Những hạn chế ảnh hưởng đến việc nâng cao sức cạnh tranh cao su xuất khẩu thời gian qua.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 36 - 37)

b, Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam năm

2.3.2.Những hạn chế ảnh hưởng đến việc nâng cao sức cạnh tranh cao su xuất khẩu thời gian qua.

xuất khẩu thời gian qua.

Ngành công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam ra đời từ những năm 1950 nhưng đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí một nước có nguồn nguyên liệu cao su dồi dào. Khối lượng cao su tiêu thụ trong công nghiệp chế biến chỉ mới đạt khoảng 10%, tương đương 50.000 tấn/năm.

Ngành công nghiệp sản xuất cao su còn nhiều yếu kém đó là cơ cấu sản phẩm và định hướng đầu tư quá thiên về các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, trong khi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn yếu. Những mặt hàng chế biến từ mủ ly tâm như condom, ống xông, găng tay y tế... chưa được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư, trong khi đó chúng ta chủ yếu chỉ xuất khẩu cao su thô, giá trị kinh tế không cao.

Có những đối thủ cạnh tranh lớn: Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cao su từ châu Phi gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường châu Á – nơi sản xuất cao su thiên nhiên nhiều nhất thế giới. Nguyên nhân là sức mua từ bạn hàng Mỹ và châu Âu giảm sút khiến các nhà buôn châu Phi nỗ lực tìm bạn hàng mới ở mọi nơi, kể cả châu Á. Vũ khí cạnh tranh của cao su châu Phi là giá. Một tấn cao su loại STR10 từ Tây Phi được chào tại thị trường Trung Quốc với giá 1.330 USD/tấn, cả phí chuyên chở (C&F), tăng so mức 1.250 USD/tấn tuần rồi, chứng tỏ nhu cầu về loại cao su châu Phi đang tăng. Trong khi đó giá cao su Indonesia (loại SIR 20) vốn được cho là rẻ hơn cao su Thái Lan, đã có giá 1.320 USD/tấn giá FOB ngày 25.3, cao su Việt Nam cũng trên 1.300 USD/tấn

Thị trường xuất khẩu chưa được khai thác triệt để, mặt hàng thiếu đa dạng.Công tác dự báo nhu cầu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường do đó chúng ta luôn bị các đối thủ cạnh tranh đi trước một bước.

Ví dụ như đối với thị trường Nhật Bản: sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của chúng ta là cao su khối SVR 3L. Trong khi, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cao su ly tâm (RSS 3 và TSR 20) để sản xuất lốp ôtô.

Ðiểm xuất phát còn thấp về lực lượng sản xuất, trang thiết bị máy móc, trang thiết bị đo đạc kiểm định chất lượng, các chính sách của nhà nước về hỗ trợ vốn, tài chính, ngân hàng... còn một số điểm chưa phù hợp cho một ngành sản xuất thuộc ngành công nghiệp nặng; trình dộ quản lý, kinh doanh còn chưa đạt yêu cầu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngành hiện nay.

Kỹ thuật sản xuất cao su tiểu điền chưa được tuân thủ nên kỹ thuật khai thác còn thấp hơn so với quốc doanh; thiết bị không hiện đại, chưa áp dụng đại trà các công nghệ tiên tiến như máy ép tiêm, máy ép chân không…, công nghệ và trang thiết bị lạc hậu. Do đó năng suất lao động thấp dẫn đến một số mặt hàng cao su của Việt Nam có giá cao hơn các nước khác.

Về tổ chức và quản lý, ngành tuy đã có cải tiến song vẫn lúng túng và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 36 - 37)