1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan van thạc sĩ luật học hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo theo pháp luật việt nam

75 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Việc xác lập hợp đồng là một trong những phương thức hiệu quả đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế nhằm hướng tới quyền, lợi ích mong muốn đạt được Hơn thế, đặt trong tương quan với pháp luật thế giới và sự phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp đồng ghi nhận và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên Để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thì các bên trong hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định, đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Việc vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực sẽ dẫn tới hậu quả là hợp đồng bị vô hiệu Hiện nay, các quy định về hợp đồng vô hiệu vẫn còn nhiều vướng mắc, có những cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống nhất, chưa rõ ràng Về phía các cơ quan nhà nước, do tính phức tạp của các hợp đồng, những quy định không rõ ràng của pháp luật đã tạo cho họ rất nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác xét xử có liên quan tới hợp đồng vô hiệu Nói cách khác, chính điều đó làm hạn chế năng lực của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng Và trên thực tế, cũng không ít trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do một bên giao kết hợp đồng lợi dụng các quy định của pháp luật để “bội ước”, nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình Hợp đồng vô hiệu do giả tạo là một trong những loại hợp đồng vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong quá trình áp đụng pháp luật hiện nay Thực trạng trên cho thấy, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này Việc xây dựng các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn không những là yêu cầu chính đáng của người dân để họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn là điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao 1 Xuất phát từ những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo là việc làm hết sức cần thiết Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo theo pháp luật Việt Nam” 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Hợp đồng vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp như các bài giảng trong giáo trình Luật dân sự, Luật Thương mại của Trường Đại học Kiểm sát, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, trong một số ấn phẩm như: Bình luận BLDS của Bộ Tư pháp và trong một số bài viết của một số tác giả ở góc độ hẹp, đó là: TS Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao địch dân sự vô hiệu tuyệt đối Trong bài viết này tác giả chủ yếu phân tích, so sánh và đưa ra sự khác biệt chung thể hiện bản chất của khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối, theo đó, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối được tác giả đề cập dưới hình thức là một giao dịch vô hiệu tương đối Ngoài ra, còn có các bài viết khoa học đã được đăng trên các tạp chí luật chuyên ngành như “Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu và yêu cầu sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005” (2010) của Bùi Thị Thanh Hằng, Tạp chí Khoa học (Kinh tế Luật); “Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự vô hiệu” (2006) của TS Bùi Đăng Hiếu, Tạp chí Luật học số 11 Điều này cho thấy vấn đề hợp đồng vô hiệu đã, đang được quan tâm rất lớn từ những nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật cho đến những người áp dụng, thực hiện pháp luật Mỗi bài viết nêu trên của các tác giả đã tiếp cận vấn đề hợp đồng vô hiệu ở nhiều góc độ khác nhau, có sự nghiên cứu, so sánh, tiếp thu những quy định của pháp luật thế giới; là nguồn tài liệu quý giá cho quá trình nghiên cứu của tác giả Từ những bài viết về khái niệm, đặc điểm, phân loại, hậu quả pháp lý hợp đồng vô hiệu mà tác giả có thể vận dụng cho riêng đề tài đặc thù của mình - hợp đồng vô hiệu do giả tạo 2 Có thể nói, đề tài hợp đồng vô hiệu do giả tạo là một đề tài mới, và chưa được nghiên cứu nhiều Hợp đồng vô hiệu do giả tạo thường chỉ được nhắc đến trong các bài bình luận hợp đồng vô hiệu hoặc bình luận án liên quan đến hợp đồng vô hiệu, có thể kể đến như: Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2013 đã đưa ra những vụ án và bình luận về án hợp đồng vô hiệu trên cơ sở quy định của pháp luật Trong hệ thống tài liệu luận văn, luận án, hợp đồng vô hiệu do giả tạo đã được nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hải Ngân về Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo (2015) và luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thanh Nga về Giao dịch dân sự do giả tạo một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2011) Ở hai luận văn này, các tác giả đã phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, phân loại hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo pháp luật dân sự Việt Nam Đồng thời làm rõ hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo và thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo hiện nay Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Theo đó, vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo được các tác giả đề cập dưới hình thức là một trường hợp của hợp đồng vô hiệu Tuy nhiên, với sự ra đời của BLDS năm 2015 thì những thay đổi về hợp đồng vô hiệu, hợp đồng vô hiệu do giả tạo đã có những điểm đổi mới, cần được tác giả lưu tâm và cập nhật vào luận văn của mình Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã nêu và phân tích những vấn đề có tính khái quát nhất về vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu Vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo chỉ là một phần nhỏ trong các công trình này Việc nghiên cứu hoàn chỉnh và cụ thể về hợp đồng vô hiệu do giả tạo chưa được khai thác một cách triệt đề Vì vậy, một lần nữa có thể khăng định, việc nghiên cứu đề tài hợp đồng vô hiệu do giả tạo thực sự rất cần thiết 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý chế định hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu 3 do giả tạo nói riêng, qua đó làm rõ hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do giả tạo, đồng thời phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Ngoài ra, khi nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo và thực tiễn việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do giả tạo, luận văn còn nhằm mục đích đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do giả tạo tại TAND 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề sau: - Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo trong pháp luật Việt Nam - Nghiên cứu và so sánh pháp luật nước ngoài về hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo - Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo, hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo - Nghiên cứu thực tiễn về hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo và đánh giá về hiệu quả của những quy định pháp luật hiện hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn diện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam và đặc biệt là quy định của BLDS, Luật Thương mại 4 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để thực hiện luận văn 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo như khái niệm, đặc điểm hợp đồng vô hiệu do giả tạo, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án về hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo, thông qua đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc nhận thức sâu sắc thêm về hợp đồng vô hiệu do giả tạo 7 Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Chương 2: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO 1.1 Khái niệm hợp đồng vô hiệu 1.1.1 Khái niệm Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự được ghi nhận trong các quy định của BLDS và pháp luật có liên quan Khi tìm hiểu về khái niệm “hợp đồng vô hiệu” trước hết chúng ta phải hiểu rõ bản chất của khái niệm “hợp đồng” theo quy định của BLDS hiện hành Ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ về hợp đồng: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ước, tờ ưng thuận Trong cổ luật, dựa vào các cứ liệu lịch sử còn lại cho đến ngày nay, thuật ngữ “văn tự” hay “văn khế” [46, tr 363-366], hay mua, bán, cho, cầm đã được sử dụng khá sớm, trong Bộ Quốc triều Hình luật [16, tr.156] Sau này, thuật ngữ “khế ước” mới được sử dụng chính thức trong Sắc lệnh ngày 21/7/1925 (được sửa đổi bởi Sắc lệnh ngày 23/11/1926 và Sắc lệnh ngày 06/9/1927) ở Nam phần thuộc Pháp, trong Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931, và trong Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 1939 Thuật ngữ “khế ước” cũng được sử dụng trong Sắc lệnh 97/SL của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Hồ Chủ tịch ký ban hành ngày 22/5/1950 (Điều 13) Các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước ta không còn sử dụng thuật ngữ “khế ước” hay “hiệp ước” như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính “chức năng”, “công cụ” [14, tr.40] như hợp đồng, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại Trong pháp luật của nhiều nước chỉ sử dụng thuật ngữ “hợp đồng”, chứ không sử dụng các thuật ngữ hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động như luật Việt Nam Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm “hợp đồng” theo hai nghĩa: nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, “hợp đồng” là một bộ phận của chế định nghĩa vụ trong Luật Dân sự, bao gồm các “quy phạm pháp luật 6 được quy định cụ thể trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội (chủ yếu là quan hệ tài sản) trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau” Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng “là sự ghi nhận kết quả của việc cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể giao kết hợp đồng” hay “là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” [30, tr.19] Một trong những định nghĩa sớm nhất về hợp đồng thường được nhiều học giả ngày nay nhắc đến và chấp nhận, là định nghĩa của học giả người Pháp - Pothier trong tác phẩm “Traité des obligations” năm 1761: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó hai hoặc chỉ một bên hứa, cam kết với người khác để chuyển giao một vật, để làm một công việc hoặc không làm một công việc [52, tr.3] Định nghĩa này không khác gì so với định nghĩa hợp đồng trong các BLDS hiện đại ngày nay BLDS Pháp cũng có định nghĩa hợp đồng giống gần như hoàn toàn định nghĩa của Pothier: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyền giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó” [21, tr.1101] Điều 385 BLDS 2015 định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Có thể dễ dàng thấy rằng, quy định tại Điều 385 BLDS Việt Nam 2015 cũng gần giống như quy định của Điều 2 Luật hợp đồng Trung Quốc (1999): “Hợp đồng theo quy định của luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm đứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên, các tổ chức khác ” và đặc biệt là hoàn toàn giống với quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS Nga (1994): “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [14, tr.39] Định nghĩa trên đây của BLDS 2015 được xem là hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “hợp đồng”, vừa thể hiện 7 rõ vai trò của hợp đồng như là một căn cứ pháp lý (phổ biến) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ (dân sự) của các bên [33, tr.57] Về khái niệm hợp đồng vô hiệu, theo từ điển Tiếng Việt năm 2003 của Viện Ngôn ngữ học thì “vô hiệu” được hiểu là “không có hiệu lực, không mang lại kết quả” Theo cách hiểu này, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có giá trị (hiệu lực) về mặt pháp lý, mặc dù hợp đồng đó đã được xác lập nhưng mọi cam kết của các bên đều không được pháp luật bảo hộ, không có giá trị pháp lý [38, tr.1083] “Hợp đồng vô hiệu” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý và pháp luật hợp đồng Trong chế định hợp đồng, hợp đồng vô hiệu là một bộ phận không thể tách rời, trong mối quan hệ biện chứng với hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Tuy nhiên, trong khi “hợp đồng” được định nghĩa tương đối phổ biến trong pháp luật dân sự của các nước, thì khái niệm “hợp đồng vô hiệu” lại không được pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đưa ra, mà thông thường chỉ làm rõ các tiêu chí xác định sự vô hiệu của hợp đồng Điều 407 BLDS 2015 nêu rõ: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu” Vì thế, để hiểu được khái niệm hợp đồng vô hiệu phải đặt chúng trong mối quan hệ với giao dịch dân sự vô hiệu Để xác định giao dịch vô hiệu phải căn cứ vào quy định tại Điều 117 và Điều 122 BLDS (giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của BLDS năm 2015 là vô hiệu) Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu cụ thể bao gồm: giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123); do giả tạo (Điều 124); do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125); do bị nhầm lẫn (Điều 126); do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127); do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128); do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129) Các điều khoản của giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu 8 Qua những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm hợp đồng vô hiệu như sau: “Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đã cam kết trong hợp đồng kể từ thời điểm xác lập hợp đồng” Như vậy, theo quy định của BLDS năm 2015, hợp đồng nếu vi phạm một trong bốn điều kiện sau thì sẽ có thể bị coi là vô hiệu Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu do không có sự tự nguyện của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng nhưng không phải bất cứ ai cũng có quyền tham gia vào bất kỳ giao kết nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho phép mới có thể được tham gia Để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao dịch, pháp luật dân sự căn cứ vào khả năng sinh học của con người, địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân để đặt ra điều kiện cho phép các bên tham gia với tư cách là chủ thể của giao dịch dân sự Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa hai hoặc nhiều bên chủ thể dân sự trên cơ sở thỏa thuận Theo đó, hợp đồng không chỉ là sự thể hiện ý chí của các bên chủ thể thông qua nội dung các điều khoản, mà trước hết còn là sự thống nhất ý chí giữa các bên Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng đều có ý chí riêng của mình Do đó, khi các bên của hợp đồng cố tình đi ngược lại với sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu Thứ hai, hợp đồng vô hiệu khi không đảm bảo năng lực giao kết hợp đồng Để đảm bảo sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia, điều kiện cần: những người có ý chí độc lập, có năng lực pháp luật, có khả năng nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Trường hợp ngược lại, người không có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự giao kết hợp đồng thì bị coi là không thể có khả năng biểu lộ ý chí đích thực của họ - do đó không thể có sự tự nguyện Do vậy, một trong các yếu tố mà khoa học pháp lý và pháp luật dân sự các nước sử dụng để xác định hợp đồng vô 9 hiệu do người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực giao kết Việc BLDS 2015 bổ sung điều kiện chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải đáp ứng hai điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là đầy đủ và khái quát hơn BLDS 2005 Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội Nếu như BLDS 1995 và BLDS 2005 quy định nội dung và mục đích không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội thì BLDS 2015 lại quy định không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Quy định này tôn trọng nguyên tắc hiến định công dân được làm những gì pháp luật không cấm Trong giao kết hợp đồng thì yếu tố thể hiện ý chí là một trong các nguyên tắc chủ yếu và đặc trưng của giao dịch dân sự Theo nguyên tắc này chủ thể tham gia giao dịch có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc quyết định nội dung, hình thức của giao dịch, khi xác lập giao dịch thì các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận nội dung của giao dịch, hình thức giao kết Nhưng sự tự do đó không mang tính tuyệt đối mà bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nhằm mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội được nhà nước thừa nhận, nhà nước đã đưa ra các quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu nhằm thể hiện phản ứng của mình trước những hành vi giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng không đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích của các chủ thể khác Tuy nhiên, nội dung hợp đồng cho dù không trái bất cứ một quy định nào của pháp luật nhưng vẫn có thể bị vô hiệu khi vi phạm đạo đức xã hội Pháp luật về hợp đồng ở đa số các nước trên thế giới đều có quy định này Ví dụ, tại Điều 113 BLDS và thương mại Thái Lan quy định: “Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức” [7, tr 113] Thứ tư, hợp đồng vô hiệu khi vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng Hình thức là biểu hiện của nội dung hợp đồng Xuất phát từ nguyên 10 việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ đối với bên chủ thể có lỗi Việc ghi nhận quy phạm giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nói riêng cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, tăng cường việc xây dựng Nhà nước ta thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, BLDS 2015 còn bộc lộ một số hạn chế trong quy định về xử lý giao dịch dân sự vô hiệu, ví dụ như: - Điều kiện vô hiệu của giao dịch dân sự được quy định trong BLDS hiện hành là quá rộng, còn chung chung; - Quy định về điều kiện hình thức của giao dịch dân sự còn chưa thống nhất nên có những cách hiểu và vận dụng khác nhau; - Các quy định về hợp đồng vô hiệu do giả tạo được quy định trong BLDS 2015 nhìn chung là còn quá chung chung, mang tính hình thức, do đó rất khó áp dụng trong thực tiến - Hậu quả pháp lý khi tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu còn nhiều vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn xét xử Xử lý việc hoàn trả những gì đã nhận, khôi phục tình trạng ban đầu khi giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu còn nhiều bất cập Do vậy, trong bối cảnh mới, BLDS nói chung và chế định giao dịch dân sự nói riêng phải phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, việc hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế và tham gia sâu rộng vào quan hệ thương mại với nhiều nước và tổ chức trên thế giới Điều đó đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu và hợp đồng vô hiệu đo giả tạo trong BLDS 2015 3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo 3.2.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Thứ nhất, là sự cần thiết phải xem xét, rà soát, cân đối và thống nhất giữa các quy định của các văn bản pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng có yếu 61 tố giả tạo nói riêng Từ sự rà soát này, nhà làm luật cần có hướng sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật, giúp cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người dân được thuận lợi Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định của BLDS về hợp đồng có yếu tố giả tạo và các loại hợp đồng khác Sự hoàn thiện về văn bản pháp luật sẽ hạn chế những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về cùng một vấn đề, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và đúng đắn Thứ hai, sự cần thiết phải có phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động xét xử án về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, thông qua việc đào tạo trình độ chuyên môn của các thẩm phán Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân Khuyến khích họ có ý thức tham gia bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, Nhà nước, chống lại hành vi xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong giới hạn cho phép, từ đó hạn chế tối đa các chủ thể xác lập các hợp đồng giả tạo nhằm che giấu những giao dịch trái pháp luật hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, hoặc nếu chỉ có hai bên đương sự cần phải thấy được lỗi của mình và tự nguyện hủy các cam kết, giao dịch đã được xác lập Thứ ba, sự cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung của BLDS về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo những mối quan hệ phức tạp, đòi hỏi quyền lợi và nhu cầu của các bên khi tham gia giao dịch dân sự, bởi vậy pháp luật cần có những sự thay đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn Với những quy định hiện hành về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau, những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau Bởi vậy, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết để thực thi pháp luật được thống nhất 3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo 3.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Toàn bộ các quy định trong BLDS 2015 khẳng định sự tiến bộ, hoàn chỉnh hơn so với BLDS 2005, đảm bảo tốt quyền, lợi ích dân sự hợp pháp cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác Tuy nhiên, đối với giao dịch dân sự vô hiệu do giả 62 tạo về cơ bản được giữ nguyên Các quy định về xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu đã có quy định mới (Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó); quy định về chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình cũng được mở rộng Thứ nhất, sửa đổi Điều 124 BLDS về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Về khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo, BLDS mới chỉ đưa ra khái niệm theo cách liệt kê các trường hợp của giao dịch dân sự do giả tạo chứ chưa đưa ra một khái niệm mang tính khoa học pháp lý Yếu tố giả tạo trong giao dịch dân sự do giả tạo nên hiểu thế nào cho đúng, có nên hiểu theo nghĩa thông thường của từ điển tiếng Việt Việc pháp luật không đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về giao dịch dân sự giả tạo đã gián tiếp dẫn đến cách hiểu khác nhau về khái niệm cũng như các trường hợp giả tạo trên thực tế các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự và các cán bộ thực thi pháp luật Chính cách tiếp cận như trên của pháp luật đã gây khó khăn cho việc tiếp cận các quy định pháp luật dễ dẫn đến những quan điểm, những cách hiểu khác nhau về một vấn đề Vì vậy, để pháp luật được thực thi một cách thống nhất, pháp luật nên quy định cụ thể hơn về khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo, yếu tô giả tạo trong giao dịch dân sự do giả tạo Mặt khác, về giao dịch dân sự vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Hiện nay, có hai quan điểm về thế nào là giao dịch dân sự do giả tạo trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Quan điểm thứ nhất là muốn xác định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì yếu tố giả tạo và yếu tố trốn tránh nghĩa vụ phải xảy ra trên thực tế, nếu yếu tố trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba mới dừng lại ở sự suy đoán thì không thể là giao địch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Quan điểm thứ hai lại cho rằng, chỉ cần có yếu tố giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba mà không cần yếu tố trốn tránh nghĩa vụ phải được xảy ra trên thực tế thì có thể quy kết giao dịch đó là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Chính những quan điểm khác nhau này đã đưa ra những bản án khác nhau trong việc giải quyết tranh chấp dân sự về giao dịch 63 do giả tạo, bên cạnh đó tòa án cũng gặp nhiều khó khăn do quan điểm pháp luật chưa đồng nhất, quy định chưa rõ ràng Vì vậy, pháp luật cần có sự quy định cụ thể hơn, hướng dẫn rõ ràng hơn về vấn đề này Theo quan điểm của tác giả, cần phải xác định đúng và đủ hai vế của quy định pháp luật là có sự giả tạo và có sự trốn tránh và sự trốn tránh này phải có thật trên thực tế, mới có thể xác định giao dịch vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Nếu chỉ có một về thì chưa đủ cơ sở đề xác định hợp đồng vô hiệu Điều này tránh tình trạng oan sai cho một số đương sự khi giao dịch của họ không giả tạo hoặc không trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba [17] Bên cạnh đó pháp luật cũng không thừa nhận hợp đồng tưởng tượng, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết là yêu tố làm cho hợp đồng có thể vô hiệu Thực tế hiện nay có những trường hợp giao địch dân sự thể hiện ra bên ngoài nhưng hoàn toàn không có thực, không nhằm che giấu một giao dịch nào và cũng không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về trường hợp giao dịch này Thực tế đòi hỏi pháp luật phải có những quy định rõ ràng hơn, dự liệu những trường hợp có thê xảy ra trên thực tế Thứ hai, về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do giả tạo theo Điều 132 BLDS năm 2015 là chưa hợp lý Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự do giả tạo vô hiệu là không bị hạn chế về mặt thời gian Việc không bị hạn chế về mặt thời gian là việc yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu có thể là 60 năm, 70 năm và có thể lâu hơn thế nữa kể từ thời điểm xác lập giao dịch vô hiệu Điều đó làm việc xác định chứng cứ là hết sức khó khăn, gây nên nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội Theo quan điểm của tác giả, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với giao dịch giả tạo cần được xác định bằng một con số chính xác đủ lâu (30 năm) để vẫn đảm bảo được tính nghiêm khắc của điều luật đối với các hành vi vi phạm nói trên và có thể bảo vệ cao nhất lợi ích chung cũng như bảo đảm được trật tự, an toàn trong giao lưu dân sự [15] 64 Mặt khác việc yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là không bị hạn chế về mặt thời gian, điều đó đi ngược lại ý nghĩa, mục đích của thời hiệu, đó là: - Góp phần ổn định trật tự kinh tế, xã hội, ổn định các quan hệ dân sự qua đó thúc đẩy sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội; - Giúp tòa án đễ dàng điều tra chứng cứ khi giải quyết tranh chấp để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch dân sự; - Đề cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao dịch; Vì vậy, nên quy định thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch do giả tạo vô hiệu là con số chính xác, đủ lâu để vẫn đảm bảo được tính nghiêm khắc của điều luật đối với các hành vi vi phạm nói trên và có thể bảo vệ cao nhất lợi ích chung cũng như đảm bảo được trật tự an toàn trong giao lưu dân sự Thứ ba, về việc xử lý tài sản trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 131 BLDS bao gồm: 1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kẻ từ thời điểm giao dịch được xác lập 2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả 3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó 4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường 5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định Khoản 2 Điều 131 BLDS về mặt ngôn từ là rõ ràng nhưng việc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu không phải trong trường hợp nào cũng có thể thực hiện được bởi đối tượng của hợp đồng là tài sản không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối tượng của hợp đồng là công việc (dịch vụ) đã được thực hiện nên 65 việc quy định “các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” không phải là đơn giản Tòa án chỉ có thể áp dụng quy định: “khôi phục lại tình trạng ban đầu” theo đúng nghĩa trong trường hợp đối tượng của giao dịch dân sự mà các bên chuyển giao còn giữ được nguyên vẹn, chưa có sự biến đổi nào Trong nhiều trường hợp tòa án không thể áp dụng chế tài khôi phục lại tình trạng ban đầu theo đúng nghĩa khi mà đối tượng giao dịch không còn nguyên vẹn Bởi vậy, trong thực tiễn tòa án phải áp dụng chế tài linh hoạt mà BLDS cho phép là “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền”, “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” Do đó, có sự khác nhau về phán quyết bồi thường của mỗi tòa không tạo được sự thống nhất, gây hoang mang cho người dân Mặt khác, quy định này chưa xác định việc hoàn trả băng tiền theo giá trị của vật tại thời điểm giao kết hay thời điểm hoàn trả Đối với những tài sản là nhà, đất không còn nguyên giá trị ban đầu thì giải quyết như thế nào và cần áp dụng khung giá nào khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu Thực tế có sự chênh lệch giá quá cao giữa giá nhà đất do UBND cấp tỉnh quy định với giá thị trường tại thời điểm xét xử Bên cạnh đó, không phải giao dịch lúc nào cũng vô hiệu tuyệt đối bởi có những trường hợp giao dịch rơi vào trường hợp vô hiệu nhưng các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch và lợi ích của việc công nhận giao dịch lớn hơn lợi ích của việc hủy giao dịch thì cần công nhận giao dịch đó và việc vi phạm của các bên có thể xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác như bồi thường thiệt hại đối với phần vi phạm và có chế tài áp dụng nghiêm khắc để các bên có trách nhiệm thực thi phần còn lại của giao dịch Từ những phân tích, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 131 BLDS như sau: “trong giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật hoặc không khôi phục được tình trạng ban đầu thì phải hoàn trả bằng tiền” Đối với khoản 5 Điều 131 là một quy định mới về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân, tuy nhiên cách nhận biết 66 các giao dịch dân sự liên quan đến quyền nhân thân là những giao dịch nào cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể Thứ tư, là vấn đề chế tài áp dụng đối với giao dịch giả tạo nhằm trồn tránh nghĩa vụ với người thứ ba và Nhà nước Hiện nay, các giao dịch này diễn ra phổ biến hơn và có xu hướng phức tạp hơn Các chủ thể xác lập giao dịch khéo léo hơn, tinh vi và khó phát hiện hơn Đồng thời khi xảy ra tranh chấp, các biện pháp chế tài áp dụng chưa thực sự nghiêm khắc nên không đạt được hiệu quả cao Thực tế cũng cho thấy các giao dịch này thường rất khó phát hiện, do pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền chưa có những quy định, biện pháp cụ thể nhằm phát hiện, xử lý và hạn chế những giao dịch trốn tránh nghĩa vụ này Do vậy, cần phải có chế tài cụ thể hơn, nghiêm khắc hơn với những trường hợp giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba và Nhà nước 3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo Thứ nhất, xây dựng pháp luật đồng bộ về hợp đồng vô hiệu, hợp đồng vô hiệu do giả tạo và hệ thống pháp luật có liên quan Các nhà làm luật cần có hướng hoàn thiện pháp luật, giúp cho việc áp dụng Luật Công chứng; Luật Đất đai; Luật Nhà ở để có hệ thông pháp luật đồng bộ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này Thứ hai, có biện pháp phòng tránh hợp đồng giả tạo liên quan đến hợp đồng vay tài sản Việc xác định hợp đồng giả tạo liên quan đến hợp đồng vay tài sản là rất khó khăn trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn giải quyết Đặc biệt trong hoạt động vay tài sản thì thông thường thỏa thuận vay là bằng miệng nên việc chứng minh tại tòa án là rất phức tạp và khó khăn vì không có bằng chứng cho việc giao dịch vay tài sản, đồng thời trên thực tế các bên thậm chí đã thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động mua bán trên, và có nhiều căn cứ chứng minh cho sự đồng thuận thực hiện hợp đồng Tuy nhiên có rất nhiều vụ việc được Tòa án xét xử tuyên vô hiệu do giả tạo, vì thế những biến tướng của hoạt động cho vay là trái với quy định của pháp luật có 67 nguy cơ bị Tòa án tuyên vô hiệu do yếu tố giả tạo theo quy định tại điều 124 BLDS Từ cơ sở thực tiễn, người viết đề xuất những kiến nghị sau: - Đối với bên cho vay: Giải pháp đưa ra của bên cho vay để đảm bảo thực hiện hợp đồng vay là trái quy định của pháp luật và sẽ bị tuyên vô hiệu do giao dịch giả tạo vì thế nếu tiếp tục biện pháp này sẽ rất rủi ro cho bên vay vì giao dịch giả tạo đương nhiên vô hiệu, đồng thời nêu có dấu hiệu của việc ép buộc thực hiện hợp đồng như đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực đề bên vay phải chuyên giao tài sản thì có thê vi phạm pháp luật hình sự Do vậy, trong trường hợp này bên cho vay nên ký hợp đồng cho vay kèm theo biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của BLDS - Đối với bên vay: Chọn đối tác cho vay có uy tín, đồng thời không tiến hành ký kết những giao dịch như trên để tránh trường hợp bị thiệt hại do việc bán tài sản nhà cửa như trên Các giao dịch vay nên tiến hành bằng văn bản có chữ ký mỗi bên, tối thiểu phải giữ một bản gốc, để làm chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ nếu có việc tranh chấp liên quan diễn ra - Đối với cơ quan tòa án: Nên có quy định hướng dẫn về việc giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật đối với giao dịch vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 124 BLDS Thứ ba, có biện pháp phòng tránh hợp đồng giả tạo liên quan đến hợp đồng ủy quyền Căn cứ Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014 thì giao dịch đất đai được thực hiện các hoạt động ủy quyền sau đây: - Ủy quyền sử dụng và quản lý đất đai - Ủy quyền định đoạt đất đai bao gồm: Ủy quyền tặng cho quyền sử dụng đất; ủy quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; ủy quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất Hiện nay, các bên tham gia giao dịch thường lợi dụng các giao dịch được thực hiện các hoạt động ủy quyền để che giấu giao dịch mua bán, chuyển nhượng 68 Trong hoạt động kinh doanh nhà chung cư, nhiều dự án chủ đầu tư vẫn chưa được cấp số đỏ, trong đó có nhiều dự án mới hoàn thành Nếu sau quá trình xây dựng, chủ đầu tư chưa thể quyết toán, hoàn công công trình thì họ thường sử dụng cách ủy quyền với người mua nhà Hợp đồng ủy quyền thực chất để che giấu giao dịch chuyển nhượng căn hộ Đa số những hợp đồng ủy quyền loại này thường được lập dưới dạng ủy quyền không có thù lao, căn cứ theo quy định của Khoản 2 Điều 569 BLDS, bên ủy quyền (bên bán) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất kỳ lúc nào miễn là báo trước cho bên được ủy quyền một thời hạn hợp lý Vấn đề ở đây là việc xác định thế nào là “thời hạn hợp lý” là rất khó khăn [36] Như vậy, để đảm bảo xử lý hợp đồng vô hiệu giả tạo đúng pháp luật và hợp lý cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức được giao chức năng thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý Sự cần thiết phải có phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động xét xử án về hợp đồng giả tạo, chất lượng công tác công chứng trên một số lĩnh vực như chuyển nhượng nhà đất, vay vốn tín dụng, vay tài sản thông qua việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm các công tác này Thứ tư, tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật trong xã hội Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, khuyến khích họ có ý thức tuân thủ pháp luật Tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình và của người khác Chống lại những hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Từ đó hạn chế tối đa việc xác lập hợp đồng giả tạo Chính từ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật người dân có sự hiểu biết về hậu quả pháp lý của hợp đồng xác lập có yếu tố giả tạo theo đó họ tự ý thức được việc tuân thủ pháp luật sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn là sử dụng thủ đoạn trốn tránh, lách luật Việc tuyên truyền phải được thực hiện theo kế hoạch cụ thể, sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức khác nhau đề việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao 69 Một nội dung hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện đại chúng là thường xuyên, kịp thời phản ánh các tranh chấp và giải quyết của các cơ quan chức năng đối với hợp đồng nói chung, hợp đồng vô hiệu do giả tạo nói riêng Công tác tuyên truyền pháp luật cần lưu ý phải được truyền đạt một cách khách quan, trung thực, có cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm bảo vệ quyên lợi hợp pháp của các bên 70 KẾT LUẬN Vấn đề hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu do giả tạo nói riêng là một vấn đề phức tạp đang được giới chuyên môn quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn Hợp đồng vô hiệu do giả tạo được quy định trong BLDS 2015 có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể, lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước Tuy nhiên, trong thực tế, các quy định về vấn đề này đã bộc lộ những bất cập, đó là: có quy định còn chung chung, chưa bao quát, các quy định có phần cứng nhắc, có chỗ còn thiếu không theo kịp sự phát triển của cuộc sống Trong quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do giả tạo vẫn có những nội dung chưa thật sự hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, chưa rõ ràng Việc giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu còn cứng nhắc, chưa đảm bảo sự công bằng cho các đương sự Do vậy, việc áp dụng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn, thiếu chính xác Với thực trạng đó, các quy định về hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu do giả tạo nói riêng cần phải được hoàn thiện để những quy định này mang tính khả thi hơn, phù hợp với thực tế và quan trọng hơn là tạo điều kiện để hợp đồng phát huy hết vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường Thông qua luận văn, tác giả đã phân tích làm sáng tỏ những quy định mới về hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS năm 2015 nói riêng Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng giả tạo trên thực tế để có những kiến nghị, đề xuất cụ thể sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLDS năm 2015 và phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Amoussou - Guénou, Roland (14/12/2004), “Triển vọng phát triển các nguyên tắc pháp luật hợp đồng ASEAN (hoặc Châu Á)”, Kỷ yếu hội thảo: Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội 2 Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội 3 Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) 4 Bộ Dân luật Sài Gòn (1973), Nxb Thần Chung, Sài Gòn 5 Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936) 6 Bộ luật dân sự Nhật Bản 7 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan 8 Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (121) 9 Bùi Đức Giang, “Mong cơ chế bảo vệ bên thứ ba ngay tình”, hffp://www.thesaigontimes.vn/14658 1/Mong-manh-co-che-bao-ve-ben- thu-ba- ngay-tinh.html 10 Bùi Thị Thanh Hằng, Nguyễn Anh Thư (2014), “Chế định giao dịch dân sự và vấn đề sửa đổi bồ sung Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Khoa học, (Luật học), Tập 30 11 Cao Thị Thu Hiền, “Những quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở mước ta hiện nay”, http://www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn 12 Phan Chí Hiếu (2005), “Hoàn thiện chế định hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (04) 13 Nguyễn Hưng, “Nữ giám đốc chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ những hợp đồng “ma””, Báo công an nhân dân 14 Nguyễn Ngọc Khánh (2006), “Hợp đồng: thuật ngữ và khái niệm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8) 72 15 Vũ Thị Khánh (2014), Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Vũ Văn Mẫu (1971), Cổ luật Việt Nam thông khảo, Nxb Đại học Luật khoa, Sài Gòn 17 Vũ Thị Thanh Nga (2011), Giao địch dân sự do giả tạo - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội 18 Bùi Thị Nga (2012), Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội 19 Nguyễn Hải Ngân (2015), Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội 20 Lê Đình Nghị (2014), “Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (3) 21 Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2006), Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 22 Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội 23 Bích Phượng (2019), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu”, https://www.tapchitoaan.vn, ngày 28/02/2019 24 Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội 25 Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội 26 Quốc hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội 27 Quốc hội (2014), Luật công chứng, Hà Nội 28 Quốc hội (2016), Luật đấu giá tài sản, Hà Nội 29 Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội 30 Đinh Văn Thanh (1999), “Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự”, Tạp chí Luật học, (4) 31 Tòa án nhân dân huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (2014), Bản án số 16/2014/DSST ngày 23/7/2014 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản, Sóc Trăng 73 32 Tòa án nhân dân quận Gò Vấp (2015), Bản án số 216/2015/DS-ST ngày 19/5/2015 về việc tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản, Thành phố Hồ Chí Minh 33 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Bản án số 1042/2014/DSPT ngày 22/8/2014 về việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản, Thành phố Hồ Chí Minh 34 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Bản án 422/2016/DSP1 ngày 01⁄4/2016 về việc tranh chấp quyền sở hữu nhà và đòi lại nhà, Thành phố Hồ Chí Minh 35 Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thảm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội 36 Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thảm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia, Hà Nội 37 Tòa án nhân dân tối cao (2006), Quyết định giám đốc thẩm số 06/2006/ DTMGĐT ngày 06/7/2006 về hợp đồng mua bán hàng hóa, Hà Nội 38 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 39 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Bộ luật dân sự Đức - Chế định nghĩa vụ, Nxb Lao động, Hà Nội 40 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội 41 Nguyễn Minh Tuấn (2007), Quy định kiện đòi tài sản theo pháp luật Việt Nam và của một số nước trên thế giới, Chuyên đề hội thảo khoa học cấp trường do bộ môn dân sự - Khoa Luật Dân sự - trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 11/12/2007 42 Đào Trí Úc (2001), “Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật nước ta và các nguyên tắc lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10) 74 43 Unidroit (2005), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, (Bản dịch tiếng Việt với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ), Nxb Tư pháp, Hà Nội 44 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 45 Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 46 Viện Sử học Việt Nam (1991), Bộ Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội Tiếng Anh 47 Barrons Educationnal Series (1997), Civil Code Québec, INC 48 Brownsword, Roger (2006), Contract Law - Themes for the Twenty - first Century, 2nd ed., OUP, Oxford 2006 49 Claps, Andrew C., Wests Encyclopedia of American Law, 2nd Edition, 50 Edition, Volumm 13 (2005), Dictionary & Indexes, Thomson Gale, MI 51 F.Terré, Ph.Simler và Y.Lequette (2002), Les Obligations, Précis - Dalloz 52 Kotz, Heinn & Axel Flessner, European Contract Law, Vol 1 - Formation 53 La Civ Code art 707 54 Margarida Lima Rego Carlos Ferreira de Almeida, Contract Law 55 Republic of the Philippines - Supreme Court Manila (June 4, 2014), Third Division - G.R No 204029 56 Validity and Content of Contract (1997), Contract and Third Parties, Clarendon, Oxford 1997 75 ... hợp đồng vô hiệu giả tạo Pháp luật Việt Nam pháp luật hầu giới quy định hợp đồng giả tạo hợp đồng vơ hiệu Vì vậy, hợp đồng giả tạo mang đặc điểm chung hợp đồng vô hiệu Sự giao kết hợp đồng giả tạo. .. tích lý giải nhằm làm rõ sở lý luận hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hợp đồng thương mại vô hiệu giả tạo pháp luật Việt Nam - Nghiên cứu so sánh pháp luật nước hợp đồng thương mại vô hiệu giả tạo - Nghiên... Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam hợp đồng thương mại vô hiệu giả tạo, hậu pháp lý tuyên bố hợp đồng vô hiệu giả tạo - Nghiên cứu thực tiễn hợp đồng thương mại vô hiệu giả tạo đánh giá hiệu quy

Ngày đăng: 09/08/2022, 16:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w