Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2008:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 29 - 31)

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt 645 ngàn tấn, với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng, nhưng tăng 13,23% về trị giá so với năm 2007. Như vậy, so với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt 82,8% về lượng và 87% về kim ngạch.

Biểu đồ xuất khẩu cao su năm 2008

Nguyên nhân khiến xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2008 không đạt được chỉ tiêu đề ra là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ô tô và vỏ, ruột ô tô ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm sút.

Khối lượng cao su xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm như Trung Quốc giảm 1,67%, Hàn Quốc giảm 34,15%, Đức giảm 26,93%, Malaysia giảm 42,3%, Đài Loan giảm 41,16%, Mỹ giảm 19,68%… về lượng so với năm 2007. Ngược lại, xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Phần Lan, CH Séc, Canada và Iran tăng so với năm 2007

Hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến

phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.

Năm 2008, xuất khẩu cao su khối SVR3L đạt trên 332 ngàn tấn với trị giá 884,37 triệu USD, tăng 7,63% về lượng và tăng 37,91% về trị giá. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.663 USD/tấn, tăng 28,15% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2007. Giá xuất khẩu chủng loại cao su này sang thị trường Nhật Bản và CH Séc đạt cao nhất, trung bình gần 3.000 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu trung bình sang một số thị trường khác cũng đạt khá như Đức đạt 2.894 USD/tấn; Đài Loan đạt 2.785 USD/tấn; Trung Quốc đạt 2.650 USD/tấn.

So với năm 2007, xuất khẩu cao su RSS3 và RSS cũng tăng khá, tăng 8,4% và 32,28% về lượng.

Trong khi đó, lượng cao su SVR10 xuất khẩu giảm 7,5% so với năm 2007, đạt 107,6 ngàn tấn. Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt trên 85 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 2.485 USD/tấn; Malaysia đạt 5,7 ngàn tấn với 2.246 USD/tấn.

Xuất khẩu mủ Latex cũng giảm 35,7% về lượng và giảm 18,88% về trị giá so với năm 2007, đạt 53 ngàn tấn, trị giá 87 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.642 USD/tấn, tăng 26,3% so với xuất khẩu trung bình năm trước. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w