghiệp cao su:
Ðề nghị nhà nước sớm thống nhất quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trung ương, địa phương trên địa bàn để thống nhất quản lý vào một mối, tạo điều kiện thống nhất quy hoạch, phối hợp phát triển tốt giữa các doanh nghiệp đưa đến việc sử dụng nhân lực, vật lực của nền kinh tế được thực hiện một cách thống nhất, hợp lý và tối ưu.
Ngành công nghiệp cao su nước ta có đủ điều kiện thiên nhiên chính trị và xã hội để hình thành và phát triển. Nhưng để nó trở thành một ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế quốc dân thì ngành nuôi trồng khai thác cao su và chế biến cao su phải phát triển song song và gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau.
Chương IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CAO SU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1. Cao su là cây công nghiệp lâu năm, yêu cầu suất đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn chậm (từ 5 -6 năm mới cho sản phẩm, 12 – 15 năm mới thu hồi được vốn). Để nâng cao sức cạnh tranh cao su thì các vùng phát triển cao su trong thời gian tới chủ yếu cần được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung và Tây Bắc, cần đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và các cơ sở hạ tầng khác. Đề nghị thủ tướng chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tín dụng ưu đãi đối với nông dân ở các vùng mới trồng cao su.
2. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cần chủ động phối hợp với Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ điều tra, khảo sát quỹ đất (kể cả đất lâm nghiệp) để nhanh chóng quy hoạch, tiếp nhận các vùng trồng cao su tập trung mới; đẩy mạnh việc nghiên cứu, chọn tạo các loại giống, kỹ thuật canh tác phù hợp với các vùng và tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất nâng cao năng suất chất lương, hạ giá thành sản phẩm; tập đoàn phải đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến sâu, tạo được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cao su.
3. Đối với các tỉnh trong vùng quy hoạch phát triển ngành cao su theo quyết định 86/TTg ngày 5/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ cần đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và rút kinh nghiệm những mặt còn tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương, đánh giá vai trò của quy hoạch trong việc định
hướng cho người dân và doanh nghiệp phát triển cao su. Trong vài năm gần đây do giá cao su thế giới tăng cao đã kích thích nhân dân và doanh nghiệp phát triển mạnh cao su, nhất là cao su tiểu điền. Tình trạng phát triển tự phát không theo quy hoạch đã xuất hiện ở nhiều địa phương cả ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung và Tây Bắc. Trường hợp quy hoạch đã không còn phù hơp, các tỉnh cần nghiên cứu, điều chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để quy hoạch không gây cản trở sản xuất, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển cao su có hiệu quả.
4. Việc công nhận cây cao su là cây đa mục đích theo quyết định số 2855QĐ/ BNN-KHCN, ngày 17/9/2008 của bộ trường Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm tạo điều kiện tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục pháp lý khi phát triển cao su trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên trồng cao su trên đất nông nghiệp hay đất lâm nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư đẻ cho năng suất và hiệu quả cao.
Cần tránh quan niệm coi cao su chỉ là cây lâm nghiệp và trồng với phương thức quảng canh sẽ dễ dẫn đến thất bại.
Các tỉnh cần kiểm soát chặt chẽ việc chuyển rừng sản xuất nghèo kiệt sang trồng cao su, đảm bảo đúng đối tượng, không lợi dụng chủ trương của chính phủ để phá rừng, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
5. Cần có những chính sách hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu cao su để sản xuất các sản phẩm kinh doanh, đa dạng hóa các loại sản phẩm, tạo thương hiệu không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế, nhằm tạo một chỗ đứng vững chắc về cao su Việt Nam trên bản đồ thế giới, điều này chính là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cao su đem lại một thị trường tiêu thụ hấp dẫn.
6. Chính phủ nên tiếp tục cải cách chính sách thuận lợi cho DN, giảm thuế một số nguyên liệu đầu vào. Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng bắt buộc cũng như trách nhiệm xã hội, nâng cao hiệu quả ngành hàng, chia sẻ thông tin, giải quyết tranh chấp, xúc tiến thương mại, thống nhất giá cả, khuyến khích hợp tác sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần sớm hoàn thiện hạ tầng (giao thông, cảng biển), đầu tư lớn cho phát triển công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, chiến lược phát triển ngành. Các doanh nghiệp cần nắm vững các cam kết và luật pháp quốc tế; bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và chú trọng yếu tố môi trường; giữ uy tín và trách nhiệm xã hội, đoàn kết hợp tác ngành hàng, tận dụng tối đa những hỗ trợ của Nhà nước
C. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế rất sâu rộng như hiện nay thì việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu mà quan trọng hơn đó là nâng cao giá trị của sản phẩm xuất khẩu, đem lai thu nhập cao hơn cho người nông dân, công nhân.
Với sản phẩm cao su xuất khẩu, cùng với gạo, cà phê là ba sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của một nước thuần nông như Việt Nam. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cao su xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế đang đặt ra những vấn đề rất cần được quan tâm hiện nay. Nhận thức được điều này, sau thời gian thực tập tại ban nông nghiệp thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cao su xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập “. Hy vọng bài viết sẽ là những đóng góp cho bạn đọc kiến thức về một số vấn đề xung quanh sản phẩm cao su.
D. PHỤ LỤC