Phần 4: Giải pháp

Một phần của tài liệu Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014 (Trang 36 - 39)

Dễ dàng nhận thấy, ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang tồn tại nghịch lý lớn là cho đến nay, Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân với tỷ lệ lên tới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%. Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần. Do đó nhà nước, các viện khoa học và cả người dân cần có những biện pháp hợp lý hơn để việc cung cầu cà phê được đảm bảo mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.1 Nhà nước:

 Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi sang cưa ghép bằng các dòng cà phê vối chọn lọc; chuyển những diện tích cà phê trồng trên những vùng đất không thích hợp sang ca cao hoặc các loại cây trồng khác.

 Xây dựng và ban hành quy chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến đối với cây cà phê để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như tính bền vững.

 Tổ chức lại ngành cà phê Việt nam, trong đó xây dựng được các hình thức tổ chức thích hợp như hợp tác xã; nhóm hộ sản xuất v.v… tránh hình thức phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay.

 Tăng cường mối liên kết 4 nhà, trong đó nhà doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, vì vậy Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp này phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, hộ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học.

 Tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất cà phê như đường xá, hồ đập thủy lợi, điện, nước v.v…

 Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ một các toàn diện đối với cây và ngành cà phê.

 Có chính sách trợ giá cũng như đảm bảo giá cả cho người làm cà phê khi hạn hán hay mưa bão kéo dài ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cà phê nhằm củng cố thêm tinh thần cho người làm cà phê khi giá cà phê rớt giá

 Khuyến khích người dân giữ được diện tích trồng cà phê để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, tránh tình trạng ngư ời dân chạy theo những lợi nhuận trước mắt, phá bỏ diện tích trồng cà phê chạy theo những cây ngắn ngày khác.

 Tìm những nguốn cầu cà phê khác, những cách thức cạnh tranh với những nước khác trên thế giớ để luôn đảm bảo đầu ra có lợi nhuận cao.

 Đối với những diện tích cà phê già cỗi hết thời kỳ kinh doanh có hiệu quả cần có kế hoạch cưa ghép cải tạo bằng các dòng vô tính cà phê vối cao sản, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh, chín muộn và chín tập trung. Việc sử dụng các dòng vô tính này không những sẽ nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học và đặc biệt là tiết kiệm chi phí tưới nước và công thu hoạch.

 Đối với những diện tích cà phê già cỗi, bị sâu bệnh không có khả năng cưa ghép cải tạo cần chuyển sang trồng ca cao.

 Đối với những diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh có hiệu quả cần tăng cường trồng cây che bóng, bón phân hữu đồng thời hạn chế phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tránh thâm canh quá mức làm giảm tuổi thọ của vườn cây.

 Đối với những diện tích cà phê trồng không đúng quy hoạch trên những vùng đất không thích hợp như độ dốc cao, tầng đất mỏng, xa nguồn nước tưới cần khuyến khích chuyển sang trồng ca cao hoặc các cây trồng khác nhằm đảm bảo tính bền vững cho ngành cà phê..

 Có những hướng dẫn cụ thể cho người dân, đổi mới phương pháp trồng và chăm sóc cà phê.

Bên cạnh đó, ngành cà phê cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đồng thời nhanh chóng cải thiện phương thức mua bán cà phê nhân qua sàn giao dịch với giá có lợi cho DN Việt Nam. Ngoài ra, các chủ DN đã đầu tư các nhà máy chế biến cà phê nhân phải đánh giá lại dây chuyền thiết bị công nghệ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở chuẩn bị được vốn thu mua cà phê nhân và hợp tác liên kết tiêu thụ cà phê nhân XK một cách hợp lý. Những nhà máy, kho bảo quản không hiệu quả thì xem xét chuyển đổi công năng hoặc thực hiện hợp đồng bảo quản cà phê cho các DN khác nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng kho nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư…

KẾT LUẬN

Cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Sự sụt giảm giá cà phê ngay lập tức ảnh hưởng đến thu nhập của người dân ở nhiều nước. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về kinh tế và chính trị mà còn vượt xa hơn là biểu tượng và niềm đam mê của nhiều người, nhiều nơi trên thế giới. Người trồng cà phê ở nhiều nơi trên thế giới coi cà phê là biểu tượng của quê hương mình, nơi mình sinh sống. Cây cà phê là vật trang trí cho các trang trại giàu có. Trong thời kỳ khủng hoảng giá, nhiều người dân đã được kêu gọi chặt bớt cây cà phê và chuyển sang các loại cây trồng khác. Nhiều người đã thực hiện nhưng nhiều người đã không làm theo. Một trong những giải pháp được đưa ra để giảm thiểu tác hại của cuộc khủng hoảng là tăng cường tiêu thụ cà phê trong nước. Tăng tiêu thụ cà phê sẽ giúp điều chỉnh lại cân bằng cung cầu thị trường, giúp tăng giá cà phê trả cho người sản xuất, tạo cơ hội tăng giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm, tăng thuế và phát triển kinh tế nói chung. Trong vòng 35 năm qua, cầu cà phê tăng tới 11 lần trong những năm giá cà phê lên cao. Tuy nhiên, mức tăng này không vượt quá hai năm. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam như bình quân tiêu thụ cà phê đầu người của Việt Nam, xu thế tiêu thụ, khó khăn trong quá trình khuyến khích tiêu thụ cà phê ... Đặc biệt, nghiên cứu về tâm lý người mua và người tiêu dùng cà phê và các nghiên cứu marketing khác chưa được các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm thoả đáng. Do đó thị trường cà phê còn rất nhiều biến động qua các năm và không thể lường trước được. thiết nghĩ cần có một hướng đi mới hơn cho thị trường cà phê để cung phù hợp với cầu, thị trường cân bằng và phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w