Thị trường và giá cả cao su thiên nhiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 42 - 43)

b, Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam năm

3.1.1.1.Thị trường và giá cả cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên thường chiếm khoảng 50% tổng mức tiêu thu cao su trên thế giới. Trong những năm gần đây, do giá dầu mỏ trên thế giới tăng làm giá cao su tổng hợp tăng, xu hướng tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới không ngừng tăng lên: năm 1995 nhập khẩu cao su của thế giới là 5.440 nghìn tấn, năm 2005 tăng lên 8.698 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng khoản 3,5%/năm.

Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất thế giới (năm 2005 chiếm 17,8% tổng lượng nhập khẩu cao su thế giới) và hiện nay Trung Quốc đang là nước nhập khẩu cao su của Việt Nam nhiều nhất (chiếm khoảng 55% đến 65% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam).

Về giá cao su: Từ năm 1950 đến nay giá cao su có nhiều biến động lớn và phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu mỏ thế giới.

Trong khoảng thời gian 57 năm (1950-2006): năm có giá cao su cao nhất là năm 2006 với 2.108 USD/tấn, giá cao su thấp nhất là 332,6 USD/tấn (năm 1973). Thời kỳ 1995 – 2006 giá cao su thế giới có nhiều biến động mạnh: năm 1995 giá cao su bình quân là 1.494 USD/tấn thì đến năm 1999 giảm còn 601 USD/tấn đến năm 2003 bắt đầu tăng trở lại đạt bình quân 940 USD/tấn (năm 2003) và tiếp tục tăng mạnh ở những năm gần ây, năm 2006 đạt trên 2.100 USD/tấn. Giá cao su thiên nhiên đạt đỉnh cao vào tháng 7/2008, nhưng từ tháng 8/2008 lại liên tục giảm mạnh.

Theo Trung tâm Thông tin Viện Chính sách Chiến lược nông nghiệp và PTNT dự báo giá cao su thế giới sẽ bình ồn trở lại sau cơn chấn động cả suy thoái kinh tế, tài chính, tuy nhiên giá cao su năm 2009 sẽ thấp hơn giá năm 2008.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 42 - 43)