1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018 22019)

95 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Sử Dụng Ảnh Báo Chí Trong Tin Trên Báo Mạng Điện Tử Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trịnh Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn ThS. Ngô Bích Ngọc
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những đặc trưng, sự khác biệt về việc sử dụng ảnh trong tin trên báo mạng điện tử, tôi chọn đề tài “Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRỊNH THỊ THÚY HẰNG

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát Báo điện tử Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRỊNH THỊ THÚY HẰNG

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát Báo điện tử Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News

từ tháng 9/2018 - 2/2019)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH : BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:ThS NGÔ BÍCH NGỌC

HÀ NỘI, THÁNG 5NĂM 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa phát thanh - Truyền hình và sự gợi ý của

ThS Ngô Bích Ngọc, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử Dân trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News từ tháng 9/2018 - 2/2019)”

làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Ngô Bích Ngọc, người đã gợi ý đề tài và theo dõi, chỉ bảo sát sao trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Vũ Tuấn Anh đã gợi ý nhiều thông tin bổ ích lúc tôi gặp khó khăn trong công tác nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bạn bè đã dành nhiều sự khích lệ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2019

Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Thúy Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 10

1.1 Các khái niệm liên quan 10

1.1.1 Ảnh báo chí 10

1.1.2 Tin báo mạng điện tử 11

1.2 Đặc điểm và vai trò của ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử 15

1.2.1 Đặc điểm của ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử 15

1.2.1.1 Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận 15

1.2.1.2 Ảnh báo chí – sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và ngôn ngữ văn tự 16

1.2.1.3 Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động 17

1.2.1.4 Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực 17

1.2.2 Vai trò của ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử 18

1.2.2.1 Ảnh báo chí là mức độ đọc đầu tiên, thu hút sự chú ý của độc giả 18 1.2.2.2 Ảnh báo chí truyền tải thông tin mà văn tự chưa làm được 19

1.2.2.3 Ảnh báo chí làm tăng mức độ tin cậy đối với độc giả 19

1.3 Yêu cầu của ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử 20

1.3.1 Đặc điểm của tin báo mạng điện tử chi phối ảnh báo chí 20

1.3.2 Yêu cầu về hình thức 20

1.3.3 Yêu cầu về nội dung 22

1.3.4 Một số đặc trưng nổi bật của việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử24 Tiểu kết Chương 1 36

Trang 5

Chương 2:TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 37

2.1 Giới thiệu một vài nét về ba tờ báo mạng điện tử trong diện khảo sát 37

2.1.1 Vài nét về báo điện tử Dân Trí 37

2.1.2 Báo điện tử Pháp luật Việt Nam 38

2.1.3 Báo điện tử Zing News 39

2.2 Khảo sát việc sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử 41

2.2.1 Số lượng ảnh trong tin báo mạng điện tử 41

2.2.2 Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 tờ báo mạng điện tử 43

2.2.3 Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 tờ báo mạng điện tử 44

2.2.4 Về vấn đề ảnh trích nguồn và không trích nguồn 48

2.2.5 Chất lượng nội dung thông tin của ảnh 53

2.2.6 Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung tin 58

2.3 Những thành công, hạn chế trong việc sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử 62

2.3.1 Những thành công 62

2.3.2 Những hạn chế, nhược điểm 64

Tiểu kết Chương 2 66

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN TRÊN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 67

3.1 Những vấn đề đặt ra với ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử hiện nay 67

3.1.1.Nhu cầu của độc giả 67

3.1.2 Sự nhận thức của tòa soạn 67

3.1.3 Điều kiện nhân lực 68

3.1.4 Điều kiện vật chất, kỹ thuật 68

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trong tin trên báo mạng điện tử 69

Trang 6

3.2.1 Đối với đội ngũ những người làm báo 69

3.2.2 Đối với cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản 73

Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 81

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng2.1 Số lượng ảnh trong tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện

tử, Zing News trong tháng 2/2019 38

Bảng 2.2 Số lượng tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 40

Bảng 2.3 Tỷ lệ tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 41

Bảng 2.4 Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung trong tin trên Báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 59

Biểu đồ 2.1 Số lượng ảnh trong tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử, Zing Newstrong tháng 2/2019 39

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 (Tỷ lệ tính theo đơn vị %) 40

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 42 Biểu đồ 2.4 Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 60

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, trong những năm cuối thế

kí XX đã xuất hiện nhiều loại hình truyền thông mới, có khả năng đáp ứng gần như đầy đủ về việc thông tin và giao tiếp của con người và xã hội Mạng Internet ra đời và phát triển mạnh mẽ đã góp phần hình thành nên một loại hình báo chí mới là báo mạng điện tử Do ra đời muộn hoạt động dựa trên nền tảng Internet nên báo mạng đã tận dụng được rất nhiều lợi thế từ các loại hình báo chí khác như báo truyền hình, báo phát thanh, báo in Nhờ vậy mà báo mạng điện tử có nhiều lợi thế về khả năng cập nhật thông tin, khả năng tương tác và các hình thức biểu đạt thông tin

Ngoài ra, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí độc lập nên báo mạng điện tử có những đặc trưng và yêu cầu khác nhau trong quá trình sản xuất và cung cấp thông tin

Từ khi tờ báo mạng điện tử ra đời đầu tiên trên thế giới vào tháng

5-1992 với tên gọi Chicago Tribune, hàng loạt những tên gọi khác nhau cho loại hình báo chí này như báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng, báo Internet Ở Việt Nam, chỉ một tháng sau khi nối mạng Internet, tạp chí Quê hương Online

đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên của nước ta

Báo chí không đơn thuần chỉ dùng chữ viết để truyền tải thông tin đến công chúng mà còn sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó ảnh báo chí là một phần không thể thiếu.Theo ông Vũ Quốc Khánh - chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam thì “Một bức ảnh hơn ngàn con chữ”[24] Vì vậy trên báo mạng điện tử, nơi có nội dung thông tin phong phú và đa dạng thì việc sử dụng ảnh báo chí để truyền tải thông tin càng trở nên quan trọng Một bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói, với khả năng lưu hành mạnh mẽ trên mạng Internet sẽ được công chúng tiếp nhận rộng rãi hơn so với việc chỉ xuất hiện trên báo in Vì vậy nếu bức ảnh không đảm bảo đúng tinh chất báo chí sẽ khiến hàng triệu người đọc báo gặp phải nguy cơ tiếp nhận sai thông tin

Trang 9

Dưới góc độ của những người làm báo, việc sử dụng hình ảnh để thể hiện nội dung thông tin có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những câu chữ được viết ra Hình ảnh vừa mang tính thông tin nhanh gọn, vừa dễ dàng ghi nhớ, lưu truyền.

Còn về phía công chúng, những người luôn mong muốn bỏ ra thời gian

ít nhất nhưng thu về lượng thông tin nhiều nhất Ảnh báo chí đáp ứng được nhu cầu này Ảnh báo chí đem đến cho công chúng thông tin cô đọng, dễ hiểu bởi tư duy hình ảnh dễ dàng được tiếp nhận hơn hẳn Thêm nữa, ảnh báo chí còn có sự tác động mạnh mẽ đến người nhận với sức mạnh to lớn đến từ tính

tư liệu, giá trị thẩm mỹ và thông tin của nó

Có thể nói rằng ảnh báo chí chính là một phần vô cùng quan trọng trong một tác phẩm báo chí, nhất là khi nó là một sản phẩm hiện hữu trên một trang báo mạng điện tử Và vì vậy, một tờ báo điện tử có phát huy được hết thế mạnh của từng loại hình hay không đều phụ thuộc rất lớn vào từng kĩ năng tác nghiệp, như kĩ năng sáng tạo ảnh báo chí của phóng viên phải được đổi mới để nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí của tòa soạn mình

Tin là một thể loại của báo chí mang tính thời sự cao, nhất là tin trên báo mạng điện tử Vì vậy việc nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ phi văn bản trong tin như ảnh để tạo ra hiệu quả truyền tải thông tin nhanh chóng nhất, hấp dẫn nhất cho độc giả là một việc rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng của loại hình báo mạng điện tử

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những đặc trưng, sự khác biệt về

việc sử dụng ảnh trong tin trên báo mạng điện tử, tôi chọn đề tài “Vấn đề sử

dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo

sát báo điện tử Dân Trí, Pháp Luật Việt Nam, Zing News từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019) Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm cũng như đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí trong tin trên ba tờ báo điện tử này nói riêng cũng như các tờ báo mạng điện tử nói chung

2 Tình hình nghiên cứu

Báo mạng điện tử dù ra đời muộn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác như: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình nhưng loại hình báo chí

Trang 10

này cũng đã được quan tâm khá lớn với rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan

Nhìn chung, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ảnh báo chí Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đề tài khóa luận này và có thể tham khảo làm cơ sở đối chứng cho đề tài nghiên cứu

Một số công trình đó như sau:

- “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay báo mạng điện tử” (Khảo sát các báo VnExpress, Dantri.com.vn,VietnamPlus.vn,

Vietnamnet.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012), tác giả Nguyễn Thị Đóa, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà nội năm 2012 [5]

Tác giả Nguyễn Thị Đóa đã hệ thống hóa và xây dựng một khung lý thuyết về vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam Trên cơ

sở lý thuyết và việc khảo sát, đánh giá thực trạng tại 4 tờ báo mạng điện tử nổi

Trang 11

tiếng của Việt Nam, tác giả đã đề xuất và luận chứng cho các nội dung, giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử Tuy tác giả đã có sự nghiên cứu vềnội dung, biên tập, cách chú thích ảnh của các bức ảnh báo chí trên báo mạng điện tử nhưng vẫn chưa chỉ ra được những sự thay đổi trong việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử hiện nay

Sách, bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành

- Liên quan đến đề tài cũng có rất nhiều các sách chuyên khảo nghiên

cứu về ảnh và sử dụng ảnh báo chí Trước hết là cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo

chí” của tác giả Nguyễn Tiến Mão, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2006 [16]

Với kiến thức chuyên sâu, tác giả đã khái quát đầy đủ về lịch sử ra đời của nhiếp ảnh cùng những vai trò, ý nghĩa xã hội và các đặc điểm của ảnh báo chí Trong đó, phần vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí nhắc đến những vẫn đề sau: “Ảnh báo chí tham gia hướng dẫn dư luận, định hướng tư tưởng, Ảnh báo chí góp phần giáo dục và hình thành nhân cách con người trong xã hội

- Tác giả Nguyễn Tiến Mão cũng tham gia xuất bản một cuốn sách

khác về ảnh báo chí cùng tác giả Đỗ Phan Ái có tựa đề “Ảnh báo chí” (2002),

Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội [15] Ở cuốn sách này, thay vì đề cập đến những đặc điểm của ảnh báo chí thì tác giả chú trọng hơn vào phần thiết

bị kĩ thuật và phương pháp tạo hình trong nhiếp ảnh

- Vào năm 2010, tác giả Đỗ Phan Ái cho ra đời cuốn sách “Kỹ thuật và

tạo hình nhiếp ảnh” [3] Nội dung cuốn sách bàn về việc sử dụng các thiết bị

nhiếp ảnh và kiến thức tổng quan về tạo hình nhiếp ảnh Không chỉ đơn thuần

là những lí thuyết khô khan mà tác giả Đỗ Phan Ái còn dùng kinh nghiệm và kiến thức khi là một giảng viên báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền và nhiều năm làm báo để cung cấp những cái nhìn chân thực nhất

- Cũng trong năm 2010, tác giả Nguyễn Tiến Mão xuất bản cuốn sách

“Kỹ năng sáng tạo các thể loại thời sự, tài liệu”, Nhà xuất bản Văn hóa

Thông tin, năm 2010 [17] Theo đó, nội dung cuốn sách trình bày một cách có

hệ thống về các loại ảnh khác nhau Ở mỗi loại, tác giả lại đi sâu phân tích về khái niệm, cấu trúc thông tin và kỹ năng sáng tạo ảnh

Trang 12

- Có thể nói Nguyễn Tiến Mão là một trong những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh báo chí khi ông tiếp tục xuất bản cuốn sách

“Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh”, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2013 [18] Cuốn

sách đã giải đáp các câu hỏi về mối quan hệ giữa hội họa, đồ họa, điện ảnh, nhiếp ảnh, điêu khắc Ngoài ra, đây cũng là một tài liệu hữu ích khi đề cập đến kỹ thuật và nghệ thuật để có một bức ảnh báo chí chuẩn mực

- Một cuốn sách khác cũng liên quan đến đề tài là “Ảnh tin” của tác giả

Vũ Huyền Nga, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2016 [19] Cuốn sách chú trọng đến những kĩ năng thực hành, qui trình sáng tạo của ảnh tin và

đi vào phân biệt hai khái niệm ảnh tin và tin ảnh Đặc biệt nhấn mạnh “Ảnh tin là một tác phẩm báo chí độc lập, một tác phẩm ảnh tin hoàn chỉnh bao gồm phần hình ảnh và chú thích, diễn tả trọn vẹn về một sự vật, sự việc vừa mới xảy ra và đang tiếp tục diễn ra” [19, tr.46] Cuốn sách thiên về định nghĩa ảnh tin, chỉ ra đặc điểm, đối tượng phản ánh và qui trình, kĩ năng sáng tạo ảnh tin chứ chưa chỉ ra được đặc trưng nổi bật của ảnh trên báo mạng điện tử

- Về các sách báo chí nước ngoài được dịch ở Việt Nam, không thể

không nhắc đến cuốn sách nổi tiếng “Ảnh báo chí” của tác giả Brian Horoton,

Nhà Xuất bản Thông tấn, năm 2013 [30] Đây là một cuốn sách nói về tinh hoa của nghệ thuật nhiếp ảnh và tiến trình tư duy của người biên tập ảnh trong việc tìm kiếm mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí Đó là tạo ra một bức ảnh tốt khiến người xem biết thêm nhiều điều về thế giới xung quanh, tức những gì chứa đựng trọng hình ảnh

- Một tác giả nước ngoài nổi tiếng khác là Peter Tausk cũng viết một

cuốn sách liên quan đến ảnh báo chí có tựa đề là “Nhiếp ảnh báo chí”, Thông

tấn xã Việt Nam, năm 1985 [31] Nội dung cuốn sách bàn về đạo lí trong ảnh, nội dung và hình thức của ảnh báo chí Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra mối liên

hệ hợp tác giữa phóng viên ảnh và ban biên tập trong tòa soạn báo

- Ngoài ra trên các diễn đàn dành cho người yêu ảnh hay các tờ báo, có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề ảnh báo chí Tác giả Việt Văn có bài

Trang 13

viết “Ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật: Hiểu đúng để thẩm định đúng” đăng

trên trang web Cục Mỹ thuật Nhiếp Ảnh và Triển Lãm (Cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch) [28] ngày 26/12/2013 đã trả lời hai câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc là “ảnh báo chí có cần nghệ thuật không?” và “có khi nào ảnh nghệ thuật trở thành báo chí?” Điểm nhấn của bài viết nằm ở chỗ tác giả đã chỉ ra rằng nếu như một bức ảnh nghệ thuật sử dụng tối thiểu photoshop (cắt cúp, chỉnh màu cho đúng thực tế) và phản ánh một hiện thực thì hoàn toàn có thể coi đó là ảnh tài liệu- ảnh báo chí Đây là yếu tố quan trọng trong việc phân loại đâu là ảnh báo chí và đâu là ảnh nghệ thuật

Nối tiếp từ những nghiên cứu nói trên, khóa luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng trong việc sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện

tử Việt Nam hiện nay, tìm ra những sự khác biệt trong cách thức sử dụng ảnh trên loại hình báo mạng điện tử Từ đó đánh giá những gì đã đạt được và điểm còn thiếu sót trong việc sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử

và đưa ra những kiến nghị cùng giải pháp để nâng cao chất lượng hình ảnh trong tin báo mạng nói riêng cũng như trên báo mạng điện tử nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong vấn

đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, khóa luận này sẽ đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ảnh trong tin trên các tờ báo này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, khóa luận sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, tập trung vào những đặc trưng và sự khác biệt trong việc sử

dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử hiện nay

Thứ hai, điều tra, khảo sát, phân tích tầm quan trọng của ảnh báo chí

trong tin, nêu lên ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng việc sử dụng ảnh báo chí trên ba tờ báo điện tử Dân Trí, Pháp luật Việt Nam và Zing News

Trang 14

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng

ảnh trên tin nhằm thu hút bạn đọc nhiều hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu 3 tờ báo mạng điện tử: Dân Trí, Pháp luật Việt Nam

và Zing News trong thời gian từ tháng 9/2018 – 2/2019 Do đối tượng nghiên cứu rộng nên Khóa luận chỉ tập trung vào khảo sát trong 1 tháng (tháng 2/2019) Lí do tôi lựa chọn khảo sát 3 tờ Dân Trí, Pháp luật Việt Nam và Zing News bởi mỗi tờ báo này lại có những đặc điểm riêng biệt khiến ảnh báo chí được sử dụng trên tờ báo này cũng mang tính đặc thù khác nhau

Tờ Dân Trí được phát triển từ một tờ báo điện tử từ phiên bản báo giấy nhưng

đã nhanh chóng trở thành một tờ báo điện tử có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, trải đều trên nhiều phương diện trong đời sống xã hội Hiện nay báo Dân Trí đang đứng vị trí thứ ba trong số các tờ báo mạng uy tín có lượng truy cập cao nhất tại Việt Nam với lượng lớn độc giả đến từ Nhật Bản và Hoa Kỳ theo đánh giá của Alexa

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam cũng phát triển từ nền tảng cơ quan báo in

có trước nhưng không phải một tờ báo đại trà như Dân Trí mà hướng đến những nhóm đối tượng độc giả riêng biệt, quan tâm đến lĩnh vực pháp luật, tư pháp là chủ yếu nên sẽ có nhiều điểm đánh lưu ý khi xét đến vấn đề chất lượng ảnh báo chí

Còn tờ Zing News không xuất phát từ một cơ quan báo in nhưng có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, xếp top đầu trong những trang báo điện tử chất lượng nhất Việt Nam Với ưu thế nổi bật về vấn đề công nghệ, nền tảng và đội ngũ phóng viên ảnh hàng đầu thì việc sử dụng ảnh trong tin trên tờ báo này sẽ có rất nhiều điều để khai thác

Với đặc trưng của từng tờ báo điện tử vừa nhắc đến ở trên, Khóa luận có phạm vi nghiên cứu là 3 tờ báo mạng điện tử: Dân Trí, Pháp luật Việt Nam và Zing News trong thời gian từ tháng 9/2018 – 2/2019

Trang 15

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức lý luận về triết học duy vật biện chứng, lý luận về báo chí và truyền thông hiện đại trong nước và trên thế giới, lý luận về ảnh báo chí và xu hướng phát triển ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm khái quát qua các tài liệu sẵn

có hay đã được thực hiện trước đây, từ đó hình thành khung lý thuyết cơ bản

về ảnh báo chí và vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát

Cụ thể nghiên cứu ảnh báo chí trong tin báo mạng trên mỗi tờ báo qua

3 chuyên mục có số lượng tin nhiều nhất

Báo Dân Trí: Xã hội, Văn hóa, Giáo dục

Báo Pháp luật Việt Nam: Pháp luật, Tư Pháp, Dân sinh

Báo Zing News: Thời sự, Thể thao, Pháp luật

- Phương pháp thống kê - phân loại: dùng thống kê, phân loại, phân

tích các dữ liệu nghiên cứu trong báo mạng điện tử Ở phạm vi khóa luận này,

do số lượng tin trong các chuyên mục quá nhiều nên không thể khảo sát một cách chính xác trong 6 tháng Vì vậy tôi sẽ tiến hành khảo sát ảnh trên tin báo mạng điện tử trong thời gian một tháng (tháng 2/2019) trên 3 chuyên mục có

số lượng tin nhiều nhất như đã nhắc đến phía trên

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn phóng viên ảnh để lấy ý kiến

chuyên môn về đặc trưng ảnh cũng như suy nghĩ về xu hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Trang 16

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Khóa luận được thực hiện thành công sẽ đem lại ý nghĩa bổ sung về

vấn đề nghiên cứu ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử

Trên cơ sở việc đánh giá những đóng góp và hạn chế của ảnh báo chí

trong tin trên báo mạng điện tử, khóa luận còn đi sâu vào tìm hiểu những

nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khả thi, tạo ra ý nghĩa nhất định với

những người học báo và làm báo

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả đạt được của khóa luận sẽ có ý nghĩa đóng góp thêm thông tin

vềđặc trưng, sự khác biệt củaảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử hiện

nay

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,

nội dung chính của khóa luận được kết cấu thành 3 chương :

Chương 1: Những lý luận chung về ảnh báo chí trong tin trên báo mạng

điện tử

Chương 2:Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên Báo mạng điện tử

Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử Dân Trí, Zing News, Pháp luật Việt

Nam từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019)

Chương 3: Giải pháp nâng chất lượng ảnh báo chí trong tin trên Báo

mạng điện tử

Thông qua đề tài này, tôi hi vọng ảnh báo chí trong tin báo mạng điện

tử cũng như Việt Nam ảnh báo chí sẽ ngày một phát triển hơn, xứng đáng là

một loại hình báo chí tin cậy, hiệu quả trong quá trình truyền tải thông tin đến

công chúng

Trang 17

Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Ảnh báo chí

Những tấm ảnh chụp trên các tờ báo điện tử hiện nay có thể do phóng viên, cộng tác viên hay những nhà báo công dân chụp hoặc được lấy từ các thiết bị kỹ thuật như máy quay an ninh Do được sử dụng trong phạm vi hình ảnh của báo chí nên khóa luận sẽ tìm hiểu một phạm trù chung hơn Đó là phạm trù ảnh báo chí

Nhắc đến bức ảnh được coi là ảnh báo chí đầu tiên trên thế giới, người

ta thường nhớ ngay đến bức ảnh mô tả đám cháy lớn chụp ở Hamburg được đăng tải trên tờ Daily (Đức) Nhưng không vì thế mà nhiều bức ảnh thời sự được ra đời ngay sau đó mà cho tới đến cuối thế kỉ XIX mới bắt đầu manh nha Có thể kể đến vào năm 1960, trên nhiều tờ báo của Mỹ đã bắt đầu xuất hiện những bức ảnh mang đề tài chiến tranh Bắc Mỹ hay những bức ảnh về cuộc sống người dân hai bên bờ Vonga của báo chí Nga năm 1981 Điểm chung của những bức ảnh này chính là sự nắm bắt khoảnh khắc ở nhiều góc

độ tiếp cận, phản ánh cuộc sống hiện thực của con người

Trong cuốn Ảnh báo chí, tác giả Brian Horton cho rằng “Ảnh báo chí

kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc kết một câu chuyện” [30, tr.17]

Trong cuốn Cơ sở lý luận ảnh báo chí, tác giả Nguyễn Tiến Mão cho rằng “Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, phản ánh khách quan mọi mặt của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực vàxinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một lượng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định”

Trang 18

TS Hà Huy Phượng lại định nghĩa về ảnh báo chí trong cuốn sách “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”, Nhà xuất bản Lý luận Chính Trị, năm 2006: “Ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời

sự, khách quan chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kĩ thuật” [22]

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Sơn lại quan niệm ảnh báo chí trong cuốn “Các loại hình báo chí truyền thông” rằng: “Ảnh báo chí là một hình thức thông tin bằng ảnh, phản ánh những sự kiện, hiện tượng đang diễn

ra trong hiện thực khách quan thông qua ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cách chân thực, sinh động, có chú thích kèm theo, nhằm đem lại cho độc giả một lượng thông tin mới và sinh động” [27,tr.306]

Hiện nay, ảnh báo chí trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau như đã trình bày ở trên Tuy nhiên, xét về mặt phạm trù phải đảm bảo hai yếu

tố Thứ nhất, ảnh đó phải được đảm bảo tất cả các tính chất tự nhiên của ảnh bao gồm: tính chính trị, tính chân thực và xác thực, tính thời sự thời điểm, tính đại chúng và giá trị tài liệu của ảnh Tức là bức ảnh đó phải được ghi lại trong khoảnh khắc tự nhiên, sinh động, chân thật, khách quan, thực tiễn gắn liền với

sự kiện, nhân vật và các hoạt động trong đời sống xã hội có giá trị thông tin

Thứ hai là bức ảnh đó phải được xã hội hóa – tức là được sử dụng trên các phương tiện thông tin và đại chúng Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm về ảnh báo chí như sau:

Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm làm rõ các vấn đề và sự kiện, mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định.

1.1.2 Tin báo mạng điện tử

- Tin

Trong tiếng Anh, tin được gọi là News, tiếng Pháp gọi là Nouvelles còn

từ điển Tiếng Việt định nghĩa tin là “Điều được truyền đi, báo đi cho ai biết

Trang 19

về sự việc, tình hình xảy ra; Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó.

Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập I, tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn

Tiến Hải đã định nghĩa tin là “thể loại thông dụng nhất của báo chí Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn trực tiếp và dễ hiểu” [23, tr.50]

Tác giả Đinh Văn Hường trong bài giảng Thể loại tin (tại Khoa Báo chí, trường Đại học nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) định nghĩa: “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó, thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định” [11,tr.15]

Còn tác giả Đức Dũng trong các nghiên cứu của mình thì khẳng định: Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí, trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi”, “tin có nhiệm vụ thông tin kịp thời về sự việc, sự kiện thời sự” và

“tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu vào giải quyết các vấn đề…

Cũng lại có quan điểm cho rằng “Tin là dữ kiện và thực tế, được ghi

lại một cách trung thực về các sự kiện xảy ra trên thế giới” (Tuchman Gaye)

Còn theo Khoa trưởng Lyle Spencer, Viện Đại học Washington, “Tin tức là

một biến cố, một ý tưởng, hoặc một ý kiến có tính cách thời sự, liên hệ hoặc ảnh hưởng đến một số người đông đảo trong một cộng đồng và có thể được những người này hiểu”.

TheoTS Đặng Thị Thu Hương –Giảng viên Trường ĐH KHXH và NV

Hà Nội: “Tin và kỹ năng viết Tin báo chí hiện đại” [12], có thể phân tin thành các loại sau

Tin vắn là loại tin có dung lượng chỉ rơi vào khoảng vài chục chữ và cao nhất là khoảng 100 chữ Với tin vắn, không có đầu đề hay mào đầu mà sẽ

đi sâu trực tiếp vào vấn đề, sự kiện vừa mới xảy ra nội dung của nó sẽ trả lời các câu hỏi: chuyện gì xảy ra, ở đâu, khi nào và liên quan đến ai

Trang 20

Tin ngắn có dung lớn hơn tin vắn, dao động khoảng 100-150 chữ Trên sóng phát thanh truyền hình, tin ngắn chỉ có thời lượng khoảng 30 giây, tương đương với khoảng 100 chữ trong trường hợp phản ánh một sự kiện quan trọng, tin ngắn có thể có dung lượng lên đến gần 200 chữ (tương đương 1 phút phát sóng) tin ngắn có thể thông báo một cách tương đối trọn vẹn về một sự kiện bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí (5W+1H).

Tin bình so với các dạng tin khác, tin bình có dung lượng lớn hơn, chứa

nhiều chi tiết hơn, nhấn mạnh vào hai câu hỏi là Why và How.

Tin tường thuật lại có dung lượng lớn hơn tin ngắn, có thể gần 200 chữ Điểm nổi bật nhất của tin này là các chi tiết, sự kiện được tái hiện lại theo đúng tiến trình diễn biến của sự kiện

Tin tổng hợp là dạng tin được dùng khi thông báo đồng thời những sự kiện, sự việc có tầm quan trọng ngang nhau Một tin tổng hợp có thể được hình thành bằng cách tập hợp nhiều tin văn chung một chủ đề hoặc cùng phản ánh về một tình hình nổi bật nào đó

Khi đề cập đến dung lượng tin, một vấn đề cũng rất được chú ý là cách trình bày tin theo đoạn Không giống như tin báo in, tin báo mạng chỉ có thể xem qua các thiết bị di động, máy tính, laptop nên rất dễ gây mỏi mắt cho độc giả Chính vì vậy, không chỉ tin mà các bài viết trên báo mạng sẽ được chia đoạn sao cho mỗi đoạn có số dòng vừa phải, có cách đoạn để bài viết không

Trang 21

Tóm lại, có thể hiểu khái niệm Tin như sau: Tin là một thể loại cơ bản, thông dụng của báo chí, giúp phản ánh nhanh các sự kiện có tính thời sự qua hình thức ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, dễ hiểu và mang ý nghĩa chính trị xã hội cao.

- Báo mạng điện tử:

Thuật ngữ báo mạng điện tử xuất hiện đầu tiên vào thời điểm Học viện

Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên vào chuyên ngành này Trước đây, riêng loại hình báo chí mới mẻ này có khá nhiều cách gọi khác nhau như: báo điện tử, báo trực tuyến, báo chí Internet,

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo mạng điện tử

- những vấn đề cơ bản” [7] thì cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung

và thông nhất về loại hình báo chí này Hiện cả trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện giờ đang sử dụng nhiều cách gọi khác nhau, cụ thể là: Báo điện tử (Electronic Jounal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo số (Cyber Newspaper), báo Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử

Theo Luật báo chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội sửa đổi và ban hành vào ngày 5/4/2016 có sử dụng thuật ngữ báo điện tử với khái niệm như

sau “ Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

Còn trong Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-82001 của

Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet nêu: “Dịch vụ thông tin

Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet.”

Theo bà Nguyễn Thị Trường Giang, “Báo mạng điện tử là loại hình

báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời,

đa phương tiện và tính tương tác cao”[7]

Như vậy về cơ bản, báo mạng điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình báo chí đăng tải thông tin trên mạng Internet và khóa luận thống nhất sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử

Trang 22

- Tin trên báo mạng điện tử

Từ khái niệm tin báo chí nói chung cũng như báo mạng điện tử, có thể

phát triển thêm khái niệm tin trên báo mạng điện tử như sau: Tin trên báo

mạng điện tử là một thể loại cơ bản của báo mạng điện tử, có nội dung phản ánh nhanh nhất, hình thức ngắn gọn nhất về các sự kiện thời sự, được thể hiện dưới dạng chữ viết với ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, dễ hiểu

và được truyền tải qua các phương tiện truyền thông.

1.2 Đặc điểm và vai trò của ảnh báo chí trong tin trên báo mạng

điện tử

1.2.1 Đặc điểm của ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử

Theo tác giả Nguyễn Tiến Mão trong cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” thì bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh, ảnh báo chí còn mang những đặc điểm như:

1.2.1.1 Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận

Một bức ảnh báo chí cần phải chứa đựng những chi tiết cấu thành đối tượng, sự kiện, sự việc và những nội dung cần thông báo đến người đọc Lượng thông tin có trong một bức ảnh báo chí sẽ cho độc giả biết những thông tin mà độc giả quan tâm về Ai? (Who), Cái gì?(What), Ở đâu? (Where), Khi nào? (When), Tại sao? (What), Như thế nào? (Why) Khi đạt tới một khoảnh khắc quý giá, ảnh báo chí sẽ tạo tác động vô cùng mạnh mẽ đến công chúng, độc giả của tờ báo

Thông tin chính là cái thứ nhất nên nếu bức ảnh không có thông tin thì sẽ không thể trở thành ảnh báo chí đúng nghĩa Mặt khác, ảnh báo chí không thể chỉ có thuần túy yếu tố thông tin mà thiếu đi tính định hướng, tức là những thông tin trong ảnh báo chí phải có tác dụng chỉ ra vấn đề mà nhà báo đang muốn truyền tải ở đây là gì? Đó chính là yếu tố nghị luận trong ảnh báo chí

Yếu tố này còn phản ánh khả năng của một phóng viên, nhà báo có biết

Trang 23

tư duy chiều sâu về tin tức, vấn đề muốn truyền tải, tư tưởng, quan điểm và lập trường của nhà báo trên bình diện là một người đưa thông tin đến độc giả.

Rõ ràng yếu tố nghị luận và yếu tố thông tin sẽ là hai lát cắt không thể tách rời trong một tác phẩm ảnh báo chí Khi mất đi yếu tố thông tin, bức ảnh

sẽ không còn đúng nghĩa với cái tên ảnh báo chí Và trong sự đối nghịch, mất

đi yếu tố nghị luận thì bức ảnh sẽ trở nên tầm thường, khó nổi bật, đôi khi còn khiến độc giả cảm thấy đây là một bức ảnh có tính dàn dựng, thiếu chân thực

và không thể bộc lộ bản chất của con người và sự việc

Như vậy, ảnh báo chí chỉ tồn tại đúng nghĩa khi nó có thể truyền tải những hình ảnh xác thực như một lát cắt tiêu biểu của hiện thực cuộc sống nhằm đem đến cho độc giả hàm lượng thông tin và một giá trị tư tưởng nhất định về vấn đề, sự kiện đang diễn ra hay cần được chú ý đến

1.2.1.2 Ảnh báo chí – sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và ngôn ngữ văn tự

Đôi khi, phần thông tin viết bằng chữ trong một tác phẩm báo chí có thể khiến độc giả chưa hiểu rõ, tường tận về vấn đề đang được nhắc tới, về tin thời

sự nóng bỏng nhưng không thể hình dung nhân vật thực sự là ai thì lúc này, ngôn ngữ hình ảnh trong ảnh báo chí sẽ cho độc giả cái họ cần để hình dung sát nhất

Phần hình ảnh của ảnh báo chí sẽ giúp độc giả bắt đầu hình dung ra tin tức đang phản ánh điều gì, có đúng với thực trạng hiện thực, các mối liên hệ giữa con người với sự vật, sự việc trong bức hình ra sao, thời điểm lúc nào và trong không gian được xác định ra sao Nhờ vậy mà dù không được chứng kiến một cách trực tiếp thì việc hình dung tái hiện trong suy nghĩ độc giả thông qua ảnh báo chí sẽ dễ dàng và thỏa mãn hơn

Bên cạnh đó, về mặt cấu trúc thông tin thì phần hình ảnh không thể độc lập tồn tại mà cần có sự bổ trợ của yếu tố văn bản hay chú thích ảnh Phần hình ảnh sẽ cung cấp các thông tin cơ bản trong khi bài viết, chú thích xác định rõ tên con người, sự vật, sự việc để không gây hiểu lầm và thông tin thêm những điều mà hình ảnh chưa thể truyền đạt được hết

Tóm lại, ngôn ngữ văn tự và ảnh sẽ tạo dựng mối quan hệ tương hỗ, khiến tác phẩm được liên kết chặt chẽ hơn về mặt nội dung, giúp độc giả hiểu đầy đủ về vấn đề được phản ánh trong tác phẩm báo chí Sự tác động tương

Trang 24

hỗ giữa bộ đôi ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự sẽ gia tăng hiệu quả tiếp nhận thông tin của độc giả gấp nhiều lần.

1.2.1.3 Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động

Yếu tố hành động chính là trung tâm trong phương pháp luận của ảnh báo chí Một bức ảnh báo chí sống động phải được phóng viên hay nhà báo nắm bắt kĩ càng thông qua việc suy nghĩ, tư duy liên tục giữa hàng trăm, hàng nghìn hình động đang nối tiếp nhau lần lượt xuất hiện Nếu như người làm báo không bắt được khoảnh khắc đúng thì bức ảnh chụp được sẽ trở nên nhạt nhẽo, gượng ép và không bộc lộ được tư tưởng của tác giả

Như vậy ảnh báo chí chính là một tài liệu sống về hiện thực Nó có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến tình cảm, suy nghĩ của người xem Đây chính

là một thế mạnh riêng biệt của nhiếp ảnh

Tuy nhiên, ảnh báo chí cũng đòi hỏi phóng viên không chỉ có tính thẩm

mỹ mà còn phải đảm bảo được yếu tố chân thực Một bức ảnh có góc chụp đẹp nhưng lại không truyền tải được hết sự vật, sự việc ở hiện trường sẽ khiến đối tượng chụp được bị gượng ép, mất đi tính chân thật, kém thuyết phục với độc giả và khiến người xem hiểu sai lệch thông tin sự kiện, làm mất đi yếu tố quan trọng trong ảnh báo chí là tính chính xác

Ảnh báo chí cũng chỉ có thể hoàn thiện khi được ghi lại đầy đủ qua các yếu tố nhiếp ảnh như ánh sáng màu sắc, đường nét, bố cục , góc độ, và sự nhạy cảm của nhà báo khi bấm máy thu lại khoảnh khắc đáng giá, tìm ra khía cạnh bản chất thì lúc đó, ảnh báo chí đã hoàn thành chức năng phản ánh con người, sự vật, sự kiện, trong trạng thái động

1.2.1.4 Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực

Ở ảnh báo chí, tính tài liệu lại phụ thuộc rất lớn vào con mắt chính trị, ý thức giai cấp và kỹ năng thể hiện của phóng viên Vì vậy nếu phóng viên không có được bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng rất có thể sẽ có điểm nhìn sai trái, ghi lại những bức ảnh sai bản chất thật của sự việc

Trang 25

Một sản phẩm ảnh báo chí được đánh giá là một tài liệu, một văn bản minh chứng cho lịch sử khi và chỉ khi nó phản ánh đúng, trùng, chân thật, khách quan về hiện thực đời sống trong sự vận động và phát triển của đối tượng và sự vật hiện tượng.

Tính tài liệu xác thực này cũng được nhiều ngành khoa học sử dụng làm tài liệu nghiên cứu trong công tác nghiên cứu thực tiễn ngành

Đứng trên góc độ phản ánh nội dung thông tin thì có thể coi tính chất tài liệu xác thực là một nguyên tắc tối thượng của ảnh báo chí Bên cạnh việc nâng cao quan điểm chính trị, tư cách đạo đức làm báo thì việc tìm tòi, phát hiện những đề tài có ý nghĩa tin tức và xã hội, xác định rõ chủ đề tư tưởng và ý nghĩa của sự việc chính sẽ giúp nâng cao tính tài liệu xác thực của ảnh báo chí

1.2.2 Vai trò của ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử

1.2.2.1 Ảnh báo chí là mức độ đọc đầu tiên, thu hút sự chú ý của độc giả

Ảnh báo chí là phương tiện thông tin thị giác có nhiều tác dụng,

truyền tải những nội dung mà ngôn ngữ chưa diễn đạt hết, qua đó giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận và có cái nhìn khái quát hơn đối với thông tin

Ảnh chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người đọc Chính vì thế, các hình ảnh trên mỗi tin, bài đều có vị trí quan trọng trong trang báo Hình ảnh bổ sung thông tin cho bài viết, giúp bài viết sinh động và hấp dẫn hơn Một bộ ảnh kèm theo chú thích rõ ràng có thể đứng riêng thành một tác phẩm

Đối với báo in, tùy bài viết, ảnh sẽ được trình bày khác nhau theo dụng

ý của tòa soạn Nội dung các bức ảnh đều mang đến cho người đọc những thông tin nhất định, đi thẳng vào vấn đề Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, một hoàn cảnh, một trải nghiệm, hoàn toàn khác nhau

Trang 26

1.2.2.2 Ảnh báo chí truyền tải thông tin mà văn tự chưa làm được

Theo các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh thì sự tồn tại của ảnh báo chí trước hết là tính tài liệu, thiếu vắng nó ảnh báo chí chỉ là hình ảnh trang trí,

ít giá trị Ảnh báo chí giúp cho độc giả nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận thông tin, giúp truyền tải những thông tin mà văn tự chưa thể nói hết được

Để ghi được hình ảnh có giá trị, phóng viên ảnh cần chú trọng nắm bắt khoảnh khắc, yếu tố làm nên sức mạnh cho nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng Các bức ảnh là lát cắt của sự kiện, chụp được lát cắt có giá trị luôn là điều nhiếp ảnh gia hướng đến

Chụp ảnh không còn là đặc ân của những người có máy ảnh chuyên nghiệp, gần như ai cũng có thể chụp ảnh, quay phim với chiếc điện thoại thời nay Tuy nhiên, để bắt chính xác khoảnh khắc lại là chuyện khác Đó là

sự kết hợp của quá trình chuẩn bị, sự hiểu biết, khả năng tập trung và cuối cùng là may mắn

1.2.2.3 Ảnh báo chí làm tăng mức độ tin cậy đối với độc giả

Bên cạnh phần văn tự, ảnh báo chí đóng vai trò định hướng độc giả sẽ hiểu ra sao về vấn đề, vụ việc khi được báo chí đưa tin Nếu tin tức không có ảnh báo chí đi kèm, độc giả sẽ dễ nghi ngờ những độ chân thực của bài viết

Lú cnày ảnh báo chí sẽ đảm nhận nhiệm vụ giúp bài viết có tính chính xác cao nhất, đem đến cái nhìn toàn cảnh cho độc giả

Vì thế ảnh là yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của độc giả, tạo độ tin cậy cho thông tin bài viết Không có ảnh, những vấn đề nêu trong bài viết

sẽ khó thuyết phục độc giả Đặc biệt là đối với báo điện tử, độc giả có tâm

lý “lướt web”, những bài báo nào có hình ảnh sinh động sẽ thu hút độc giả nhiều hơn”

Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin đòi hỏi sự nhanh chóng chính

Trang 27

xác, việc chụp ảnh đưa tin về một vụ việc nóng có thể hình ảnh không được nét, không có những tiêu chí như chiều sâu, khuôn hình nhưng nó đảm bảo phản ánh nhanh nhất về sự việc thì vẫn được dùng

1.3 Yêu cầu của ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử

1.3.1.Đặc điểm của tin báo mạng điện tử chi phối ảnh báo chí

Thứ nhất, tin báo mạng có thể chứa nhiều yếu tố đa phương tiện như

video, ảnh, inforgraphic, nên nhiếp ảnh trở thành một trong những chất liệu biểu hiện cơ bản cho thể loại này

Thứ hai, tin báo mang tính thông báo nhanh về sự kiện cho phép ảnh

báo chí có thế xuất bản, cập nhật tức thời, thường xuyên liên tục

Tin báo mạng điện tử dễ dàng cho phóng viên ảnh update thông tin Ví

dụ như ở dạng tin tường thuật trực tiếp, thông tin sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian sự kiện diễn ra, vì vậy song song với việc đưa thông tin mới cập nhật được thì ảnh báo chí cũng liên tục được bổ sung Đây là một đặc điểm rất khác so với báo in hay các loại hình báo chí khác Ngoài ra, ảnh báo chí trên báo mạng điện tử còn có ưu điểm như tốc độ load ảnh nhanh do giảm dung lượng ảnh, không giới hạn số lượng ảnh, đảm bảo tính thời sự,

Thứ ba, tin báo mạng điện tử có tính tương tác cao Cũng tương tự như

các thể loại khác như phản ánh, chính luận, phóng sự thì tin báo mạng cũng thu hút sự tương tác lớn của công chúng Trước những thông tin nóng bỏng về một vụ tai nạn, tin kinh tế, chính trị, sẽ thu hút độc giả tham gia phát biểu ý kiến, nhờ đó ảnh báo chí cũng có sự tương tác cao hơn hẳn

Thứ tư, dung lượng chi tiết của tin báo mạng ít hơn so với các các thể

loại khác nên ảnh trong tin đóng vai trò quan trọng trong việc độc giả đạt đến

sự sáng rõ, tiếp nhận hiệu quả nhất nội dung tin tức thông qua ngôn ngữ văn

tự và hình ảnh

1.3.2 Yêu cầu về hình thức

Từ những yếu tố chi phối ảnh báo chí của tin báo mạng điện tử vừa

Trang 28

nhắc đến ở trên, có thể đưa ra những yêu cầu về mặt hình thức đối với ảnh báo chí để đáp ứng yêu cầu trong thể loại tin trên báo mạng điện tử như sau:

Thứ nhất, ảnh có bố cục hợp lí và độ sáng rõ nét

Đây là một tiêu chí không thể nhắc đến về hình thức của ảnh báo chí chính là có bố cục ảnh hợp lý, màu sắc đủ sinh động để độc giả hình dung Lúc này, tính hai mặt của bức ảnh được thể hiện rõ khi bức ảnh tối màu, bố cục lệch góc không tái hiện được khoảnh khắc quan trọng thì có thể gây nhàm chán cho người đọc và ngược lại, ảnh có độ sáng hợp lý, bố cục căn chỉnh thích hợp sẽ tạo ấn tượng tốt và khiến độc giả tiếp tục theo dõi tin tức

Xét riêng về mặt bố cục, một bức ảnh có bố cục tốt là có sự vận dụng hợp lí các bố cục toàn, trung, cận cũng như phần tiền cảnh và hậu cảnh một cách linh hoạt Đồng thời, bố cục ảnh cần được đảm bảo rõ ràng, toát lên được tinh thần của tác giả

Còn về độ sáng, yêu cầu chung được đặt ra là độ sáng phải khiến độc giả nhìn rõ sự vật, sự việc bên trong Bởi vì nội dung và vẻ đẹp của một bức ảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng (highlights) và phần còn lại (midtones) Khi chụp ảnh báo chí, phóng viên phải quan sát những yếu tố sau đây để xác định được ánh sáng cho tác phẩm của mình như độ gắt - dịu, độ sáng, hướng sáng, nhiệt độ màu và khoảng cách

từ nguồn sáng tới sự vật, con người

Thứ hai, về màu sắc ảnh

Màu sắc trong ảnh báo chí phải đảm bảo yếu tố cân bằng, hài hòa để khiến bức ảnh không trở nên đơn điệu Cũng theo như nhà nghiên cứu chuyên sâu về ảnh báo chí Đỗ Phan Ái thì sự tương phản về màu sắc hoặc cường độ, cung bậc màu sắc khác nhau sẽ gây nên những cảm xúc thẩm mỹ nhất định

Vì vậy mà đối với ảnh báo chí, ảnh không cần nghệ thuật quá mà phải đảm bảo yếu tố tự nhiên, gần gũi với độc giả

Thứ ba, dung lượng ảnh

Tùy từng tờ báo lại đưa ra mức qui chuẩn riêng về dung lượng ảnh trên hệ thống quản trị nội dung Theo tìm hiểu từ phóng viên báo

Trang 29

điện tử Zing Newsthì dung lượng ảnh cho phép khi tải lên hệ thống quản trị nội dung CMS của báo điện tử Zing Newstối đa là 2Mb Với với các dạng bài đòi hỏi ảnh báo chí phải được sử dụng có độ nét cao như trong các gói tin tức Longform, MegaStory…thì không bị giới hạn

về dung lượng ảnh.Còn với ảnh trên Thông tấn xã Việt Nam, theo phóng viên Nguyễn Trung Kiên thì “thông thường ảnh sử dụng trên Thông tấn xã Việt Nam sẽ có dung lượng rơi vào khoảng từ 100Kb đổ lên” [Phỏng vấn sâu]

1.3.3 Yêu cầu về nội dung

Thứ nhất, ảnh báo chí phải có chủ đề sáng rõ và đảm bảo tôn chỉ, mục

đích của báo

Theo tác giả Nguyễn Tiến Mão trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” thì đối với ảnh báo chí thì nội dung chính trị và tư tưởng bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo

Tức là một bức ảnh báo chí cần có nội dung tốt, mang định hướng giáo dục lành mạnh cho người xem Muốn có nội dung tốt thì chủ đề ảnh cần rõ ràng và mang tính thời sự cao Chủ đề phải nhắc đến nhân vật, sự kiện chính

là ai, trong thời điểm nào, thỏa mãn các yếu tố 5W,1H và dù phản ánh những tầng ý nghĩa sâu xa trong những lớp cắt của sự kiện thì nhiệm vụ của người

phóng viên chính là chớp khoảnh khắc phản ánh đầy đủ được chủ đề đó và khiến độc giả hiểu được

Thứ hai, đề tài của ảnh báo chí cần hấp dẫn

Đối với công chúng hiện nay, món ăn yêu thích của họ là những tin tức hay, nóng, thời sự và phản ánh được cuộc sống thường tại Ảnh báo chí khi xuất hiện trong tác phẩm tin báo mạng cũng như vậy, cần mang đề tài hay, hấp dẫn và đáp ứng được yêu cầu thông tin đa dạng, sinh động

Ngoài việc ảnh chứa đựng thông tin nóng còn mang tính mới lạ, không khiến người đọc nhàm chán Khi phóng viên có thể bấm máy thu lại khoảnh

Trang 30

khắc ấn tượng của đối tượng vào thời điểm phù hợp thì sẽ đem lại sự hấp dẫn trong bức ảnh Vì vậy, ống kính và đôi mắt của phóng viên phải mở lớn để tiếp nhận những thông tin mới nhất và bấm máy để ghi lại giây phút quyết định Và cũng cần đảm bảo sự giới hạn trong bức ảnh để tuân thủ đúng yêu cầu tuyên truyền, tôn chỉ của mỗi tờ báo.

Thứ ba, ảnh được sử dụng phải đảm bảo được tính thời sự.

Tự bản thân thể loại tin trên báo mạng đã phải đảm bảo đưa được những vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự Vậy nên khi là một thành tố trong tin báo mạng thì ảnh báo chí cũng phải đáp ứng được yếu tố thời sự, bám vào dòng thời sự chính trong ngày

Thứ tư, ảnh được sử dụng phải phù hợp với nội dung tin

Khi đọc tin hay bất cứ thể loại nào khác trên báo điện tử, việc đầu tiên độc giả thường làm khi nhấp vào link bài chính là nhìn lướt qua ảnh sau đó mới đến đọc nội dung tin Vì vậy mà ảnh báo chí phải phù hợp và liên kết với nội dung tin

Nếu như nội dung ảnh không liên quan đến tin thì chất lượng sẽ bị đi xuống, thậm chí nó còn tệ hơn một tin không có ảnh, bởi ảnh không liên quan càng khiến độc giả nghi ngờ nhà báo phải chữa cháy đăng ảnh minh họa vì không có mặt để xác minh sự việc, từ đó gây ra tâm lí ức chế cho độc giả

Thứ năm, ảnh phải có chú thích đầy đủ

Chú thích ảnh là bộ phận không thể tách rời ảnh vì nó đóng vai trò cung cấp thêm thông tin cho độc giả dễ hình dung sự kiện, sự vật, sự việc trong bức ảnh đang diễn ra như thế nào, kết thúc ra sao Đây là điều mà hình ảnh thường không thể truyền tải hết được nên cần nhờ đến sự hỗ trợ của chú thích ảnh để khiến thông tin sáng rõ hơn

Tất nhiên, chú thích ảnh phải có sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung với hình ảnh, không thể để ảnh một đường mà chú thích một nẻo được mà phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau nhằm tái hiện được phần cốt yếu của sự vật,

sự việc trong tin

Trang 31

Về hình thức chú thích ảnh nên ngắn gọn trong khoảng 1 câu, rõ ràng, đưa thông tin chính xác Ngôn ngữ cũng cần cô đọng, bổ sung thông tin mà ảnh chưa thể “nói” hết được chứ không phải mô tả lại những gì diễn ra trong bức ảnh, cái mà độc giả đã nhìn thấy và hiểu được.

Thứ sáu, đảm bảo trích dẫn nguồn ảnh

Ảnh báo chí được sử dụng trên một tờ báo do phóng viên hay cộng tác viên chụp đều sẽ trở thành sản phẩm độc quyền của tờ báo đó Việc trích nguồn ảnh ở chú thích ảnh hay chèn tên tác giả trong ảnh là điều cần thiết để đảm bảo độc giả biết được ai đã chụp tấm ảnh này, như vậy có thể kiếm chứng được độ tin cậy của ảnh cao hơn Trong một khía cạnh khác về mặt bản quyền, ảnh được chú thích tên tác giả cũng đảm bảo khi có tờ báo khác dẫn nguồn, độc giả vẫn có thể biết rõ nguồn gốc của bức ảnh này là ai, đến từ báo nào, tránh xảy ra tranh chấp bản quyền không đáng có

Như trường hợp báo Văn nghệ Thái Nguyên có sử dụng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam trong số báo đặc biệt nhưng không thể tìm ra ai là chủ nhân của bức ảnh để chi trả nhuận bút nên tổng biên tập Nguyễn Thúy Quỳnh không chỉ phải liên hệ với báo mà còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp để tìm ra chủ nhân bức ảnh trong hàng nghìn phóng viên đã và đang làm việc của Thông tấn xã Việt Nam[Phỏng vấn sâu]

1.3.4 Một số đặc trưng nổi bật của việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

Hình thức thể hiện ảnh mới lạ

Về hình thức thể hiện của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử hiện nay, với lợi thế về mặt nền tảng cùng công nghệ kĩ thuật hiện đại, hàng loạt các hình thức thể hiện ảnh mới lạ đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, hấp dẫn ấn tượng cho độc giả Người đọc sẽ không còn cảm thấy nhàm chán khi chỉ xem được những bức ảnh tĩnh trên báo in mà còn có thể tiếp cận với những hình thức truyền tải ảnh mới lạ như ảnh full màn hình, slideshow

- Ảnh toàn màn hình

Trang 32

Nếu như báo in tồn tại ở trạng thái tĩnh,gắn liền với văn bản trong kích thước ảnh được qui định theo tiêu chí của tờ báo thì ảnh trên báo mạng điện tử lại hoàn toàn khác Nền tảng web của nhiều báo mạng cho phép khi độc giả nhấp con trỏ chuột vào phần ảnh vốn đang đi cùng với text, ảnh được hiện ra trong kích thước ảnh lớn hơn, rõ ràng hơn, chiếm toàn bộ màn hình mà không

có sự đi kèm của các yếu tố khác trong bài báo như tít, sapo, nội dung văn bản Người đọc nhờ vậy có thể xem rõ ràng phần hình ảnh hơn thay vì chỉ là những hình ảnh bị cố định với kích thước bị giới hạn, đặc biệt là những người thị lực kém phải đọc những tờ báo có kích cỡ chữ và ảnh nhỏ

Ảnh toàn màn hình báo Tuổi trẻ (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ)

Trang 33

Ảnh toàn màn hình báo Vietnamnet (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet)

- Slideshow

Slideshow là cách thức thể hiện ảnh khá thông dụng trên báo mạng điện tử hiện nay Thực chất thì chúng là một bộ chứa những hình ảnh có thể trượt qua lại giữa các ảnh nhờ thanh điều hướng Với slideshow, một bài báo mạng không cần có phần văn bản mà vẫn có thể truyền tải đầy đủ nội dung như một bài báo thông thường Bài viết sử dụng slideshow ảnh thường chỉ cần tít, sapo và slideshow ảnh Mỗi ảnh trong slideshow sẽ đi kèm với chú thích ảnh rõ ràng nhất để người đọc hiểu không chỉ nội dung bức ảnh mà còn

cả địa điểm, nhân vật trong bức ảnh là ai, nói đến sự kiện gì,…

Slideshow trên báo mạng điện tử giống với cách thức trình chiếu

củaPowerpoint ở chỗ nó có thể di chuyển dễ dàng giữa ảnh như các nội

Trang 34

Nam)

Tuy nhiên, với công nghệ làm báo ngày càng phát triển như hiện nay, không chỉ các dạng tin ảnh mới sử dụng slideshow mà với một nền tảng website tốt thì những bức ảnh tưởng như được cố định trong bài viết có thể cùng nhau tạo thành một slide ảnh như trên báo điện tử Zing NewshayVietnamnet Một khi độc giả bấm vào một bức ảnh kì cũng trong một bài báo bất kì, toàn bộ ảnh trong bài viết sẽ được thể hiện thành chuỗi ảnh chứ không phải chỉ là ảnh full màn hình như các tờ Tuổi trẻ, VietnamPlus,…

Ảnh trong các bài báo của Zing News hoàn toàn có thể được trình chiếu dưới dạng sildeshow chỉ bằng một cú nhấp chuột thay vì chỉ là ảnh

thông thường (Ảnh chụp màn hình Nguồn: Zing News)

Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách thức thể hiện ảnh báo chí khác như ảnh 360 độ,ảnh so sánh, ảnh trong story map,…

Theo bài giảng của giảng viên Vũ Thế Cường trong môn Thiết kế và

trình bày thông tin đồ họa, để đưa tới những hình thức ảnh được trình bày

một cách mới lạ, chỉ cần sử dụng đến một công cụ online để thực hiện, đó là Knightlab Knightlablà trang web thiết kế được thành lập bởi một nhóm các nhà thiết kế, nhà phát triển, sinh viên và nhà giáo dục của trường đại học Northwestern University, Illinois, Hoa Kỳ với mục đích sáng tạo ra những thiết kế mới giúp đưa báo chí có những cách thức thể hiện mới hơn

Trang 35

Knightlab được biết đến nhiều nhất với bộ công cụ sáng tạo về nguồn

mở, có thể đáp ứng và là công cụ đơn giản dành cho các cơ quan báo chí, đơn

vị truyền thông Có thể kể đến các công cụ như Juxtapose JS (Ảnh so sánh), Storyline JS (Kể câu chuyện dưới những con số), StoryMap JS (Bản đồ kể chuyện), Timeline JS (Dòng thời gian), Scene VR (Ảnh thực tế ảo/Ảnh 360) và Soundcite JS (Âm thanh nội tuyến/ Âm thanh lồng trong text)

Với mỗi sản phẩm thu được, ta có thể dễ dàng lấy được mã nhúng để

để chèn các yếu tố đa phương tiện vào bài viết, khiến thông tin trong bài trở nên hiện đại, hấp dẫn hơn Theo Trung tâm tin học MOS, “mã nhúng (embed code) là một đoạn code giúp bạn nhúng (thêm) một hình ảnh, video,… vào trong website Mục đích chính của việc này là để giúp người xem có thể nhìn trực tiếp tài liệu dẫn trên trang của bạn, không phải kích chuột vào đường link để sang một cửa sổ mới nữa”

Trong Knightlab, TimelineJS phổ biến nhất với hơn 250.000 người sử dụng, và hỗ trợ trong hơn sáu mươi ngôn ngữ Nguồn công cụ mở này cũng được sử dụng trong nhiều tờ báo mạng nổi tiếng thế giới như New York Times, Vox Media, NPR, Medium, FiveThentyEight, Washington Post, Los Angeles Times, Huffington Post, v.v

- Ảnh trong Story map

Trang 36

Ảnh chụp màn hình Nguồn: Ajcnews.net

Có những câu chuyện đặc thù lại cần có một bản đồ đi kèm Ở đây, story map không phải là một bản đồ được chụp lại từ màn hình máy tính hay điện thoại về địa điểm trên Google Maps mà là những câu chuyện liên quan đến địa điểm, làm nổi bật các địa điểm của một chuỗi các sự kiện

Với những bài viết liên quan đến lộ trình, địa điểm thì story map chính

là công cụ hữu ích để độc giả hình dung rõ nhất các địa điểm nhân vật, sự kiện xuất hiện, đi qua, ý nghĩa của địa điểm hay cung cấp các thông tin khác

về các địa điểm này

Một StoryMap thường bao gồm rất nhiều slide về mỗi địa điểm đặc biệt được nhắc tới Phần bản đồ sẽ chỉ rõ vị trí trong khi phần hình ảnh đóng vai trò phụ trợ bổ sung thông tin về lịch sửgắn liền với địa điểm, nhân vật đã từng làm gì ở địa điểm này,…

Trong quá trình thực hiện story maps bằng một phần mềm, ảnh dễ dàng được tích hợp cùng yếu tố text, video, audio,… để làm sáng rõ những

Trang 37

thông tin quan trọng bên lề về vị trí có trên bản đồ Chẳng hạn như một story map về lộ trình đưa tang đại tướng Võ Nguyên Giáp Với mỗi địa điểm trên bản đồ, hình ảnh được xuất hiện ngay khi vị trí trong địa điểm xuất hiện, độc giả sẽ vừa hình dung được ở địa điểm này nhân dân đến tiễn đưa như thế nào, cảm xúc ra sao và rất nhiều bức ảnh có khoảnh khắc chụp đắt giá hoàn toàn

có thể được lồng ghép vào đây để độc giả có thể cảm nhận như mình đang đi theo từng đoạn đường tiễn đưa đại tướng

- Ảnh so sánh (Juxtapose)

Juxtapose trong tiếng Anh có nghĩa là ghép, chồng kề lên nhau Ở đây, ảnh so sánh được tạo ra từ một công cụ thiết kế như Knightlab nhằm tạo ra một khung hình ảnh có thể chứa được đồng thời cả 2 bức ảnh Mục đích cửa việc tạo ra Juxtapose chính là để đối chiếu đối tượng trong thời điểm này với thời điểm khác, giữa hiện tại và quá khứ để thấy được sự thay đổi Để hình không bị lệch khi kéo thanh điều hướng thì hai ảnh phải có chung kích cỡ và tốt nhất là về góc chụp hay bộ cục chụp Rất nhiều tờ báo điện tử trên thế giới đang sử dụng ảnh so sánh như: Austin America Statement, Chicago Tribune, The Boston Globe,Berliner Morgenpost…

Ảnh chụp màn hình Nguồn: Báo Đức Berliner Morgenpost

- Ảnh trong Timeline

Timeline là cách thể hiện nội dung thông tin theo thời gian tuyến tính,

Trang 38

nếumuốn đọc đến những nội dung ở mốc thời gian tiếp theo, độc giả buộc phải đi qua những nội dung phía trước, tức là phải kéo chuột trên thanh trượt liên tục để đi đến những phần nội dung được thể hiện dưới dạng audio, ảnh, text gắn liền với mốc thời gian ấy

Ảnh chụp màn hình một bài timeline sử dụng ảnh báo chí của tờ TIME

Nguồn: TIME

Ảnh trong timeline được sử dụng để gia tăng hiệu quả nội dung thông tin trong một gói thông tin đa phương tiện Với cách thức này, ảnh báo chí thật sự xuất hiện một cách mới mẻ hơn hẳn

- Ảnh 360 °

Việc sử dụng ảnh dưới dạng 360° là một cách hấp dẫn để diễn tả nội dung thông tin một cách trực quan và có chiều sâu hơn Chỉ với thanh nhấp chuột, bạn có thể di chuyển, kéo dãn ảnh theo ý thích và camr nhận bức ảnh

có thể xoay tới 360°, bao quát được toàn cảnh trong không gian, khiến độc giả cảm nhận như mình đang đứng trong bức ảnh, có thể ngó trái, ngó phải, nhìn lên, nhìn xuống

Trang 39

Ảnh 360 trên báo điện tử VietnamPlus

Bên cạnh đó, công cụ SceneVR của Knightlabcó thể tạo ra một slideshowvề ảnh 360 °, có thể điều hướng, cho phép xem những ảnh 360 ° độc đáo được sắp xếp theo chủ ý của tác giả Từ SceneVR có thể dễ dàng lấy được mã nhúng và xem bằng các điều khiển đơn giản và trực quan Chỉ cần đảm bảo rằng ảnh được sử dụng khi đưa vào trong SceneVR là 360 ° hoặc ảnh góc rộng, nếu không ảnh sẽ bị co ép lại sao cho ra một bức ảnh

360 °nhưng thực chất chỉ là một bức ảnh bị bẻ thành nhiều góc, biến dạng, mất đi hình dáng ảnh ban đầu

Ảnh 360 được nhóm lại trong một slideshow ảnh nhờ công cụ SceneVR

(Ảnh chụp màn hình trên Knightlab)

Trang 40

- Audio Slideshow

Theo nhà báo Nguyễn Trung Kiên (phóng viên ảnh, Thông tấn xã Việt Nam), ảnh tĩnh hoàn toàn có thể được thêm thắt nhưng hiệu ứng phụ để tăng hiệu quả tiếp nhận đối với công chúng “Mặc dù ảnh tĩnh khiến độc giả dễ dàng ghi nhớ lâu hơn so với việc xem hình ảnh trên video nhưng với việc sử dụng âm thanh kết nối với ảnh cũng tạo hiệu ứng tác động mạnh đến cảm xúc của độc giả Những hình ảnh được thêm hiệu ứng âm thanh sẽ được gọi

là audio slideshow” [Phỏng vấn sâu]

Việc sử dụng audio slideshow xuất hiện chủ yếu trên các gói tin tức đa phương tiện Trong khóa luận Gói tin tức trên báo mạng điện tử (News

package) của Trương Thị Thu Hường có trích dẫn thông tin từ cuốn sách

Báo chí đa phương tiện – Làm sao để tạo ra một gói tin tức đa phương tiện - Flash Journalism – How to create a multimedia News package, tác giả Mindy

McAdams, giảng viên Khoa Báo chí – Đại học Florida - Mỹ (NXB: Focal Press/Elsevier, xuất bản tháng 4/2005) như sau:

Một vài năm trở lại đây, nhiều tòa soạn đã khám phá ra rằng họ có thể đưa nhiều yếu tố, câu chuyện vào trong một gói tin tức trực tuyến đa phương tiện bằng cách tạo ra những đường link trên trang web Những gói tin tức này (trong nhiều trường hợp còn được gọi là vỏ) có thể bao gồm nhiều yếu tố như: Audio slideshow, video, audio, ảnh, văn bản, bản đồ, biểu đồ, inphographic… Phần văn bản của gói tin tức thường chứa các đường link dẫn đến các nguồn tin ở các trang web khác.Thông thường, gói tin tức được hiển thị toàn bộ trong một trang và tất

cả các thành tố của gói tin tức được dẫn liên kết tới trang này

Sở dĩ audio slideshow thường chỉ xuất hiện trong những bài đòi hỏi mức độ sáng tạo cao như gói tin tức đa phương tiện bởi ảnh báo chí trong các dạng tin, bài phản ánh thường đòi hỏi việc cập nhật nhanh để đảm bảo tính thời sự nên việc làm dạng sẽ khiến mất nhiều thời gian hơn Với gói tin tức đa phương tiện thì khác, để làm ra một gói tin phải tốn nhiều thời gian và

Ngày đăng: 06/06/2022, 18:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ảnh toàn màn hình báo Tuổi trẻ (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ) - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh toàn màn hình báo Tuổi trẻ (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ) (Trang 32)
dung trong khi thuyết trình.(Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Thông tấn xã Việt - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
dung trong khi thuyết trình.(Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Thông tấn xã Việt (Trang 33)
Ảnh toàn màn hình báo Vietnamnet (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet)  - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh toàn màn hình báo Vietnamnet (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet) (Trang 33)
thông thường (Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Zing News) - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
th ông thường (Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Zing News) (Trang 34)
Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Ajcnews.net - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh chụp màn hình. Nguồn: Ajcnews.net (Trang 36)
Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Báo Đức Berliner Morgenpost - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh chụp màn hình. Nguồn: Báo Đức Berliner Morgenpost (Trang 37)
Ảnh chụp màn hình một bài timeline sử dụng ảnh báo chí của tờ TIME. Nguồn: TIME  - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh chụp màn hình một bài timeline sử dụng ảnh báo chí của tờ TIME. Nguồn: TIME (Trang 38)
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ (Trang 44)
Zing sẽ bị loại ra khỏi bảng xếp hạng do không thể xếp hạng Zing News độc lập ở Alexa. - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
ing sẽ bị loại ra khỏi bảng xếp hạng do không thể xếp hạng Zing News độc lập ở Alexa (Trang 47)
Zing Newscũng đang đẩy mạnh đầu tư các hình thức thể hiện mới nhằm mang tới cho người đọc trải nghiệm thú vị hơn khi cập nhật tin tức.Trong thời  gian qua, Zing News đưa vào hàng loạt các thử nghiệm về nội dung như Video,  Phóng sự ảnh, Long Form, Infogra - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
ing Newscũng đang đẩy mạnh đầu tư các hình thức thể hiện mới nhằm mang tới cho người đọc trải nghiệm thú vị hơn khi cập nhật tin tức.Trong thời gian qua, Zing News đưa vào hàng loạt các thử nghiệm về nội dung như Video, Phóng sự ảnh, Long Form, Infogra (Trang 48)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 (Trang 50)
Bảng 2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
Bảng 2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019 (Trang 51)
2.2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 tờ báo mạng điện tử - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
2.2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 tờ báo mạng điện tử (Trang 51)
Có thể thấy hình ảnh trong bài viết không phải do tác giả Nguyễn Dương chụp được bởi chú thích từng ảnh đều khác nhau - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
th ể thấy hình ảnh trong bài viết không phải do tác giả Nguyễn Dương chụp được bởi chú thích từng ảnh đều khác nhau (Trang 56)
hiện ở khả năng phát hiện đề tài, nội dung, hình thức biên tập ảnh giàu tính sáng tạo, thẩm mỹ, lôi cuốn, sáng tạo - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
hi ện ở khả năng phát hiện đề tài, nội dung, hình thức biên tập ảnh giàu tính sáng tạo, thẩm mỹ, lôi cuốn, sáng tạo (Trang 61)
Những hình ảnh cảnh sát giao thông đi tuần tra, phát hiện, xử lý các trường hợp phương tiện vi phạm giao thông, không đội mũ bảo hiểm, không  tuân thủ quy định giao thông đã gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người  đọc về hình ảnh người cảnh sát giao th - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
h ững hình ảnh cảnh sát giao thông đi tuần tra, phát hiện, xử lý các trường hợp phương tiện vi phạm giao thông, không đội mũ bảo hiểm, không tuân thủ quy định giao thông đã gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người đọc về hình ảnh người cảnh sát giao th (Trang 62)
Chất lượng nội dung hình ảnh của báo điện tử Zing Newscũng khá tốt,  các  tin  có  nội  dung  đồng  đều  về  cả  chất  lượng  nội  dung  tin  và  ảnh - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
h ất lượng nội dung hình ảnh của báo điện tử Zing Newscũng khá tốt, các tin có nội dung đồng đều về cả chất lượng nội dung tin và ảnh (Trang 63)
Hình ảnh trong tin “Trở về từ Asian Cup, Bùi Tiến Dũng dự khán trận đấu của U22 Việt Nam”  - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh ảnh trong tin “Trở về từ Asian Cup, Bùi Tiến Dũng dự khán trận đấu của U22 Việt Nam” (Trang 64)
Hình ảnh Tiến Dũng ngồi trên ghế khán đài SVĐ Hàng Đẫy cổ vũ cho đàn  em  U22  Việt  Nam  hay  HLV  Park  Hang-seo  cũng  theo  dõi  các  cầu  thủ  U22 Việt Nam thi đấu cũng khiến độc giả thêm yêu mến và giành nhiều tình  cảm cho họ - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh ảnh Tiến Dũng ngồi trên ghế khán đài SVĐ Hàng Đẫy cổ vũ cho đàn em U22 Việt Nam hay HLV Park Hang-seo cũng theo dõi các cầu thủ U22 Việt Nam thi đấu cũng khiến độc giả thêm yêu mến và giành nhiều tình cảm cho họ (Trang 64)
Hình ảnh trong một tin của báo Pháp luật Việt Nam diện tử bị vỡ nét và không nhìn rõ mặt  - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
nh ảnh trong một tin của báo Pháp luật Việt Nam diện tử bị vỡ nét và không nhìn rõ mặt (Trang 65)
thì ảnh được sử dụng là hình minh họa liên quan đến nội dung của bài viết. - Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018   22019)
th ì ảnh được sử dụng là hình minh họa liên quan đến nội dung của bài viết (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w