1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014

43 3,4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 522,16 KB

Nội dung

Dự trữ Cũng theo các doanh nghiệp xuất khẩu, tính đến hết tháng 4 năm nay, sản lượng cà phê dự trữ ước tính chiếm khoảng 26%29% tổng sản lượng cà phê của cả nước (khoảng 450500 nghìn tấn); trong đó nông dân dự trữ khoảng 20% (tương đương 350.000 tấn). Mặc dù không có số liệu chính thức về lượng cà phê dự trữ, nhưng tổ chức FASUSDA cũng dự báo mùa vụ 201415 lượng cà phê dự trữ nước ta khoảng 3,25 triệu bao (tương đương 195.000 tấn), tăng so với mùa vụ trước do nguồn cung dồi dào và xuất khẩu tăng chậm trong quý đầu mùa vụ 201314. Các chuyên gia cho biết nông dân vẫn là nhóm chiếm tỷ lệ dự trữ cà phê cao nhất do được hưởng lãi suất thấp, giảm bớt áp lực từ các khoản vay ngân hàng.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 2

NỘI DUNG 3

Phần 1 Tầm quan trọng của đề tài 3

1.1 Lý do chọn đề tài: 3

1.2 Tầm quan trọng của đề tài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay: 3

Phần 2 Cơ sở lý luận: 5

2.1 Cầu 5

2.2 Cung 7

Phần 3 Thực trạng cung cầu cà phê ở Việt Nam hiện nay 9

3.1 Tình hình cung cấp cà phê ở Việt Nam hiện nay 9

3.2 Tình hình tiêu thụ cà phê 18

3.3 Những thuận lợi và khó khăn hiện tại 26

3.4 Những thành tựu đạt được 31

3.5 Xu hướng ngành cà phê trong thời gian tới: 33

Phần 4: Giải pháp 36

4.1 Nhà nước: 36

4.2 Khoa học kĩ thuật: 36

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành bài tiểu luận chúng em luônnhận được sự giúp đỡ, động viên quý báu của thầy, nhà trường và gia đình Đó lànhững động lực và những sự giúp đỡ nhiệt tình nhất giúp chúng em hoàn thiện thêmvốn kiến thức của bản thân để chuẩn bị cho hành trình làm chủ đất nước, xây dựngnước nhà ngày càng vững mạnh và giàu đẹp

Trước tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy đang giảng dạy lớpchúng em, quý thầy cô công tác tại phòng khoa quản trị kinh doanh trường đại họcCông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại cho chúng em những kiến thứcquý báu về những vấn đề cơ bản của môi trường kinh tế vi mô, đó là những hiểubiết bổ ích cho những người học kinh tế như chúng em

Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng tri ân đến thầy Hồ Nhật Hưng, người đã hếtlòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này và hơnhết là đã giúp chúng em đi sâu học tập và tìm hiểu môn học này một cách sâu sắcnhất Cảm ơn lòng nhiệt tình của thầy, cảm ơn tấm lòng luôn nghĩ cho học sinh đãtạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của chúng em

Không thể bỏ qua vai trò của các bậc phụ huynh Chúng con xin gửi lời cảm ơnđến các bậc phụ huynh đã quan tâm và giúp đỡ chúng con, làm nền tảng vững chắccho chúng con trong suốt quá trình học tập để chiếm lĩnh những kiến thức trongcuộc sống muôn màu muôn vẻ này

Và cuối cùng, nhóm cũng gửi lời cảm ơn tới các nhóm bạn đã quan tâm và đưa ra

ý kiến giúp bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song chắc chắn rằng bài tiểuluận sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sựgóp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG Phần 1 Tầm quan trọng của đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài:

Với đặc trưng là một nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, lại có những vùngđất bazan màu mỡ, nên việc trồng và xuất khẩu những sản phẩm của cây côngnghiệp dài ngày là rất thích hợp, đặc biệt là cà phê Trên thực tế, từ những năm 90của thế kỉ 20, việc trồng cà phê đã bắt đầu có bước phát triển hơn trước đó rất nhiềuđồng thời cũng tạo ra nguồn công ăn việc làm lớn cho một bộ phận người lao động.Hơn nữa việc trồng cà phê cũng giúp phủ trống đồi trọc, tạo thêm hướng phát triểncho kinh tế nước nhà đồng thời giảm thiểu những tệ nạn cũng như thiên tai xảy ra.Tuy nhiên giá cà phê biến động thất thường với biên độ lớn là đặc điểm của ngành

cà phê ở Việt Nam trong những năm qua Người dân lại có xu hướng chạy theonhững thông tin không có định hướng rõ ràng làm cho giá cà phê dao động mạnhhơn, thậm chí có lúc rớt giá mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất và cả nềnkinh tế Việt Nam Bởi lẽ cà phê là mặt hàng xuất khẩu chỉ đứng sau gạo và trên thếgiới thì sản lượng cà phê của chúng ta chỉ đứng sau Brazil Do đó nhóm chúng emchọn đề tài “Phân tích tình hình cùng cầu cà phê ở Việt Nam” với mục đích:

 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự tìm tòi, tư duy, đánh giá vàsáng tạo

 Tìm hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức hơn về thị trường cà phê hiện nay

 Phân tích được nguyên nhân, diễn biến và xu hướng tình hình thị trường càphê trong tương lai

 Đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng ở hiện tại và tìmhướng phát triển hơn trong tương lai

1.2 Tầm quan trọng của đề tài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay:

Như đã trình bày ở trên, việc phát triển trồng cây cà phê có tầm quan trọng lớn

về cả kinh tế lẫn xã hội Xuất khẩu cà phê chiếm đến 10% trong tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nướcvà được xếp vào một trong những mặt hàng xuất khẩu chủlực của đất nước Trong khi đó, kinh tế toàn cầu khủng hoảng từ những năm trướclàm cho kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng và cho đến hiện nay ta vẫn đang tìm cáchkhắc phục Điều này anh hưởng không nhỏ tới người sản xuất nông nghiệp vì họ là

Trang 4

pháp về kĩ thuật, công nghệ chưa phù hợp và chưa được áp dụng nhiều dẫn đến sảnxuất thủ công không mang lại năng suất cao Và cũng như những sản phẩm nôngnghiệp khác, việc trồng và chăm sóc cây cà phê ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khíhậu, hơn nữa thị trường không ổn định cũng làm cho việc sản xuất gặp nhiều khókhăn bởi xuất phát cà phê được trồng nhiều là do người đân thấy lợi ích trước mặtnên đổ xô trồng ồ ạt nên cũng đễ phá bỏ khi rớt giá.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, do đó cần có những biện pháp

cụ thể và hiệu quả hơn về cả kĩ thuật chăm sóc cũng như chính sách giá cả để manglại lợi ích kinh tế nhiều hơn cũng như hướng phát triển lâu dài cho ngành nôngnghiệp, đồng thời cũng là làm giàu cho đất nước

Với suy nghĩ và mục đích đó, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu nhữngthực trạng hiện nay, nguyên nhân và tìm hướng khắc phục để một phần nào đó giúpích được cho thị trường cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung bềnvững lâu dài

Trang 5

Phần 2 Cơ sở lý luận:

2.1 Cầu

2.1.1 Khái niệm cầu và lượng cầu:

- Cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua

ở mọi mức giá khác nhau tại một thời điểm trong điều kiện các yếu tố khác khôngthay đổi

- Lượng cầu là tổng lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và cókhả năng mua ở một mức giá xác định tại một thời điểm nhất định trong điều kiệncác yếu tố khác không đổi

2.1.2 Biểu cầu, đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu

- Biểu cầu: Biểu cầu là một bảng trình bày số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ màngười mua sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau

- Đường cầu là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của hàng hóa khi các yếu tố khác không đổi

- Sự dịch chuyển của đường cầu: đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải khi lượng cầutăng và ngược lại

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của đường cầu:

 Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng

 Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng

Với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiềuhơn Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như

được trình bày dưới đây Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu

nhập của người tiêu dùng tăng Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽthay đổi nhu cầu đối với các loại hàng hóa Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển củađường cầu.Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phảikhi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóacấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóacấp thấp

Cùng với sự gia tăng của thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, mộthàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấptrong tương lai

 Giá cả của hàng hóa có liên quan

Hàng hóa thay thế Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãnmột nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hànghóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người

Trang 6

hàng này thay đổi Ta rút ra được nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loạihàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nógiảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi

Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng songhành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó.Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho

xe gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng Giáxăng tăng có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống Từ thí dụ trên,

ta cũng có thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóanào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếucác yếu tố khác không đổi

 Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai

Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán củangười tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai Thông thường,

người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.

 Thị hiếu của người tiêu dùng

Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán,

môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v của người tiêu dùng Khi

những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo

 Quy mô thị trường

Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó

có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó Có những mặt hàng

được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v Vì

vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn nên cầu đối vớinhững mặt hàng này rất lớn Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số

ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận thị, v.v Do số lượng

người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặthàng này cũng thấp Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyếtđịnh quy mô thị trường Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loạihàng hóa đều có thể gia tăng

 Các yếu tố khác

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tốkhác Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu

tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được

Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyểnkhi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đóthay đổi Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này

Trang 7

thay đổi

2.1.2 Hàm số cầu

Hàm số cầu có dạng: QD=aP + b Là một hàm nghịch biến

2.1.3 Quy luật cầu

Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ nghịch biến với giá cả Nếu giá hàng hóa giam, các yếu tố khác không đổi thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn và ngược lại

2.2 Cung

2.2.1 Khái niệm cung và đường cung

Cung của một loại hàng hóa nào đó chính là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại một thời điểm nhất định ứng với mỗi mức giá tại một địa điểm nhất định nào đó

Lượng cung là sô lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại một thời điểm nhất định ở một giá xác đinh tại một nơi nào đó

2.2.2 Biểu cung, đường cung và sự dịch chuyên của đường cung

- Biểu cung: Biểu cung là một bảng trình bày số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ

mà người bán sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau

- Đường cung là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá của hàng hóa khi các yếu tố khác không đổi

- Sự dịch chuyển của đường cung: đường cung sẽ dịch chuyển sang phải khi lượng cung tăng và ngược lại

Những yếu tố ảnh hưởng tới lượng cung

 Trình độ công nghệ được sử dụng

Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mởrộng hơn Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượngnhiều hơn trước Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tạimỗi mức giá Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải Sự dịch chuyển củađường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn

so với ban đầu

 Giá cả của các yếu tố đầu vào

Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị

trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v Giá cả của các

Trang 8

tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên liệu, v.v trở

nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sảnphẩm tại mỗi mức giá nhất định Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải Giá

cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng Khi đó, các nhà sảnxuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và

do vậy sẽ cắt giảm sản lượng

 Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)

Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giátrong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa Thông thường, các nhà

sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi Khi

giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trìhoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khigiá tăng

 Chính sách thuế và các quy định của chính phủ

Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cungcủa các nhà sản xuất Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó,các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngànhnày sẽ trở nên kém hấp dẫn Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một sốdoanh nghiệp có thể rời khỏi ngành Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác củachính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung

Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác

Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên

như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác

động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường

Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường cung Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi

2.2.3 Hàm số cung

Hàm số cung có dạng:

QS= cP + d là hàm đồng biến

Trong đó: QS = lượng cung; P = giá; c và d là các hằng số

2.2.4 Quy luật cung

Lượng cung về hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ đồng biến với giá cả Nếu giá hàng hóa tăng, các yếu tố khác không đổi thì người sản xuất sẽ cung ứng hàng nhiều hơn và ngược lại

Trang 10

Phần 3 Thực trạng cung cầu cà phê ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian vừa qua giá cà phê trong nước cũng như trên thế giới đã xuốngđến mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua Nguyên nhân là do từ tháng 3 năm naycác nhà đầu cơ đã đưa ra dự báo sản lượng cà phê thế giới đang có xu hướng cungvượt quá cầu nên đã dần dần bán ra trên hai sàn ICE New York và Liffe NYSELondon Lượng cà phê Robusta được bán ra từ thời điểm đó đến nay vào khoảng40.000 lô (1 lô tương đương 10 tấn)

Thực tế đã cho thấy thời tiết thay đổi thất thường, không theo chu kỳ sinhtrưởng của cây cà phê Thêm vào đó, các tỉnh Tây Nguyên hiện đang còn rất nhiềudiện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh nên năng suất chỉ đạt dưới 2 tấn/ha

và một số diện tích khác đang trong kỳ tái canh Hơn nữa, lượng tiêu thụ cà phê lại

có khả năng tăng từ 142 triệu bao trong năm ngoái lên 146 triệu bao trong năm nay.Như vậy, khả năng cung vượt cầu khó có thể xảy ra Mặc dù giá cà phê xuống mứcthấp nhưng do nguồn cung hạn chế nên cà phê có chất lượng cao vẫn được giaodịch ở mức cộng rất cao so với giá trên sàn London

3.1 Tình hình cung cấp cà phê ở Việt Nam hiện nay

3.1.1 Diện tích cà phê và thực trạng trong những năm gần đây

Năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định (số 150) về việc điều chỉnh quyhoạch phát triển cà phê đến 2010 và định hướng đến 2020 Theo quy hoạch đã được

Chính phủ phê duyệt, đến 2020, diện tích trồng cà phê trong cả nước chỉ ở mức tối

đa 500 ngàn ha Vậy mà đến thời điểm này tổng diện tích cà phê đã lên đến hơn 571ngàn ha

Ngay từ 2009, sau 4 năm thực hiện quyết định của Chính phủ, diện tích cà phê

đã đạt tới 534 261 ha, vượt qua chỉ tiêu ấn định cho năm 2020 Vậy là cách đây 4năm, diện tích trồng cà phê đã về đích trước kì hạn hơn 10 năm so với quy hoạchcủa Chính phủ

Mới đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã hoàn tất đề án quy hoạch phát triển ngành cà phê đến 2020 và tầm nhìn đến

2030 Bản đề án này đưa ra chỉ tiêu cụ thể: đến 2020 diện tích trồng cà phê là 500ngàn ha, đến 2030 giảm xuống chỉ còn 479 ngàn ha Như vậy, để đạt được chỉ tiêu

Trang 11

nói trên, từ nay đến 2020, phải cắt giảm hơn 71 ngàn ha, và đến 2030 là 92 ngàn ha

cà phê

Liên tục những năm vừa qua, diện tích trồng cà phê không ngừng mở rộng theokiểu tự phát Chính phủ đã có quy hoạch nhưng không ít địa phương vẫn cứ “chạytheo phong trào” nên trồng cà phê vô tội vạ Không bảo đảm điều kiện cả về thổnhưỡng cũng như thời tiết nhưng cây cà phê vẫn cứ “vô tư” mọc lên ở nhiều địaphương ngoài vùng quy hoạch Diện tích cây trồng tăng vọt trong khi năng suất vàchất lượng không ngừng giảm sút Đó là hiện trạng thật sự đáng lo ngại đối vớingành sản xuất cà phê

Đến đầu quý 3-2012, với sản lượng xuất khẩu đạt hơn 1,2 triệu tấn, Việt Namvươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê Đây là niềm vui lớn nhưng lại gắnliền với nỗi lo không nhỏ: đứng đầu sản lượng hàng hóa nhưng lại rơi xuống topcuối bảng về giá bán cũng như chất lượng sản phẩm Cùng loại sản phẩm và xuấtkhẩu trong cùng thời điểm, giá cà phê Việt Nam luôn thấp hơn các nước (có nhữnglúc giá bán thấp hơn gần 300 USD/tấn) Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, càngtăng khối lượng cà phê xuất khẩu, Việt Nam càng thua thiệt về hiệu quả kinh tế.Đây là nguyên nhân chính buộc Chính phủ cũng như ngành chuyên trách siết chặtquy hoạch đã được xác định trong đề án Không chỉ tuyên truyền và vận động, cònphải sử dụng “biện pháp mạnh” đối với những địa phương bất chấp chỉ đạo củaChính phủ, vẫn cố tình mở rộng diện tích cà phê chất lượng kém, năng suất thấp,gắn liền mục tiêu giảm số lượng, tăng chất lượng.Thực tế cho thấy, nếu triển khaitheo kiểu xuề xòa như những năm vừa qua, kết quả thực hiện sẽ trái ngược với chỉtiêu đã được xác định trong đề án Không chỉ tuyên truyền và vận động, còn phải sửdụng “biện pháp mạnh” đối với những địa phương bất chấp chỉ đạo của Chính phủ,vẫn cố tình mở rộng diện tích cà phê chất lượng kém, năng suất thấp

Trang 12

Bảng 2: Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Các Sở NN&PTNT

3.1.2 Sản lượng và chất lượng cà phê

 Sản lượng cà phê

Tổ chức USDA điều chính sản lượng cà phê ước tính nước ta mùa vụ 2012/13lên 1,49 triệu tấn, giảm 4% so với mùa vụ trước do lượng mưa trái mùa trong giaiđoạn cây cà phê nở hoa tại bốn khu vực trồng cà phê chính là Dak Lak, Lâm Đồng,Dak Nông và Gia Lai

Bảng 1: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14

Mùa vụ 2010/11

Mùa vụ 2011/12

Mùa vụ 2012/13 (ước tính)

Mùa vụ 2013/14 (dự báo)

Trang 13

Thời gian bắt đầu Tháng 10

năm 2010

Tháng 10 năm 2011

Tháng 10 năm 2012

Tháng 10 năm 2013

ta mùa vụ 2013/14 giảm từ 20-30%

Mặc dù sản lượng cà phê mùa vụ 2013/14 được dự báo giảm, nhưng diện tíchcanh tác vẫn tiếp tục được mở rộng do sự cạnh tranh về giá giữa cà phê với các loạicây trồng khác Hiện nay giá cà phê vẫn giữ ở mức cao và tương đối ổn định, tạođộng lực lớn cho người nông dân mở rộng diện tích canh tác Theo Bộ NN&PTNT

và thống kê của các Sở NN&PTNT, ước tính diện tích trồng cà phê nước ta năm

2012 đạt 616.000 ha, tăng 8% so với 571.000 ha năm 2011 Trong đó, các tỉnh DakLak, Lâm Đồng và Dak Nông vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng (chủyếu là loại cà phê Robusta), chiếm 58% diện tích trồng cà phê của cả nước Diệntích trồng cà phê Arabica ước tính vào khoảng 40.000 ha, chiếm 6,5% tổng diện tíchtrồng cà phê của cả nước

USDA ước tính sản lượng cà phê Arabica nước ta mùa vụ 2012/13 là 850.000bao (tương đương 51 triệu tấn), và dự báo sản lượng mùa vụ 2013/14 giảm 10%

Trang 14

xuống còn 750.000 bao (tương đương 45 triệu tấn) do cây cà phê phải chịu đợt hạnhán kéo dài trong thời gian cây ra quả.

Ngày 21 tháng 8 năm 2012, Bộ NN&PTNT đã thông qua Quy hoạch phát triểnngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, đếnnăm 2020, tổng diện tích cà phê cả nước đạt 500.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt1.112.910 tấn, mở rộng công suất chế biến lên 125.000 tấn, trong đó sản phẩm càphê hòa tan và cà phê 3 trong 1 khoảng 50.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 2,1-2,2

tỷ USD Định hướng đến năm 2030: Tổng diện tích trồng cà phê cả nước đạt479.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.122.675 tấn, tiếp tục mở rộng công suấtchế biến lên 135.000 tấn, trong đó sản phẩm cà phê hòa tan và cà phê hòa tan 3trong 1 khoảng 60.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD

Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại (đơn vị: nghìn bao 60kg)

Hình 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo vùng tính đến năm 2012 (đơn vị %)

Trang 15

Hình 3: Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang là vấn đề được rất nhiều ngành hàng quantâm, đặc biệt là ngành hàng cà phê Người nông dân và chính quyền cho biết nhữngđợt hạn hán từ đầu năm đến nay không giống như những đợt hạn hán thường xảy rahàng năm Trong một vài mùa vụ gần đây, người nông dân gặp rất nhiều khó khănnhư mưa quá nhiều, hạn hán kéo dài, năng suất và chất lượng cà phê giảm Hiệp hội

cà phê và ca cao Việt Nam khuyến nghị người nông dân nên phát triển các giống

Trang 16

mới có thể kháng lại với các điều kiện thay đổi khi gieo trồng có liên quan tới hiệntượng biến đổi khí hậu.

Hiện tại, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đang cungcấp rất nhiều giống cà phê cho năng suất cao Chính phủ cũng đang thực hiện một

dự án phát triển các giống cây cà phê cho năng suất cao nhằm mục tiêu cung cấp đủgiống cây cho việc trồng mới từ 30.000 ha diện tích lâu năm và cho cây năng suấtthấp Theo Bộ NN&PTNT, khoảng 140.000-160.000 ha cần phải trồng mới trongvòng từ 5-10 năm tới

29 lần so với năm 1990

Trang 17

Dự báo, kim ngạch XK cà phê đến năm 2020 đạt ổn định 3,5 tỷ USD/năm

Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam đangtồn tại nghịch lý lớn là cho đến nay, Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân với tỷ lệ lêntới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%.Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần.Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghềmuối (Bộ NN&PTNT) cho biết, kết quả này một phần là bởi hiện nay ngành cà phêViệt Nam có hệ thống chế biến, bảo quản tăng mạnh về số lượng nhưng còn yếukém, phát triển chưa cân đối Tổng công suất thực tế chế biến cà phê nhân, cà phêbột và kho bảo quản đạt thấp so với công suất thiết kế gây lãng phí lớn vốn đầu tư.Thậm chí, trong năm 2011, 2012 đã có một số DN phải tạm dừng hoạt động và cónguy cơ phá sản

“Điểm yếu lớn trong ngành cà phê còn là các khâu sản xuất, chế biến, bảo quảnsản phẩm cà phê chưa gắn kết với nhau, liên kết giữa nhà nông và nhà DN còn lỏnglẻo Các DN chế biến XK chủ yếu hoạt động thương mại thuần túy, ít gắn với sảnxuất cà phê Phần lớn sản lượng cà phê bột được chế biến ở các cơ sở nhỏ, chấtlượng không cao nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ”, ông Nguyễn Trọng Thừanói Theo tổ chức cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tụctrong vòng 40 năm qua với tốc độ tăng bình quân 1,6%/năm Tiêu thụ cà phê toàncầu sẽ tiếp tục tăng và mức tăng cao hơn so với sản xuất nên giá cà phê sẽ được duytrì ở mức trên 2.000 USD/tấn

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghềmuối xây dựng, hoàn thiện Dự thảo “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phêgắn với sản xuất và XK đến năm 2020, định hướng 2030” Trong dự thảo, cácchuyên gia trong ngành đưa ra nhận định giai đoạn từ nay tới năm 2020, định hướngxuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là tiếp tục duy trì và giữ ổn định thị trường cà phêViệt Nam đã XK đến 80 quốc gia, đặc biệt là 10 nước NK nhiều cà phê nhân là:Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh và TrungQuốc Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong xuất khẩu cà phê nhân chính là chất

Trang 18

lượng phải được cải thiện và thực hiện đúng theo chương trình nâng cao chất lượng

cà phê của ICO Đồng thời, để XK đạt kết quả phải có DN đủ mạnh (nhóm 20 DNxuất khẩu cà phê – G20) được điều hành bởi đội ngũ các doanh nhân giàu kinhnghiệm và hiểu biết về hệ thống giao dịch cà phê trên thị trường thế giới

Đối với cà phê tiêu dùng, tiềm năng XK sẽ mở ra đối với các DN Việt Nam nếusản phẩm cà phê được chế biến bởi dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêuchuẩn chất lượng cao và có chiến lược mở rộng thị trường khoa học mang tính khảthi cao.Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cũng đã chỉ ra những giảipháp “căn cơ” để từng bước tăng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam Đó là sẽ xâydựng vùng sản xuất cà phê chất lượng cao và có chứng nhận làm nguyên liệu phục

vụ cho chế biến Cách tốt nhất là từng DN chế biến, bảo quản cà phê phải kết hợpvới địa phương tìm vùng sản xuất cà phê nguyên liệu ổn định và lâu dài, từ đó đầu

tư và ký hợp đồng thu mua sản phẩm Sản phẩm cà phê nhân hoặc sau này chế biếnthành cà phê tiêu dùng có thể dễ dàng truy nguyên nguồn gốc

Ngoài ra, các chủ DN đã đầu tư các nhà máy chế biến cà phê nhân phải đánhgiá lại dây chuyền thiết bị công nghệ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên

cơ sở chuẩn bị được vốn thu mua cà phê nhân và hợp tác liên kết tiêu thụ cà phênhân XK một cách hợp lý Những nhà máy, kho bảo quản không hiệu quả thì xemxét chuyển đổi công năng hoặc thực hiện hợp đồng bảo quản cà phê cho các DNkhác nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng kho nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư…Theo

Dự thảo “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và XKđến năm 2020, định hướng 2030”: Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cà phê đến năm

2020 đạt ổn định 3,5 tỷ USD/năm, định hướng đến 2030 đạt 4 – 4,5 tỷ USD/năm.100% sản phẩm cà phê qua chế biến đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng quốc gia,quốc tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tỷ lệ cà phê nhân được chế biến ởquy mô công nghiệp đạt 40% vào năm 2015; đạt 70% đến năm 2020 và trên 80%đến năm 2030 Đến năm 2020, tỷ lệ cà phê tiêu dùng (cà phê chế biến sâu: cà phêrang xay, cà phê hoà tan) đạt 25% tổng sản lượng cà phê nhân

Trang 19

Về việc phân bố các cơ sở chế biến bảo quản cà phê theo vùng kinh tế, dự kiếnđến năm 2020 sẽ tập trung phát triển chế biến cà phê hòa tan ở các vùng chính gồm:Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL, tổng công suất thiết kế đến năm 2020:55.000 tấn sản phẩm/năm Khuyến khích các DN sản xuất phối trộn cà phê 3 trong

1 vì vấn đề đầu tư dây chuyền thiết bị tương đối thấp, nhu cầu thị trường lớn

3.2 Tình hình tiêu thụ cà phê

3.2.1 Tình hình tiêu thụ trong nước

Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 vàtăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75triệu USD vào năm 2016

Trong ngày thường, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ càphê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột Tuy nhiên, trong dịp lễ tết, số lượngngười tiêu thụ cà phê trong hộ gia đình tăng lên, khoảng 23% số hộ

Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng Cà phê rangxay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phêhòa tan Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sửdụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng

sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng

là nữ (52%)

Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả vềlượng và giá trị Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2002(2,4kg) cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn (0,89 kg) Trong khi đó, giá trị tiêuthụ bình quân đầu người của thành thị đạt 20280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức củanông thôn

Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhấtđến nhóm có thu nhập cao nhất Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm 5 caohơn nhóm 1 đến gần 18 lần, tuy nhiên, giá trị tiêu thụ chỉ chênh lệch khoảng gần 9lần Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thunhập

Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phêthô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50% Việt Nam có 5 nhãn hiệu

cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu

Trang 20

Giá cà phê trong nước:

7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, giá cà phê Robusta trung bình tại ở mức 35.957VNĐ/kg (1,71 USD) và tại Lâm Đồng là 39.545 VNĐ/kg (1,88 USD) (xem thêmbảng 10 và hình 6) Giá cà phê trong nước tăng giảm theo tình hình thị trường thếgiới Tháng 3 và tháng 4 năm nay, giá cà phê tại 4 khu vực trồng chính tăng “độtbiến” do giá cà phê thế giới tăng mạnh vì nguồn cung sụt giảm (vụ mùa tại Brazilthất thu)

Giá cà phê xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng tháng 5 năm 2014 lần lượt là40.100 VNĐ/kg ($1.90) và 40.200 VNĐ.kg, giảm nhẹ so với tháng trước Theo cácdoanh nghiệp xuất khẩu trong nước, nếu giá cà phê tiếp tục tăng cao hơn 40.000VNĐ/kg thì người nông dân sẽ có thêm động lực để bán cà phê cho doanh nghiệp

,Bảng 10: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2013/14

Đơn vị:

VNĐ/kg T10/2013 T11/2013 T12/2013 T1/2014 T2/2014 T3/2014 T4/2014

Giá trung bình 7 tháng đầu mùa vụ (T10- T4)

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội

cà phê ca cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và

doanh nghiệp XK trong nước

Trang 21

Tỷ giá hối đoái: 1 USD = VND 21.080; Tỷ giá ngày 29 tháng 4 năm 2014 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Ngày đăng: 19/11/2014, 21:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14 - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Bảng 1 Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14 (Trang 11)
Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại (đơn vị: nghìn bao 60kg) - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Hình 1 Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại (đơn vị: nghìn bao 60kg) (Trang 13)
Hình 3: Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Hình 3 Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam (Trang 14)
Bảng 3: Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến  2012/13 - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Bảng 3 Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến 2012/13 (Trang 20)
Hình 4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Hình 4 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa (Trang 21)
Bảng 4: Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ  2010/11 đến 2012/13 - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Bảng 4 Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến 2012/13 (Trang 21)
Hình 4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam (7 tháng đầu mùa   vụ 2013/14) (đơn vị: tấn) - Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014
Hình 4 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam (7 tháng đầu mùa vụ 2013/14) (đơn vị: tấn) (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w