Về quy mô và tiến độ phát triển.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 45 - 46)

- Phát triển ngành cao su trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mạnh, có tổ

3.1.3.1. Về quy mô và tiến độ phát triển.

Quỹ đất trồng cao su thời gian tới không thuận lợi, phần lớn có địa hình dốc, không tập trung, điều kiện giao thông khó khăn hơn giai đoạn trước đây. Mặt khác từ tháng 8/2008 đến nay, giá cao su đang giảm mạnh và dự kiến khó có thể trở lại mức giá cao như giá năm 2008, khả năng cạnh tranh của cao su với nhiều loại các cây trồng khác sẽ hạn chế.

Do đó từ nay dến năm 2020, tùy theo diễn biến giá cao su trên thị trường để xác định tiến độ mở rộng diện tích cho phù hợp theo hai khả năng:

- Nếu kinh tế thế giới sớm phục hồi, giá cao su thiên nhiên tăng trơ rlaij và giữ ở mức trên 1.500 USD/tấn, tiếp tục mở rộng diện tích để đạt mục tiêu:

+ 700 ngàn ha vào năm 2010 (tăng 100 ngàn ha so với năm 2008, bình quân mỗi năm trồng thêm được 50 ngàn ha).

+Từ 850 ngàn ha trở lên vào năm 2015;

- Nếu giá cao su tiếp tục giảm dưới 1.500 USD/tấn, giãn tiến độ mở rộng diện tích;

+ Đến năm 2012 phấn đấu 700 ngàn ha (bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 25 ngàn ha).

+ Sau năm 2012 tùy theo nhu cầu tiêu thụ và giá cả thị trường để xác định quy mô phát triển đến 2015 trong phạm vi từ 750 – 800 ngàn ha.

Trong cả 2 trường hợp, cùng với mở rộng diện tích ở những vùng còn quỹ đất thích hợp, cần tiến hành thanh lý những diện tích cao su già cỗi, năng suất thấp để trồng tái canh kịp thời bằng giống mới, kỹ thuật mới nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w