1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc doc

34 603 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 398,5 KB

Nội dung

Với lịch sử hàng nghìn năm phát triển, Trung Quốc luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ mà luôn giữ được sắc thái riên

Trang 2

MỤC LỤC

1.Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc

2 Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

2.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.

2.2 Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc

2.3 Các chính sách đầu tư nước ngoài của TQ

3 Tình hình đầu tư nước ngoài tại VN và bài học kinh nghiệm từ TQ

3.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc

Trang 3

1 Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc nổi tiếng là

một trong những cái nôi văn minh

nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại

trên 3.500 năm Với lịch sử hàng

nghìn năm phát triển, Trung Quốc

luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa

thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng

nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ mà luôn

giữ được sắc thái riêng biệt của mình

Năm 1978, Trung Quốc tiến hành

công cuộc cải cách mở cửa và thực

hiện một cuộc thay đổi vĩ đại trong

lịch sử của, và đã đạt được những

thành tựu đáng khâm phục Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đãthu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc với nền kinh tế đứng thứ haithế giới Từ năm 1979 đến 2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên9,4%, đạt mức cao nhất thế giới Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện "Kếhoạch 5 năm lần thứ 10", GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷUSD (gấp 50 lần so với năm 1978), xếp thứ 4 thế giới; thu nhập bình quân của cư dân

ở thành thị đạt khoảng 1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD Về kinh tế đốingoại, Trung Quốc kết thúc thời gian quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạchthương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, xếp thứ 3 thế giới (gấp 60 lần so với năm1978); dự trữ ngoại tệ đạt 941 tỷ USD, đứng đầu thế giới Kể từ năm 2003, TrungQuốc đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới; năm

2005 FDI thực tế đạt 60,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư thực tế vượt 620 tỷ USD

Tênnước

Nước Cộng hoà Nhân dân TrungHoa

Thủ đô Bắc KinhDiện

tích

1,39 tỷ người (tính đến 2010)

Dân tộc 56 dân tộc (dân tộc Hán là chủ

yếu)Tôn

giáo

Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo

Ngônngữ

Tiếng Hán là tiếng phổ thông

Hànhchính

31 tỉnh, trong đó thành phố gồm

22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phốtrực thuộc TƯ

Trang 4

Về đầu tư nước ngoài, năm 1989, chính quyền đã ban hành các đạo luật và nghịđịnh về khuyến khích nước ngoài đầu tư vào các vùng và các lĩnh vực ưu tiên cao.Một ví dụ điển hình của chính sách này là Danh mục ngành khuyến khích, quy địnhmức độ nước ngoài có thể được phép tham gia trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khácnhau Mở cửa cho bên ngoài vẫn là trọng tâm của quá trình phát triển của Trung Quốc.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất khoảng 45% hàng xuất khẩuTrung Quốc (dù đa số đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đến từ Hồng Kông, Đài Loan

và Ma Cao, hai trong số này thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),

và Trung Hoa Đại lục tiếp tục thu hút dòng đầu tư to lớn Năm 2005, dự trữ ngoại tệvượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và trong tháng 11 năm 2006,Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vượt mức1.000 tỷ USD

Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòabình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thếgiới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị vớicác nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện với lánggiềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng) Hầu hết các quốc gia

và khu vực đều có nhu cầu thiết lập và mở rộng hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnhvực Tính đến nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 38 quốc gia Đông

á, Đông Nam á, Nam á và Tây á Các mối quan hệ này ngày càng được gia tăng lòngtin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về kinh tế

Với tiềm năng kinh tế của mình, Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mởrộng không gian hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia châu á, đặc biệt là đẩymạnh đầu tư quốc tế Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ còn vươn lên mạnh mẽhơn nhiều trong thế kỷ XXI, trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký trên trường quốc tế -

cả về kinh tế lẫn vai trò chính trị Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang và sẽ phải đốimặt với nhiều thách thức gay gắt trước những khó khăn trong nước cũng như trongquan hệ với các nước, nhất là các nước liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Trung

Trang 5

Quốc Cả thành công, cơ hội và khó khăn, thách thức đều đặt Trung Quốc trước mộtnhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề để thể hiện vị thế nước lớn của mình.

2 Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

2.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.

2.1.1.Tình hình đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn Trung Quốc song hành với chiến lược tìm kiếm nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước có thể giúp kinh tế toàn cầu bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) của các công ty Trung Quốc

đã tăng từ 5,5 tỷ USD trong năm

2004 lên 48 tỷ USD năm 2009 Phó

chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và

Cải cách Trung Quốc Trương Hiểu

Cường cho biết từ tháng 1 đến

tháng 9/2010 Trung Quốc đã đầu

tư 36,3 tỉ USD vào 2.246 xí nghiệp

ở 118 nước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước Tổng đầu tư nước ngoài của TrungQuốc hiện đã lên tới 1.000 tỉ USD, trong đó FDI chiếm 245,8 tỉ USD, đứng thứ 15 thếgiới và thứ 3 trong các nước đang phát triển Và kết quả là FDI ra nước ngoài củaTrung Quốc đạt 59 tỷ USD vào năm 2010 Các quan chức Trung Quốc dự đoán con sốnày có thể đạt 100 tỷ USD vào năm 2013

Trang 6

Khu vực đầu tư chủ yếu của Trung Quốc là châu Á và tiếp đó là châu Phi Hiện

có hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở Châu Phi với tổng đầu tư 32,2 tỉUSD Các nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch FDI lớn của Trung Quốc là HongHong, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Việt Nam,Australia và Đức Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài cũng kéo theo đông đảo dòng laođộng Trung Quốc ra nước ngoài Số liệu chính thức cho biết tổng số nhân viên công ty

và lao động Trung Quốc ở nước ngoài vào khoảng 4 triệu người Các lĩnh vực màdoanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào là năng lượng, khai khoáng và nông nghiệp.Đây là số đầu tư trực tiếp phi tài chính, không bao gồm đầu tư của các ngân hàng,công ty bảo hiểm và chứng khoán

Bảng 1.1: Khái quát FDI ra nước ngoài của Trung Quốc những năm gần đây:

Trang 7

Để thu được lợi nhuận tối đa từ các khoản đầu tư ra nước ngoài thì các doanhnghiệp Trung Quốc đang được chính phủ hỗ trợ bằng các chính sách để sử dụng vốnmột các có hiệu quả.

Với sự hậu thuẫn của chính phủ, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang ráoriết “thôn tính” các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện giấc mộng trở thành “trùm

sò FDI” của thế giới Giấc mộng này ấp ủ ngay từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách

mở cửa hồi đầu những năm 1980, với “Chiến lược con lăn” hay còn gọi là “Chiến lượctuần hoàn” Trước tiên là “hút” nhiều FDI về nước để hiện đại hóa, tiếp đó ra sức xuấtkhẩu hàng hóa, tích lũy tư bản, rồi chuyển sang xuất khẩu tư bản ra thế giới, tức “tiến

ra ngoài” Cứ “lăn đi lăn lại” như vậy cho tới khi Trung Quốc thực hiện được giấcmộng thâu tóm các doanh nghiệp lớn của thế giới

Để thực hiện chiến lược này, trong hơn 30 năm qua kể từ năm 1980 đến tới cuốinăm 2006, Trung Quốc đã “hút” FDI tới 685,4 tỉ USD với trên 590.000 hạng mụccông trình, đứng đầu bảng các nước đang phát triển và đứng thứ 5 thế giới Cùng với

“hút” FDI, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển ngoại thương chiếm lĩnh thị trường Sốliệu thống kê của Trung Quốc cho biết kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đã tăng từ509,7 tỉ USD (năm 2001) lên 2.100 tỉ USD (năm 2007) Năm 2010, Trung Quốc đã trởthành nước có GDP thứ hai thế giới sau Mỹ và vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớnthứ nhất thế giới Từ đó, Trung Quốc đã tích lũy được lượng tư bản to lớn, với 2.648,3

tỉ USD dự trữ ngoại tệ (tính tới 10/2010)

Đây chính là điều kiện để Trung Quốc có thể trở thành “trùm sò FDI” của thếgiới, tranh giành bá quyền với Mỹ Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xung đột kinh

tế và thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước Phương Tây đã trở nên gay gắtthời gian qua và tiếp tục nghiêm trọng hơn trong thời gian tới

Có hai yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.Thứ nhất là Trung Quốc đã tạo ra một thế hệ công ty đủ sức cạnh tranh quốc tế, có thểcung cấp cho các nước đang phát triển những đoàn tàu tốc hành, trạm điện, máy móckhai mỏ và thiết bị viễn thông đủ chất lượng với giá cả thường thấp hơn nhiều so với

Trang 8

các nhà cung cấp khác Yếu tố thứ hai là sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng đượcchính phủ huy động để hậu thuẫn cho các doanh nghiệp nói trên Chiến lược của chínhphủ Trung Quốc là tạo thật nhiều chân rết trên khắp thế giới, nơi nào cũng phải có sựhiện diện của Trung Quốc, từ đó dùng tiền của mình để tạo ra sức mạnh và ảnh hưởngcủa mình trên toàn thế giới

Quan chức cấp cao Yi Huiman của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã tiết

lộ trong một cuộc hội thảo gần đây rằng ngân hàng của ông đang làm việc với chínhphủ để cung cấp “đường sắt đi kèm tài trợ” trên toàn thế giới Vale, công ty khai mỏcủa Braxin tuần qua thông báo đã ký với hai ngân hàng Trung Quốc một thỏa thuậncung cấp tín dụng 1,23 tỷ USD để mua 12 tàu thủy chở hàng cỡ lớn của Trung Quốc

để dùng làm phương tiện chuyên chở quặng sắt giữa hai nước

Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cho công ty dầu mỏ Petrobras của Braxinvay 10 tỷ USD và cho công ty khai khoáng quặng sắt Vale vay 1,23 tỷ USD Nămngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Braxin Mốiquan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa hai cường quốc kinh tế đang phát triển nàytrong thập kỷ qua đã trở thành một biểu tượng của sự dịch chuyển kinh tế toàn cầu.Rất có thể cặp đôi này cũng sẽ mở đường cho một trong những sự điều chỉnh lớn nhấtcủa nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài lớn nhất ở Braxin năm nay sau khi ký một loạt thỏa thuận trong các lĩnhvực khai mỏ, luyện thép, thiết bị xây dựng và phân phối điện

Các dự án đầu tư nói trên là một phần của một xu hướng âm thầm nhưng vôcùng quan trọng Vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, TrungQuốc đang trở thành điểm tựa cho một chu kỳ mới tăng trưởng kinh tế bền vững giữachâu Á và phần còn lại của thế giới đang phát triển

Nếu đầu tư vào Braxin là một biểu tượng của thời kỳ mới trong đó kinh tếTrung Quốc thâm nhập sâu hơn vào các nước đang phát triển, thì một biểu tượng nữa

đó là một loạt mạng lưới đường sắt do Trung Quốc xây dựng đang lan tỏa ra toàn cầu.Các công ty chế tạo đường sắt Trung Quốc hiện nằm trong số những công ty làm ăn

Trang 9

hiệu quả nhất và trong nhiều năm qua đã hoạt động ở một số nước láng giềng Trung

và Đông Nam Á Trong năm qua, các công ty này cũng đã ký được nhiều hợp đồng ởnhững nơi khác như Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Áchentina Các công ty đường sắt TrungQuốc không chỉ đơn thuần lắp đặt đường ray mà còn hy vọng ký kết được nhiều hợpđồng bán thiết bị đường sắt cao tốc cho nước ngoài, trong đó có đầu máy và hệ thốngđiều khiển đường sắt Khách hàng đầu tiên có thể là tuyến đường sắt cao tốc sắp đượcxây dựng nối liền Sao Paulo với Rio de Janeiro

Nếu đầu tư của Trung Quốc thực sự giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới ởcác nước đang phát triển, nó sẽ là một liều thuốc bổ cho nền kinh tế toàn cầu, giữa lúcnhiều nền kinh tế hàng đầu vẫn rất u ám, thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái kép

Sự kết hợp giữa nhu cầu nhập khẩu và đầu tư tăng mạnh của Trung Quốc là một lý dogiúp kinh tế Braxin đạt được mức tăng trưởng 8,9% trong nửa đầu năm 2010

Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế phương Tây, sự hiện diện của Trung Quốcmang lại nhiều rủi ro Chiến lược đầu tư của Bắc Kinh xem ra có thể mở đầu một thời

kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển và cáccông ty quốc doanh Trung Quốc Sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ phía chính phủ cũng

là lý do khiến các công ty Trung Quốc bị cáo buộc cạnh tranh không bình đẳng.Không có gì ngạc nhiên, khi một số tập đoàn đa quốc gia như GE và Siemens trongthời gian gần đây lên tiếng chỉ trích các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh Đâychính là những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đang ngày càng

có sức cạnh tranh như thiết bị điện và đường sắt

Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc cũng đặt ra vấn đề về tương lai của đồngUSD Các quan chức Trung Quốc đã nói về mục tiêu dài hạn loại bỏ vai trò dự trữquốc tế của đồng USD bằng một giỏ tiền tệ khác, trong đó có thể bao gồm đồng nhândân tệ Do thương mại với các nước đang phát triển phát triển mạnh, Bắc Kinh bắt đầu

có các bước đi quan trọng nhằm mở rộng phạm vi sử dụng đồng nhân nhân tệ, baogồm cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài sử dụng đồng tiền này đầu tư vào thị trường

Trang 10

trái phiếu trong nước Một số nhà kinh tế cho rằng đồng nhân dân tệ có thể sẽ trởthành đồng tiền giao dịch trong các hợp đồng buôn bán ở châu Á trong thập kỷ tới.Nhìn ở khía cạnh nào thì cũng thấy là nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởngrất ấn tượng và số tiền dự trữ của các doanh nhân Trung Quốc cũng không nhỏ hơnQuỹ Dự Trữ Ngoại Hối (FX Reserve) của Chính phủ là bao nhiêu Điều này gây ramột hiện tượng mới bắt đầu từ 10 năm qua là Trung Quốc hiện đang tài trợ cho rấtnhiều hoạt động kinh tế của thế giới, đã phát triển và đang phát triển Trong khi Chínhphủ Trung Quốc dùng tiền dự trữ để mua trái phiếu và các khoáng sản cho nhu cầu sảnxuất nội địa; thì doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng mở rộng hoạt động xuất khẩucủa mình bằng cách mua lại các công ty Âu Mỹ có giá trị gia tăng cho hệ thống phânphối (logistics) của ngành nghề mình Một ưa thích khác của doanh nghiệp tư nhânTrung Quốc là việc mua lại thương hiệu (Geely mua Volvo, Levono mua IBM PC…)

và đầu tư vào các liên doanh để mua công nghệ cao (không thành công lắm vì Âu Mỹvẫn bảo vệ kỹ những lợi thế cạnh tranh của họ)

Nhìn vào số tiền họ đã đầu tư như một bản đồ cho tương lai, ta có thể nhận rõnhững cá tính của đầu tư Trung Quốc Điều này rất quan trọng cho những doanh nhânmuốn tiếp cận nguồn vốn này và cho những người làm chính sách kinh tế muốn tránhnhững ảo tưởng về ý đồ của Trung Quốc Theo luật lệ Trung Quốc, mỗi đầu tư ra nướcngoài của doanh nghiệp hay công dân Trung Quốc trên 200.000 USD đều phải được

sự chấp thuận của Cục Đầu Tư Nước Ngoài nói trên Dĩ nhiên con số đầu tư “chui”của các tư nhân và số tiền chuyển ra nước ngoài để che dấu tài sản cũng là một con sốkhổng lồ, nhưng không ai biết chính xác để rút kết luận Điều chắc chắn là mọi hoạtđộng đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài chịu sự kiểm soát và điềuhành chặt chẽ bởi chính phủ Trung Ương và nằm trong kế hoạch về kinh tế vĩ mô củachính phủ Xin ghi nhớ ở đây là Cục Đầu Tư Nước Ngoài nằm dưới sự điều khiển trựctiếp của Bộ Kế Hoạch Quốc Gia

Trang 11

Theo những tuyên bố của ông Fan Chung Yong - Cục Trưởng Cục Đầu Tư NướcNgoài của Trung Quốc, ta có thể rút ra các ngụ ý của ông về tiêu chí đầu tư FDI củaTrung Quốc ở nước ngoài Sách lược gồm 4 điểm chính:

1 Giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu chính trị;

2 Giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững bằng cách thu gom nhữngtài nguyên và công nghệ cao;

3 Giúp các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh hữu hiệu hơn với quốc tế

về thị phần, về kỹ năng quản trị, về thương hiệu;

4 Tạo ra lợi nhuận tốt đẹp hơn so với hoạt động nội địa

Đây là kế hoạch chính thức; nhưng khi nhìn vào những dự án đầu tư đã giải ngân,

ta lại phát hiện vài sự kiện thú vị:

1 Nếu tiêu chí số một là mục tiêu chính trị, thì chính phủ Trung Quốc đãkhông sử dụng tối đa vũ khí FDI này của mình Lấy trường hợp một đồng minhthân thiết nhất của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên Nếu Trung Quốc thực sự muốngiúp Bắc Triều Tiên phát triển kinh tế thì chỉ cần 10% số tiền FDI năm 2009 (20 tỉUSD), Bắc Triều Tiên sẽ có bước tiến nhảy vọt về GDP vì hiện nay GDP của họrất nghèo nàn (dưới 26 tỉ USD vào 2008) Có thể họ muốn giữ Bắc Triều Tiênnghèo khó để phải luôn luôn tùy thuộc vào Trung Quốc và dễ sai bảo hơn? Tôikhông biết gì về chính trị nhưng nhìn vào kinh tế, ta thấy có nhiều câu hỏi hơn làcâu trả lời cho quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên Một nước anh em vềchủ nghĩa khác của Trung Quốc là Cuba (GDP phỏng đoán là dưới 52 tỉ USD vào2009) đã chỉ nhận khoảng 5 triệu USD đầu tư FDI của Trung Quốc Với các quốcgia cực tả, chống Mỹ như Iran hay Venezuela, FDI của Trung Quốc đều nhắm vàodầu khí thay vì chính trị Có lẻ “bụt nhà không thiêng”?

2 Về thu tóm tài nguyên, nhất là khoảng sản và dầu khí, thì Trung Quốc rấtnăng động trong lãnh vực này Những hoạt động của Trung Quốc tại Châu Phi, Úc,Trung Đông đã tốn khá nhiều giấy mực và bình luận của thế giới Tuy vậy, về công

Trang 12

nghệ cao, các công ty Trung Quốc đã thất bại phần lớn tại các quốc gia Âu, Mỹ,Nhật, Úc Các xứ này hiểu rõ lợi thế cạnh tranh duy nhất của họ với Trung Quốc làcông nghệ cao và thương hiệu, cũng như kỹ năng quản trị, nên họ đã tìm mọi cách

vô hiệu hóa chiến lược này của Trung Quốc Vả lại, ngày nào mà Trung Quốc chưanghiêm túc xử lý các luật lệ về bản quyền trí tuệ, của Trung Quốc cũng như củaquốc tế, thì các doanh nghiệp IT và công nghệ cao sẽ tránh né Trung Quốc và coi

mà các nhà yêu nước Trung Quốc không muốn nhìn nhận Trung Quốc cần Âu MỹNhật Úc hơn là ngược lại

4 Điểm sau cùng của chính sách đầu tư FDI của Trung Quốc là tìm lợinhuận Đây là thất bại lớn nhất của chính sách này Theo lời thú nhận của ông ZhuZhixin, Phó Chủ tịch của Sở Kế Hoạch Quốc Gia (State Planning Commission vừađổi tên thành National Development and Reform Commission NDRC), thống kêđến 2008 cho thấy chỉ 28% các hoạt động tại nước ngoài của doanh nghiệp TrungQuốc là có lời; 47% là hòa vốn và 25% phải chịu lỗ liên tục hoặc đã đóng cửa rútlui Nhận thức được những bất lợi này, ông Bộ trưởng đã nêu ra 5 vấn đề lớn màdoanh nghiệp Trung Quốc phải đối phó khi đầu tư vào nước ngoài:

+ Doanh nghiệp nhỏ hơn doanh nghiệp đối thủ, lại làm quá nhiều lĩnh vực, nênkhông đi sâu vào ngành nghề gì

Trang 13

+ Doanh nghiệp có truyền thống địa phương hóa, không quan tâm đến chuyện lanrộng ra thế giới

+ Không có công nghệ hay thương hiệu riêng

+ Tổ chức doanh nghiệp còn luộm thuộm

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ học nhiều bài học xấu từ các công ty quốc doanh lớn Điều này cho thấy Trung Quốc còn phải học nhiều về vấn đề đầu tư FDI tại nướcngoài Nhật đã trả nhiều bài học đắt giá về đầu tư nước ngoài ở hai thập niên 70’s và80’s khi kinh tế của Nhật bứt phá ngoạn mục Chỉ sau này, sau 20 năm phiêu lưu, đầu

tư nước ngoài của Nhật mới ổn định và thâu lợi

2.2.2 Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc

Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh

tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới.Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 1982lên 510 tỷ USD năm 2001 Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đứng thứbẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷUSD) Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầuthế giới về tốc độ tăng trưởng Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời

kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc

Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung Quốctrong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển

và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thậm chí

đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ USD Đầu tư trực tiếp nước ngoài trởthành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt đểnước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Quan trọng hơn, nó là cơ sở

Trang 14

chủ yếu để Trung Quốc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tàinguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủyếu các mặt hàng công nghiệp chế tạo Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đấtnước Trung Quốc đã thay da đổi thịt Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được vínhư một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm mởcửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một trong những

“điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”

Nguồn FDI vào Trung Quốc tăng, từ hơn 3 tỷ USD (năm 1990) lên 40

tỷ USD (năm 2000) và 53 tỷ USD (năm 2005)

Kể từ khi cải cách kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, Trung Quốc đã thu hút

ngày càng lớn số vốn nước ngoài Có ba hình thức chủ yếu của dòng vốn đầu tưnước ngoài : vốn vay nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư nước ngoàikhác

Giữa năm 1979 và 2000, thực tế sử dụng của Trung Quốc vốn nước ngoài hơn500.000.000.000 đô la Mỹ, hơn hai phần ba vốn nước ngoài theo hình thức đầu tư trựctiếp Tầm quan trọng của FDI đã tăng mạnh kể từ cuối những năm 1970 và đầu nhữngnăm 1980 Những năm 1980 , dòng vốn FDI chỉ chiếm 12% tổng vốn nước ngoài sửdụng thực tế Nhiều yếu tố góp phần làm chậm tiến độ tương đối của Trung Quốctrong việc thu hút FDI trong giai đoạn này Ví dụ, chính phủ yêu cầu rằng tất cả cácdoanh nghiệp liên doanh nước ngoài duy trì bảng cân đối ngoại tệ đã gây khó khăncho các nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận bằng ngoại tệ mạnh không thu được Mộtphần lý do là các nhà đầu tư nước ngoài không chắc chắn về môi trường chính sáchtrong những năm đầu của cải cách Tỷ lệ sử dụng tăng lên trong nửa sau của năm 1980

do cải thiện môi trường kinh doanh nhưng đã bắt đầu giảm sau năm 1989 Những bất

ổn chính trị vào năm 1989 góp phần vào việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn FDI Ngoài ra,vấn đề thiếu hụt do bóp chặt tín dụng của chính phủ để kiểm soát nền kinh tế quánóng Cuối cùng, nhiều dự án công bố cũng có thể gian lận, liên doanh giả mạo đượcthiết lập để tận dụng lợi thế của thuận lợi ưu đãi thuế Vì vậy, trong những năm 1990,trong khi hợp đồng FDI đăng ký tăng lên một con số cao kỷ lục nhưng thực tế sử dụng

Trang 15

vốn FDI chỉ tăng từ từ Tỷ lệ FDI sử dụng đã giảm xuống mức thấp nhất dưới 20%vào năm 1992 nhưng sau đó tăng lên đều đặn trong suốt những năm 1990.

Sự tăng trưởng trong FDI đã bắt đầu tăng từ giữa những năm 1980, khi một loạtcác biện pháp đã được áp dụng để cải thiện môi trường đầu tư tại Trung Quốc Năm

1980 và đầu những năm 1990, FDI tăng ổn định và chiếm khoảng một phần ba tổng sốvốn nước ngoài chảy vào Dòng vốn FDI tăng nhanh kể từ năm 1992 và trở thànhnguồn quan trọng nhất của dòng vốn nước ngoài Trung Quốc cũng đã trở thành quốcgia nhận FDI lớn nhất trên thế giới FDI hàng năm sử dụng đã tăng từ 4 tỷ USD / nămvào năm 1991 lên hơn USD 45tỷ, đỉnh cao của nó (vào năm 1997 và 1998) Năm

1999 và 2000, dòng vốn FDI giảm từ cấp cao nhất, nhưng vẫn còn số tiền hơn 40 tỷUSD một năm

Trong những năm gần đây, FDI từ các nước vào Trung Quốc tăng rất nhanh Năm 2010, tổng vốn FDI là 105,7 tỷ USD Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng

đó là bởi vì sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng được thể hiện sâu sắc Hơnthế nữa,cơ sở hạ tầng được đầu tư theo tiêu chuẩn,tạo điều kiện tốt cho các doanhnghiệp phát triển Hành lang pháp lý tại đất nước này ngày càng chặt chẽ và thôngthoáng nhất có thể giúp doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư

Tác động của FDI:

- FDI có mặt ở nhiều ngành Công nghiệp của Trung Quốc, đóng góp vào việcchuyển đổi cơ cấu công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tronggiá trị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 7% năm 1990 lên 28% năm

2000 Các doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có năng suất cao nhất (gấp đôi sovới doanh nghiệp nhà nước)

- Năm 1995, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc chiếm tới 61% sản lượngquần áo và giày dép xuất khẩu của Trung Quốc, tạo nhiều việc làm, chiếm 3% laođộng thành thị và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư nhân hóa Vấn đề việc làm

là vấn đề nhức nhối của xã hội Trung Quốc Do dân số đông đúc và thiếu việc làm

Trang 16

dẫn tới đời sống nhân đân khó khăn Khi vốn FDI tăng cường sẽ tạo ra nhiều công ănviệc làm cho người dân,góp phần cải thiện và đảm bảo đời sống cho người dân.

- Doanh nghiệp Trung Quốc liên doanh với nước ngoài là cách tiếp cận nhanhnhất và thuận lợi nhất đối với các nguồn vốn ngân hàng nước ngoài Doanh nghiệpTrung Quốc có cơ hội được sử dụng lượng vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất,tăngkhả năng cạnh tranh cho sản phẩm

- Vai trò của FDI không lớn nếu xét về mặt đóng góp tài chính vào cán cânthanh toán, nhưng giúp cán cân thanh toán của Trung Quốc mạnh lên trong những nămqua và sau đó lại làm tăng mạnh dự trữ ngoại tệ (năm 2001 tăng thêm khoảng 50 tỷUSD) Đồng thời, FDI đã góp phần quan trọng trong toàn bộ vốn đầu tư, chiếmkhoảng 35% GDP và do đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế FDI còn góp phầnvào tỷ trọng trong thuế giá trị gia tăng của Trung Quốc

- FDI vào Trung Quốc còn có vai trò quan trọng khác, chứng tỏ Trung Quốc làmột thị trường hấp dẫn, nên đã thu hút được nhiều FDI hơn các nước: Achentina,Braxin … , và làm cho các nước Đông Nam á lo ngại vì nguồn FDI chảy hết về TrungQuốc FDI tăng nhanh làm cho vị thế của quốc gia này ngày càng vững mạnhhơn,chứng tỏ sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc

Những nguyên nhân làm tăng FDI vào Trung Quốc :

- Trung Quốc có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường cótầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu

- Trung Quốc có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trongkhu vực Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từHồng Công và Đài Loan

Trang 17

- Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trongkhu vực

- Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với cácnhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùngkhác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và chophép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước

Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tíchcực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Công, Đài Loan và Xingapo, những nơi cónhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng cólợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng) Đồng thời, yếu tố cơcấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng

Những tồn tại và khó khăn:

- Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùnglãnh thổ khác Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của HồngCông và Đài Loan là 86%, Inđônêxia là 79% và của Malaixia là 75% , còn TrungQuốc chỉ chiếm 47% FDI

- FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bốkhông đều (các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi

đó các vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI), đã tạo ra chênh lệchphát triển giữa các vùng

- Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đangkhắc phục dần Từ năm 1994 đến cuối năm 2000, khả năng mang lại lợi nhuận trướcthuế trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 8%; riêng với các doanhnghiệp FDI từ Mỹ trong những năm 1990 hoặc nửa cuối những năm 1990 là khoảng

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1:  Khái quát FDI ra nước ngoài của Trung Quốc những năm gần  đây: - Tiểu luận: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc doc
Bảng 1.1 Khái quát FDI ra nước ngoài của Trung Quốc những năm gần đây: (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w