II. Áp dụng phương pháp Benchmarking trong cải tiến chất lượng sản phẩm
3. Benchmarking quá trình
3.1. Khái niệm
Là việc xác định các quá trình có hiệu quả nhất từ nhiều tổ chức có quá trình tương tự, so sánh theo quá trình có thể dẫn đến việc thiết kế lại các quá trình.
3.2. Lơi ích của việc sử dụng Benchmarking quá trình
- Thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của khách hàng: Bởi vì việc sử dụng benchmarking quá trình sẽ đem lại cho tổ chức có một quá trình hoàn hảo, nó tránh được những chi phí không phù hợp, giảm thiểu tối đa thời gian sản xuất sản phẩm, …và như vậy sẽ mang lại một sản phẩm tốt nhất với chi phí hợp lý nhất cho khách hàng.
- Thích nghi một cách tốt hơn kết quả trước những biến động bên trong và ngoài doanh nghiệp. Khi sử dụng benchmarking quá trình thì toàn bộ các qui trình trong tổ chức sẽ được chia nhỏ ra và vì vậy sẽ rất nhạy bén với những thay đổi của thị trường đồng thời cũng dễ dàng.
- Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn, mục tiêu đưa ra hợp lý hơn và có thể đạt được tốt hơn. Nhờ có việc áp dụng benchmarking mà mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên tốt hơn và sẽ thực hiện được các mục tiêu của tổ chức và với sự cải tiến liên tục của mình mà tổ chức sẽ đưa ra được mục tiêu hợp lý hơn với từng giai đoạn phát triển của tổ chức.
- Mở rộng được số lượng và các chỉ tiêu đánh giá: Nhờ có việc tiếp cận với đối tác mà tổ chức sẽ mở rộng được số lượng và những chỉ tiêu đánh giá của mình.
- Tạo sự hỗ trợ và sức bật với việc xây dựng văn hóa kinh doanh của công ty: Nhờ việc sử dụng benchmarkinh quá trình mà tổ chức sẽ xây dựng cho tổ chức mình một sự quyết tâm mọi người trong tổ chức sẽ có được sự cam kết cùng nhau thực hiện.
- Sắp xếp và lựa chọn chiến lược phù hợp: Nhờ có benchmarking mà tổ chức có thể dựa trên những kinh nghiệm của đối tác mà có sự lựa chọn được một chiến lược phù hợp.
- Cảnh báo sự thất bại của tổ chức: Cũng dựa trên những bài học kinh nghiệm của đối tác mà tổ chức có thể cảnh báo được thất bại của tổ chức.
- Giúp doanh nghiệp cải tổ và tái lập lại, giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả và chính xác.
- Đẩy mạnh tính sáng tạo của nhân viên: Với sự phân chia tổ chức ra thành từng quá trình và có sự phân chia cụ thể sẽ thúc đẩy sức sáng tạo của nhân viên.