Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 43 - 45)

xây dựng dựa trên ý tưởng áp dụng vòng tròn chất lượng PDCA của Deming. Đây là mô hình tổng quát được áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào trong mọi lĩnh vực từ nghiên cứu phát triển, Marketing, tài chính, đầu tư đến hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Mô hình này bao gồm 6 bước sau: xác định vấn đề, nhận dạng quá trình, đo lường khả năng thực hiện, tìm hiểu nguyên nhân, phát triển ý tưởng mới và áp dụng các giải pháp cải tiến. Liên tục cải tiến đòi hỏi phải biết được quá trình là gì? Đo lường chúng hoạt động như thế nào và tại sao chúng hoạt động như vậy? Những vấn đề gì đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

III. Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm phẩm

1. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ với chất lượng sản phẩm

Trình độ chất lượng của sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lượng sản phẩm trước hết thể hiện ở những đặc chưng về trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Các chỉ tiêu kỹ thuật này phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm có thể đạt được. Tiến

bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn.

Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm.

Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có.

Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu của khách hàng và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thỏa mãn khách hàng.

2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp với cải tiến chất lượng sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nghiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến

chất lượng sản phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Khả năng đầu tư đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc thiết bị hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT VẢI

CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 43 - 45)