Báo điện tử Zing News

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018 22019) (Trang 46)

Với đánh giá của Alexa, ngoài hạng mục tin tức (Zing News), Zing còn chứa nhiều mảng khác như mạng xã hội, trò chơi, âm nhạc,… vì vậy

Zing sẽ bị loại ra khỏi bảng xếp hạng do không thể xếp hạng Zing News độc lập ở Alexa.

Tuy nhiên ở số liệu xếp hạng các trang báo và thông tin điện tử tại Việt Nam tháng 8/2018 của Comscore, một trong những công ty hàng đầu về đo lường và đánh giá hiệu quả tiếp thị trực tuyến hợp tác cùng Google thì Zing News đã trở thành trang báo điện tử số 1 tại Việt Nam.

Ảnh 2.3. Giao diện báo điện tử Zing News ngày 26/4/2019.

Tính tới 8/2018, Zing News là trang báo điện tử có số lượng người xem lớn nhất tại Việt Nam với 14,632 triệu lượt xem, chiếm 33% tổng số người đọc báo điện tử thường xuyên. Đặc biệt, tỉ lệ người xem Zing News trên thiết bị di động chiếm tới 31.5%, vượt qua các trang báo điện tử khác như VnExpress, Dân Trí.

Từ một nhà phân phối nội dung, Zing News đã trở thành một trang báovới nội dung chất lượng được sản xuất liên tục, phong phú và có lượng lớn độc giả trung thành. Zing News cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mục phong phú về Đời sống – Xã hội, Kinh tế, Thế giới, Thể thao, Giải trí, Công nghệ và nhiều lĩnh vực khác.

Đội ngũ phóng viên có nhiều kinh nghiệm có độ nhạy về tin tức và khả năng nắm bắt xu hướng nhanh chóng của báo điện tử Zing News đem tới các tin tức chất lượng và được cập nhật liên tục trong ngày. Người đọc ở nhiều

lứa tuổi và nhu cầu có thể tìm kiếm và theo dõi những thông tin phù hợp với bản thân một cách đầy đủ trên báo điện tử Zing News.

Zing News cũng đang đẩy mạnh đầu tư các hình thức thể hiện mới nhằm mang tới cho người đọc trải nghiệm thú vị hơn khi cập nhật tin tức.Trong thời gian qua, Zing News đưa vào hàng loạt các thử nghiệm về nội dung như Video, Phóng sự ảnh, Long Form, Infographic hay Tra cứu tương tác.

Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất nội dung tiên tiến và tốc độ nhanh chóng, báo điện tử Zing News mang lại trải nghiệm đọc báo điện tử khác biệt và thú vị.

2.2. Khảo sát việc sử dụng ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử

2.2.1. Số lượng ảnh trong tin báo mạng điện tử

Dựa trên việc tiến hành khảo sát 3 chuyên mục có số lượng tin do phóng viên thực hiện nhiều nhất mỗi báo là Dân Trí: Xã hội, Văn hóa, Giáo dục; Pháp luật Việt Nam: Pháp luật, Tư Pháp, Dân sinh; Zing News: Thời sự, Thể thao, Pháp luật trong tháng 2/2019, khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu các tiêu chí phụ và rút ra nhận xét.

Bảng2.1. Số lượng ảnh trong tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử, Zing News trong tháng 2/2019

TÊN BÁO CHUYÊN MỤC SỐ TIN SỐ ẢNH

Dân Trí Xã hội 502 642 Văn hóa 739 822 Giáo dục 249 333 Tổng 1409 1797 Pháp luật Việt Nam Pháp luật 369 398 Tư Pháp 252 211 Dân sinh 168 91 Tổng 789 700

Zing News Thời sự 481 916

Thể thao 278 439

Pháp luật 290 467

Tổng 1049 1822

Tổng chung 3247 4231

Qua tháng khảo sát, có thể thấy Báo điện tử Dân Trí đứng đầu về số tin đã xuất bản trên mạng với 1409 tin. Đứng thứ hai là Zing News với 1049 tin cho 3 chuyên mục được khảo sát và Báo điện tử Pháp luật Việt Nam xếp cuối với 789 tin.

Cụ thể như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Số lượng tin và ảnh trong tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử, Zing News trong tháng 2/2019

Kết quả khảo sát về mặt số lượng ảnh đi kèm trong số tin nói trên của 3 tờ báo lại cho thấy một vài điểm khác biệt. Mặc dù Dân trí sở hữu số tin bài cao nhất với 1409 tin nhưng chỉ có 1797 ảnh đi kèm trong khi Zing News dù đứng sau về số lượng tin nhưng lại xếp nhất về số lượng ảnh với 1822 ảnh trong 1049 tin. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam tiếp tục đứng cuối với 700ảnh.

Số lượng ảnh trong tin lớn nhất thuộc về Zing News bởi lẽ tờ báo này đã ý thức được vai trò của ảnh báo chí trong việc nâng cao chất lượng tin nói riêng và các bài viết của bài báo nói chung. Ảnh báo chí đã được tờ báo này đẩy mạnh song song với việc sử dụng công nghệ sản xuất nội dung tiên tiến để mang lại trải nghiệm đọc báo điện tử tốt hơn cho độc giả.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Dân Trí Pháp luật Việt Nam

điện tử

Zing.news

Số lượng tin Số lượng ảnh

Đối với báo Dân trí, trung bình mỗi tin xuất bản lên trang của tờ báo này chỉ có khoảng 1 ảnh đi kèm, số lượng ảnh cao nhất tập trung ở chuyên mục Văn hóa nhờ vào lượng tin lớn nhất với 822 ảnh cho 739 tin.

Mặc dù Báo điện tử Pháp luật Việt Nam chỉ đứng cuối với con số 700 ảnh cho 789 tin nhưng đây có thể coi là một con số khá khiêm tốn so với khả năng của tờ báo này. Có lẽ tờ báo muốn dành nhiều thời gian tập trung xây dựng chất lượng về mặt nội dung, nhất là nội dung liên quan đến pháp luật nên phần hình ảnh đôi khi bị coi nhẹ hơn.

2.2.2. Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 tờ báo mạng điện tử

Bảng 2.2. Tỷ lệ tin có ảnh xuất hiện trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019.

TÊN BÁO TIN CÓ ẢNH ĐI KÈM TIN KHÔNG CÓ

ẢNH ĐI KÈM

Dân Trí 1397 99,1 % 12 0,9%

Pháp luật Việt Nam 785 99,5 % 4 0,5 %

Zing News 1044 99,5 % 5 0,5 %

Nguồn:Khảo sát trên các báo khảo sát

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin có ảnh đi kèm trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019.(Tỷ lệ tính theo đơn vị %).

0 20 40 60 80 100 120

Dân Trí Pháp luật Việt

Nam

Zing.news

TIN CÓ ẢNH ĐI KÈM TIN KHÔNG CÓ ẢNH ĐI KÈM

Kết quả khảo sát các báo trong thời gian khảo sát cho thấy:

Cả báo Zing News và Báo Pháp luật Việt Nam đều xếp thứ nhất với tỷ lệ sử dụng ảnh cao nhất (99,5% tin có ảnh).

Báo Dân Trí có tỷ lệ sử dụng ảnh thấp nhất (99.1% tin có ảnh).

Chi tiết hơn, Báo Zing News có 1044 tin sử dụng ảnh, chiếm 99,5 % tổng số tin được khảo sát. Chỉ có 5 tin không có ảnh hỗ trợ, chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 0,5 %.

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam có 785 tin có ảnh đi kèm, chiếm 99,5 %, chỉ có khoảng 0,5 % tin không có ảnh đi kèm. Điều này cho thấy cả 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam điện tử và Zing News đều chú trọng vào việc sử dụng ảnh trong thể loại tin trên báo mạng, tránh việc “bỏ bê” chỉ đưa tin mà không có ảnh.

2.2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 tờ báo mạng điện tử

Bảng 2.3. Số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing News trong tháng 2/2019.

0 ẢNH 1 ẢNH TỪ 2 ẢNH TRỞ LÊN TỔNG Dân Trí Số tin 12 611 787 1409 Tỷ lệ % 0,8 43,3 55,9 100 Pháp luật Việt Nam Số tin 4 462 323 789 Tỷ lệ % 0,5 58,5 41 100

Zing News Số tin 5 321 1083 1049

Tỷ lệ % 0,5 30,6 68,9 100

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ số ảnh xuất hiện trong mỗi tin trên 3 báo Dân Trí, Pháp luật Việt Nam, Zing Newstrong tháng 2/2019.

Thông qua biểu đồ có thể thấy, báo Dân Trí có tỷ lệ sử dụng tin không có ảnh cao nhất với 0,8%. Báo Zing News và Pháp luật Việt Nam điện tử cùng đứng thứ hai với khoảng 0,5% số tin không sử dụng ảnh.

Xét đến các tin chỉ sử dụng 1 ảnh duy nhất, Báo Pháp luật Việt Namđứng đầu với số liệu cho thấy có đến462 tin kèm 1 ảnh, chiếm 58,5%. Báo Zing Newscó tỷ lệ tin chỉ sử dụng 1 ảnh thấp nhất trong 3 báo với 321 tin, chiếm 30,6%. Trong khi đó, báo Dân Trí có tỷ lệ tin sử dụng 1 ảnh đứng giữa với 43,3%, bao gồm 611 tin sử dụng 1 ảnh.

Ở tỷ lệ tin sử dụng 2 ảnh trở lên, báo Zing News đứng thứ nhất với 68,9%. Tuy nhiên điều này lại không phản ánh được báo này sử dụng nhiều hơn 2 ảnh báo chí hơn hẳn 2 tờ báo còn lại bởi lẽ các tin của Zing Newsở chuyên mục Xã hội, Pháp luật thường xuyên có sự xuất hiện của một bức ảnh chụp từ Google Maps nơi địa điểm diễn ra sự việc xảy ra. Đây cũng là một trong lí do chính khiến báo Zing Newscó số tin có 2 ảnh cao hơn 2 báo còn lại. Ngoài ra tin ở chuyên mục Thể Thao của báo Zing

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Dân Trí Pháp luật Việt Nam Zing.news

0 ẢNH 1 ẢNH

Newscũng thường có nhiều hơn 2 ảnh và có rất nhiều tin ảnh theo sát các giải thi đấu thể thao trong nước và khu vực như Asiad, SEA Games, AIMAG, V.League,…

Ảnh 2.4. Những bức ảnh chụp từ Google Maps thường xuyên xuất hiện trong tin trên báo Zing News

Tóm lại, báo Zing News có tỷ lệ tin sử dụng 2 ảnh trở lên cao nhất và tỷ lệ tin không sử dụng ảnh thấp nhất trong 3 báo, cho thấy khả năng sử dụng ảnh trên tin của tờ báo điện tử này ngày càng được chú trọng và cải thiện.

Đối với báo Dân Trí, kết hợp với việc khảo sát, tác giả khóa luận đã xin được thống kê nhuận bút chấm các tháng của báo Dân Trí. Tại danh sách này, các tin bài đều được liệt kê rõ ràng về mặt Thể loại, nội dung để trưởng ban làm cơ sở chấm nhuận bút. Theo đó, ngoài các tin ngắn có số lượng lớn với

ảnh đi kèm chỉ từ 0-1 ảnh thì cũng có những tin ngắn có số lượng ảnh lên đến 5- 10 bức ảnh.

Đó sẽ là các tin ngắn có chủ đề về lễ hội với như “Bé gái 12 tuổi được

làm "Nữ tướng" ở hội Gióng” – (Như Quỳnh, Xã hội, 10/02/2019). Đây là

một tin ngắn về việc trong sáng 10/2 (Mùng 6 Tết), hội Gióng diễn ra tại đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) để tưởng nhớ ân đức của Phù Đổng Thiên Vương có một bé gái 12 tuổi ở xã Bắc Phú được chọn làm "Nữ tướng". Đây là một nhân vật thu hút sự chú ý đặc biệt trong lễ hội.

Ảnh 2.5. Tin ngắn này có đến 10 bức ảnh liên quan đến bé gái và hoạt động lễ hội

Ngoài ra về vấn đề chấm nhuận bút cho ảnh, dựa vào chất lượng ảnh, thông tin và giá trị đem lại cho báo thì Dân trí thường chấm mức nhuận bút khoảng 12.000-15.000 đồng/1ảnh trong trong tin hay những ảnh thời sự. Với ảnh phóng sự, con số lên đến hơn 250.000 đồng/1 ảnh. Với những bức ảnh cùng tin gây sốt, nhuận bút sẽ cao hơn so với mặt bằng chấm nhuận bút chung.

2.2.4. Về vấn đề ảnh trích nguồn và không trích nguồn

Rất khó để xác định về vấn đề ảnh trích nguồn hay không trích nguồn ở 3 tờ báo khảo sát bởi khi sử dụng ảnh có tính chất minh họa, dù ảnh này có thể được đăng tải ở một tờ báo khác nhưng thường phần chú thích sẽ ghi chung chung “Nguồn: Internet” hay “Ảnh chỉ mang tính chất minh họa”. Vấn đề này xảy ra thường là do phóng viên không chú thích rõ xuất xứ tên website hay đường link cụ thể thông qua một hyperlink.

Hyperlink là một siêu liên kết chứa địa chỉ nguồn tài liệu nhằm mục đích khi có độc giả click chuột vào nó sẽ cho phép chuyển trực triếp đến trang chứa nguồn ảnh.

Trong các trang báo khảo sát, có thể nói Zing News là tờ báo có chú thích ảnh tốt nhất. Với mỗi hình ảnh được đang tải trên tin, Zing News đều ghi nguồn rất rõ ràng. Có thể lấy ví dụ ở bài viết “Xe Santa Fe vừa sửa

xong thì gặp tai nạn khiến 3 người tử vong” (09/02/2019) của tác giả

Nguyễn Dương đăng trên mục Xã hội. Đây là một tin sâu về chiếc Santa Fe biển xanh bị ôtô khách tông ở Thanh Hóa thuộc sở hữu của Kho bạc huyện Ngọc Lặc.

Có thể thấy hình ảnh trong bài viết không phải do tác giả Nguyễn Dương chụp được bởi chú thích từng ảnh đều khác nhau.

Ảnh thứ nhất có chú thích “Chiếc xe Santa Fe là xe của Kho bạc huyện Ngọc Lặc. Ảnh: Quỳnh An.”

Ảnh thứ hai “Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Lê Điệp.”

Và ảnh thứ ba mang chú thích “Vị trí xã Hoằng Quỳ (vùng khoanh trắng). Ảnh: Google Maps.”

Điều này có thể cho thấy Zing News rất chú trọng đến việc trích nguồn thực tế của bức ảnh, kể cả khi là chính phóng viên viết tin cũng chính là người chụp ảnh thì ảnh vẫn được ghi nguồn rõ ràng chứ không chỉ đơn thuần đề cập trong một phần nhỏ cuối bài viết vì như vậy người đọc rất khó để nhận thấy.

Trong khi đó với hai báo Dân Trí và Pháp luật Việt Nam, việc ghi nguồn ảnh còn không rõ ràng.

Với báo Pháp luật Việt Nam, một đặc điểm đã nhắc tới ở trên là báo sử dụng khá nhiều hình ảnh mang tính chất minh họa, không rõ nguồn ở trên mạng Internet hay là ảnh có sẵn trong kho dữ liệu của báo. Vì vậy mà chú thích nguồn ảnh gần như đang bị bỏ bê ở tờ báo này.

Với báo điện tử Dân trí, rất nhiều tin ở báo này có phần trích nguồn khá mập mờ. Lấy ví dụ là tin“Phát hiện nhiều hiện vật cổ thời Trần tại

chùa Địa Tạng Phi Lai tự” (15/11/2018) trong chuyên mục Văn hóa của

tác giả Minh Tuyến. Ở bức ảnh đầu tiên, tác giả đã chú thích nguồn của bức ảnh đến từ báo Hà Nam.

Với bức ảnh thứ hai, tác giả không trích nguồn mà chỉ có mỗi chú thích “Quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai”. Như vậy khi độc giả đọc tin này sẽ nghĩ rằng đây là bức ảnh của tác giả bài viết chụp được. Để xác định rõ xem đây có phải sản phẩm ảnh thuộc báo Dân Trí hay không thì tôi xin được sử dụng công cụ Google Image (Google hình ảnh) để tra xem nguồn của bức ảnh. Google Image là công cụ tìm kiếm ảnh có chức năng tìm kiếm hình ảnh giống nhau, rất nhanh chóng trong việc tìm nguồn gốc của một bức ảnh đến từ đâu trên Internet.

Nhưng khi sử dụng công cụ Google Image để tra xem nguồn của bức ảnh này thì kết quả đầu tiên trả về lại cho thấy cái tên được gọi đầu tiên là báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với bài viết “Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự -

ngôi chùa nổi tiếng với nét đẹp yên bình tại Hà Nam”, (27/09/2018) của tác

giả Kim Chiến. Đây là một bài ảnh về Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự với chùm ảnh bao gồm 14 bức, bao gồm cả bức ảnh xuất hiện trong tin của Dân Trí.

Tin của báo Dân trí được xuất bản vào ngày 15/11/2018, ra sau bài viết của báo Đảng Cộng sản Việt Nam gần 2 tháng. Như vậy có thể kết luận bức ảnh trong tin của báo Dân trí thuộc sở hữu của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này cho thấy vấn đề trích nguồn của báo Dân trí trong tin còn bất cập.

2.2.5. Chất lượng nội dung thông tin của ảnh

Do ảnh báo chí là một hình thức thông tin độc lập, mang đậm tính khách quan của hiện thực nên Dân Trí đã tận dụng và từng bước đạt được hiệu quả đáng kể trên bình diện tin báo mạng điện tử . Những hiệu quả đó được thể

hiện ở khả năng phát hiện đề tài, nội dung, hình thức biên tập ảnh giàu tính sáng tạo, thẩm mỹ, lôi cuốn, sáng tạo.

Tiêu biểu có thể kể đến tác phẩm tin có tính phát hiện cao như:

Cuộc sống mưu sinh trong đêm lạnh kỷ lục ở Hà Nội (Chuyên mục Xã hội,

31/12/2018), Đàn lợn hương 500 con chuẩn bị Tết của đôi vợ chồng nông

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018 22019) (Trang 46)