Thực trạng công tác quản lý một số hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 67 - 71)

I. Tổng quan về Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội

3.2.Thực trạng công tác quản lý một số hoạt động của công ty

3. Thực trạng và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.2.Thực trạng công tác quản lý một số hoạt động của công ty

- Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu

+ Thuận lợi:

Việc định hướng sản phẩm chủ lực đúng với nhu cầu thị trường là vải mành làm lốp xe và các loại vải địa kỹ thuật phục vụ cho xây dựng hạ tầng cơ sở, thay thế cho sản phẩm lỗi thời là vải bạt.

Thực hiện công tác đầu tư tốt nên các dự án đầu tư đã phát huy tác dụng, mang lại doanh thu cao và tăng trưởng không ngừng.

May mặc duy trì định hướng phát triển mở rộng quy mô ở Sóc Sơn, ổn định nguồn lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nghị định 41/CP giải quyết lao động dôi dư lao động tay nghề yếu không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, sáp nhập công ty Tô Châu vào công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội làm tăng thêm tiềm năng cho công ty.

+ Khó khăn:

Đặc thù sản phẩm vải mành và vải không dệt của công ty là dùng nguyên liệu nhập ngoại như: Sợi PA, xơ, PE, PP, hóa chất phụ trợ là sản phẩm của dầu mỏ nên giá dầu mỏ thế giới tăng nhanh, mạnh trong suốt hơn một năm qua làm cho giá sản phẩm đầu ra của công ty tăng theo, có lúc việc tiêu thụ phải chững lại do khách hàng chưa chấp nhận giá mới, công ty phải giảm lợi nhuận để ổn định thị trường.

Năm 2005 là năm đầu tiên Trung Quốc gia nhập WTO được xóa bỏ hạn ngạch nên cạnh tranh khốc liệt với hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam. Đây cũng là năm kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến động gây ảnh hưởng như tỷ lệ lạm phát, trượt giá tăng cao.

Việc sản xuất kinh doanh vải không dệt hết sức khó khăn do việc nợ đọng kéo dài và tình hình tài chính không lành mạnh trong xây dựng cơ bản ảnh hưởng mạnh đến việc bán hàng và thu hồi công nợ của công ty. Song song với việc sáp nhập là việc phải giải quyết hàng loạt công nợ

tồn đọng thua lỗ kéo dài của công ty Tô Châu bàn giao lại.

Phải giải quyết số lao động dôi dư và bố trí lại tổ chức lao động của công ty và công ty Tô Châu, khẩn trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp trong năm 2006.

- Công tác sản xuất và tiêu thụ

Trước những khốc liệt của thị trường cùng những diễn biến hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước nhưng toàn thể CBCNV trong Công ty đã nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực và giành được những kết quả đáng khích lệ.

Tổng doanh thu là 17,1 tỷ đạt 139% KH tăng 41,6% so với năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp là 110,1 tỷ đạt 116% KH tăng 30% so với năm 2004. Điều đáng nói hơn nữa là doanh thu SXCN của công ty tăng 151% sao với năm 2004.

Vải không dệt: Năm 2005 công ty đã xây dựng được mạng tiêu thụ trên cả nước và nước ngoài. Các đại lý trong nước được xác lập có cơ sở nhờ đó đã hình thành kênh phân phối chính thức với địa chỉ rõ ràng, tiềm năng tiêu thụ lâu dài. Thị trường trong nước vải không dệt của công ty đã có mặt trong các công trình lớn như đường cao tốc Sài Gòn

-Trung Lương, đường Trung Lương -Mỹ Thuận, các dự án tại rừng Sác -Cần Giờ,...

Ở nước ngoài công ty có đại lý độc quyền tại Úc, Singapo, Philipin,...và đang thử nghiệm một số đại lý khác.

Năm 2005 tiêu thụ được 8136468 m2 vải không dệt

Vải mành: Với phương châm kiên trì bám sát khách hàng kết hợp với

cải tiến, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2005 công ty đã thâm nhập vào tất cả các công ty cao su lớn trong cả nước tiêu biểu như cao su Sao Vàng, Đà Nẵng, Miền nam ,....giành được thị phần ổn định cung cấp vải mành làm lốp xe máy, xe đạp. Sản lượng tiêu thụ năm 2005 là: 1369 tấn đạt 120% KH và tăng 128% so với năm 2004. Trong đó bán được cho những nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài như Thời ích, Hồng Phúc , Sinfa ,...

Sản phẩm May: Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, chủ động trong

việc tìm kiếm bạn hàng mới nhưng vẫn duy trì tốt với các khách hàng truyền thống.

- Về tài chính

Phòng tài chính kế toán tổng hợp cùng các phòng ban hoàn thành hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, bước đầu thực hiện công tác tài chính theo phương thức cổ phần hóa.

Công tác đòi nợ được thực hiện quyết liệt tạo vòng quay vốn nhanh. Hoàn thành dự án khả thi 01 máy xe, 01 máy dệt, xin được hỗ trợ lãi

xuất sau đầu tư cho dự án 207.

Báo cáo quyết toán hàng tháng, quý đúng kỳ hạn, số liệu chính xác. Công ty phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước là 12,5 tỷ đồng đạt 116%

- Công tác kỹ thuật đầu tư

Công ty chú trọng đầu tư nghiên cứu hoàn thiện đổi mới công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng.

Đối với Vải mành: Công ty đã có bước tiến mạnh trong công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHKT như đầu tư mới công nghệ nhúng keo Đức, tìm tòi nghiên cứu hoàn thiện công thức pha chế keo giúp cho công ty hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn ứng dụng các công thức pha chế keo phù hợp mới, tiết kiệm.

Việc bổ xung thêm 2 máy xe và máy dệt đã đã giúp công ty sản xuất được các mặt hàng mới như vải 1680D/2, 1890D/2 về mặt chất lượng được các công ty trong nước đánh giá là tố.

Công ty mạnh dạn lắp đặt thêm thiết bị làm mềm vải mành nhằm đưa chất lượng sản phẩm lên một mức cao hơn. Tìm tòi thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng máy xe máy dệt, khôi phục hãm dọc hãm ngang cho máy dệt Trung Quốc, thay thế một số chi tiết quan trọng như biến tần M6, cam biên máy dệt Picanol, thay thử nghiệm một số con lăn dẫn sợi trên máy CC3, sửa máy dàn tỏa nhiệt,...

Cải tạo phòng điều khiển trung tâm của công ty để đảm bảo điều kiện kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Đối với vải không dệt: Đã bước đầu khẳng định được chất lượng và nỗ lực đa dạng hóa mặt hàng nhằm phát huy mạnh mẽ năng lực cũng như tính năng của dây chuyền. Xí nghiệp vải không dệt đã kết hợp chặt chẽ với phòng KTĐT trong việc ổn định chất lượng vải và nâng cao năng xuất. Đặc biệt xí nghiệp đã kết hợp với phòng KTĐT thực hiện thay kim cho máy chải thành công, sửa chữa, tu sửa thiết bị thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đối với sản phẩm may: Đây là năm rất nhiều khó khăn với sản phẩm may của công ty nhưng không vì thế mà công ty giảm sút, từ 12 chuyền năm 2004 thì đến năm 2005 là 16 chuyền. Xí nghiệp đã tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, giảm tối đa hàng kém chất lượng, hàng tái chế . Tuy rất khó khăn với sản phẩm hạn ngạch nhưng xí nghiệp đã chủ động linh hoạt trong việc tìm kiếm khách hàng mới, các sản phẩm thay thế.

- Công tác tổ chức

Công ty luôn coi trọng công tác đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức nhằm tạo lập tác phong công nghiệp cho người lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu quả thích ứng với tình hình mới và đặc thù của công tác cổ phần hóa.

Công ty giải quyết chế độ chính sách cho 260 lao động dôi dư qua 2 bước sáp nhập công ty Tô Châu và cổ phần hóa doanh nghiệp với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng, trong đó công ty bỏ ra 600 triệu đồng. Trợ cấp khó khăn cho 22 CBCNV, đóng góp từ thiện mua công trái thủ đô.

Công ty luôn quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc cho cán bộ công nhân viên: Cải tạo nhà xưởng, phòng làm việc, bếp ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại, chống nóng kịp thời. Duy trì cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp trong toàn công ty, duy trì và phát triển tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh các hoạt động VH -XH-TDTT.

Đặc biệt thu nhập của người lao động bình quân đạt 1103 nghìn đồng người /tháng, tăng 30% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đổi mới công nghệ với cải tiến chất lượng sản phẩm (Trang 67 - 71)