Thực trạng đổi mới công nghệ tại Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 74 - 78)

II. Thực trạng đổi mới công nghệ và cải tiến chất lượng sản phẩm của Công ty dệt

1. Thực trạng đổi mới công nghệ tại Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội

1.1. Quá trình đổi mới công nghệ của Công ty

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, trưởng thành về mọi mặt từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý, sản phẩm của công ty được đánh giá là chất lượng cao như vải mành bông được cấp giấy chứng nhận cấp 1, vải mành nylon được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Có được những thành tựu trên phải kể đến nỗ lực

không ngừng của tập thể CBCBV trong việc đổi mới công nghệ bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình đổi mới công nghệ của công ty được tiến hành ngay từ giai đoạn đầu thành lập với một số mốc quan trọng sau:

Cuối những năm 1965 đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh leo thang ra miền Bắc, nhiệm vụ sản xuất của các xí nghiệp luôn luôn phải thay đổi. Nhà máy dệt chăn Hà Nội được giao nhiệm vụ sản xuất chăn chiên với nguồn cung cấp nguyên liệu từ bông sợi phế của liên hợp Dệt Nam Định thải ra. Do máy móc cũ kỹ lạc hậu được chế tạo từ thời Pháp thuộc, nguyên liệu cung cấp thất thường làm cho giá thành sản phẩm cao dẫn đến tình trạng thua lỗ Nhà nước phải bù lỗ thường xuyên. Cũng tại thời điểm đó Trung Quốc đã giúp công ty xây dựng một nhà dây chuyền công nghệ sản xuất vải mành lốp xe đạp sợi cotton 100% để cung cấp cho nhà máy cao su Sao Vàng.

Từ những năm 1970 - 1972 dây chuyền này được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của nhà máy Cao su Sao Vàng, thay thế cho vải mành nhập từ Trung Quốc. Năm 1973 nhà máy giao lại dây chuyền dệt chăn chiên cho Dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền dệt vải bạt phục vụ cho ngành giầy vải. Như vậy nhà máy có hai sản phẩm chính là vải bạt và vải mành với 2 công nghệ sản xuất thuộc hàng tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Từ sau đại hội Đảng VI Kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Một số chủng loại sản phẩm của Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật mới của những khách hàng quen thuộc như Cục quân trang ( Bộ quốc Phòng ) các nhà máy cao su thuộc tổng cục hóa chất. Đứng trước tình hình đó cán bộ công nhân công ty đã tìm nhiều biện pháp để ổn định và phát triển sản xuất như dổi mới công nghệ cải tiến kỹ thuật,

hạ giá thành sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế vải mành bằng sợi Polyamid ( nylon ) hiện phải nhập khẩu. Được cấp trên phê duyệt công ty đã mạnh dạn liên doanh với Pháp và Trung Quốc xây dựng một dây chuyền nhúng tẩm keo vải mành Nylon 6.6. Nhưng do làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ phía đối tác đã bán lại dây chuyền này cho Công ty cuối năm 1998. Đến năm 2001 được phép của nhà nước, Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt May Việt Nam, công ty đầu tư thêm một bộ dây chuyền vải không dệt công suất 2.300 T/năm bằng thiết bị Tây Âu hiên đại nhất khu vực và đã đi vào sản xuất ổn định.

Trong giai đoạn hiện tại sau khi liên doanh Nylon Thăng Long giải thể, toàn bộ giây chuyền nhúng keo vải mành được bàn giao lại cho Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội quản lý ( Công ty liên doanh nhập vải từ Trung Quốc chỉ nhúng keo tại Việt Nam ). Thiết bị của Trung Quốc sản xuất ra sản phẩm không đạt chất lượng là một trong những nguyên nhân giải thể của Liên doanh. Công ty đã tiếp thu dây chuyền cũ và tiến hành cải tạo một số phần của thiết bị nhúng keo đồng thời cải tiến máy xe cũ, máy dệt cũ chuyên sản xuất vải mành cotton thành thiết bị sản xuất vải mành Nylon 6 và Nylon 6.6. Chính vì những thiết bị cũ công nghệ lạc hậu nên chủ yếu sản phẩm của công ty là vải mành 840D/1; 840D/2 và một số nhỏ 1260D/2 cho xe đạp và xe máy chủ yếu cho các công ty cao su trong nước. Nhưng chất lượng chưa ổn định về cường lực, HTest ( độ bám dính cao su ) nhất là các loại vải dùng làm lốp ô tô.

Cuối năm 2002 Công ty đầu tư thêm 2 máy xe sợi mành và 1 máy dệt thổi khí tốc độ cao của Tây Âu, từ đó mà sản phẩm được cải thiện, Chất lượng vải mộc chạy qua 2 loại thiết bị này tăng lên rõ rệt. Song với năng lực trên Công ty mới chỉ đáp ứng được 15% thị phần trong nước vì vậy Công ty có chiến lược tiếp tục đầu tư để đáp ứng thị trường trong nước,

giai đoạn 1 Công ty dự tính mở rộng sản xuất, đầu tư thêm 1 máy se sợi Cablecord với 168 cọc, 1 máy dệt Picanol và 96 cọc để nối dài 2 máy xe hiện có.

1.2. Dự án đầu tư nâng cao công suất và chất lượng dây chuyền sản xuất vải mành vải mành

- Danh mục thiết bị đầu tư và tổng chi phí

Bảng 6: Danh mục thiết bị đầu tư

T T

TÊN THIẾT BỊ Thông số kỹ thuật chính Nước sản xuất Số lượng I THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CHÍNH 1 Máy dệt vải mành + giàn

mắc sợi + máy nén khí n = 800v/ph Khổ rộng: 1.900mm Số cọc: 1.200 ÷ 1.500 Tây Âu Mỹ Nhật 01 2 Ống nhôm ΦT = 94 (+0,5) mm ΦN = 98 (+0,5) mm L = 294 ±0,5 mm Việt Nam 3000

3 Máy xe trực tiếp sợi mành168 cọc 96 cọc bổ xung n = 11.000 v/ph Số cọc: 168 cọc/máy Tây Âu Nhật II THIẾT BỊ PHỤ TRỢ 1 2 Hệ thống dẫn khí nén máy Dệt + Xe Xe vận chuyển nội bộ Xe chở Balet Nhật Nhật 01 02 ( Nguồn phòng kỹ thuật ) - Các đặc tính của thiết bị

+ Máy xe sợi Cablecord :

* Máy được điều khiển bằng hệ thống máy tính công nghiệp ( IPC ). * Hai mặt máy được điều khiển, hoạt động độc lập nhau hoàn toàn. * Thay đổi thông số kỹ thuật và cập nhập phần mềm qua đĩa mềm,

bàn phím. Không phải thay đổi bánh răng độ săn, puli tốc độ.

* Các cọc sợi được điều khiển độc lập: Mô tơ cọc sợi, dừng cọc sợi khi đứt.

* Mức độ tự động hóa cao: Tự động tắt máy khi đủ chiều dài đặt. * Có bộ phận thăm dò và khống chế sức căng sợi bằng bộ cảm biến

có phạm vi làm việc tối đa 3000 cN.

* Có băng tải vận chuyển quả sợi khi đủ chiều dài đến cuối máy. * Có hệ thống High-Low thuận tiện khi mắc sợi.

+ Máy dệt vải mành:

* Có mô tơ chuyển động độc lập và được điều khiển đồng bộ với máy dệt.

* Khống chế sức căng sợi đồng đều.

* Có hệ thống báo, dừng máy khi sợi đứt hoặc chùng. * Tốc độ máy : ≥ 750 v/ph.

* Khổ rộng danh nghĩa : 1900mm.

* Cơ cấu điều go: Bằng cam kép ( kiểu dệt vân điểm ). * Số go (min) : 4 go.

* Khổ rộng vải mộc (min) : 1000mm. * Trọng lượng vải mộc (max) : 700g/m2.

* Mật độ ngang: + 0,4 ÷ 2,5 sợi/cm ( Dệt vải mành ) + 2÷20 sợi/cm ( Dệt vải Chapper ).

* Có hệ thống tự động chuyển từ dệt vải mành sang dệt đầu tấm và ngược lại.

* Có hệ thống văng mép chống co ngang khi dệt vải mật độ dày.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w