- Chất lượng ảnh lên trang thiếu hấp dẫn
Do báo Pháp luật Việt Nam thiên về mảng Pháp luật nhiều hơn là một tờ báo điện tử đại trà, phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hộinên ảnh cần được chú trọng hơn nữa. Nhất là trong việc nâng cao chất lượng thông tin trong ảnh, để ảnh lên trang còn mù mờ, không rõ nét thì vấn đề này rất cần được khắc phục và cải thiện để đưa tờ báo không chỉ là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư Pháp mà còn phục vụ hữu ích cho đời sống tinh thần và kinh tế của công chúng.
- Vẫn còn tình trạng sử dụng nhiều ảnh minh họa
Cả 3 tờ báo đều tồn tại tình trạng sử dụng nhiều ảnh minh họa trong tờ báo, nhất là Báo Pháp luật Việt Nam điện tử với số lượng ảnh minh họa được sử dụng với tần suất lớn. Với những hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung tin có thể chấp nhận được với số lượng ít nhưng quá nhiều là điều không nên bởi bản chất tin mang tính thời sự, ảnh chỉ có tính chất minh họa sẽ khiến độc giả chưa thỏa mãn và đặt câu hỏi về tính chính xác của tin tức.
- Trích nguồn ảnh còn nhiều bất cập
Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử, vấn đề trích nguồn ảnh ở báo Zing Newsđược coi là tốt hơn hẳn so với 2 tờ báo còn lại. Ảnh được trích dẫn rõ ràng tên tác giả ảnh hay nguồn ảnh minh họa lấy từ đâu trên Internet.
Nguồn ảnh trên báo Dân Trí còn bất cập ở chỗ có ảnh trong tin trích nguồn rất đầy đủ nhưng có những ảnh không phải do phóng viên báo chụp nhưng lại không để nguồn khi lên trang.
Với nguồn ảnh trên báo Pháp luật điện tử, việc trích nguồn được coi là tệ nhất trong 3 tờ báo. Hình ảnh thường rất ít khi được trích nguồn tác giả, dùng ảnh minh họa cũng không trích nguồn ảnh đến từ trang web hay báo nào trên Internet.
- Số lượng tin không có ảnh vẫn còn nhiều
Bản chất khi đưa tin tức, nhất là trong thể loại tin, độc giả rất chú ý đến ảnh báo chí đi kèm. Nếu như tin chỉ đơn thần có text mà không có nổi một chiếc ảnh thì độc giả rất khó hình dung về vấn đề này. Thử tưởng tượng một tin thông báo sắp có nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam nhưng lại không có ảnh thì sao. Không phải độc giả nào cũng là người thông thạo về chính trị quốc tế, nhớ mặt được các nguyên thủ quốc gia thì lúc này một bức ảnh báo chí đi kèm là điều vô cùng cần thiết, kể cả khi bức ảnh được lấy ở trong kho dữ liệu của báo.
Về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam rõ ràng cần phải cải thiện hơn nữa để mỗi tin để có ảnh chứ không đơn thuần chỉ có một hai đoạn văn mà thôi.
Nguyên nhân điều này có thể là do báo Pháp luật Việt Nam điện tử có nền tảng phát triển từ tờ báo in nổi tiếng là Pháp luật Việt Nam, với đội ngũ phóng viên, lãnh đạo cùng hoạt động song song giữa báo in và báo mạng nên tư duy và cách thức làm báo còn mang nặng tính báo in. Tức là số lượng ảnh trong tin còn ít, thậm chí còn không có ảnh, chất lượng ảnh còn chưa đạt yêu cầu trong nhiều tin tức.
Tiểu kết Chương 2
Trong chương 2, khóa luận bắt đầu tiến hành khảo sát, phân tích cụ thể về tình hình sử dụng ảnh báo chí trong tin trên 3 tờ báo trong diện khảo sát bao gồm Báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong thời gian từ tháng 09/2018 đến 02/2019.
Kết quả khảo sát thu được cho thấy cả 3 tờ báo đều coi ảnh là một yếu tố cần được chú trọng trong tin báo mạng điện tử. Các yếu tố khảo sát được sử dụng là số lượng ảnh trong tin, tỷ lệ tin có ảnh, số ảnh xuát hiện trong mỗi tin, mối quan hệ giữa ảnh và nội dung tin, vấn đề trích nguồn và chất lượng nội dung thông tin của ảnh.
Mỗi tờ báo lại có những điểm mạnh cũng như hạn chế riêng về cả mặt nội dung, hình thức. Trong đó phải kể đến báo Zing News có sự vượt trội ở chất lượng ảnh và việc trích nguồn ảnh so với hai tờ báo còn lại là Dân Trí và Pháp luật Việt Nam điện tử.
Ảnh báo chí trên Zing News và Dân Trí có số lượng lớn, hình thức bắt mắt, ảnh bổ sung nội dung thông tin cao và có cách thức thể hiện ảnh hấp dẫn. Với báo Pháp luật Việt Nam, do đặc thù là một tờ báo chuyên trách về mảng pháp luật, hướng đến đối tượng công chúng riêng biệt nên ảnh báo chí vẫn chưa thật sự có nhiều cách thức thể hiện ảnh mới lạ hơn, ảnh lên trang đôi khi còn mù mờ dù vẫn đảm bảo được yêu cầu về một bức ảnh báo chí. Ngoài ra ảnh được sử dụng trên tờ báo này vẫn còn mang nặng tính minh họa.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRONG TINTRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
3.1. Những vấn đề đặt ra với ảnh báo chí trong tin báo mạng hiện nay
3.1.1. Nhu cầu của độc giả
Trong nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả, ảnh báo chí là một thành tố vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị thông tin mà tin trên báo mạng điện tử đem lại.Nếu không có ảnh đi kèm, độc giả sẽ nghi ngờ về độ tin cậy, chính xác của thông tin khi được báo chí đăng tải.
Độc giả ngày càng có yêu cầu cao hơn nữa với ảnh báo chí, nhất là về cách thức thể hiện. Một bức ảnh báo chí được xuất hiện ở dạng full màn hình hay slideshow sẽ đem đến cho độc giả hứng thú nhiều hơn, tiếp cận ảnh trong kích thước tốt nhất.
Như vậy, có thể khẳng định rằng ảnh báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trên báo mạng điện tử, nhất là trong thể loại tin. Nó cung cấp những thông tin mà chữ viết chưa thể giúp độc giả hình dung rõ nét, nhờ ảnh báo chí mà người đọc có thể nhìn và đối chiếu song song với thông tin báo chí đăng tải để kiểm chứng độ tin cậy đến đâu.
3.1.2. Sự nhận thức của tòa soạn
Khi đứng trước một tin hot, các cơ quan báo chí sẽ ganh nhau về thời gian đưa tin càng sớm càng tốt. Nếu không thể đưa tin nhanh bằng cơ quan báo bạn, phóng viên sẽ đầu tư để có một bức hình đẹp, chỉnh chu hơn về nội dung, màu sắc, bố cục. Cao hơn nữa là sở hữu những bức ảnh độc quyền chỉ riêng báo mới có được, cho thấy tòa soạn có ưu thế và đẳng cấp hơn hẳn trong việc đưa tin.
Khi có tin và ảnh độc quyền, rất nhiều báo sẽ dẫn lại tin và ảnh trên báo mình, độc giả biết đến cũng nhiều hơn và trên hết chính là khẳng định được năng lực và uy tín của tờ báo đó như thế nào.
Khi so sánh với loại hình báo in trong việc cùng đăng tải một tin tức, tin báo mạng chiếm ưu thế hơn vì có thể được trình bày không giới hạn trên một diện tích nào mà chất lượng ảnh đi kèm cũng rất tốt. Trái lại, tin báo in không thể đứng một mình trên trang báo mà sẽ bị dàn trang, sắp xếp đồng thời với các bài viết khác, ảnh cũng bị thu nhỏ lại, không rõ ràng do màu ảnh đen trắng hoặc khi in bị lóa.
Như vậy, việc các tòa soạn nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử là rất quan trọng nhưng sự định hướng trong việc phát triển gói chất lượng lẫn số lượng còn quan trọng hơn rất nhiều. Nếu như các tòa soạn có thể phát triển chất lượng nội dung cũng như hình thức sử dụng ảnh báo chí trong tin thì không chỉ tổng thể chất lượng tin được nâng cao mà vị thế cũng như uy tín của tòa soạn báo cũng được bổ trợ không kém.
3.1.3. Điều kiện nhân lực
Trong tin, hình ảnh gắn liền với bài viết để làm tăng giá trị thông tin, tính chân thật, khách quan cho một tác phẩm báo chí. Vì vậỵ chất lượng ảnh có tốt thì tính thông tin, thời sự, chân thật càng được đảm bảo. Và để có một ảnh báo chí chất lượng cần phải đảm bảo bức ảnh có sự chặt chẽ về bố cục, rõ ràng, sắc nét, về hình thức và có giá trị thông tin, được chú thích cụ thể.
Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng ảnh trong tin báo mạng điện tử thì yếu tố nhân lực chính là mấu chốt quyết định thành công. Những phóng viên trong tòa soạn cần không chỉ có khả năng phát hiện, đưa tin thời sự nóng hổi mà càng cần có khả năng khai thác ảnh báo chí tốt. Họ phải là những người làm báo chuyên nghiệp, có tầm nhìn rộng và đánh giá được sức ảnh hưởng của ảnh báo chí trong tin có thể ảnh hưởng đến độc giả cũng như đời sống xã hội thế nào.
3.1.4. Điều kiện vật chất, kỹ thuật
Ngoài việc có đội ngũnhân lực thành thạo kỹ năng nhiếp ảnh báo chí thì tòa soạn cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ phóng viên, biên tập viên khi cần thiết.
Tòa soạn có thể đầu tư mua sẵn các loại máy ảnh chuyên dụng cho phóng viên để họ có thể sử dụng tác nghiệp bất cứ lúc nào. Cơ quan cũng nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên mới, mời các phóng viên ảnh chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để hướng dẫn nâng cao chất lượng ảnh báo chí cho đội ngũ nhân lực trong tòa soạn.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử
3.2.1. Đối với đội ngũ những người làm báo
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều tác động vô cùng mạnh mẽ đến không chỉ nền báo chí Việt Nam mà còn trên thế giới. Điều này đỏi hỏi tất cả những thành tố liên quan đến báo chí như phóng viên tòa soạn báo, sản phẩm báo chí hay công chúng báo chí đều cần có sự thay đổi.
Những bài viết, sản phẩm báo chí phải được nâng cao cả về nội dung và hình thức như tăng số lượng các sản phẩm báo chí đa phương tiện, tăng cường báo chí đồ họa hay đẩy mạnh phần hình ảnh song song với chất lượng tin, bài nhằm đáp ứng nhu cầu đọc hiện nay của công chúng.
Để có một bức ảnh báo chí tốt cho tin báo mạng điện tử cũng như các thể loại khác, đòi hỏi sự nỗ lực từ chính những phóng viên, nhà báo tham gia thực hiện tác nghiệp. không chỉ phóng viên ảnh mà các phóng viên, biên tập viên đều cần trau dồi nghiêm túc kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ và có sự đầu tư đúng mức đến các trang thiết bị tác nghiệp như mua các dạng máy ảnh kỹ thuật tốt số hay các dòng điện thoại thông minh bởi hiện nay nhà báo hoàn toàn có thể thực hiện các sản phẩm báo chí qua thiết bị di động.
Một số đề xuất về máy ảnh kỹ thuật số
- Độ phân giải: Với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, đây sẽ là thứ vũ khí
chuyên nghiệp giúp phóng viên có thể tác nghiệp trong mọi địa hình hay điều kiện nào của thời tiết. Khi mua máy ảnh, điều bạn nên lưu ý là về độ phân giải,
hiện nay các dòng máy hiện đại sẽ có độ phân giải trên 16MP. Chỉ số độ phân giải hình ảnh Megapixel càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt, giúp giảm khả năng bị nhiễu ảnh trong điều kiện thiếu sáng.
- Chọn mua ống kính phù hợp:
Với từng điều kiện tác nghiệp khác nhau thì phóng viên nên chọn mua những loại ống kính phù hợp để sử dụng như sau:
Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng thích hợp sử dụng trong không gian hẹp, tiến sát tới đối tượng và chụp nhóm đông người.
Ống kính tầm trung (normallens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm), có hiệu quả giữ nguyên kích thước của hình ảnh nên phù hợp với những chủ đề đời thường.
Ống kính tầm xa (telelens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng “kéo vật lại gần” hơn so với khoảng cách thực,
tương tự giống ống nhòm. Đây là vũ khí không thể thiếu khi tác nghiệp của các phóng viên thể thao.
Ống kính kết hợp (Zoom): giúp thay đổi tiêu cự từ ngắn sang dài để phù hợp với đối tượng trong điều kiện phóng viên bị “bó chân”, không thể di chuyển lùi lại hay tiến gần đến đối tượng.
Một số đề xuất về thiết bị điện thoại
Nếu như sử dụng các thiết bị di động để làm báo, cần chọn những loại điện thoại có camera cho số điểm ảnh trên 8 megapixel như Iphone 6 (8Mb), Iphone 7(12Mb), Iphone 8 (12Mb), Iphone X (12Mb) và tốt hơn nữa là các dòng camrera điện thoại hơn 20 megapixel như: Huawei Mate 9, Xiaomi Mi Note 2, Sony Xperia XZ, Blackberry DTEK60,....
Những chiếc điện thoại có camera cho số điểm ảnh càng lớn thì chất lượng ảnh thu về cũng tốt và rõ nét không kém máy ảnh.
Những người tham gia quá trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí cần nắm rõ những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, đó là phần thông tin chính phải được thể hiện trong bức ảnh. Bức ảnh phải chứa đựng nhiều thông tin, ít nhất cần phải có 50% thông tin trên hình ảnh.
- Thứ hai, đó là đối với việc thông tin bằng hình ảnh, cần chú trọng
đến chú thích ảnh (đầy đủ, chú thích hay và không nhắc lại phần hình ảnh).
- Thứ ba, đó là để có được những bức ảnh nhiều thông tin cần lựa chọn
khoảnh khắc bấm máy đắt giá, đặc trưng, những lát cắt cao trào của sự việc.
- Thứ tư, hình ảnh chụp cần sống động, chụp vào thời điểm hoạt động
điển hình của nhân vật. Bức ảnh có thể có nội dung tốt nhưng cách thể hiện chưa đạt hiệu quả thì mới dừng ở bước khiến độc giả tin tưởng chứ sức thuyết phục và định hướng giáo dục sẽ chưa cao.
- Thứ năm, tôn trọng nguyên tắc đạo đức của người làm báo
Theo ThS. Vũ Huyền Nga, Ảnh tin, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Nguyên tắc đạo đức báo chí của hãng thông tấn AP (Asscociated Press) về hình ảnh kỹ thuật số được áp dụng từ năm 1990 thì “Ảnh kỹ thuật số đặt ra những câu hỏi mới về đạo đức báo chí trong quy trình chỉnh sửa ảnh. Những câu hỏi có thể mới nhưng mọi câu trả lời đều xuất phát từ những giá trị lâu đời. Nói tóm lại, Asscociated Press không làm biến đổi hình ảnh. Những bức ảnh của chúng ta phải luôn thuật lại sự thật. Máy vi tính là một công cụ chỉnh sửa ảnh tinh vi. Nó được chúng ta đưa ra khỏi phòng tối hóa chất nơi mà những kĩ thuật in ảnh tinh tế, chẳng hạn như “phông quá sáng” và “che chắn” đã từ lâu được nghề báo chấp nhận là đúng đắn. Ở thời đại mà những thuật ngữ quá bao quát như vậy có thể hiểu sai, chúng ta cần xác định lại những giới hạn và lập lại một số nguyên tắc cơ bản. Theo đó chỉ chấp nhận xử lý hình ảnh kĩ thuật số bằng những nguyên tắc đã được xác định của phòng tối tiêu chuẩn như phông quá sáng, che chắn, tăng giảm sắc độ và bố cục cắt, cúp. Việc chỉnh sửa chỉ giới hạn trong các thao tác tẩy đi các vết bụi và dấu trầy xước. Nội dung của bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác trong theo bất cứ cách nào[11,tr46].
- Thứ sáu, yêu cầu về tác phong, tư tưởng của người làm báo
Người làm báo phải có lập trường vững vàng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v..) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc