Giá cao su xuất khẩu và diễn biến cung – cầu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 27 - 29)

Từ năm 2002 đến cuối tháng 8-2008, giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới tăng liên tục. Năm 2004, giá cao su xuất khẩu trung bình đạt 1.163 USD/tấn. Đến năm 2006 đã đạt mức 1.817 USD/ tấn. Tám tháng đầu năm 2008, giá nháy lên 2.708 USD/tấn, cao hơn gần 50% so với năm 2007.Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 12-2008, giá cao su chỉ còn ở mức giá 1.315 USD/tấn. Như vậy, giá cao su đã giảm 2,9% sau khi tăng 6,1% trong mấy năm qua. Mặc dù, chưa được như mong muốn của các nước xản xuất, giá cao su đã phục hồi trong 2 tháng đầu năm nay trên 30% và hiện ở mức giá 1.397 USD/tấn.

Theo tình hình cho thấy, giá cao su tự nhiên trên thị trưòng thế giới sẽ còn nhiều diễn biến thất thường trong năm 2009. Và mức giá dù có tăng nhưng sẽ vẫn ở mức thấp hơn năm 2008. Dự đoán giá cao su thế giới cũng chỉ ở mức hơn 16.000USD/tấn.

Về nguồn cung: sản lượng cao su tự nhiên đang bước vào mùa khan hiếm khi mà các nước sản xuất lớn ở Đông Nam Á bước vào mùa khô. Thu hoạch cao su ở Thái Lan và Malaysia, hai nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, lúc này chỉ khoảng 40% mức bình thường. Indonesia cũng sắp bước vào mùa sản lượng thấp. Mặc khác, do nhu cầu thấp, ba nước xuất khẩu cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã bắt đầu kế hoạch cắt giảm sản lượng và xuất khẩu để đấy giá cao su tăng trở lại. Tháng 12 vừa qua, ba nước đã nhất trí cắt giảm 915.000 tấn cao su xuất khẩu trong năm 2009 nhằm nâng cao giá mặt hàng này vốn bị giảm hơn một nửa so với mức cao kỷ lục được lập vào tháng 7-2008, định ra mức giá xuất khẩu tối thiểu là 1,35 USD/kg.

Mới đây nhất, Malaysia và Indonexia thông báo sẽ giảm hơn nửa sản lượng cao su, với lượng giảm của cả 2 nước sẽ vào khoảng 115.000 tấn trong năm nay.

Thái Lan đã thông qua kế hoạch trị giá 8 tỷ bath Thái (229 triệu USD) để trợ giá và mua 200.000 tấn cao su trên thị trường trong năm nay. Năm ngoái chính phủ nước này đã dự định sẽ chặt đi những cây cao su đã có tuổi thọ trên 25 năm, tổng cộng khoảng 64.000 hécta. Xuất khẩu cao su của Thái Lan trong tháng 1/2009 đã giảm 21% so với một năm trước đó, phản ánh nhu cầu giảm trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái.

Về nhu cầu: Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã mua được 2.500 tấn cao su của Inđônêxia để bổ sung cho các kho dự trữ, nhưng lại quay lưng lại với cao su Thái Lan sau khi giá cao su nước này tăng lên do thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu sản lượng cao su của Trung Quốc cũng đã giảm mạnh 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tập đoàn Nghiên cứu cao su International Rubber Study Group (IRSG) dự báo, mức tiêu thụ cao su trên quy mô toàn cầu có thể giảm tới 5% trong năm 2009 so với năm trước, từ mức 22,8 triệu tấn xuống 21,2 triệu tấn, khi ngành công ghiệp ô tô phải hứng chịu hậu quả nặng nề của tình trạng suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu cao su sẽ phục hồi vào năm 2010. Cao su tự nhiên thường chiếm khoảng hơn 40% nhu cầu của thị trường thế giới, phần còn lại thuộc về cao su nhân tạo -một chế phẩm từ dầu mỏ.

Vào tháng 3, các quan chức IRCo sẽ thảo luận về các biện pháp thực hiện cam kết của 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới là không bán cao su dưới mức giá 1,35 USD/kg, hay 0,60 – 0,61 USD/lb. Gần đây giá cao su Indonexia - nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, luôn thấp hơn mức giá đó.

Nhu cầu cao su chắc chắn sẽ chậm lại trong tháng 3, với khách hàng lớn – Trung Quốc - gần đây đã giảm tốc độ mua vào. Mặc dù giá có thể vẫn tăng lên

do nguồn cung giảm do yếu tố mùa vụ, song sẽ bấp bênh cho đến khi diễn ra cuộc họp của các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (IRCo). Việc giá cao su có thể tăng đến mức nào cũng còn phụ thuộc vào việc các thị trường tài chính và hàng hoá khác phản ứng ra sao trước các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ.

Tuy cung cầu cao su thiên nhiên trên thế giới mặc dù được dự báo giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức tương đối ổn định, đạt khoảng 9,5 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2008. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới năm 2009 cũng sẽ giảm 0,9% so với năm 2008, đạt mức 9,56 triệu tấn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w