Và vì vậy, một tờ báo điện tử có phát huy được hếtthế mạnh của từng loại hình hay không đều phụ thuộc rất lớn vào từng kĩnăng tác nghiệp, như kĩ năng sáng tạo ảnh báo chí của phóng viên
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRONG THỂ LOẠI TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 9
1.1 Các khái niệm liên quan 9
1.2 Đặc điểm của việc sử dụng ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử 13
1.3 Yêu cầu của ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử 17
Chương 2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG THỂ LOẠI TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 22
2.1 Giới thiệu một vài nét về ba tờ báo mạng điện tử 22
2.2 Khảo sát việc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử 26
2.3 Những thành công, hạn chế trong việc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo điện tử 48
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG THỂ LOẠI TIN TRÊN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 52
3.1 Những vấn đề đặt ra với ảnh báo chí trong thể loại tin báo mạng hiện nay .52
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng gói tin tức trên báo mạng điện tử 54
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, báo chí ngày nay khôngđơn thuần chỉ dùng chữ viết để truyền tải thông tin đến công chúng mà còn sửdụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó ảnh báo chí là một phần khôngthể thiếu
Dưới góc độ của những người làm báo, việc sử dụng hình ảnh để thểhiện nội dung thông tin có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những câu chữ đượcviết ra Hình ảnh vừa mang tính thông tin nhanh gọn, vừa dễ dàng ghi nhớ,lưu truyền
Còn về phía công chúng, những người luôn mong muốn bỏ ra thời gian
ít nhất nhưng thu về lượng thông tin nhiều nhất Ảnh báo chí đáp ứng đượcnhu cầu này Ảnh báo chí đem đến cho công chúng thông tin cô đọng, dễhiểu, bởi tư duy hình ảnh bao giờ cũng dễ hơn tư duy văn tự Thêm nữa, ảnhbáo chí còn có sự tác động mạnh mẽ đến người nhận với sức mạnh to lớn đến
từ tính tư liệu, giá trị thẩm mỹ và thông tin của nó
Có thể nói rằng ảnh báo chí chính là một phần vô cùng quan trọngtrong một tác phẩm báo chí, nhất là khi nó là một sản phẩm hiện hữu trên mộttrang báo mạng điện tử Và vì vậy, một tờ báo điện tử có phát huy được hếtthế mạnh của từng loại hình hay không đều phụ thuộc rất lớn vào từng kĩnăng tác nghiệp, như kĩ năng sáng tạo ảnh báo chí của phóng viên phải đượcđổi mới để nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí của tòa soạn mình
Mặc dù thể loại tin trên báo mạng điện tử đã được nghiên cứu từ lâu vàtrên các góc độ khác nhau như về vai trò, vị trí của nó với các vấn đề chính trị
xã hội, chính trị, kinh tế; về phương thức, cách thức thông tin .Trong khitiếp cận nhiều vấn đề như vậy thì đề tài về vấn đề ảnh báo chí trong thể loạitin trên báo mạng điện tử ở Việt nam vẫn chưa được chú trọng mặc dù vấn đềnày đem lại nhiều ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của một sản phẩm tintrên báo mạng điện tử
Trên nhiều tờ báo điện tử, do thể loại tin yêu cần phóng viên cần phải
Trang 3đảm bảo yếu tố nhanh chóng, tức thời để không làm mất đi tính thời sự nênviệc sử dụng ảnh với tính chất là ảnh báo chí chưa thực sự được coi trọng.Việc sử dụng ảnh trong tin báo mạng còn tràn lan, không rõ nguồn, thườnglấy nguồn ảnh trên Internet để minh họa và không qua kiểm duyệt Ảnh cònmang tính chất minh họa cho bài viết nhiều hơn là hàm chứa thông tin Nhiềutin bài có chú thích ảnh hời hợt, dễ dãi, chung chung và đôi khi còn khôngliên quan đến tin
Nếu như không thật sự được chú trọng, sẽ không có nhiều thay đổi vềcách thức sáng tạo ảnh báo chí trên thể loại tin trên báo mạng điện tử, nhiềunhà báo, phóng viên sẽ vẫn còn bị bó hẹp trong việc chụp những bức ảnh có
sự lặp lại về bố cục, góc chụp, chưa có nhiều sáng tạo về đổi mới kỹ thuật, mỹthuật chụp ảnh
Điều này đưa đến một vấn đề là cần có những chuẩn mực, quy định vềviệc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin nói riêng và trong các tờ báo mạngđiện tử nói chung
Dựa trên góc độ lý luận và thực tiễn vừa nêu, tôi chọn đề tài “Vấn đề
sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát báo Dân Trí, Pháp Luật Việt Nam điện tử, Zing.vn) Từ
đó đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm cũng như đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh trong thể loại tin trên ba tờ báo điện tửnày nói riêng cũng như các tờ báo mạng điện tử nói chung
2, Tình hình nghiên cứu
Báo mạng điện tử dù ra đời muộn hơn nhiều so với các loại hình báochí khác như: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình nhưng loại hình báo chínày cũng đã được quan tâm khá lớn với rất nhiều các công trình nghiên cứuliên quan
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đềtài khóa luận này và có thể tham khảo làm cơ sở đối chứng cho đề tài nghiêncứu
Trang 4Một số công trình đó như sau:
-“Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát các báo Vietnamnet, VnExpress, Dantri từ tháng 1/2010 đến
tháng 9/2010); Tác giả: Lê Minh Yến, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học - Họcviện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội năm 2011
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khảo sát về vấn đề sử dụngảnh báo chí trên 3 tờ báo mạng hàng đầu của Việt Nam gồm Vietnamnet,VnExpress, Dantri Trong luận văn này, tác giả lê Minh Yến đã đi sâu nghiêncứu và dành một dung lượng lớn để phân tích về yếu tố ảnh báo chí trên báomạng điện tử Đồng thời, đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể góp phần nângcao chất lượng, việc sử dụng ảnh báo chí trên 3 tờ báo nói riêng và báo mạngđiện tử nói chung
- “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay báo mạng điện tử” (Khảo sát các báo VnExpress, Dantri.com.vn, VietnmaPlus.vn,
Vietnamnet.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012), tác giả Nguyễn Thị Đóa,Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hànội năm 2012
Tác giả Nguyễn Thị Đóa đã hệ thống hóa và xây dựng một khung lýthuyết về vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam Trên cơ
sở lý thuyết và việc khảo sát, đánh giá thực trạng tại 4 tờ báo mạng điện tử nổitiếng của Việt Nam, tác giả đã đề xuất và luận chứng cho các nội dung, giải phápcần thiết để nâng cao chất lượng việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử
- Liên quan đến đề tài cũng có rất nhiều các sách chuyên khảo nghiên
cứu về ảnh và sử dụng ảnh báo chí Trước hết là cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” của tác giả Nguyễn Tiến Mão, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2006 Với
kiến thức chuyên sâu, tác giả đã khái quát đầy đủ về lịch sử ra đời của nhiếpảnh cùng những vai trò, ý nghĩa xã hội và các đặc điểm của ảnh báo chí
- Tác giả Nguyễn Tiến Mão cũng tham gia xuất bản một cuốn sách
khác về ảnh báo chí cùng tác giả Đỗ Phan Ái có tựa đề “Ảnh báo chí” (2002),
Trang 5Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội Ở cuốn sách này, thay vì đề cập đếnnhững đặc điểm của ảnh báo chí thì tác giả chú trọng hơn vào phần thiết bị kĩthuật và phương pháp tạo hình trong nhiếp ảnh.
- Vào năm 2010 tác giả Đỗ Phan Ái cho ra đời cuốn sách “Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh” Nội dung cuốn sách bàn về việc sử dụng các thiết bị
nhiếp ảnh và kiến thức tổng quan về tạo hình nhiếp ảnh Không chỉ đơn thuần
là những lí thuyết khô khan mà tác giả Đỗ Phan Ái còn dùng kinh nghiệm vàkiến thức khi là một giảng viên báo chí của Học viện Báo chí và TuyênTruyền và nhiều năm làm báo để cung cấp những cái nhìn chân thực nhất
- Cũng trong năm 2010, tác giả Nguyễn Tiến Mão xuất bản cuốn sách
“Kỹ năng sáng tạo các thể loại thời sự, tài liệu”, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, năm 2010 Theo đó, nội dung cuốn sách trình bày một cách có hệthống về các loại ảnh khác nhau Ở mỗi loại, tác giả lại đi sâu phân tích vềkhái niệm, cấu trúc thông tin và kỹ năng sáng tạo ảnh
- Có thể nói Nguyễn Tiến Mão là một trong những tác giả có nhiềucông trình nghiên cứu về ảnh báo chí khi ông tiếp tục xuất bản cuốn sách
“Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh”, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2013 Cuốn
sách đã giải đáp các câu hỏi về mối quan hệ giữa hội họa, đồ họa, điện ảnh,nhiếp ảnh, điêu khắc Ngoài ra, đây cũng là một tài liệu hữu ích khi đề cậpđến kỹ thuật và nghệ thuật để có một bức ảnh báo chí chuẩn mực
- Một cuốn sách khác cũng liên quan đến đề tài là “Ảnh tin” của tác giả
Vũ Huyền Nga, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2016 Cuốn sáchchú trọng đến những kĩ năng thực hành, qui trình sáng tạo của ảnh tin và đivào phân biệt hai khái niệm ảnh tin và tin ảnh
- Về các sách báo chí nước ngoài được dịch ở Việt Nam, không thể
không nhắc đến cuốn sách nổi tiếng “Ảnh báo chí” của tác giả Brian Horoton,
Nhà Xuất bản Thông tấn, năm 2013 Đây là một cuốn sách nói về tinh hoacủa nghệ thuật nhiếp ảnh và tiến trình tư duy của người biên tập ảnh trongviệc tìm kiếm mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí Đó là tạo ra một
Trang 6bức ảnh tốt khiến người xem biết thêm nhiều điều về thế giới xung quanh, tứcnhững gì chứa đựng trọng hình ảnh.
- Một tác giả nước ngoài nổi tiếng khác là Peter Tausk cũng viết một
cuốn sách liên quan đến ảnh báo chí có tựa đề là “Nhiếp ảnh báo chí”, Thông
tấn xã Việt Nam, năm 1985 Nội dung cuốn sách bàn về đạo lí trong ảnh, nộidung và hình thức của ảnh báo chí Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra mối liên hệhợp tác giữa phóng viên ảnh và ban biên tập trong tòa soạn báo
- Ngoài ra trên các diễn đàn dành cho người yêu ảnh hay các tờ báo, córất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề ảnh báo chí Tác giả Việt Văn có bài
viết “Ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật: Hiểu đúng để thẩm định đúng” đăng
trên trang web Cục Mỹ thuật Nhiếp Ảnh và Triển Lãm (Cơ quan của Bộ Vănhóa, Thể Thao và Du Lịch) ngày 26/12/2013 đã trả lời hai câu hỏi mà nhiềungười còn thắc mắc là “ảnh báo chí có cần nghệ thuật không?” và “có khi nàoảnh nghệ thuật trở thành báo chí?” Điểm nhấn của bài viết nằm ở chỗ tác giả
đã chỉ ra rằng nếu như một bức ảnh nghệ thuật sử dụng tối thiểu photoshop(cắt cúp, chỉnh màu cho đúng thực tế) và phản ánh một hiện thực thì hoàntoàn có thể coi đó là ảnh tài liệu- ảnh báo chí
Nối tiếp từ những nghiên cứu nói trên, khóa luận sẽ đi sâu vào tìm hiểunhững đặc điểm liên quan đến việc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trênbáo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đánh giá những gì đã đạt được và điểmcòn thiếu sót trong việc sử dụng ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử vàđưa ra những kiến nghị cùng giải pháp để nâng cao chất lượng hình ảnh trongtin báo mạng nói riêng cũng như trên báo mạng điện tử nói chung Đây sẽ làtài liệu tham khảo hữu ích dành cho những ai muốn tiếp tục tìm hiểu sâu hơnnữa về vấn đề ảnh báo chí
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong vấn
đề sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
Trang 7nay, khóa luận này sẽ đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả của việc sử dụng ảnh trong thể loại tin trên các tờ báo này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận sẽ thực hiện những nhiệm vụ sauđây:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến ảnh báo chínói chung và ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Namnói riêng
Thứ hai, điều tra, khảo sát, phân tích tầm quan trọng của ảnh báo chítrong tin, nêu lên ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng việc sửdụng ảnh báo chí trên ba tờ báo điện tử Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử
và Zing.vn
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng sửdụng ảnh trên thể loại tin nhằm thu hút bạn đọc nhiều hơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận và vấn đề sử dụng ảnh báo chítrong thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 8- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm khái quát qua các tài liệu sẵn
có hay đã được thực hiện trước đây, từ đó hình thành khung lý thuyết cơ bản
về ảnh báo chí và vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử làm cơ sởcho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát: khảo sát ảnh báo chí được sử dụng trong thể
loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay qua 3 tờ báo mạng gồm:Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử và Zing.vn để rút ra những ưu nhượcđiểm và hạn chế
Cụ thể nghiên cứu ảnh báo chí trong tin báo mạng trên mỗi tờ báo qua
3 chuyên mục có số lượng tin nhiều nhất
Báo Dân Trí: Xã hội, Văn hóa, Giáo dục
Báo Pháp luật Việt Nam: Pháp luật, Tư Pháp, Dân sinh
Báo Zing.vn: Thời sự, Thể thao, Pháp luật
- Phương pháp thống kê - phân loại: dùng thống kê, phân loại, phân
tích các dữ liệu nghiên cứu trong báo mạng điện tử
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn lãnh đạo các tòa soạn báo,
phóng viên ảnh để lấy ý kiến chuyên môn về vai trò, vị trí cũng như suy nghĩ
về xu hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng ảnh báo chítrong thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
Khóa luận được thực hiện thành công sẽ đem lại ý nghĩa tham khảo vềmặt lý thuyết về vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạngđiện tử
Trên cơ sở việc đánh giá những đóng góp và hạn chế của ảnh báo chítrong tin trên báo mạng điện tử, khóa luận còn đi sâu vào tìm hiểu nhữngnguyên nhân và đưa ra những giải pháp khả thi, tạo ra ý nghĩa nhất định vớinhững người học báo và làm báo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 9Kết quả đạt được của khóa luận sẽ có ý nghĩa tham khảo về mặt lýthuyết vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin, giúp phát triển nghềnghiệp báo chí cho các phóng viên.
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung chính của khóa luận được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Những lí luận chung về ảnh báo chí trong thể loại tin trên
báo mạng điện tử
Chương 2: Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên Báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử Zing.vn, VietnamPlus, Phápluật Việt Nam từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2019)
Chương 3: Giải pháp nâng chất lượng ảnh báo chí trong thể loại tin trên
Báo mạng điện tử
Trang 10Chương 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRONG THỂ LOẠI
TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Ảnh báo chí
Những tấm ảnh chụp trên các tờ báo điện tử hiện nay có thể do phóngviên, cộng tác viên hay những nhà báo công dân chụp hoặc được lấy từ cácthiết bị kỹ thuật như máy quay an ninh Do được sử dụng trong phạm vi hìnhảnh của báo chí nên khóa luận sẽ tìm hiểu một phạm trù chung hơn Đó làphạm trù ảnh báo chí
Nhắc đến bức ảnh được coi là ảnh báo chí đầu tiên trên thế giới, người
ta thường nhớ ngay đến bức ảnh mô tả đám cháy lớn chụp ở Hamburg đượcđăng tải trên tờ Daily (Đức) Nhưng không vì thế mà nhiều bức ảnh thời sựđược ra đời ngay sau đó mà cho tới đến cuối thế kỉ XIX mới bắt đầu manhnha Có thể kể đến vào năm 1960, trên nhiều tờ báo của Mỹ đã bắt đầu xuấthiện những bức ảnh mang đề tài chiến tranh Bắc Mỹ hay những bức ảnh vềcuộc sống người dân hai bên bờ Vonga của báo chí Nga năm 1981 Điểmchung của những bức ảnh này chính là sự nắm bắt khoảnh khắc ở nhiều góc
độ tiếp cận, phản ánh cuộc sống hiện thực của con người
Trong cuốn Ảnh báo chí, tác giả Brian Horton cho rằng “Ảnh báo chí
kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhậnmột khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnhđúc kết một câu chuyện” (3, tr.17)
Trong cuốn Cơ sở lý luận ảnh báo chí, tác giả Nguyễn Tiến Mão chorằng “Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, phảnánh khách quan mọi mặt của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể,chân thực và xinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin,một lượng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định”
Trang 11TS Hà Huy Phượng lại định nghĩa về ảnh báo chí trong cuốn sách “Tổchức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”, Nhà xuất bản Lý luận Chính Trị,năm 2006: “Ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời
sự, khách quan chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh vàđạt các yêu cầu về chất lượng kĩ thuật” [13]
Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Sơn lại quan niệm ảnh báo chítrong cuốn “Các loại hình báo chí truyền thông” rằng: “Ảnh báo chí là mộthình thức thông tin bằng ảnh, phản ánh những sự kiện, hiện tượng đang diễn
ra trong hiện thực khách quan thông qua ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cáchchân thực, sinh động, có chú thích kèm theo, nhằm đem lại cho độc giả mộtlượng thông tin mới và sinh động.” [16, tr.306]
Hiện nay, ảnh báo chí trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhaunhư đã trình bày ở trên Tuy nhiên, xét về mặt phạm trù phải đảm bảo hai yếu
tố Thứ nhất, ảnh đó phải được đảm bảo tất cả các tính chất tự nhiên của ảnhbao gồm: tính chính trị, tính chân thực và xác thực, tính thời sự thời điểm, tínhđại chúng và giá trị tài liệu của ảnh Tức là bức ảnh đó phải được ghi lại trongkhoảnh khắc tự nhiên, sinh động, chân thật, khách quan, thực tiễn gắn liền với
sự kiện, nhân vật và các hoạt động trong đời sống xã hội có giá trị thông tin
Thứ hai là bức ảnh đó phải được xã hội hóa – tức là được sử dụng trêncác phương tiện thông tin và đại chúng Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm vềảnh báo chí như sau:
Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm làm rõ các vấn đề và sự kiện, mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định.
1.1.2 Tin báo mạng điện tử
- Tin
Trong tiếng Anh, tin được gọi là News, tiếng Pháp gọi là Nouvelles còn
Trang 12từ điển Tiếng Việt định nghĩa tin là “Điều được truyền đi, báo đi cho ai biết
về sự việc, tình hình xảy ra; Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thứckhác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong
nó
Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập I, tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn
Tiến Hải đã định nghĩa tin là “thể loại thông dụng nhất của báo chí Nó phảnánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngônngữ cô đọng, ngắn gọn trực tiếp và dễ hiểu” [15, tr.50]
Tác giả Đinh Văn Hường trong bài giảng Thể loại tin (tại Khoa Báochí, trường Đại học nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) định nghĩa: “Tin làmột trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó, thông báo,phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh nhất
về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định” [8, tr.15]
Còn tác giả Đức Dũng trong các nghiên cứu của mình thì khẳng định:
“Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạybén, tính xác thực của báo chí, trong việc phản ánh một hiện thực luôn vậnđộng, biến đổi”, “tin có nhiệm vụ thông tin kịp thời về sự việc, sự kiện thờisự” và “tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đisâu vào giải quyết các vấn đề…” [4, tr.68]
Cũng lại có quan điểm cho rằng “Tin là dữ kiện và thực tế, được ghi lại một cách trung thực về các sự kiện xảy ra trên thế giới” (Tuchman Gaye) Còn theo Khoa trưởng Lyle Spencer, Viện Đại học Washington, “Tin tức là một biến cố, một ý tưởng, hoặc một ý kiến có tính cách thời sự, liên hệ hoặc ảnh hưởng đến một số người đông đảo trong một cộng đồng và có thể được những người này hiểu.”
Tin chính là Nếu dựa vào dung lượng và các yếu tố WH có thể phân tinthành các loại sau
Tin vắn là loại tin có dung lượng chỉ rơi vào khoảng vài chục chữ vàcao nhất là khoảng 100 chữ Với tin vắn, không có đầu đề hay mào đầu mà sẽ
đi sâu trực tiếp vào vấn đề, sự kiện vừa mới xảy ra nội dung của nó sẽ trả lời
Trang 13các câu hỏi: chuyện gì xảy ra, ở đâu, khi nào và liên quan đến ai
Tin ngắn có dung lớn hơn tin vắn, dao động khoảng 100-150 chữ Trênsóng phát thanh truyền hình, tin ngắn chỉ có thời lượng khoảng 30 giây, tươngđương với khoảng 100 chữ trong trường hợp phản ánh một sự kiện quantrọng, tin ngắn có thể có dung lượng lên đến gần 200 chữ (tương đương 1phút phát sóng) tin ngắn có thể thông báo một cách tương đối trọn vẹn vềmột sự kiện bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí(5W+1H)
Tin bình so với các dạng tin khác, tin bình có dung lượng lớn hơn, chứa
nhiều chi tiết hơn, nhấn mạnh vào hai câu hỏi là Why và How.
Tin tường thuật lại có dung lượng lớn hơn tin ngắn, có thể gần 200 chữ.Điểm nổi bật nhất của tin này là các chi tiết, sự kiện được tái hiện lại theođúng tiến trình diễn biến của sự kiện
Tin tổng hợp là dạng tin được dùng khi thông báo đồng thời những sựkiện, sự việc có tầm quan trọng ngang nhau Một tin tổng hợp có thể đượchình thành bằng cách tập hợp nhiều tin văn chung một chủ đề hoặc cùng phảnánh về một tình hình nổi bật nào đó
Khi đề cập đến dung lượng tin, một vấn đề cũng rất được chú ý là cáchtrình bày tin theo đoạn Không giống như tin báo in, tin báo mạng chỉ có thểxem qua các thiết bị di động, máy tính, laptop nên rất dễ gây mỏi mắt cho độcgiả Chính vì vậy, không chỉ tin mà các bài viết trên báo mạng sẽ được chiađoạn sao cho mỗi đoạn có số dòng vừa phải, có cách đoạn để bài viết không
bị rít và trông rõ ràng hơn
Đối với các tin dài thì việc tổ chức thành các đoạn sẽ khiến độc giả cảmthấy đẹp mắt hơn khi nhìn vào điện thoại, nhờ vậy hứng thú đọc báo cũngnhiều hơn
Cũng theo cách phân loại này còn có tin kèm ảnh, ảnh tin, chùm tin, tincông báo trong khi đó nếu dựa theo các hình thức truyền tin, chúng ta có: Tin
Trang 14báo in, Tin phát thanh, Tin báo mạng, Còn dựa vào khu vực địa lí được phảnánh trong ti, người ta chia tin tức thành 4 loại: Tin thành phố (tin trong tỉnh),tin các địa phương, Tin trong nước, Tin quốc tế.
Tóm lại, có thể hiểu khái niệm Tin như sau: Tin là một thể loại cơ bản, thông dụng của báo chí, giúp phản ánh nhanh các sự kiện có tính thời sự qua hình thức ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, dễ hiểu và mang ý nghĩa chính trị xã hội cao.
- Báo mạng điện tử:
Thuật ngữ báo mạng điện tử xuất hiện đầu tiên vào thời điểm Học viện
Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên vào chuyên ngànhnày Trước đây, riêng loại hình báo chí mới mẻ này có khá nhiều cách gọikhác nhau như: báo điện tử, báo trực tuyến, báo chí Internet,
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo mạng điện tử
- những vấn đề cơ bản’’ thì báo mạng điện tử có thể hiểu được như sau:
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tính tương tác cao.
Từ khái niệm tin báo chí nói chung cũng như báo mạng điện tử, có thể
phát triển thêm khái niệm tin báo mạng điện tử như sau: Tin báo mạng điện
tử là một thể loại cơ bản của báo mạng điện tử, có nội dung phản ánh nhanh nhất, hình thức ngắn gọn nhất về các sự kiện thời sự, được thể hiện dưới dạng chữ viết với ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, dễ hiểu và được truyền tải qua các phương tiện truyền thông.
1.2 Đặc điểm của việc sử dụng ảnh báo chí trong tin báo mạng
Trang 15thông tin và yếu tố nghị luận.
Một bức ảnh báo chí cần phải chứa đựng những chi tiết cấu thành đốitượng, sự kiện, sự việc và những nội dung cần thông báo đến người đọc.Lượng thông tin có trong một bức ảnh báo chí sẽ cho độc giả biết nhữngthông tin mà độc giả quan tâm về Ai? (Who), Cái gì?(What) , Ở đâu?(Where), Khi nào? (When) , Tại sao? (What) , Như thế nào? (Why) Khi đạttới một khoảnh khắc quý giá, ảnh báo chí sẽ tạo tác động vô cùng mạnh mẽđến công chúng, độc giả của tờ báo
Thông tin chính là cái thứ nhất nên nếu bức ảnh không có thông tinthì sẽ không thể trở thành ảnh báo chí đúng nghĩa Mặt khác, ảnh báo chíkhông thể chỉ có thuần túy yếu tố thông tin mà thiếu đi tính định hướng,tức là những thông tin trong ảnh báo chí phải có tác dụng chỉ ra vấn đề mànhà báo đang muốn truyền tải ở đây là gì? Đó chính là yếu tố nghị luậntrong ảnh báo chí
Yếu tố này còn phản ánh khả năng của một phóng viên, nhà báo có biết
tư duy chiều sâu về tin tức, vấn đề muốn truyền tải, tư tưởng, quan điểm vàlập trường của nhà báo trên bình diện là một người đưa thông tin đến độc giả
Rõ ràng yếu tố nghị luận và yếu tố thông tin sẽ là hai lát cắt không thểtách rời trong một tác phẩm ảnh báo chí Khi mất đi yếu tố thông tin, bức ảnh
sẽ không còn đúng nghĩa với cái tên ảnh báo chí Và trong sự đối nghịch, mất
đi yếu tố nghị luận thì bức ảnh sẽ trở nên tầm thường, khó nổi bật, đôi khi cònkhiến độc giả cảm thấy đây là một bức ảnh có tính dàn dựng, thiếu chân thực
và không thể bộc lộ bản chất của con người và sự việc
Như vậy, ảnh báo chí chỉ tồn tại đúng nghĩa khi nó có thể truyền tảinhững hình ảnh xác thực như một lát cắt tiêu biểu của hiện thực cuộc sốngnhằm đem đến cho độc giả hàm lượng thông tin và một giá trị tư tưởng nhấtđịnh về vấn đề, sự kiện đang diễn ra hay cần được chú ý đến
Ảnh báo chí – sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và ngôn ngữ văn tự.
Trang 16Đôi khi, phần thông tin viết bằng chữ trong một tác phẩm báo chí cóthể khiến độc giả chưa hiểu rõ, tường tận về vấn đề đang được nhắc tới, về tinthời sự nóng bỏng nhưng không thể hình dung nhân vật thực sự là ai thì lúcnày, ngôn ngữ hình ảnh trong ảnh báo chí sẽ cho độc giả cái họ cần để hìnhdung sát nhất.
Phần hình ảnh của ảnh báo chí sẽ giúp độc giả bắt đầu hình dung ra tintức đang phản ánh điều gì, có đúng với thực trạng hiện thực, các mối liên hệgiữa con người với sự vật, sự việc trong bức hình ra sao, thời điểm lúc nào vàtrong không gian được xác định ra sao Nhờ vậy mà dù không được chứngkiến một cách trực tiếp thì việc hình dung tái hiện trong suy nghĩ độc giảthông qua ảnh báo chí sẽ dễ dàng và thỏa mãn hơn
Bên cạnh đó, về mặt cấu trúc thông tin thì phần hình ảnh không thể độclập tồn tại mà cần có sự bổ trợ của yếu tố văn bản hay chú thích ảnh Phầnhình ảnh sẽ cung cấp các thông tin cơ bản trong khi bài viết, chú thích xácđịnh rõ tên con người, sự vật, sự việc để không gây hiểu lầm và thông tinthêm những điều mà hình ảnh chưa thể truyền đạt được hết
Tóm lại, ngôn ngữ văn tự và ảnh sẽ tạo dựng mối quan hệ tương hỗ,khiến tác phẩm được liên kết chặt chẽ hơn về mặt nội dung, giúp độc giả hiểuđầy đủ về vấn đề được phản ánh trong tác phẩm báo chí Sự tác động tương
hỗ giữa bộ đôi ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự sẽ gia tăng hiệu quảtiếp nhận thông tin của độc giả gấp nhiều lần
Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động.
Yếu tố hành động chính là trung tâm trong phương pháp luận của ảnhbáo chí Một bức ảnh báo chí sống động phải được phóng viên hay nhà báonắm bắt kĩ càng thông qua việc suy nghĩ, tư duy liên tục giữa hàng trăm, hàngnghìn hình động đang nối tiếp nhau lần lượt xuất hiện Nếu như người làmbáo không bắt được khoảnh khắc đúng thì bức ảnh chụp được sẽ trở nên nhạtnhẽo, gượng ép và không bộc lộ được tư tưởng của tác giả
Như vậy ảnh báo chí chính là một tài liệu sống về hiện thực Nó có thể
Trang 17tạo ra những ảnh hưởng lớn đến tình cảm, suy nghĩ của người xem Đây chính
là một thế mạnh riêng biệt của nhiếp ảnh
Tuy nhiên, ảnh báo chí cũng đòi hỏi phóng viên không chỉ có tính thẩm
mỹ mà còn phải đảm bảo được yếu tố chân thực Một bức ảnh có góc chụpđẹp nhưng lại không truyền tải được hết sự vật, sự việc ở hiện trường sẽ khiếnđối tượng chụp được bị gượng ép, mất đi tính chân thật, kém thuyết phục vớiđộc giả và khiến người xem hiểu sai lệch thông tin sự kiện, làm mất đi yếu tốquan trọng trong ảnh báo chí là tính chính xác
Ảnh báo chí cũng chỉ có thể hoàn thiện khi được ghi lại đầy đủ qua cácyếu tố nhiếp ảnh như ánh sáng màu sắc, đường nét, bố cục , góc độ, và sựnhạy cảm của nhà báo khi bấm máy thu lại khoảnh khắc đáng giá, tìm ra khíacạnh bản chất thì lúc đó, ảnh báo chí đã hoàn thành chức năng phản ánh conngười, sự vật, sự kiện, trong trạng thái động
Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực.
Ở ảnh báo chí, tính tài liệu lại phụ thuộc rất lớn vào con mắt chính trị, ýthức giai cấp và kỹ năng thể hiện của phóng viên Vì vậy nếu phóng viênkhông có được bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng rất có thể sẽ có điểmnhìn sai trái, ghi lại những bức ảnh sai bản chất thật của sự việc
Một sản phẩm ảnh báo chí được đánh giá là một tài liệu, một văn bảnminh chứng cho lịch sử khi và chỉ khi nó phản ánh đúng, trùng, chân thật,khách quan về hiện thực đời sống trong sự vận động và phát triển của đốitượng và sự vật hiện tượng
Tính tài liệu xác thực này cũng được nhiều ngành khoa học sử dụnglàm tài liệu nghiên cứu trong công tác nghiên cứu thực tiễn ngành
Đứng trên góc độ phản ánh nội dung thông tin thì có thể coi tính chấttài liệu xác thực là một nguyên tắc tối thượng của ảnh báo chí Bên cạnhviệc nâng cao quan điểm chính trị, tư cách đạo đức làm báo thì việc tìm tòi,phát hiện những đề tài có ý nghĩa tin tức và xã hội, xác định rõ chủ đề tư
Trang 18tưởng và ý nghĩa của sự việc chính sẽ giúp nâng cao tính tài liệu xác thựccủa ảnh báo chí.
1.3 Yêu cầu của ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử
1.3.1 Đặc điểm của tin báo mạng điện tử chi phối ảnh báo chí:
Thứ nhất, tin báo mạng có thể chứa nhiều yếu tố đa phương tiện nhưvideo, ảnh, inforgraphic, nên nhiếp ảnh trở thành một trong những chất liệubiểu hiện cơ bản cho thể loại này
Thứ hai, tin báo mang tính thông báo nhanh về sự kiện cho phép ảnhbáo chí có thế xuất bản, cập nhật tức thời, thường xuyên liên tục
Tin báo mạng điện tử dễ dàng cho phóng viên ảnh update thông tin
Ví dụ như ở dạng tin tường thuật trực tiếp, thông tin sẽ được cập nhật liêntục theo thời gian sự kiện diễn ra, vì vậy song song với việc đưa thông tinmới cập nhật được thì ảnh báo chí cũng liên tục được bổ sung Đây là mộtđặc điểm rất khác so với báo in hay các loại hình báo chí khác Ngoài ra,ảnh báo chí trên báo mạng điện tử còn có ưu điểm như tốc độ load ảnhnhanh do giảm dung lượng ảnh, không giới hạn số lượng ảnh, đảm bảo tínhthời sự,
Thứ ba, tin báo mạng điện tử có tính tương tác cao Cũng tương tự nhưcác thể loại khác như phản ánh, chính luận, phóng sự thì tin báo mạng cũngthu hút sự tương tác lớn của công chúng Trước những thông tin nóng bỏng vềmột vụ tai nạn, tin kinh tế, chính trị, sẽ thu hút độc giả tham gia phát biểu ýkiến, nhờ đó ảnh báo chí cũng có sự tương tác cao hơn hẳn
Thứ tư, dung lượng chi tiết của tin báo mạng ít hơn so với các các thểloại khác nên ảnh trong tin đóng vai trò quan trọng trong việc độc giả đạt đến
sự sáng rõ, tiếp nhận hiệu quả nhất nội dung tin tức thông qua ngôn ngữ văn
tự và hình ảnh
1.3.2 Yêu cầu về hình thức
Từ những yếu tố chi phối ảnh báo chí của tin báo mạng điện tử vừa
Trang 19nhắc đến ở trên, có thể đưa ra những yêu cầu về mặt hình thức đối với ảnhbáo chí để đáp ứng yêu cầu trong thể loại tin trên báo mạng điện tử như sau:
Thứ nhất, ảnh có bố cục hợp lí và độ sáng rõ nét
Đây là một tiêu chí không thể nhắc đến về hình thức của ảnh báo chíchính là có bố cục ảnh hợp lý, màu sắc đủ sinh động để độc giả hình dung.Lúc này, tính hai mặt của bức ảnh được thể hiện rõ khi bức ảnh tối màu, bốcục lệch góc không tái hiện được khoảnh khắc quan trọng thì có thể gây nhàmchán cho người đọc và ngược lại, ảnh có độ sáng hợp lý, bố cục căn chỉnhthích hợp sẽ tạo ấn tượng tốt và khiến độc giả tiếp tục theo dõi tin tức
Xét riêng về mặt bố cục, một bức ảnh có bố cục tốt là có sự vận dụnghợp lí các bố cục toàn, trung, cận cũng như phần tiền cảnh và hậu cảnh mộtcách linh hoạt Đồng thời, bố cục ảnh cần được đảm bảo rõ ràng, toát lênđược tinh thần của tác giả
Còn về độ sáng, yêu cầu chung được đặt ra là độ sáng phải khiến độcgiả nhìn rõ sự vật, sự việc bên trong Bởi vì nội dung và vẻ đẹp của một bứcảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng(highlights) và phần còn lại (midtones) Khi chụp ảnh báo chí, phóng viênphải quan sát những yếu tố sau đây để xác định được ánh sáng cho tác phẩmcủa mình như độ gắt - dịu, độ sáng, hướng sáng, nhiệt độ màu và khoảng cách
từ nguồn sáng tới sự vật, con người
Thứ ba, về màu sắc ảnh
Màu sắc trong ảnh báo chí phải đảm bảo yếu tố cân bằng, hài hòa đểkhiến bức ảnh không trở nên đơn điệu Cũng theo như nhà nghiên cứu chuyênsâu về ảnh báo chí Đỗ Phan Ái thì sự tương phản về màu sắc hoặc cường độ,cung bậc màu sắc khác nhau sẽ gây nên những cảm xúc thẩm mỹ nhất định
Vì vậy mà đối với ảnh báo chí, ảnh không cần nghệ thuật quá mà phải đảmbảo yếu tố tự nhiên, gần gũi với độc giả
Thứ tư, dung lượng ảnh nhẹ hơn
Theo tìm hiểu từ phóng viên báo điện tử Zing.vn thì dung lượng ảnhcho phép khi tải lên hệ thống quản trị nội dung CMS của báo điện tử Zing.vn
Trang 20tối đa là 2Mb Điều này là do báo điện tử yêu cầu tốc độ load, hiển thị ảnhnhanh chóng nếu không sẽ khiến độc giả mất đi hứng thú, gây khó chịu vàmất đi sự kiên nhẫn của độc giả.
Điều này rõ ràng là ngược lại so với báo in vì nếu dung lượng ảnh quánhỏ thì khi in báo sẽ bị nhờ mờ và mất nét
1.3.3 Yêu cầu về nội dung
Thứ nhất, ảnh báo chí phải có chủ đề sáng rõ và đảm bảo tôn chỉ, mục
đích của báo
Theo tác giả Nguyễn Tiến Mão trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” thìđối với ảnh báo chí thì nội dung chính trị và tư tưởng bao giờ cũng giữ vai tròchủ đạo
Tức là một bức ảnh báo chí cần có nội dung tốt, mang định hướng giáodục lành mạnh cho người xem Muốn có nội dung tốt thì chủ đề ảnh cần rõràng và mang tính thời sự cao Chủ đề phải nhắc đến nhân vật, sự kiện chính
là ai, trong thời điểm nào, thỏa mãn các yếu tố 5W,1H và dù phản ánh nhữngtầng ý nghĩa sâu xa trong những lớp cắt của sự kiện thì nhiệm vụ của ngườiphóng viên chính là chớp khoảnh khắc phản ánh đầy đủ được chủ đề đó vàkhiến độc giả hiểu được
Thứ hai, đề tài của ảnh báo chí cần hấp dẫn
Đối với công chúng hiện nay, món ăn yêu thích của họ là những tin tứchay, nóng, thời sự và phản ánh được cuộc sống thường tại Ảnh báo chí khixuất hiện trong tác phẩm tin báo mạng cũng như vậy, cần mang đề tài hay,hấp dẫn và đáp ứng được yêu cầu thông tin đa dạng, sinh động
Ngoài việc ảnh chứa đựng thông tin nóng còn mang tính mới lạ, khôngkhiến người đọc nhàm chán Khi phóng viên có thể bấm máy thu lại khoảnhkhắc ấn tượng của đối tượng vào thời điểm phù hợp thì sẽ đem lại sự hấp dẫntrong bức ảnh Vì vậy, ống kính và đôi mắt của phóng viên phải mở lớn đểtiếp nhận những thông tin mới nhất và bấm máy để ghi lại giây phút quyếtđịnh Và cũng cần đảm bảo sự giới hạn trong bức ảnh để tuân thủ đúng yêu
Trang 21cầu tuyên truyền, tôn chỉ của mỗi tờ báo.
Thứ ba, ảnh được sử dụng phải đảm bảo được tính thời sự
Tự bản thân thể loại tin trên báo mạng đã phải đảm bảo đưa đượcnhững vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự Vậy nên khi là một thành tốtrong tin báo mạng thì ảnh báo chí cũng phải đáp ứng được yếu tố thời sự,bám vào dòng thời sự chính trong ngày
Thứ tư, ảnh được sử dụng phải phù hợp với nội dung tin
Khi đọc tin hay bất cứ thể loại nào khác trên báo điện tử, việc đầu tiênđộc giả thường làm khi nhấp vào link bài chính là nhìn lướt qua ảnh sau đómới đến đọc nội dung tin Vì vậy mà ảnh báo chí phải phù hợp và liên kết vớinội dung tin
Nếu như nội dung ảnh không liên quan đến tin thì chất lượng sẽ bị đixuống, thậm chí nó còn tệ hơn một tin không có ảnh, bởi ảnh không liên quancàng khiến độc giả nghi ngờ nhà báo phải chữa cháy đăng ảnh minh họa vìkhông có mặt để xác minh sự việc, từ đó gây ra tâm lí ức chế cho độc giả
Thứ năm, ảnh phải có chú thích đầy đủ
Chú thích ảnh là bộ phận không thể tách rời ảnh vì nó đóng vai trò cungcấp thêm thông tin cho độc giả dễ hình dung sự kiện, sự vật, sự việc trong bứcảnh đang diễn ra như thế nào, kết thúc ra sao Đây là điều mà hình ảnh thườngkhông thể truyền tải hết được nên cần nhờ đến sự hỗ trợ của chú thích ảnh đểkhiến thông tin sáng rõ hơn
Tất nhiên, chú thích ảnh phải có sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dungvới hình ảnh, không thể để ảnh một đường mà chú thích một nẻo được màphải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau nhằm tái hiện được phần cốt yếu của sự vật,
sự việc trong tin
Về hình thức chú thích ảnh nên ngắn gọn trong khoảng 1 câu, rõ ràng,đưa thông tin chính xác Ngôn ngữ cũng cần cô đọng, bổ sung thông tin màảnh chưa thể “nói” hết được chứ không phải mô tả lại những gì diễn ra trongbức ảnh, cái mà độc giả đã nhìn thấy và hiểu được
Trang 22Thứ sáu, đảm bảo trích dẫn nguồn ảnh
Ảnh báo chí được sử dụng trên một tờ báo do phóng viên hay cộng tácviên chụp đều sẽ trở thành sản phẩm độc quyền của tờ báo đó Việc tríchnguồn ảnh ở chú thích ảnh hay chèn tên tác giả trong ảnh là điều cần thiết đểđảm bảo độc giả biết được ai đã chụp tấm ảnh này, như vậy có thể kiếmchứng được độ tin cậy của ảnh cao hơn Trong một khía cạnh khác về mặt bảnquyền, ảnh được chú thích tên tác giả cũng đảm bảo khi có tờ báo khác dẫnnguồn, độc giả vẫn có thể biết rõ nguồn gốc của bức ảnh này là ai, đến từ báonào, tránh xảy ra tranh chấp bản quyền không đáng có
Như trường hợp báo Văn nghệ Thái Nguyên có sử dụng ảnh của Thôngtấn xã Việt Nam trong số báo đặc biệt nhưng không thể tìm ra ai là chủ nhâncủa bức ảnh để chi trả nhuận bút nên tổng biên tập Nguyễn Thúy Quỳnhkhông chỉ phải liên hệ với báo mà còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của đồngnghiệp để tìm ra chủ nhân bức ảnh trong hàng nghìn phóng viên đã và đanglàm việc của Thông tấn xã Việt Nam
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của khóa luận tập trung vào việc làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản về ảnh báo chí nói chung và ảnh trong tin báo mạng điện tử nói riêng
Từ đó khái quát các một số đặc điểm của ảnh báo chí khi được sử dụng trêntin báo mạng điện tử hiện nay
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở để khóa luận tiếp tụctriển khai khảo sát và và phân tích đánh giá khách quan về vấn đề sử dụngảnh báo chí trên tin báo mạng điện tử, những thành công và mặt hạn chế cùngnhững nguyên nhân liên quan từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất trong việcnâng cao chất lượng việc sử dụng ảnh trong thể loại tin trên báo mạng điện tử
Trang 23Chương 2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG THỂ LOẠI TIN
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
2.1 Giới thiệu một vài nét về ba tờ báo mạng điện tử
2.1.1 Vài nét về báo mạng điện tử Dân Trí
Báo điện tử Dantri.com.vn là tờ báo điện tử của Trung ương Hộikhuyến học Việt Nam, vốn là một tờ báo điện tử từ phiên bản báo giấy.Dantri.com.vn được thành lập từ tháng 4 năm 2005, ban đầu là trang tin điện
tử của báo Dân trí Tháng 8 năm 2008, trang tin điện tử Dân trí được BộTruyền thông cấp phép nâng lên thanh báo điện tử với tên miền làDantri.com.vn với các chuyên mục như: Video, Sự kiện, Xã hội, Thế giới,Thể thao, Giải trí, Du lịch, Pháp luật, Giáo dục, Kinh doanh, Nhịp sống trẻ,Tình yêu , Sức khỏe, Sức mạnh số, Xe ++, Chuyện lạ, Nghề nghiệp, Nhân ái,Diễn đàn – bạn đọc
Ảnh 2.1 Giao diện báo điện tử Dân Trí ngày 26/4/2019.
Trang 24Theo số liệu Alexa công bố tính đến tháng 5 năm 2018 thì Dantri.comđứng thứ 3 trong số các tờ báo mạng có uy tín có lượng truy cập cao nhất tạiViệt Nam với lượng lớn độc giả đến từ Nhật Bản với 9.8%, sau đó là Hoa Kỳ3% và các nước khác Có được thành công này không thể không nhắc đến vaitrò của việc sử dụng nhiếp ảnh báo chí.
Ngoài ra, kết quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thị trường uytín có qui mô toàn cầu Kantar Media thì báo Dân Trí đứng thứ hai tại ViệtNam, chỉ sau Google Hiện nay Dân Trí cũng là một trong những website ViệtNam được dùng thường xuyên nhất trong nước Còn theo thống kê của Operathì phiên bản mobile cũng chỉ đứng sau Google về lượng truy cập từ thiết bị
di động
Theo Google Analytics, cho đến nay mỗi tháng Dân Trí có bình quânkhoảng 900 triệu pageviews, mỗi ngày có bình quân trên 23 triệu lượt truycập vào báo Dân Trí tiếng Việt và Tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từnước ngoài Và trong công bố mới đây của Google thì đã có 190 nước trên thếgiới thường xuyên truy cập Dân Trí
Hiện nay báo Dân Trí có trên 140 phóng viên, biên tập viên và cán bộnhân viên đang làm việc tại tòa soạn ở Hà Nội và các văn phòng đại diện.Ngoài ra còn có hàng trăm công tác viên thường xuyên và không thườngxuyên ở khắp các địa phương trong cả nước Đây chính là lực lượng nòng cốtđưa thông tin nhanh chóng trên trang báo mạng Dân Trí Tính tới thời điểmhiện tại, để bổ sung nguồn tin, báo Dân Trí cũng đã hợp tác, trao đổi thông tinvới trên 30 tờ báo và hãng thông tấn trong và ngoài nước
2.1.2 Báo điện tử Pháp luật Việt Nam
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tưpháp, thực hiện chức năng thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp
và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong nước và quốc tế;tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật củaĐảng, Nhà nước
Trang 25Ảnh 2.2 Giao diện báo điện tử Pháp luật Việt Nam ngày 26/4/2019.
Bên cạnh đó là báo còn tham gia hoạt động xây dựng, thi hành phápluật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứngnhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt độngcủa ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcbằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam
Báo chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhànước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và định hướng hoạt độngcủa Ban Tuyên giáo Trung ương
Hiện nay báo Pháp luật Việt Nam điện tử có các chuyên mục: Thời sự,
Tư pháp, Kinh tế, Chứng khoán, Pháp luật, Sự kiện & Bàn luận, Dân sinh,Bạn đọc, Tiêu dùng & Dư luận, Bất động sản, Tư vấn 365, Sống khỏe, Thếgiới Sao, Xe
2.1.3 Báo điện tử Zing.vn
Với đánh giá của Alexa, ngoài hạng mục tin tức (Zing News), Zingcòn chứa nhiều mảng khác như mạng xã hội, trò chơi, âm nhạc,… vì vậyZing sẽ bị loại ra khỏi bảng xếp hạng do không thể xếp hạng Zing Newsđộc lập ở Alexa.
Trang 26Tuy nhiên ở số liệu xếp hạng các trang báo và thông tin điện tử tại ViệtNam tháng 8/2018 của Comscore, một trong những công ty hàng đầu về đolường và đánh giá hiệu quả tiếp thị trực tuyến hợp tác cùng Google thìZing.vn đã trở thành trang báo điện tử số 1 tại Việt Nam.
Ảnh 2.3 Giao diện báo điện tử Zing.vn ngày 26/4/2019.
Tính tới 8/2018, Zing.vn là trang báo điện tử có số lượng người xemlớn nhất tại Việt Nam với 14,632 triệu lượt xem, chiếm 33% tổng số ngườiđọc báo điện tử thường xuyên Đặc biệt, tỉ lệ người xem Zing.vn trên thiết bị
di động chiếm tới 31.5%, vượt qua các trang báo điện tử khác như VnExpress,Dân Trí
Từ một nhà phân phối nội dung, Zing.vn đã trở thành một trang báo vớinội dung chất lượng được sản xuất liên tục, phong phú và có lượng lớn độcgiả trung thành Zing.vn cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mụcphong phú về Đời sống – Xã hội, Kinh tế, Thế giới, Thể thao, Giải trí, Côngnghệ và nhiều lĩnh vực khác
Đội ngũ phóng viên có nhiều kinh nghiệm có độ nhạy về tin tức và khảnăng nắm bắt xu hướng nhanh chóng của báo điện tử Zing.vn đem tới các tintức chất lượng và được cập nhật liên tục trong ngày Người đọc ở nhiều lứatuổi và nhu cầu có thể tìm kiếm và theo dõi những thông tin phù hợp với bảnthân một cách đầy đủ trên báo điện tử Zing.vn
Trang 27Zing.vn cũng đang đẩy mạnh đầu tư các hình thức thể hiện mới nhằmmang tới cho người đọc trải nghiệm thú vị hơn khi cập nhật tin tức.Trong thờigian qua, Zing.vn đưa vào hàng loạt các thử nghiệm về nội dung như Video,Phóng sự ảnh, Long Form, Infographic hay Tra cứu tương tác
Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất nội dung tiên tiến và tốc
độ nhanh chóng, báo điện tử Zing.vn mang lại trải nghiệm đọc báo điện tửkhác biệt và thú vị
2.2 Khảo sát việc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử
2.2.1 Số lượng ảnh trong tin báo mạng điện tử
Dựa trên việc tiến hành khảo sát 3 chuyên mục có số lượng tin dophóng viên thực hiện nhiều nhất mỗi báo là Dân Trí: Xã hội, Văn hóa, Giáodục; Pháp luật Việt Nam: Pháp luật, Tư Pháp, Dân sinh; Zing.vn: Thời sự, Thểthao, Pháp luật trong 6 tháng, khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu các tiêu chí phụ
Trang 28Qua 6 tháng khảo sát, có thể thấy Báo điện tử Dân Trí đứng đầu về sốtin đã xuất bản trên mạng với 8948 tin Đứng thứ hai là Zing.vn với 6303 tincho 3 chuyên mục được khảo sát và Báo điện tử Pháp luật Việt Nam xếp cuốivới 4741 tin.
Cụ thể như biểu đồ dưới đây:
Số lượng ảnh trong tin lớn nhất thuộc về Zing.vn bởi lẽ tờ báo này đã ýthức được vai trò của ảnh báo chí trong việc nâng cao chất lượng tin nói riêng
và các bài viết của bài báo nói chung Ảnh báo chí đã được tờ báo này đẩymạnh song song với việc sử dụng công nghệ sản xuất nội dung tiên tiến đểmang lại trải nghiệm đọc báo điện tử tốt hơn cho độc giả
Trang 29Đối với báo Dân trí, trung bình mỗi tin xuất bản lên trang của tờ báonày chỉ có khoảng 1 ảnh đi kèm, số lượng ảnh cao nhất tập trung ở chuyênmục Văn hóa nhờ vào lượng tin lớn nhất với 4622 ảnh cho 4434 tin.
Mặc dù Báo điện tử Pháp luật Việt Nam chỉ đứng cuối với con số 3620ảnh cho 4741 tin nhưng đây có thể coi là một con số khá khiêm tốn so vớikhả năng của tờ báo này Có lẽ tờ báo muốn dành nhiều thời gian tập trungxây dựng chất lượng về mặt nội dung, nhất là nội dung liên quan đến phápluật nên phần hình ảnh đôi khi bị coi nhẹ hơn
2.2.2 Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 tờ báo mạng điện tử
Bảng 2.2 Số lượng tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing.vn từ tháng 9/2018 - 2/2019.
ĐI KÈM
TIN KHÔNG CÓ ẢNH ĐI KÈM
Trang 30Bảng 2.3 Tỷ lệ tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing.vn từ tháng 9/2018- 2/2019
KÈM
TIN KHÔNG CÓ ẢNH ĐI KÈM
Nguồn khảo sát trên các báo khảo sát
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing.vn từ tháng 9/2018- 2/2019 (Tỷ lệ tính theo đơn vị %).
Kết quả khảo sát các báo trong thời gian 6 tháng từ tháng 2/2019 cho thấy:
9/2018-Báo Zing.vn có tỷ lệ sử dụng ảnh cao nhất (99,1 % tin có ảnh)
Báo Pháp luật Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ảnh thấp nhất (98,9 % tin cóảnh)
Báo điện tử Dân Trí xếp thứ hai (99% tin có ảnh), không quá chênhlệch với Báo Zing.vn
Trang 31Chi tiết hơn, Báo Zing.vn có 6248 tin sử dụng ảnh, chiếm 99,1 % tổng sốtin được khảo sát Chỉ có 55 tin không có ảnh hỗ trợ, chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 0,9 %.
Báo điện tử Dân Trí có 8856 tin có ảnh đi kèm, chiếm 99 %, chỉ cókhoảng 1 % tin không có ảnh đi kèm Điều này cho thấy cả 3 báo Dân Trí, Phápluật Việt Nam điện tử và Zing.vn đều chú trọng vào việc sử dụng ảnh trong thểloại tin trên báo mạng, tránh việc “bỏ bê” chỉ đưa tin mà không có ảnh
2.2 3 Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 tờ báo mạng điện tử
Bảng 2.4 Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing.vn từ tháng 9/2018- 2/2019.
Trang 32Dân Trí Pháp luật Việt Nam Zing.vn
Báo Zing.vn có tỷ lệ tin chỉ sử dụng 1 ảnh thấp nhất trong 3 báo với
1325 tin, chiếm 21% Trong khi đó, báo Dân Trí có tỷ lệ tin sử dụng 1 ảnhđứng giữa với 47,8%, bao gồm 4280 tin sử dụng 1 ảnh