1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận thực trạng vay vốn ODA đầu tư giáo dục ở Việt Nam

35 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 61,41 KB

Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận:41.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng (CSHT):41.2 Các nguồn huy động vốn:41.2.1Nguồn vốn trong nước:41.2.2 Vốn vay nước ngoài ( ODA):71.2.4 Ý nghĩa của vốn vay nước ngoài (ODA):91.3 Kinh nghiệm từ các nước:101.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:11Chương 2:Thực trang huy động vốn vay nước ngoài(ODA) cho phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục tại Bình Dương (trong 10 năm gần đây):122.1 Khái quát tỉnh Binh Dương:122.1.1 Địa lý:122.1.2 Kinh tế:142.2 thực trạng sơ sở hạ tầng giáo dục tại Bình Dương:152.3 Thực trạng các nguồn vốn vay nước ngoài (ODA) đầu tư phát triển cho giao duc tại Bình Dương:172.4. Đánh giá nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục tại Bình Dương:242.4.1 Ưu điểm:242.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân:24Chương 3: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài ODA đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục:253.1 Mục tiêu:253.2 Giải pháp:263.3 Kiến nghị:28Chương 4: Huy động vốn vay nước ngoài (ODA) để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục cho tỉnh Bình Dương trong thời gian tới:294.1 Nhu cầu:294.2 Mục tiêu:294.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giáo dục trong thời gian tới.314.3.1 Xác định rõ trách nhiệm từng đối tượng tham gia dự án ODA:314.3.2Cải thiện và chia sẻ thông tin:314.3.3 Phát huy vai trò chủ động và tham gia tích cực của phía tỉnh Bình Dương:324.3.4 Nâng cao năng lực quản lý dự án ODA:334.3.5 Đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá dự án:34

Lời mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay,việc đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa là vô cùng cấp thiết.Một trong những yếu tố quyết định của việc đi lên đó là ngành giáo dục. Vì vậy, trong những năm qua ngành giáo dục đã được ưu tiên đầu tư rất nhiều, cả bằng nguồn vốn trong nước, cũng như nguồn vốn nước ngoài (mà đặc biệt phải kể đến là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA). Có thể nói việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã và đang có những kết quả nhất định.Chính vì vậy, chúng em đã quyết định chọn đề tài:”Huy động nguồn vốn nước ngoài (ODA) vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Bình Dương”. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận môn học của mình,chúng em không thể tránh khỏi những thiếu xót . Mong cô và các bạn thông cảm và đóng góp những ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài tiêu luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn! Chương 1: Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng (CSHT): Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ sản xuất đời sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Căn cứ vào chức năng, tính chất và đặc điểm người ta chia các cơ sở hạ tầng thành 3 loại: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng môi trường Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị truyền tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hóa, bệnh viện, trường học, nhà ở và các dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp vốn ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ. Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3 1.2 Các nguồn huy động vốn: 1.2.1Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một 4 cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuă được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp). Tập quán tiêu dùng của dân cư. Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội. Thị trường vốn. 5 Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được. 1.2.2 Vốn vay nước ngoài ( ODA): Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển KTXH của mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các giác độ cơ bản như: ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng 6 nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. 7 Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI. ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,…. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc. 1.2.4 Ý nghĩa của vốn vay nước ngoài (ODA): Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất, cho đến các khoản vốn vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho 8 người vay. Một cơ cấu nợ mà chiếm tỷ trọng lớn nhất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứa đựng những xung lực lạm phát mạnh. Những xung lực này càng mạnh hơn nếu vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc con nợ phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn – chiếc bẫy nợ sập lại, con nợ rơi vào vòng xoáy mới: Nợ-vay nợ mới-tăng nợ-tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm phát: Nợ-tăng nghĩa vụ nợ-tăng thâm hụt ngân sách- tăng lạm phát. Lúc này dịch vụ nợ sẽ ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm căng thẳng thêm trạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến nước nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát. Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…). Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo khống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế – kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của chủ nợ để tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài. 1.3 Kinh nghiệm từ các nước: Trong tổng nguồn vốn ODA của Châu Âu(EU),khối lượng vốn ODA ginàh cho các quốc gia Đông Nam Á chiếm mộit tỉ trọng đáng kể. Các quốc gia Đông Nam Á là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay. Trong đó có: 9 Thái Lan: khoản tiếp nhận ODA không tính vào nguồn thu ngân sách nhưng khoản nợ lại được trích ra từ nguồn thu ngân sách hang năm. Chính phủ quy định cụ thể mức vốn ODA hoàn lại tiếp nhận không vượt quá 10% kế hoạch thu ngân sách mức trả nợ dưới 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc dưới 20% tổng chi phí thu ngân sách hàng năm. Philipines: trước khi sử dụng vốn đã đề xuất voiứ chính phủ về tính cấp thiết của dự án trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội Họ cân nhắc nên tiếp cận ODA hay huy động vốn trong nước thì đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời chỉ rõ số vốn cần tiếp nhận và vốn cần bổ sung, cuối cùng là hiệu quả khả năng hoàn trả vốn. Malaysia: ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là văn phòng kinh tế kế hoạch. Vồn ODA được đất nước này giành cho thực hiện các dự án cho xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân.Malaysia đặt biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá nàylà khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. 1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Đòi hỏi phải có chuyển đổi mạnh mẽ đối với nguồn vốn viên trợ ODA, từ khai thác chiều rộng chuyển sang khai thác theo chiều sâu trên tình hình chung của quốc gia. Phải có kế hoạch, dự toán nguồn thu chi ngân sách và so sánh , đánh giá các nguồn huy động vốn xét những mạt thuận lợi và khó khan trước khi chọn nhạn nguồn vốn ODA. 10 [...]... năm), nên đầu tư vào giáo dục là rất hợp lí − Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA − Giải quyết tình trạng thiếu vốn khi nhu cầu giáo dục ở cả nước nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng còn khá cao − Học hỏi công nghệ giáo dục và quản trị giáo dục của nước ngoài , ứng dụng đầu tư vào giáo dục tại tỉnh Bình Dương − Quy mô giáo dục và mạng... trạng các nguồn vốn vay nước ngoài (ODA) đầu tư phát triển cho giao duc tại Bình Dương: Những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân đã rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn khác, trong đó có vốn vay, viện trợ của nước ngoài Số vốn đầu tư cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao trong GDP… Vốn vay, viện trợ của nước ngoài (ODA) được đầu tư tại tỉnh Bình... sau: Thứ nhất, hoàn chỉnh và ban hành quy định quản lý giáo dục theo luật giáo dục, gồm cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu tư) để áp dụng thống nhất cho các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài (như về quản lý đầu tư xây dựng giáo dục, một đầu mối liên thông cải cách thủ tục hành chính…) Tình hình triển khai các dự án đầu tư có vốn nước ngoài cũng cần có nhiều chuyển động tích cực... sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực giáo dục chưa hợp lý − Trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án xây dựng trường học, cơ sở giáo dục khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nơi tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần Chương 3: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài ODA đầu tư phát... phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục: 3.1 Mục tiêu: − Đổi mới quản lý giáo dục tại địa bàn Tỉnh, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài xây dựng thêm trường học và cơ sở giáo dục 23 − Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn cao − Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế − Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới... Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy... đồng cho giáo dục mầm non và tiểu học; 100 tỷ đồng cho giáo dục trung học; 70 tỷ đồng cho giáo dục đại học Trước đây, nguồn vốn ODA dành cho giáo dục - đào tạo chủ yếu được dùng vào mục đích nâng cao cơ hội và điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên thông qua việc xây dựng thêm trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy và học Đến nay, nước ta đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học... phát hành rộng rãi Tổ chức xúc tiến đầu tư tại các nước đang và sẽ có triển vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam Thứ tư, đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng Sử dụng ODA có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn) ưu tiên cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục đô thị đồng bộ, hiện đại, như... dự án ODA dành cho giáo dục khả thi; Bộ Tài chính mở rộng quan hệ với các đối tác, thúc đẩy tiến độ giải ngân của các dự án; các đơn vị ở địa phương có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện dự án, hiệu quả sử dụng vốn; Ban quản lý dự án cần có các biện pháp thực thi để vốn ODA dành cho giáo dục không bị thất thoát mà được sử dụng sao cho có hiệu quả, đặc biệt là đối tư ng được trực tiếp thụ hưởng... nhiệm từng đối tư ng tham gia dự án ODA: Trong việc tham gia dự án ODA dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, các bộ, ngành cùng các cơ quan liên quan thực hiện các chức năng khác nhau 28 trong việc khuyến khích các nhà tài trợ đưa ra các dự án khả thi về phát triển giáo dục, cũng như vận động các nhà tài trợ thực hiện các dự án đó và sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục sao cho có hiệu quả Chẳng hạn . nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3 1.2 Các

Ngày đăng: 09/01/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w