1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Cẩm lệ thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

151 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Cẩm lệ thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh gái thực trạng quản lý, xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cẩm Lệ TP.ĐN, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp QL xây dựng trường MN tại quận Cẩm Lệ TP. Đà Nẵng ĐCQG phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - Xã hội ở địa lhuowng, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho trẻ.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ MỸ LINH

QUAN LY XAY DUNG TRUONG MAM NON DAT CHUAN QUOC GIA TAI QUAN CAM LE

THANH PHO DA NANG TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

LUAN VAN THAC SI GIAO DUC HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ MỸ LINH

QUAN LY XAY DUNG TRUONG MAM NON DAT CHUAN QUOC GIA TAI QUAN CAM LE

THANH PHO DA NANG TRONG GIAI DOAN HIEN NAY Chuyên ngành : Quán lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ TRÂM ANH

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do cô giáo - TS Nguyễn Thị Trâm Anh hướng dẫn

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MỞ ĐÀU 1 Lí do chọn dé tai 2 Mục đích nghiên cứn 3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát 4 Phạm vi nghiên cứu

5 Giả thuyết khoa học 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu Okeke eR we

8 Cấu trúc luận văn

CHUONG 1 CO SG LY LUAN VE QUAN LY XAY DUNG TRUONG MAM

NON DAT CHUAN QUOC GIA

1.1 TONG QUAN VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2222222222222222222222222 7

1.2 CAC KHAI NIEM CHINH CUA DE TÀI 10

1.2.1 Quản lí, quản lí giáo dục, quản lý nhà trường + TỔ

1.2.2 Trường đạt chuẩn quốc gia, trường MN ĐCQG "-

1.2.3 QL xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia eee IS 1.3 TRƯỜNG MÀM NON TRƯỚC YÊU CẦU ĐÔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC -22-222222.2rrrrrrrrireree TẾ

1.3.1 GDMN trong hệ thống GD quốc dân AS

1.3.2 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN 0 1.3.3 Những yêu cầu đổi mới về GDMN „21

1.4 CONG TAC QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MÀM NON DAT CHUAN

QUOC GIA

1.4.1 Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu quản lý xây dựng trường MN ĐCQG 24 1.4.2 Nội dung xây dựng trường MN ĐCQG - 25

Trang 5

DAT CHUAN QUOC GIA TAI QUAN CAM LE THANH PHO DA NANG 36

2.1 GIỚI THIEU VE QUA TRÌNH KHẢO SÁT 36 2.2 KHÁI QUÁT VẺ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO QUẬN CÂM LỆ - "„ ÔÐ

2.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .37

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội -22cerreerce 37 2.2.3 Tổng quan về GD, đào tạo quận Cẩm Lệ 239 2.2.4 Thực trạng GDMN tại quận Câm Lệ -41 23 THỰC TRẠNG TRƯỜNG MAM NON ĐẠT CHUAN N QUỐC ( GIA TAL QUAN CAM LE THANH PHO BA NANG cccccscsssescnssntcntens -45 2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL các trường MN tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng về việc xây dựng trường MN ĐCQG -+ssscee để 2.3.2 Thực trạng công tác xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cẩm Lệ TP

Đà Nẵng see AT

2.4 THUC TRANG QUAN LY XÂY Y DUNG | TRUONG MAM NON DAT CHUAN QUOC GIA TAI QUAN CAM LE THANH PHO DA NẴNG 51

2.4.1 Thực trang đánh giá công tác QL xây dựng trường MN ĐCQG tại quận

Cảm Lệ

2.4.2 Thực trạng QL công tác tổ chức và QL trường MN tại quận Cam Lé 52 2.4.3 Thực trạng QL đội ngũ GV và NV ở các trường MN tại quận Cẩm Lệ 5Š 2.4.4 Thực trạng QL chất lượng CSGD trẻ ở các trường MN tại quận Cẳm Lệ 56

2.4.5 Thực trạng QL quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị ở các

trường MN tại quận Cẩm Lệ -22sstersrrrrrrrrooou SS 2.4.6 Thực trạng QL công tác XHH GD ở các trường MN tại quận Cảm Lệ 59 2.4.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng

Trang 6

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2ttrr.ccztrrrrcro.e ỐỔ

TIÊU KẾT CHƯƠNG 2 67

CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY XAY DUNG TRUONG 8 MAM NON DAT CHUAN QUOC GIA TAI QUAN CAM LE THANH PHO DA NẴNG 68

3.1 NGUYEN TAC XAY DUNG CAC BIEN PHAP - 68

3.1.1 Đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học 2 scs-ec 68

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa 70

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn "„ ÔÐ

3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống „71

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 2222222212227 rcre 7 3.1.6 Đảm bảo mục tiêu phát triển GD của quận Cẩm Lệ „T2

3.2 CAC BIEN PHAP QUAN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MN ĐCQG 73 3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường MN ĐCQG đối với CBQL, GV, NV, phụ huynh và cộng đồng 73

3.2.2 Hoàn thiện cấu trúc các tổ chức trong nhà trường theo yêu cầu của trường MN ĐCQG 22+22t2222 2 re ——_—_ TB 3.2.3 Phát triển đội ngũ cần bộ quân li, GV và NV ở các nhà trường theo

'ÔÔÔÔẲẳẲẳẲẳẳẳẳÔÔÔÔ 81

3.2.4 Tăng cường quản lí chất lượng chăm sóc, GD trẻ ở các nhà trường MN 3.2.5 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng cường nguồn lực tài chính

cho trường MN ĐCQG TH Hee 88

3.2.6 Đây mạnh công tác xã hội hóa GD trong việc xây dựng trường MN

DCQG ÔÔ

3.3 MÓI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP - -94

Trang 7

TIEU KET CHUONG 3 99

KET LUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC

- 100

Trang 8

Viết tắt BCH-TW CNH-HĐH CBQL CSVC ĐCQG GD GD&ĐT GV GVMN HT KT-XH MN NV PHT PCGD QL QLGD TP TTCM THTT, HSTC UBND csGD Viết đầy đủ 'Ban chấp hành trung ương : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Cán bộ quản lý Cơ sở vật chất Đạt chuẩn quốc gia Giáo dục : Giáo dục và Đào tạo Giáo viên : Giáo viên mầm non Hiệu trưởng : Kinh tế xã hội Mâm non : Nhân viên Phó Hiệu trưởng : Phổ cập giáo dục Quản lý : Quản lý giáo dục Thanh phố

: Tổ trưởng chuyên môn

Trường học thân thiện, học sinh tích cực

: Ủy ban nhân dân

Trang 9

Số hiệu Tên bảng Trang bang

2.1 | Các đơn vị hành chính quận Câm Lệ 37

2.2 | Số lượng và trình độ đào tạo CBQL MN năm học 2015-2016 41 2.3 _ | Tình hình đội ngũ GV MN quận Câm Lệ 42 24 | Kết quả thống kê GV dạy giỏi bậc MN quận Câm Lệ 4 2.5 _ | Tình hình hoc sinh MN quận Câm Lệ qua các năm 4 26 [Ngân sách GD&ĐT quận Cảm Lệ qua các năm 4 2.7 | Thực trạng nhận thức về tâm quan trọng của việc xây dựng| 46

trường MN ĐCQG

2.8 | Tông hợp trường MN ĐCQG từ 2005-2010 47 2.9 _ | Tông hợp trường MN ĐCQG từ 2010-2015 48 2.10 | Thực trạng đánh giá công tác QL xây dựng trường MN ĐCQG | 52 2.11 | Thực trạng QL công tác tô chức và QL ở các trường MN tại | 53

quận Cẩm Lệ

2.12 | Thực trạng QL đội ngũ GV và NV ở các trường MN tại quận |_ 56

Cảm Lệ

2.13 | Thực trang QL chat lượng chăm sóc GD trẻ ở các trường MN |_ 57

tại quận Cam Lé

2-14 | Thực trạng công tác QL quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và|_ 58 thiết bị ở các trường MN tại quận Câm Lệ

2.15 | Thực trạng QL công tác xã hội hóa GD ở các trường MN tại |_ 60 quận Cảm Lệ

2.16 | Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tổ ảnh hưởng đến | 62 việc xây dựng trường MN ĐCQG ở các trường MN tại quận

Cảm Lệ

3.1 [Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện |_ 97 pháp xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cẩm Lệ

Trang 10

Số hiệu sơ đồ ‘Ten so dd › Trang

1.1 [Mỗi quan hệ của các chức năng QL 12

3.1 [Mỗi quan hệ giữa các biện pháp 95

Trang 11

GD&ĐT đóng vai trò quan trọng nhất Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cho dén nay, Đảng ta đã luôn coi phát triển GD là quốc sách hàng đầu cùng với phát triển khoa học công nghệ Giáo dục và Đào tạo có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi một quốc gia, trong những năm cuối thế ki XX và đầu thể kỉ

XXI, nền kinh tế xã hội của nước ta phát triển mạnh mẽ GD&ÐT đã đạt được những

thành tựu đáng kể, có những định hướng mới, nhằm đáp ứng nhu cầu CNH và HĐH đất nước

Giáo dục ngày càng được nhân dân coi trọng, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều đến GD Nghị quyết Đại hội TW Đảng toàn quốc lần thứ VỊI đã xác định “GD là quốc sách hàng đầu” Vì vậy, đòi hỏi GD phải đổi mới, phát triển va nang cao chất lượng GD nhằm hoàn thành tốt mục tiêu GD

'Thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới GD&ĐT theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa”; đổi mới chương trình dạy và học; đổi mới cơ

chế CBQL, dao tao Tập trung nâng cao chất lượng GD, đảo tạo, coi trọng GD đạo đức,

lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành

Để thực hiện các Nghị quyết trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ

Trang 12

có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp GDMN, gắn với đổi mới GD phô thông chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần

tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng GD Gần đây nhất là Nghị quyết số 29-NQ/TW

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết Hội Nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về đôi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế cũng có đẻ cập đến vấn đề này

Luật GD năm 2005 (sửa đổi) ở Chương 1 Điều 2 nêu: “Mục tiêu GD là đảo tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thứ

nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành ức khoẻ, thẩm mỹ và

và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc” Tại Điều 22 nêu: “Mục tiêu của GDMN là giúp

trẻ em phát triển về thê chất, tình cảm, trí tuệ, thầm mỹ, hình thành những yếu tố đầu

tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” GDMN là một bộ phận của hệ thống GD quốc dân Do đó, phát triển vững chắc GDMN là tạo nền tảng cho sự phát triển GD phổ thông, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai

Vi vay, việc xây dựng trường MN ĐCQG có ý nghĩa quan trọng như các bậc học

khác Đó chính là cơ sở khoa học và là điều kiện rất cần thiết đối với quá trình nâng cao

chất lượng chăm sóc GD trẻ, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH nhằm đạt mục tiêu GD toàn diện cho trẻ

Trang 13

trường MN ĐCQG còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại Để đáp ứng mục tiêu GD, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ MN, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục được thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì vấn đề xây dựng trường MN ĐCQG

là rất cần thiết

Để nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ MN thì việc xây dựng trường MN ĐCQG trở thành vấn đề thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Cảm Lệ lần thứ III (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra chỉ tiêu phn đấu đến năm 2020: Tập trung đầu tư cho văn hóa - xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng GD toàn diện cho học sinh; đây mạnh xã hội hóa GD đề xây dựng trường học chất lượng; đầu tư cơ sở vật chất phát triền mạng lưới

trường lớp, khắc phục tình trạng trường có nhiều điểm lớp phân tán; nâng cao chất

lượng GD, chuẩn hóa đội ngũ GV; xây dựng và nâng cấp độ trường chuẩn quốc gia ở

các cấp học, bậc học, 100% trường MN, Tiêu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia

Từ năm học 1996 - 1997 cho đến nay, công tác QL xây dựng trường MN DCQG ở nước ta nói chung, quận Cẩm Lệ nói riêng đạt những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng GD đặc biệt là GD bac MN Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT trong bồi cảnh mới, việc QL xây dựng trường MN ĐCQG vẫn còn những bắt cập, hạn chế

'Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc quản lí xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ, vấn đề được lựa chọn nghiên cứu là: “Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trang QL xay dựng trường MN DCQG

tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng, trên cở sở đó đẻ xuất

MN tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng ĐCQG phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho trẻ

Trang 14

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng 3.3 Đối tượng khảo sát

Cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL và TTCM các trường MN tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng

4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu tập trung vao QL công tác xây dựng trường MN ĐCQG tại quan Cam Lé TP Đà Nẵng và đề xuất biện pháp QL cho cấp Phòng GD&ĐT quận Câm Lệ

Khảo sát thực trạng công tác xây dựng trường MN ĐCQG giai đoạn 201 1 - 2015,

đề xuất biện pháp thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 tại quận Cam Lệ TP Đà Nẵng

5 Giả thuyết khoa học

Công tác xây dựng trường MN ĐCQG đã đạt được những kết quả đáng kẻ, tuy

nhiên theo yêu cầu ngày càng cao thì vẫn còn nhiều khó khăn, bắt cập, tiến độ chậm, nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp QL mang tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn thì việc xây dựng trường ĐCQG sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho trẻ MN tại quận Cẩm Lệ TP Đà Nẵng

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL xây dựng trường MN ĐCQG

6.2 Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng QL xây dựng trường MN DCQG tai quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng

6.3 Đề xuất một số biện pháp QL xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Câm Lệ

TP Đà Nẵng trong giai đoạn mới 7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 15

Luật GD; Điều lệ trường MN; chương trình hành động của ngành GD thực hiện chiến lược phát triển GD Việt Nam 2011-2020, Quyết định, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Nghiên cứu các văn bản chi đạo về xây dựng trường chuẩn quốc gia của UBND quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng; Văn bản chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia,

vụ năm học của Sở GD&ÐT TP Đà Nẵng, Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ Nghiên cứu tài liệu học tập, lý luận về khoa học CBQL, tâm lý GD

Nhóm phương pháp nghiên cứu này nhằm xác lập cơ sở lý luận cho vấn dé nghiên cứu 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gầm 7.2.1 Phương pháp đàm thoại

Trao đổi, trò chuyện với CBQL và GV có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện việc QL xây dựng trường MN ĐCQG để tìm hiểu thực trạng công tác QL xây dựng trường MN ĐCQG; những thuận lợi, khó khăn, mục đích của CBQL và GV khi tham gia công tác xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp An-két)

Đây là phương pháp thu thập thông tin trên phổ rộng, với số lượng khách thể lớn, có thê cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận có độ tin cậy cao Chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 nhóm khách thể là CBQL và GV tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng Mục dich dé thu thập ý kiến đánh giá về thực trạng công tác xây dựng trường MN ĐCQG, biện pháp xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng và các khuyến nghị đối với các cấp lãnh đạo nhằm đây mạnh công tác xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc GD các trường MN

7.2.3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Trang 16

Dựa vào quan sát và cảm nhận một cách khách quan trong quá trình giao tiếp với một số CBQL và GV phát hiện các vấn đề tồn tại trong hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cảm Lệ TP Đà Nẵng Từ những sự vật hiện tượng quan sát được, kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi

và đặt ra giả thuyết nghiên cứu

7.2.5 Phương pháp chuyên gia:

'Vận dụng phương pháp này chúng tôi thu thập, trưng cầu ý kiến của các CBQI có kinh nghiệm trong công tác xây dựng trường MN ĐCQG tại quận Cẩm Lệ dé khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thỉ của các biện pháp đề xuất

7.3 Phương pháp xứ lý số liệu bằng thống kê toán học

Để xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm các phần:

~ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát chung của đề tài ~ Phần kết quả nghiên cứu gồm 3 chương

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuân

quốc gia

+ Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuân quốc gia tại quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

+ Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường trường mam non dat chuẩn quốc gia tại quận Cảm Lệ thành phó Đà Nẵng

~ Kết luận

Trang 17

TRUONG MAM NON DAT CHUAN QUOC GIA

1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

Ở bắt cứ giai đoạn lịch sử nào, GD&ĐT luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với

sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại Do đó, sự

nghiệp GD thế hệ trẻ luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Nghị quyết Trung ương 2 đã khẳng định tư tưởng chỉ đạo phát triển GD trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là: "Nâng cao chất lượng toàn diện, tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học Bảo đảm diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường theo quy định Nhà nước Ban hành chuẩn quốc gia về trường học "[26]

Tư tưởng đó được tiếp tục khẳng định tại đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

1X của Đăng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD tồn diện, đơi mới nội dung, phương, pháp dạy học, hệ thống hóa trường lớp và hệ thống CBQL; thực hiện chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa"[16]

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát

triển GD là quốc sách hàng đầu đổi mới căn bản toàn diện nền GD Việt Nam theo

hướng chuân hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó

đổi mới cơ chế CBQL, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt [18]

Đề cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xây dựng chiến lược

phát triển GD 2011-2020 với mục tiêu: “Đến năm 2020, nền GD nước ta được đồi

mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện, gồm: GD đạo đức, kỹ năng sốt

\g, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại

Trang 18

Ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG; Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có những văn bản pháp quy khác như: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CB QLGD; Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015; Thông tư số 02/2014/TTBGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG theo 5 tiêu chuẩn: Tổ

chức và QL; Đội ngũ GV và NV; Chất lượng chăm sóc và GD trẻ; Quy mô trường,

lớp, CSVC và thiết bị; Thực hiện xã hội hóa GD

“Trên cơ sở đó, các cấp CBQL trong cả nước đã khân trương triển khai thực hiện

và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện,

đây nhanh tiến độ công tác phổ cập GD, công tác kiểm định chất lượng GD ở các

trường MN trên toàn quốc Trong quá trình triển khai thực hiện đã có nhiều hội nghị, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng trường MN ĐCQG và

đã đúc kết, hệ thống hóa day đủ các vấn đề cơ bản về lý luận, rút ra nhiều bài học

kinh nghiệm để xây dựng trường MN ĐCQG được thể hiện ở các bài nghiên cứu, đề tài luận văn sau:

- Biện pháp xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn huyện Hòa Vang của tác giả Phạm Hồ Quỳnh Trang

~ Biện pháp thực hiện xã hội hóa GD đối với ngành học MN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới GD” của tác giả Phạm Thị Tâm

- Biện pháp QL của HT nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên MN thành phố Thái Nguyên của tác giả Lưu Thị Kim Phượng

Trang 19

~ Quản lý công tác xã hội hóa sự nghiệp GDMN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển hiện nay của tác giả Đỗ Thị Thúy Nga

~ Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN quận Thanh Xuân hiện nay của tác giả Trịnh Hoài Hương

Ngoài ra, một số công trình đăng tải trên các báo, tạp chí như: “Xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010” của tác giả Hà Thế Truyền trên tạp chí GD số 93; “Chuẩn quốc gia về GD phỏ thông - thách thức lớn trong lý luận chương trình dạy học của thế giới ngày nay” của tác giả Hồ Viết Lương

Bên cạnh đó, có nhiều đề án của các địa phương trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như: “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”, “Đề án xây dựng trường đạt chuan quốc gia của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum giai đoạn 201 1 - 2015”; “Đề án xây dựng trường đạt chuân quốc gia của ủy ban nhân dân quận Liên Chiều, TP Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015”

Các công trình nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận và pháp lý về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia,

đánh giá thực trạng về trình độ đào tạo và năng lực của CBQL và GV; thực trạng về cơ

sở vật chất của các trường; thực trạng về hoạt động và chất lượng GD, trên cơ sở đó

vận dụng lý luận vào từng cấp học và dia ban cu thé

Trang 20

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI

1.2.1 Quản lí, quản lí giáo dục, quản lý nhà trường, & Quản lý

Theo từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (1997) “QL là tổ chức điều khiển và theo dõi thực hiện những đường lối của chính quyền quy định: QL thị

trường; QL xí nghiệp QL còn có nghĩa là giữ gìn và sắp xếp: QL hồ sơ và lý lịch cán bộ; QL thư viện

Theo Từ điển Tiếng Việt (2009), QL là:

cầu nhất định; 2 Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [23] Như vậy QL là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu trúc, duy trì hoạt động, QL là sự tác động

‘rong coi và giữ gìn theo những yêu

khách quan làm cho hệ thống đó vận động, vận hành và phát triễ

Theo W.Taylor, nhà QL người Mỹ viết: “QL là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác

cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "QL là sự tác động, liên tục có tổ chức, có định

hướng của chủ thê QL lên đối tượng QL về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh té,

'bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển đối tượng" [2] Hoạt động QL gồm hai quá trình tích hợp với nhau: Đó là quá trình "quản" và quá trình "lý" Quá trình "quản" bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định", quá trình "lý" bao gồm, sắp đặt, sửa sang sắp xếp đổi mới hệ thống, đưa hệ thống vào thế phát triển Nếu chỉ lo việc "quản" tổ chức sẽ trì trệ, bảo thủ; nếu chỉ quan tâm đến "lý" tổ chức đó sẽ

rơi vào thế mắt cân bằng, mắt ôn định QL chính là hoạt động tạo ra sự ôn định và thúc

đây sự phát triển của tổ chức đến một trạng thái mới cao hơn

Theo Trần Kiểm, Khoa học CBQL, NXB GD, Hà Nội (2004) “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tô chức với hiệu quả cao nhất” [24]

Trang 21

tổ chức, lãnh đạo và kiêm tra, đánh giá công việc của các thành viên thuộc một hệ

thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp nhằm đạt mục dich da dé ra b Quản lý giáo dục

GD là bộ phận của KT-XH, hệ thống GD, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội Do vậy, CBQL là một loại quá trình KT-XH nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội dé tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triên KT-XH

CBQL có hai

GD khác CBQL là việc thực hiện và giám sát những chính sách GD&ĐT trên cấp độ

quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở

¡ dung chính: QL nhà nước về GD; QL nhà trường và các cơ sở

'Về thuật ngữ “CBQL” cũng có nhiều quan niệm khác nhau, sau đây là một số quan niệm cho là phù hợp với góc độ thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: CBQL là hệ thống tác động có mục dich, có kế hoạch, hợp quy luật của cha thé QL nhim làm cho hệ vận hành theo đường li và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống tới mục tiêu dự kiến, tiền lên trạng thái mới vẻ chất [26]

“Theo tác giả Trần Kiểm: Đối với cấp vĩ mô: CBQL là những tác động tự giác (có

ý thức, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt

xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD&ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Đối với cấp vi mô: Quản lí GD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lí đến tập thể GV, công NV, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường Chủ thể QL khi triển khai một hoạt động QL đều thực hiện chu trình bởi các chức năng CBQL đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện,

kiểm tra; ngoài ra cũng cần đến yếu tố thông tin [24] Căn cứ 4 chức năng và vai trò

Trang 22

So dé 1.1 Méi quan hệ của các chức năng OL

tóm lại, có thể thấy bốn yéu tố của CBỌL đó là: Chú thẻ QL, đối negng OL, khách thể OL và mục tiêu OL Dù ở cấp vĩ mô hay vi mô thì CBỌL cũng được hiểu là sự tác động của chủ thể QL có mục đích phù hợp với thực tiền, nhằm thực hiện đường

lắi GD của Đảng, đạt mục tiêu và có hiệu quả trong hệ thống GD

& Quản lý nhà trường

QL nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống CBQL nói chung, QL nhà trường là QL cơ sở của ngành GD

QL nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL thực hiện những chức năng QL để thực hiện các nhiệm vụ của mình Đó là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL tác động tới hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo GD với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy - trò; Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong nguồn máy của hệ thống GD quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [3]

Trang 23

Nhu vay, ta có thể hiểu công tác QL trường học gồm QL quan hệ nội bộ của nhà trường và quan hệ trường học với xã hội

Do đó, bản chất của công tác QL trường học là quá trình chỉ huy, điều khiển, vận

động của các thành tố, đặc biệt là mói quan hệ giữa các thành tố Mối quan hệ đó là quá

trình sư phạm trong nhà trường Có 10 thành tố của quá trình GD là: 1) Mục tiêu GD, 2) Nội dung GD, 3) Phương pháp GD, 4) Lực lượng GD, 5) Đối tượng GD, 6) Hình thức GD, 7) Điều kiện GD, 8) Môi trường GD, 9) Quy chế GD, 10) Bộ máy tổ chức GD

QL trường học là một dạng QL có tính đặc thù, phân biệt với loại hình QL khác được quy định trước hết là lao động sư phạm, đó là bản chất của quá trình dạy học giáo dục Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng vào các thành tố nêu trên nhằm đưa nhà trường đạt mục tiêu

Nói tóm lại, QL nhà trường gồm QL các hoạt động dạy học, GD, các hoạt động

phục vụ cộng đồng; QL GV, NV và học sinh; QL sử dụng đất đai, trường sở, trang

thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; QL huy động, phối hợp các lực lượng trong cộng đồng để thực hiện các hoạt động GD

1.2.2 Trường đạt chuẩn quốc gia, trường MN ĐCQG

& Trường đạt chuẩn quốc gia

Trường đạt chuẩn quốc gia là Trường đạt các tiêu chí theo quy định do Bộ GD&DT ban hành có hiệu lực và phạm vi áp dụng trong nước Theo quy định hiện nay, trường MN, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia phải đảm bảo theo 5 tiêu chuẩn Trường đạt chuẩn quốc gia là mức đạt quy định theo quy định chuẩn mà Bộ GD-ĐT ban hành theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với sự phát triển KT-XH

b Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Trang 24

“Tiêu chuẩn 1: Tô chức va QL;

Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ GV và NV;

Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc, GD trẻ;

Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị;

Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hóa GD

Các trường MN tiến hành tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn trường MN ĐCQG, báo cáo kết quả với UBND xã, phường, thị trắn Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn Chủ tịch UBND cấp xã làm văn bản đề nghị UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tô chức thâm định kết quả kiểm tra, đánh giá Đoàn kiểm tra cấp

huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp

huyện chỉ định) tiền hành thâm định kết quả kiểm tra, đánh giá của cấp xã, báo cáo kết quả thẩm định cho Chủ tịch UBND cấp huyện Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn, chủ tịch UBND cấp huyện làm văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương tô chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá Đoàn kiểm tra cấp tỉnh

(gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ

định) tiền hành thâm định kết quả kiểm tra, đánh giá của cắp xã và cấp huyện, báo cáo

kết quả thâm định cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn ở mức độ nào thì Chủ tịch UBND cấp tinh ra quyết định công nhận và cấp Bing công nhận trường MN ĐCQG ở mức độ đó Thời hạn công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia là 5 năm, kể từ ngày ký quyết định công nhận Trong thời hạn 5 năm, nếu nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn quốc gia vi phạm vẻ tiêu chuẩn của quy chế công nhận trường MN ĐCQG thì tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền

xem xét để tiếp tục công nhận hoặc không công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuân

quốc gia Sau 5 năm kề từ ngày ký quyết định công nhận, nhà trường, nhà trẻ phải tự đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để được kiểm tra và công nhận lại

Theo Quyết định số 36 /2008/QĐ-GDĐT ngày 16 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy chế công nhận trường MN ĐCQG được chia làm 2 mức độ: mức độ 1 và mức độ 2

Trang 25

chức các hoạt động chăm sóc GD có chất lượng toàn diện Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường MN ĐCQG để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc GD có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 1

1.2.3 QL xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Khái niệm xây dựng là làm theo một ban vé ky thuật, một vật có kích thước lớn, bằng nhiều thứ vật liệu đã được tính toán về

¡ mặt

Xây dựng là tạo bằng trí tuệ những yếu tố mà trí tuệ sắp xép, trên cơ sở thực tiễn,

lý luận hay thâm mỹ, thành một thể thống nhất

Theo tự điển Văn Tân, (1997), NXB khoa học xã hội, Hà Nội: Xây dựng là tạo hoàn cảnh sống vật chất hay tinh thần hoặc cho một cộng đồng trên cơ sở một đường lối chủ trương nhất định, một hệ thống tư tưởng hoặc cho cá nhân theo một ý định

có suy nghĩ, cân nhắc

QL xay dựng trường đạt chuẩn quốc gia là quá trình CBQL (chủ thê QL) tô chức việc đánh giá hiện trạng, xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xác định biện pháp QL để chỉ đạo tổ chức thực hiện Trong quá trình đó, người HT phải có sự kiểm tra, giám

sát thường xuyên, nhằm tổ chức phối hợp các lực lượng liên quan, bảo đảm các điều

kiện để thực hiện, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh hoặc điều chỉnh mục tiêu trong trường hợp cần thiết, nhằm làm cho trường tiến đến đạt được đầy đủ 05 tiêu chuẩn theo quy định

Khái niệm QL xây dựng trường mằm non đạt chuẩn quốc gia: Từ khái niệm về QLGD, QL nhà trường và một số vấn đề lý luận về trường MN đạt chuẩn quốc gia Có thể hiểu QL xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là tác động có mục đích của cơ quan QLGD đến CBQL các trường MN nhằm xây dựng 5 tiêu chuẩn trường MN dat chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành

'Về phương pháp luận, QL xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói chung va QL xây dựng trường MN đạt chuân quốc gia nói riêng, là thống nhất; chỉ có sự khác biệt về các tiêu chí, tiêu chuẫn và điều kiện thực tế của từng trường Bản chất của QL xây dựng trường MN ĐCQG là việc người CBQL tổ chức thực hiện các chức năng của QL,

Trang 26

trường đạt chuẩn quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Thông qua chức năng QL, chủ thê QL tác động có mục đích vào khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu Chức năng QL đề cập đến bón chức năng chủ yếu Cụ thể là:

Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa bao gồm các hoạt động phân tích, đánh giá hiện trạng, xây dựng kế hoạch chỉ tiết để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Kế hoạch phải chỉ rõ mục tiêu, chỉ tiêu, các biện pháp QL cần thực hiện, các điều kiện cần đảm bảo, cách thức tô chức thực hiện, các mốc thời gian tiến hành Mục tiêu của kế hoạch là đưa trường từ chưa đạt chuân đến đạt chuẩn theo 5 tiêu chuẩn quy định mức độ 1; nếu đạt mức độ 1 thì tiến

hành xây dựng đạt mức 2 Kế hoạch được thông qua Hội đồng trường góp ý, HT chủ

động rà soát đối chiếu từng tiêu chuẩn đề hoàn thiện Kế hoạch phải cụ thê nêu rõ trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn các cấp

Chức năng tổ chức

Tổ chức là hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, bộ phận Khi

thực hiện kế hoạch, HT phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân trong trường, cũng như các cơ quan đoàn thể phối hợp thực hiện Mỗi nội dung công việc phải chỉ rõ ai chủ trì, ai phối hợp HT quản lý chỉ đạo chung và có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo các cấp để bổ sung hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt; đồng thời chủ động tham mưu trưởng ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Định kỳ tổ chức họp để đánh giá rà sốt cơng việc của mỗi thành viên trong ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn; công tác tô chức thực hiện phải thể hiện đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, đoàn thể, tổ chức có liên quan

Nội dung chủ yếu của chức năng tổ chức là: xác định cấu trúc tổ chức; xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự; xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ của tổ chức; tổ chức lao động một cách khoa học của người QL

Chức năng chỉ đạo

Trang 27

chức năng chỉ đạo Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích người lao động; giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đây các hoạt động phát triển đạt tới mục

tiêu của tô chức đề ra

HT phải thường xuyên chỉ đạo thực hiện trên cơ sở bám sát từng tiêu chuẩn một, khó khăn ở tiêu chuân nào thì phải báo cáo với ban chỉ đạo, cũng như lãnh đạo cấp trên để có biện pháp điều chinh; rà soát lại phần kế hoạch xem tiêu chuẩn nào đạt và chưa đạt để chỉ đạo triển khai các hoạt động đúng kế hoạch

Chức năng kiểm tra, đánh

Kiểm tra là quá trình mà chủ thể QL theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của những người thừa hành, khuyến khích những nhân tổ tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng QIL hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống QL tới một trình độ cao hơn Kiểm tra là

chức năng cơ bản và quan trọng của QL Lê-nin khẳng định: “QL mà không có kiểm

tra là không phải QL”

Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra là quá trình thiết lập mối liên hệ ngược trong QL, nếu lập kế hoạch là sự nhìn về phía trước, thì kiểm tra là nhìn về phía sau Công việc của kiểm tra là đánh giá việc thực hiện kế hoạch ở các mức độ tốt, vừa và xấu của

các đối tượng QL đề điều chỉnh việc thực hiện của các thành viên hoặc điều chỉnh kế

hoạch nếu cần thiết

Trong công tác xây dựng trường chuẩn thì kiểm tra là việc HT rà soát lại các công việc mà kế hoạch đã xây dựng, từng tiêu chuẩn đạt được bao nhiêu phần trăm, tiêu

chuẩn nào liên quan đến chức trách và nhiệm vụ của ai Từ đó, HT phải đôn đốc để

hoàn thành kế hoạch, đồng thời phát hiện những tiêu chí, tiêu chuẩn khó thực hiện để cùng nhau bàn bạc, giải quyết hoặc điều chỉnh kế hoạch

Các chức năng trên lập thành chu trình QL được diễn ra tuần tự, từ chức năng lập

kế hoạch đến các chức năng tô chức, chỉ đạo, kiểm tra Trên thực tế việc vận dụng các

Trang 28

tao sự kết nối từ chu trình trước sang chu trình sau theo hướng phát triển để hoàn thành

mục tiêu đề ra

1.3 TRUONG MAM NON TRƯỚC YÊU CẦU ĐÔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN

ĐIỆN GIÁO DỤC

1.3.1 GDMN trong hệ thống GD quốc dân & Mục tiêu và nhiệm vụ của GDMIN

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thé chat,

inh cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất

mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ân, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp

theo và cho việc học tập suốt đời

GDMN có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc GD trẻ em từ 3 tháng

đến 6 tuổi nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển về thê chất, tình cảm, trí tuệ, thâm mỹ nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuân bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp một cũng như đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách về sau

Để thực hiện nhiệm vụ trên, GDMA cần phải các nhiệm vụ sau:

~ Có các chiến lược, chương trình phát triển GDMN theo định hướng của Dang và chủ trương chính sách của Nhà nước, trong đó dự báo được các khả năng phát triển để làm cơ sở hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển GDMN toàn quốc, từng vùng, từng địa phương

~ Hình thành được hệ thống mạng lưới đa dạng về các loại hình trường lớp MN, đảm bảo các dịch vụ chăm sóc - nuôi dưỡng - GD trẻ được thực hiện trên toàn quốc, ở tất cả các vùng, miền, tỉnh tới tận thôn xã, từng bước khắc phục tình trạng mất công bằng trong hưởng thụ các dich vụ chăm sóc - GD trẻ theo định hướng của Nhà nước

~ Có nội dung và phương pháp chăm sóc GD trẻ được đổi mới, đảm bảo vừa phù

hợp với truyên thống dân tộc vừa tiếp cận được với sự phát triển của chất lượng

Trang 29

- Có đội ngũ CBQL MN và đội ngũ GV có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực đảm nhận công việc trong lĩnh vực QL và thực hiện chương trình GDMN

~ Các điều kiện về CSVC đảm bảo cho hoạt động CSGD trẻ không ngừng được

cải thiện theo hướng thiết thực, phù hợp tại chỗ Đồng thời phải huy động được các

nguồn lực từ cộng đồng đề đảm bảo các điều kiện về CSVC cho GDMN

~ Những nơi khó khăn, chưa có điều kiện, trẻ phải được hưởng sự CSGD tại gia

đình từ các bậc cha mẹ, trong đó cha mẹ trẻ được trang bị kiến thức khoa học vê nuôi dạy trẻ Trong các cơ sở GDMN, trẻ được CSGD kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội nhằm góp phần GD toàn diện cho trẻ

~ Các chính sách về GDMN nhằm hướng tới khuyến khích phát triển GDMN ngồi cơng lập, hướng tới công bằng cho mọi trẻ em: phân bô ngân sách nhà nước, chế độ chính sách cho GV ngoài biên chế khu vực nông thôn, cơ chế thực hiện chính sách,

~ Nhiệm vụ của GDMN và điều kiện để thực hiện nói trên đặt ra cho cơ quan

CBQL MN phải có nỗ lực rất lớn nhằm đề ra các giải pháp QL chỉ đạo thích hợp mà xã hội hóa GDMN là một trong những hướng cơ bản nhất đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thành công

b Yêu cầu về nội dung GDMIN

Nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ đễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ và thực, gắn với cuộc sống và

mẫu giáo; thống nhất giữa nội dung GD với cuộc sống hiệt

kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống

Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hồ giữa ni dưỡng, chăm sóc và GD; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông ba, cha me, thay giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

© Yêu cầu về phương pháp GDMAN

Trang 30

hiện sự yêu thương và tao sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp GD phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tỉnh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường GD gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghỉ với nhà trẻ

Đối với GD mẫu giáo, phương pháp GD phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi” Chú

trọng đổi mới tổ chức môi trường GD nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực

khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hoà giữa GD trẻ trong nhóm bạn với GD cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp GD phù hợp Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế

1.3.2 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN

Tại điều 6 của Điều lệ trường MN đã ghi rõ vị trí trường MN trong hệ thống GD quốc dân là: “Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn

2 của

theo sự phân công của cấp có thâm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều lệ này."[9]

Điều 2 của Điều lệ trường MN chỉ rõ 9 nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN là: 1 Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

2 Huy động trẻ em lứa tuổi MN đến trường; Tổ chức GD hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

3 QL cán bộ, GV, NV đề thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ em 4 Huy động, QL, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

Trang 31

6 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân đề thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ em

7 Tổ chức cho CBQL, GV, NV và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong công đồng

8 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ em theo quy

định

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [9] Như vậy, trường MN có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống GD quốc dan, là bậc học nền tảng của ngành học phô thông Trường MN có nhiệm vụ đặc biệt trong sự nghiệp trồng người, là nơi đầu tiên tác động đến trẻ em bằng phương pháp nhà trường phổ thông, là lần đầu tiên tổ chức một cách tự giác các hoạt động GD với tư cách là hoạt động chủ động của trẻ em Nói cách khác, trường MN là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát triển của trẻ em, GD trẻ em phát triển một cách toàn diện, đáp ứng mục tiêu GD theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển GD của địa phương, mà việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc là là một giải pháp để đáp ứng các mục tiêu đề ra

1.3.3 Những yêu cầu đối mới về GDMN

Trong GD, vấn đề đổi mới thì đã nhiều, không phải là mới nữa Song, đổi mới căn bản, toàn diện thì lần này được xác định rõ ràng và quan trọng nhất trong chủ trương của Đảng Đổi mới căn bản, toàn diện GD trước hết là đổi mới những vấn đề lớn, những van dé cét lõi, cắp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến vai trò và hoạt động của các cơ sở GD, đào tạo cũng như việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Trang 32

duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tô chức, loại hình GD&ĐT; nội dung, phương

pháp dạy và học; cơ chế QL; xây dựng đội ngũ GV, CBQL; cơ sở vật chất, nguồn lực,

điều kiện bảo đảm trong toàn hệ thống trong đó có GDMN

'Về mục tiêu đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH - TW khóa XI (Nghị

quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đồi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tô quốc, yêu đồng bào; sống tốt va làm việc hiệu quả

Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ

cấu và phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc

Phần đầu đến năm 2020, nền GD Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Nghị quyết cũng đã đưa ra mục tiêu cho từng cấp học Đối với GDMN, giúp trẻ

phát triển thé chat, tình cảm, hiểu biết, thâm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 Hoàn thành PCGD MN cho trẻ 5 tuôi

vào năm 2015, nâng cao chất lượng phô cập trong những năm tiếp theo và miễn học

phí trước năm 2020 Từng bước chuân hóa hệ thống các trường MN Phat trién GDMN

dưới 5 tuôi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng

phương và cơ sở GD [19]

“Trên cơ sở đó, GDMN về cơ bản có những yêu cầu đôi mới sau:

Trang 33

ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ giảng dạy và các hoạt động GD khác

để đáp ứng yêu cầu đôi mới hiện nay

~ Nâng cao nhận thức và hành động trong việc đổi mới căn bản và toàn diện về GD&ĐT sâu rộng cho đội ngũ cán bộ, GV, NV, MN Đây là lực lượng nòng cốt quyết định thành công thực hiện việc đổi mới

~ Hoàn thiện hệ thống trường lớp cấp MN, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

đáp ứng với yêu cầu đổi mới

~ Đôi mới chương trình, từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, phát huy tốt nhất tiềm năng và GD kỹ năng sống của từng trẻ

~ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chuyển từ dạy học thụ động, nghe thuyết giảng của GV sang đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ tự khám phá

~ Đổi mới công tác thanh tra trường học và đôi mới đánh giá HT, PHT, GV HT đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp được ban hành tại quyết định số 14/2007/QĐ- BGDDT ngày 04/5/2007 Phòng GD&ĐT đánh giá năng lực QL của HT, PHT được quy định tai Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/201 1 Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực GD được ban hành tại Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013

~ Đổi mới đánh giá trường MN thông qua việc kiểm định chất lượng GD Kiểm

định chất lượng GD là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở đào tạo Quá trình kiếm định chất lượng GD nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng GD tại các trường MN theo Thông tư

25/2014TT-BGDĐT ngày 07/8/2014

Trang 34

éu, khâu then chót, khâu đột phá để phát triển GDMN phù hợp với giai đoạn phát triển đổi mới của đất nước mà trong đó việc xây dựng trường MN ĐCQG là một khâu đột phá để đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT

14 CONG TAC QUAN LY XAY DUNG TRUONG MAM Ni CHUAN QUOC GIA

1.4.1 Quan diém chỉ đạo và mục tiêu quản lý xây dựng trường MN ĐCQG

& Các quan điểm

Nha nước có trách nhiệm QL, đầu tư phát triển GDMN, tăng cường hỗ trợ

CSVC, đào tạo đội ngũ GV; ưu tiên đầu tư các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

ĐẠT

biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các 6, đạt chuẩn

Xây dựng trường MN ĐCQG nhiệm vụ quan trọng trong GDMN nhằm chuân bị

tốt nhất các điều kiện CSGD trẻ đối với tắt cả các vùng miền trong cả nước

trường công lập kiên

'Huy động trẻ đến trường, đến lớp MN là trách nhiệm của các cắp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội Đẩy mạnh XHH với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển GDMN

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiền, gắn với đổi mới GD phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng GD

Công tác tổ chức QL trong nhà trường phải đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường MN

b Mục tiêu quản lý xây dựng trường MN ĐCQG

Xây dựng trường ĐCQG với mục tiêu là tập trung xây dựng điều kiện tốt nhất về CSVC nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện cho thế hệ trẻ Hướng tới mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa về các lĩnh vực: Tổ chức và QL trường học, xây dựng CSVC

và đội ngũ CBQL, GV ở các loại hình trường học trên địa bàn thành phố, nhằm tạo môi

trường GD đồng đều giữa các địa bàn, tạo cơ hội bình đảng về điều kiện học tập của mọi trẻ em ở các vùng kinh tế- xã hội khác nhau Thực hiện mục tiêu phát triển

Trang 35

Quản lý xây dựng trường MN ĐCQG nhằm mục tiêu củng cố, mở rộng mạng

lưới trường, lớp đảm bảo các điều kiện để huy động trẻ ra lớp Nâng cao chất lượng chăm sóc GD đối với các lớp MN, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu Đầu tư cơ sé vat chat, trang

thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các các trường MN Tạo điều kiện cho các lực

lượng trong và ngoài nhà trường chăm lo cho GDMN 1.4.2 Nội dung xây dựng trường MN ĐCQG

Nội dung xây dựng trường MN ĐCQG được cụ thể hóa thành

mức độ (mức độ 1 và mức độ 2) theo Quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16 tháng

7 năm 2008 và Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 0 tháng 02 năm 2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG [6], [14]

1.4.3 Nội dung quản lý xây dựng trường MN ĐCQG

a Vé cng tác tổ chức và quản lý

tu chuẩn, ở hai

“Xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa công tác tổ chức và QL

Đối với công tác QL, việc xây dựng chiến lược và kế hoạch công tác tô chức và

QL là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình QL

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thé và xác định biện pháp tốt nhất để thực

hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đẻ ra Khi lập được kế hoạch thì tư duy QL sẽ có

hệ thống hơn đẻ có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra Người thực hiện sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu cuối cùng muốn hướng đến Bên cạnh đó, chứng ta cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch của mình

Trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ mục tiêu, dự kiến các biện pháp, huy động, nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG

Tổ chức triển khai công tác tổ chite va OL

Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ QL theo Điều lệ

Trang 36

quy cơ quan đơn vị, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường Xây dựng kế hoạch của các tổ chức, đoàn thẻ trên cơ sở phân công trách nhiệm của mỗi

thành viên trong hội đồng sư phạm, chấp hành sự chỉ đạo trực tié nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT

Chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức và OL

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, năm học, học kỳ, tháng và tuần; tổ

è chuyên môn,

chức định kì các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, trao

đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn theo kế hoạch xây dựng cụ thể

Thực hiện đổi mới trong công tác QL có ứng dụng công nghệ thông tin; chủ

động, sáng tạo và đạt kết quả cao trong việc thực hiện các cuộc vận động như cuộc vận

động “Học rập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Cuộc vận động “Mỗi thây giáo, cô giáo là tắm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thì đua xây dựng trường học thân thi

các phong trào thi đua khác theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước Kiểm tra đánh giá kết quả

và học sinh tích cực; phong trào thi đua Dạy tốt học tốt và Rà soát, kiểm tra, đánh giá lại thực trạng công tác tổ chức và QL của trường Từ đó bổ sung điều chỉnh để công tác tổ chức và QL đạt hiệu quả cao

b Quản lý đội ngũ GV và NI"

“Xây dựng kế hoạch đảm bảo số lượng và trình độ đào tạo

“Xây dựng đội ngũ GV và NV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu vẻ chất lượng” [14] vì vậy, trong QL xây dựng trường MN ĐCQG, QL phát triển đội ngũ GV và NV là yêu cầu một tiêu chuẩn không thể thiếu được, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường

CBQL QL việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV và NV theo chuẩn quốc gia tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Trang 37

định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập; trong đó có ít nhất 30% số GV trên chuẩn về trình độ đào tạo

Tổ chức triển khai công tác QL bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động chuyên môn

CBQL chủ động xây dựng kế hoạch cho GV học tập về chuân GVMN được bộ GD&DT quy định cũng như cách đánh giá công chức hàng năm Học tập Điều lệ trường MN, Luật GD và các văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương

CBQL chú trọng việc quy hoạch các chức danh HT, PHT, tổ trưởng, tô phó

chuyên môn của nhà trường, lấy phiếu tín nhiệm để các thành viên lựa chọn giới thiệu các chức danh quy hoạch từ đó CBQL căn cứ để ra quyết định bổ nhiệm

CBQL chỉ đạo các nhà trường hoạt động theo quy định của Điều lệ trường MN:

xây dựng kế hoạch cho từng tuần, tháng, học kỳ và năm học; tổ chức dự giờ và rút kinh

nghiệm giờ dạy; sinh hoạt theo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy, cũng như trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, đề xuất khen thưởng, kỷ luật GV hàng năm

Tổ chức thi GV dạy giỏi các cấp để nắm tình hình vẻ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV Từ đó có kế hoạch để xây dựng và củng cố đội ngũ GV giỏi của nhà

trường đạt ít nhất 60%, giỏi cấp quận trở lên đạt ít nhất 20% không có GV yếu kém về

chuyên môn nghiệp vụ

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo bôi dưỡng

+ Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng đề tăng số lượng GV

đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo;

+ Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên để theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT;

+ Từng GV có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ

Kiểm tra đánh giá kết quả

~ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV và NV hàng năm

~ Công tác QL bồi dưỡng phẩm chat chính trị, đạo đức nhà giáo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động chuyên môn

Trang 38

“Xây dựng kế hoạch QL vẻ chất lượng chăm sóc, GD trẻ

Chất lượng chăm sóc GD trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các trường MN

'Vì vậy các trường MN can quan tim dau tu, nang cao chat lượng chăm sóc GD trẻ Trong việc dạy dỗ, trường MN phải thực hiện đúng

dung, chương trình các hoạt động học đề cung cấp cho trẻ những tri thức ban đầu về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển được các phẩm chất nhân cách phủ hợp với yêu cầu của xã hội Xây dựng kế hoạch dạy học áp dụng phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy

tính tích cực, năng động, sáng tạo Xây dựng kế hoạch khảo sát trẻ cuối học kỳ, đánh

giá trẻ theo tiêu chí của từng độ tuổi và theo Thông tư số: 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ GD&ĐT về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 5 Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho trẻ những tiền đẻ cần thiết để bước vào học lớp một và các lớp tiếp theo

một cách thuận lợi

Tổ chức triển khai công tic OL vé chất lượng chăm sóc, GD trẻ

Trong việc nuôi dưỡng, nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt của trẻ theo qui định của Bộ GD&ĐT, phải nuôi dưỡng trẻ theo khoa học như: cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuôi; cân đối các chat protit,

gluxit, các vitamin và khoáng chất, cân đối năng lượng cần cung cấp cho trẻ trong các

'bữa ăn trong ngày; phần đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì

Chỉ đạo thực hiện công tác QL về chất lượng chăm sóc, GD trẻ

QL việc thực hiện mục tiêu PCGD MN và chống mù chữ Phân công GV kết hợp

với địa phương điều tra, nắm rõ đối tượng trong độ tuổi đến trường Có kế hoạch huy động tốt toàn thể trẻ trong độ tuổi quy định phải đến trường Có biện pháp để duy trì sĩ số, hạn chế tình trạng trẻ bỏ học giữa chừng

Phối hợp với cán bộ y tế trên địa bàn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vui chơi, thể dục thể thao và lập số theo dõi sức khỏe trẻ

Kiểm tra đánh giá kết quả

Trong GD, kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể tách rời đối với nhà CBQL, đó là động lực thúc đây quá trình đào tạo cũng như các hoạt động khác của nhà trường

Trang 39

trẻ là việc rất cần tÌ

4 Quản lý quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

“Xây dựng kế hoạch OL về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

Quy mô trường lớp, CSVC và thiết bị là điều kiện và phương tiện cần thiết để

thực hiện hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG Không thể một trường ĐCQG mà có các điều kiện như phòng học, thiết bị day học, sân vườn, bãi tập không đầy đủ Nói cách khác, để có đủ điều kiện CSGD trẻ thì CSVC và

bị cảnh quan môi trường phải đáp ứng yêu cầu Thế nhưng tiêu chuẩn này là rào cản lớn nhất trong công tác xây dựng trường MN ĐCQG

Tổ chức triển khai công tic OL vé quy mô trường, lớp, CSUC và thiết bị

'Vậy để đảm bảo các điều kiện công nhận trường MN ĐCQG thì mỗi nhà trường MN cần chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm Các phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu vệ sinh phải thoáng mát, sạch sẽ Khuôn viên của trường phải đủ rộng để tạo dựng được một khu vườn tự nhiên sinh động và khu vui chơi rộng rãi, an toàn Mỗi trường phải đảm bảo diện tích đất để xây dựng các phòng chức năng

Để thực hiện được chỉ tiêu về số điểm trường, các trường cần có kế hoạch thu các điểm

trường ở gần nhau về điểm trường chính

Chỉ đạo thực hiện công tác ỢL về quy mô trường, lớp, CSUC và thiết bị

Sắp xếp các phòng học và phòng chức năng, các thiết bị bên trong theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia

Xây dựng khu nhà bếp phải đảm bảo theo quy trình một chiều và an toàn, vệ sinh cho trẻ

Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an tồn, thống mát Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng cảnh quang môi trường xanh - sạch - đẹp và thoáng mát thuận tiện an toàn cho trẻ

Kiểm tra đánh giá kết quả

Nâng cao việc sử dụng và bảo quản phương tiện thiết bị dạy học Có kế hoạch kiểm tra CSVC và thiết bị theo định kỳ, kiểm kê tài sản cuối năm thanh lý những thiết

Trang 40

sung nhằm hoàn thiện CSVC và thiết bị Nâng cao nhận thức cho GV, NV về sử dụng, bảo quản thiết bị; chú trọng chất lượng mua sắm, trang bị, phân phối, sử dụng và bảo quản thiết bị theo hướng trọng điểm, ưu tiên cho dạy và học

Hằng năm kiểm tra các phòng học đủ điều kiện đê phân bố số lượng trẻ trên lớp

theo quy định; rà soát trang thiết bị dạy học xem thừa thiếu đẻ xây dựng kế hoạch cũng như huy động nguồn lực

& Quản lý thực hiện xã hội hóa GD

Xây dựng kế hoạch OL về công tác thực hiện xã hội hóa GD

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng trường DCQG chính là sự tác động tích cực trở lại của xã hội đối với GD Sự nghiệp GD&ĐT nói chung, xây dựng trường ĐCQG nói riêng không phải việc làm riêng biệt của ngành GD mà là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Để thành công trong công tác xây dựng trường ĐCQG thì việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là yếu tố cơ bản nhất, bởi

nhà trường là chủ thê xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường theo mục tiêu đào

tao chung, song không phải trách nhiệm riêng của nhà trường mà của cả cộng đồng xã

hội, trong đó sự vào cuộc của chính quyền địa phương là yếu tố hết sức quan trọng

Tổ chức triển khai QL về công tác thực hiện xã hội hóa GD

Xã hội hóa GDMN đó là việc huy động nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình chăm sóc GD trẻ (dưới 6 tuổi) và đưa mục tiêu GDMN vào đời sống cộng đồng để trẻ trong lứa tuổi này “Phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên, yêu

qui anh chị em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái dep, ham hiểu biết,

thích đi học”

Chỉ đạo thực hiện OL về công tác thực hiện xã hội hóa GD

Ngày đăng: 10/08/2022, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w