I. Tổng quan về Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Thời điểm thành lập công ty
Công ty thành lập năm 1967, trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đang diễn ra ác liệt ở nước ta. Là một thành viên của Liên hiệp Dệt Nam Định sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà máy Dệt chăn. Nhà máy chọn địa điểm xây dựng ở xã Vĩnh Tuy -Huyên Thanh Trì - Hà Nội. Sản phẩm của Nhà máy là chăn chiên, được sản xuất từ phế liệu bông, sợi rối của Dệt Nam Định. Vì vậy, sau khi sơ tán lên Hà Nội nhà máy phải thu mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như: Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân,....để thay thế và tiếp tục đảm bảo sản xuất. Nhưng do quy trình công nghệ thủ công quá lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, hơn nữa nguyên liệu để sản xuất tạp nham từ nhiều nguồn và lại được cung cấp thất thường nên đã làm đội giá thành sản phẩm lên quá cao, do vậy dẫn đến tình trạng Nhà nước phải bù lỗ liên miên trong thời bao cấp.
1.2. Các giai đoạn phát triển
Có thể chia ra 3 giai đoạn phát triển của công ty như sau :
- Giai đoạn từ 1967 đến 1973 (Giai đoạn tiền thân của công ty )
Sau khi được thành lập nhà máy gặp vô vàn những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thiếu thốn về dây chuyền sản xuất nói chung và công nghệ nói riêng đẩy nhà máy vào làm ăn thua lỗ trong suốt một thời gian dài và phải được Nhà Nước bù lỗ.
Năm 1970 Nhà máy được lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông để cung cấp cho Nhà máy cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp. Dây chuyền này do nước bạn Trung Quốc giúp đỡ nước ta về máy móc thiết bị và công nghệ. Năm 1972 dây chuyền này đã đi vào sản xuất ổn định, giúp cho Nhà máy từ chỗ thua lỗ liên tục đã có lợi nhuận và mang một hướng đi mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho Nhà máy trong tương lai. Năm 1973, để chuẩn bị lắp đặt dây chuyền vải bạt Nhà máy đã trả dây chuyền dệt chăn cho Liên hiệp Dệt Nam Định và đổi tên thành Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội.
Kể từ sau khi mang tên Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội sản phẩm chính của Nhà máy là chăn chiên và vải mành. Thị trường chủ yếu là miền Bắc với một số khách hàng quen thuộc như Cao su Sao Vàng, và các công ty thương nghiệp ở miền Bắc.
- Giai đoạn từ năm 1974 đến 1988
Đây có thể coi là giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế tập chung bao cấp. Từ quy mô lúc đầu rất nhỏ, giá trị tổng sản lượng là 158507 đồng (theo giá 1968 ), số vốn 475406 đồng (theo giá năm 1968) và số cán bộ công nhân viên là 174 người. Nhà máy vừa sản xuất vừa tiến hành xây dựng cơ bản: nhà xưởng, kho tàng, đường xá nội bộ, khu nhà quản lý, đầu tư máy móc thiết bị, lao động, vất tư, tiền vốn ,...một
cách tương đối hoàn chỉnh. Đến năm 1988 tổng số vốn kinh doanh đạt trên 5 tỷ, giá trị tổng sản lượng đạt trên 10 tỷ (theo thời giá 1986 ), số cán bộ công nhân là 1079 người trong biên chế lúc cao nhất.
Do cơ chế làm ăn bao cấp nên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Mục tiêu chính của giai đoạn này là bằng mọi cách đạt được kế hoạch sản xuất được giao, cho nên nhiều khi tốc độ tăng sản lượng không cân đối với tốc độ tăng trưởng. Năm 1988 nhà máy đạt đỉnh cao về tiêu thụ sản phẩm: 3.308 triệu m2 vải mành, 2, 8 triệu m2 vải bạt các loại.
Nhìn chung, các phong trào thi đua, công tác đoàn thể đều nhằm mục tiêu cho phục vụ sản xuất và thực hiện công tác do nhà máy đề ra.
- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay
Đây là giai đoạn tăng trưởng theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường thời mở cửa đã tạo cho các doanh nghiệp không ít cơ hội phát triển và cũng kèm theo nó là những khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đứng vững trên thương trường đầy khốc liệt. Nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và khó tính toán hơn rất nhiều so với thời bao cấp trước kia, bên cạnh đó thị hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng và yêu cầu ngày càng được nâng cao. Để thích thích ứng và theo kịp thị trường nhà máy đã luôn luôn tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc và đa dạng hóa củng loại, cũng như màu sắc, mẫu mã của các sản phẩm để kịp thời đáp ứng được những yêu cầu cuả thị trường. Do mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ mới nên sản phẩm của nhà máy có chất lượng ngày càng cao đáp ứng được những yêu cầu của những khách hàng khó tính.
Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90 các nước đông âu khủng hoảng chính trị dẫn đến sự xụp đổ hàng lọat của các nước xã hội chủ
nghĩa, nhất là sự tan rã của Liên Xô đã làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Đây là những năm nhà máy gặp rất nhiều khó khăn bế tắc trong việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đặt ra cho nhà máy những thử thách gay gắt. Song chính trong những lúc khó khăn đó toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã đoàn kết một lòng, cùng nhau chung lưng đấu cật, nỗ lực phấn đấu đưa nhà máy thoát khỏi khó khăn và phát triển đi lên.Vào thời điểm này lãnh đạo nhà máy đã đề ra hàng lọat các giải pháp như tổ chức sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy quản lý, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,...
Ngày 23/8/1994 nhà máy được đổi tên thành công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội theo giấy phép số 100151 ngày 23/8/1994 của ủy ban kế họach Nhà nước với chức năng hoạt động đa dạng hơn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của công ty và xu thế tất yếu của cơ chế thị trường hiện nay.
Năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư trang bị một dây chuyền may, thiết bị được nhập toàn bộ của Nhật, với 150 máy may công nghiệp. Dây chuyền may đã đi vào họat động từ năm 1998. Trong việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, công ty chủ động tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết để chế thử vải mành nylon 6 (năm 1993) dùng để làm lốp xe máy, xe ô tô mà thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Ngày 15/10/2002 công ty đã đưa nhà máy sản xuất vải địa không dệt với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng vào hoạt động. Đây là bước đột phá mới về công nghệ trong ngành dệt, đáp ứng nhu cầu sử dụng loại vải này ngày càng gia tăng trong các ngành như: thủy lợi, giao thông, xây
dựng,...nhằm từng bước thay thế hàng ngoại nhập hiện nay trên thị trường.
Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội tiền thân là nhà máy dệt vải công nghiệp luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng thành công hệ thống ISO 9001-2000 do BVQi cấp chứng nhận. Với chất lượng sản phẩm như hiện nay sản phẩm của công ty đã từng bước thay thế hàng nhập khẩu và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Những cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của công ty trong suốt gần 40 năm qua đã được ghi nhận bằng hai huân chương lao động hạng hai và hạng ba do Nhà nước trao tặng.
Hiện nay công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước loại vừa thuộc khối công nghiệp TW trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam.