MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CAO SU XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 47 - 48)

- Phát triển ngành cao su trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mạnh, có tổ

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CAO SU XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

3.2.1.Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

(Giải pháp kích cầu)

Từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu cao su tập trung chủ yếu vào Trung Quốc trên 60%, EU 10%, Hàn Quốc 5%... ông Dũng cảnh báo: “Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, ngành cao su cần nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu”.

Hiện nay, tỉ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, sơ chế còn cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá cao su và sản phẩm cao su đã qua chế biến thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao su xuất khẩu thô.

Ngành cao su phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu được 900 nghìn tấn, với mức giá trung bình khoảng trên 2000 USD/T và đạt kim ngạch khoảng 2 tỉ USD, kim ngạch tăng bình quân 13,4%/năm.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó, lượng cao su xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm tới 59,9% lượng xuất khẩu cả nước năm 2007. Nhìn chung, mặt hàng cao su không gặp khó khăn về thị trường, tuy nhiên cần nâng cao chất lượng cao su xuất khẩu để có thể xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe hơn như EU và Mỹ nhằm tăng giá trị xuất khẩu. vậy, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, giảm tỉ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, từng bước nâng cao hàm lượng chế biến. Cần phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm (sản xuất các loại mủ latex, CV, SVR10, RSS…) cho thích ứng với một số thị trường khác như EU, Bắc Mỹ để thâm nhập sâu vào khu vực thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp, găng tay, phao cứu sinh… để nâng cao giá trị gia tăng.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, củng cố thị trường xuất khẩu cao su truyền thống (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nga), mở rộng các thị trường tiềm năng (Hoa Kỳ, Nhật, Malaysia, khối EU). Ưu tiên tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho sản phẩm cao su chế biến và phát triển thị trường nội địa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 47 - 48)