Ngoài việc có đội ngũnhân lực thành thạo kỹ năng nhiếp ảnh báo chí thì tòa soạn cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ phóng viên, biên tập viên khi cần thiết.
Tòa soạn có thể đầu tư mua sẵn các loại máy ảnh chuyên dụng cho phóng viên để họ có thể sử dụng tác nghiệp bất cứ lúc nào. Cơ quan cũng nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên mới, mời các phóng viên ảnh chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để hướng dẫn nâng cao chất lượng ảnh báo chí cho đội ngũ nhân lực trong tòa soạn.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử
3.2.1. Đối với đội ngũ những người làm báo
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều tác động vô cùng mạnh mẽ đến không chỉ nền báo chí Việt Nam mà còn trên thế giới. Điều này đỏi hỏi tất cả những thành tố liên quan đến báo chí như phóng viên tòa soạn báo, sản phẩm báo chí hay công chúng báo chí đều cần có sự thay đổi.
Những bài viết, sản phẩm báo chí phải được nâng cao cả về nội dung và hình thức như tăng số lượng các sản phẩm báo chí đa phương tiện, tăng cường báo chí đồ họa hay đẩy mạnh phần hình ảnh song song với chất lượng tin, bài nhằm đáp ứng nhu cầu đọc hiện nay của công chúng.
Để có một bức ảnh báo chí tốt cho tin báo mạng điện tử cũng như các thể loại khác, đòi hỏi sự nỗ lực từ chính những phóng viên, nhà báo tham gia thực hiện tác nghiệp. không chỉ phóng viên ảnh mà các phóng viên, biên tập viên đều cần trau dồi nghiêm túc kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ và có sự đầu tư đúng mức đến các trang thiết bị tác nghiệp như mua các dạng máy ảnh kỹ thuật tốt số hay các dòng điện thoại thông minh bởi hiện nay nhà báo hoàn toàn có thể thực hiện các sản phẩm báo chí qua thiết bị di động.
Một số đề xuất về máy ảnh kỹ thuật số
- Độ phân giải: Với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, đây sẽ là thứ vũ khí
chuyên nghiệp giúp phóng viên có thể tác nghiệp trong mọi địa hình hay điều kiện nào của thời tiết. Khi mua máy ảnh, điều bạn nên lưu ý là về độ phân giải,
hiện nay các dòng máy hiện đại sẽ có độ phân giải trên 16MP. Chỉ số độ phân giải hình ảnh Megapixel càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt, giúp giảm khả năng bị nhiễu ảnh trong điều kiện thiếu sáng.
- Chọn mua ống kính phù hợp:
Với từng điều kiện tác nghiệp khác nhau thì phóng viên nên chọn mua những loại ống kính phù hợp để sử dụng như sau:
Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng thích hợp sử dụng trong không gian hẹp, tiến sát tới đối tượng và chụp nhóm đông người.
Ống kính tầm trung (normallens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm), có hiệu quả giữ nguyên kích thước của hình ảnh nên phù hợp với những chủ đề đời thường.
Ống kính tầm xa (telelens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng “kéo vật lại gần” hơn so với khoảng cách thực,
tương tự giống ống nhòm. Đây là vũ khí không thể thiếu khi tác nghiệp của các phóng viên thể thao.
Ống kính kết hợp (Zoom): giúp thay đổi tiêu cự từ ngắn sang dài để phù hợp với đối tượng trong điều kiện phóng viên bị “bó chân”, không thể di chuyển lùi lại hay tiến gần đến đối tượng.
Một số đề xuất về thiết bị điện thoại
Nếu như sử dụng các thiết bị di động để làm báo, cần chọn những loại điện thoại có camera cho số điểm ảnh trên 8 megapixel như Iphone 6 (8Mb), Iphone 7(12Mb), Iphone 8 (12Mb), Iphone X (12Mb) và tốt hơn nữa là các dòng camrera điện thoại hơn 20 megapixel như: Huawei Mate 9, Xiaomi Mi Note 2, Sony Xperia XZ, Blackberry DTEK60,....
Những chiếc điện thoại có camera cho số điểm ảnh càng lớn thì chất lượng ảnh thu về cũng tốt và rõ nét không kém máy ảnh.
Những người tham gia quá trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí cần nắm rõ những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, đó là phần thông tin chính phải được thể hiện trong bức ảnh. Bức ảnh phải chứa đựng nhiều thông tin, ít nhất cần phải có 50% thông tin trên hình ảnh.
- Thứ hai, đó là đối với việc thông tin bằng hình ảnh, cần chú trọng
đến chú thích ảnh (đầy đủ, chú thích hay và không nhắc lại phần hình ảnh).
- Thứ ba, đó là để có được những bức ảnh nhiều thông tin cần lựa chọn
khoảnh khắc bấm máy đắt giá, đặc trưng, những lát cắt cao trào của sự việc.
- Thứ tư, hình ảnh chụp cần sống động, chụp vào thời điểm hoạt động
điển hình của nhân vật. Bức ảnh có thể có nội dung tốt nhưng cách thể hiện chưa đạt hiệu quả thì mới dừng ở bước khiến độc giả tin tưởng chứ sức thuyết phục và định hướng giáo dục sẽ chưa cao.
- Thứ năm, tôn trọng nguyên tắc đạo đức của người làm báo
Theo ThS. Vũ Huyền Nga, Ảnh tin, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Nguyên tắc đạo đức báo chí của hãng thông tấn AP (Asscociated Press) về hình ảnh kỹ thuật số được áp dụng từ năm 1990 thì “Ảnh kỹ thuật số đặt ra những câu hỏi mới về đạo đức báo chí trong quy trình chỉnh sửa ảnh. Những câu hỏi có thể mới nhưng mọi câu trả lời đều xuất phát từ những giá trị lâu đời. Nói tóm lại, Asscociated Press không làm biến đổi hình ảnh. Những bức ảnh của chúng ta phải luôn thuật lại sự thật. Máy vi tính là một công cụ chỉnh sửa ảnh tinh vi. Nó được chúng ta đưa ra khỏi phòng tối hóa chất nơi mà những kĩ thuật in ảnh tinh tế, chẳng hạn như “phông quá sáng” và “che chắn” đã từ lâu được nghề báo chấp nhận là đúng đắn. Ở thời đại mà những thuật ngữ quá bao quát như vậy có thể hiểu sai, chúng ta cần xác định lại những giới hạn và lập lại một số nguyên tắc cơ bản. Theo đó chỉ chấp nhận xử lý hình ảnh kĩ thuật số bằng những nguyên tắc đã được xác định của phòng tối tiêu chuẩn như phông quá sáng, che chắn, tăng giảm sắc độ và bố cục cắt, cúp. Việc chỉnh sửa chỉ giới hạn trong các thao tác tẩy đi các vết bụi và dấu trầy xước. Nội dung của bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác trong theo bất cứ cách nào[11,tr46].
- Thứ sáu, yêu cầu về tác phong, tư tưởng của người làm báo
Người làm báo phải có lập trường vững vàng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v..) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.
Với mỗi bức ảnh được đăng tải trên báo mạng điện tử thì phóng viên đều có vai trò định hướng dư luận xã hội thông qua những bức ảnh ấy, sẽ rất nguy hiểm nếu lập trường của nhà báo thay đổi liên tục theo dòng chảy của xã hội. Nhà báo phải chọn lọc được cái nhìn thích hợp nhất, đúng đắn nhất để định hướng cho công chúng. Do đó, nhà báo cần liên tục tư duy, học hỏi, nâng cao nền tảng tri thức để có được lập trường và quan điểm đúng đắn nhất.
3.2.2. Đối với cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản
Cần có những kế hoạch, đề tài riêng trong việc sử dụng ảnh báo chí trên các tờ báo mạng điện tử.
Các cơ quan báo chí cần phải thắt chặt quá trình kiểm duyệt, kiểm định chất lượng ảnh. Nội dung ảnh cần được đánh giá chặt chẽ trước khi lên sóng để không xảy ra một số vấn đề lớn như từng có phóng viên vô tình tiết lộ bí mật quốc gia chỉ qua một bức ảnh chụp liên quan đến quân đội hay trong các vấn đề nhạy cảm .
Cũng cần bố trí những phóng viên, biên tập viên có chuyên môn về hình ảnh trong tòa soạn báo để cải thiện chất lượng ảnh. Điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần đề xuất dưới đây.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho Phóng viên dưới nhiều hình thức
Theo nhà báo Vũ Huyền Nga, quá trình nâng cao chất lượng cho các phóng viên ảnh có tại các cơ quan báo có thể thực hiện theo một số cách sau đây.
Trước hết, nên lựa chọn các phóng viên đã qua đào tạo tại các trường hính quy về báo chí.
Việc đào tạo phóng viên ảnh ở các trường đại học chuyên ngành hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một phóng viên ảnh cũng như phóng viên có thể đảm nhận đồng thời nhiều chuyên trách khác nhau.
Tiếp đó, tổ chức các lớp học ngắn hạn về ảnh báo chí cho phóng viên, biên tập viên để nâng cáo chất lượng nghiệp vụ.
Đối với phóng viên dù đã qua đào tạo hay chưa thì cũng rất cần những khóa đào tạo về ảnh báo chí.
Cuối cùng, tổ chức các buổi trao đổi về nghiệp vụ giữa các phóng viên, biên tập viên và cả ban lãnh đạo của báo.
Tòa soạn sẽ có hình thức tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên đề về ảnh hay các buổi chia sẻ giữa các phóng viên có kinh nghiệm vè nghiệp vụ ảnh báo chí trong tòa soạn cho phóng viên còn chưa thành thạo hay các CTV cộng tác thường xuyên. Ngoài ra, có thể xây dựng các CLB ảnh báo chí để các phóng viên không chỉ giúp đỡ được lẫn nhau mà còn truyền cảm hứng về việc sáng tạo ảnh báo chí, truyền dạy những kinh nghiệm liên quan đến việc khai thác đề tài, cách xử lí thông tin và kỹ thuật chụp ảnh.
Thành lập bộ phận chuyên ảnh tại mỗi cơ quan báo chí
Theo phóng viên Nguyễn Trung Kiên, hiện nay có rất ít các cơ quan báo chí có bộ phận chuyên xử lý ảnh làm nhiệm vụ đề xuất những sáng tạo mới trong ảnh và đóng vai trò kiểm soát ảnh báo chí của tòa soạn. “Một sốcơ quan báo mạnh về ảnh như Thông tấn xã Việt Nam, Zing News, VnExpress đều có ban Ảnh hoặc ban Media riêng”. [Phỏng vấn sâu]
Những tờ có bộ phận chuyên ảnhnhư ban Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam sẽ có khả năng chuyên môn để xét duyệt chất lượng ảnh tốt nhất khi lên báo, nhờ vậy mà chất lượng ảnh báo chí vừa có thể nổi trội nhất lại vừa đồng đều nhất.
Mặc dù ảnh trong tin báo mạng khi xuất bản phải đảm bảo được mức độ nhanh nhất thì ban ảnh chắc chắn sẽ cùng ban biên tập, chủ mục kiểm tra chất lượng và nguồn gốc của bức ảnh nhanh hơn so với việc chỉ mình trưởng ban mới có quyền xuất bản bài.
Nâng cấp hệ thống kỹ thuật
Hiện nay, việc thiết kế trang do các công ty thiết kế website đảm nhận nên nhiều khi không tránh khỏi việc. Như báo Pháp luật Việt Nam điện tử, có thể ảnh khi chụp về của phóng viên nét căng và có độ sáng, bố cục rất tốt nhưng khi được đẩy lên trang lại bị nhòe, vỡ ảnh rất khó nhìn, mất đi chất lượng của bức ảnh.
Vì vậy việc nâng cấp giao diện cần có sự giúp đỡ từ các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, có khả năng đảm nhiệm được việc thiết kế, nâng cấp, thay đổi giao diện sử dụng của báo để đem đến những trải nghiệm tốt nhất dành cho độc giả.
Tiểu kết Chương 3
Trong chương 3, khóa luận đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử và chỉ ra một số giải pháp khắc phục.
Để nâng cao chất lượng ảnh báo chí trong thể loại tin, các tòa soạn cần quan tâm nhiều hơn đến chính sách đãi ngộ, tuyển dụng nhân sự giỏi chuyên môn nghiệp vụ; tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện, đoàn kết giữa nhân viên; tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho họ; cung cấp các trang thiết bị hiện đại để phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thuận lợi khi tác nghiệp. Cơ quan báo chí nên thành lập một Ban chuyên ảnh để nâng chất lượng ảnh báo chí cho tòa soạn nói riêng cũng như chất lượng thông tin trên báo điện tử.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng ảnh báo chí trong thể loại tin, đội ngũ phóng viên, BTV cũng cần thường xuyên học tập, rèn luyện không những để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì ảnh báo chí cần đến sự tự giác của mỗi cá nhân nên bản thân mỗi một người làm báo cần ý thức sâu sắc rằng chỉ khi tự nâng cao năng lực cá nhân, đồng thời đoàn kết phát huy tinh thần đồng đội học hỏi lẫn nhau thì chất lượng ảnh báo chí trong thể loại tin chắc chắn ngày càng được cải thiện hơn .
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển chung như hiện nay, nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao. Việc chọn lọc thông tin để có thể tiếp cận, tiếp nhận ngày càng có xu hướng được chọn lọc. Tuy nhiên, trong xu thế chung đó, việc tiếp cận thông tin đối với công chúng được diễn ra trong xu hướng đa diện, nhiều chiều.
Qua quá trình khảo sát cho thấy việc tiếp nhận bằng hình ảnh của công chúng và việc thông tin bằng hình ảnh cũng đem lại nhiều hiệu quả tác động trực tiếp đến nhận thức của công chúng. Từ việc tiếp nhận trực tiếp bằng hình ảnh, công chúng sẽ tự đưa ra cho mình những chuẩn mực riêng của cá nhân, từ đó hình thành xu hướng trong lối sống, suy nghĩ và hành động.
Việc thông tin bằng hình ảnh nói riêng và thông tin trên báo chí nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác định hướng dư luận xã hội. Nhất là đối với thể loại tin trên báo mạng, nơi thông tin thời sự được cập nhật vô cùng nhanh chóng và được công chúng chú ý thì việc thiếu quan tâm đến việc sử dụng ảnh báo chí có thể khiến một bộ phận công chúng cảm thấy tòa soạn thiếu chuyên nghiệp và đầu tư không đồng đều. Do đó, vấn đề lựa chọn, duyệt, đưa ảnh như thế nào để đảm bảo tiêu chí của ảnh báo chí, vừa mang tính thẩm mỹ, tính nhân văn và có những ảnh hưởng tích cực đến dư luận xã hội là trách nhiệm của những người tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí.
Trải qua hơn 20 năm phát triển, ảnh báo chí trên báo mạng điện tử đã từng bước chứng minh được năng lực phản ánh hiện thực. Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử mang nhiều đặc điểm nổi trội. Nó có thể làm rung chuyển lí trí, tình cảm của con người, khiến chúng ta suy nghĩ kỹ lưỡng và định hướng hành động.
Thông qua đề tài này, tôi hi vọng ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử cũng như Việt Nam ảnh báo chí sẽ ngày một phát triển hơn, xứng đáng là một loại hình báo chí tin cậy, hiệu quả trong quá trình truyền tải thông tin đến công chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1.Hoàng Anh,Tinhocmos.edu.vn, Cách lấy mã nhúng của Video. 2.Đỗ Phan Ái (2010), Kỹ năng sáng tạo các thể loại thời sự, tài liệu,
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3.Đỗ Phan Ái, Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh.
4.Nguyễn Hải Đăng (2011), Tác phẩm báo chí đa phương tiện trên báo
mạng điện tử nước ta hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
5.Nguyễn Thị Đóa (2012), “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay báo mạng điện tử” (Khảo sát các báo VnExpress, Dantri.com.vn,
VietnamPlus.vn, Vietnamnet.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012), Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
6.Nguyễn Thị Trường Giang (2015), Sáng tạo tác phẩm báo mạng
điện tử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử và những vấn
đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.