Một số đặc trưng nổi bật của việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018 22019) (Trang 31 - 44)

điện tử

Hình thức thể hiện ảnh mới lạ

Về hình thức thể hiện của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử hiện nay, với lợi thế về mặt nền tảng cùng công nghệ kĩ thuật hiện đại, hàng loạt các hình thức thể hiện ảnh mới lạ đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, hấp dẫn ấn tượng cho độc giả. Người đọc sẽ không còn cảm thấy nhàm chán khi chỉ xem được những bức ảnh tĩnh trên báo in mà còn có thể tiếp cận với những hình thức truyền tải ảnh mới lạ như ảnh full màn hình, slideshow.

Nếu như báo in tồn tại ở trạng thái tĩnh,gắn liền với văn bản trong kích thước ảnh được qui định theo tiêu chí của tờ báo thì ảnh trên báo mạng điện tử lại hoàn toàn khác. Nền tảng web của nhiều báo mạng cho phép khi độc giả nhấp con trỏ chuột vào phần ảnh vốn đang đi cùng với text, ảnh được hiện ra trong kích thước ảnh lớn hơn, rõ ràng hơn, chiếm toàn bộ màn hình mà không có sự đi kèm của các yếu tố khác trong bài báo như tít, sapo, nội dung văn bản. Người đọc nhờ vậy có thể xem rõ ràng phần hình ảnh hơn thay vì chỉ là những hình ảnh bị cố định với kích thước bị giới hạn, đặc biệt là những người thị lực kém phải đọc những tờ báo có kích cỡ chữ và ảnh nhỏ.

Ảnh toàn màn hình báo Vietnamnet (Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet)

- Slideshow

Slideshow là cách thức thể hiện ảnh khá thông dụng trên báo mạng điện tử hiện nay. Thực chất thì chúng là một bộ chứa những hình ảnh có thể trượt qua lại giữa các ảnh nhờ thanh điều hướng. Với slideshow, một bài báo mạng không cần có phần văn bản mà vẫn có thể truyền tải đầy đủ nội dung như một bài báo thông thường. Bài viết sử dụng slideshow ảnh thường chỉ cần tít, sapo và slideshow ảnh. Mỗi ảnh trong slideshow sẽ đi kèm với chú thích ảnh rõ ràng nhất để người đọc hiểu không chỉ nội dung bức ảnh mà còn cả địa điểm, nhân vật trong bức ảnh là ai, nói đến sự kiện gì,…

Slideshow trên báo mạng điện tử giống với cách thức trình chiếu củaPowerpoint ở chỗ nó có thể di chuyển dễ dàng giữa ảnh như các nội

Nam)

Tuy nhiên, với công nghệ làm báo ngày càng phát triển như hiện nay, không chỉ các dạng tin ảnh mới sử dụng slideshow mà với một nền tảng website tốt thì những bức ảnh tưởng như được cố định trong bài viết có thể cùng nhau tạo thành một slide ảnh như trên báo điện tử Zing NewshayVietnamnet. Một khi độc giả bấm vào một bức ảnh kì cũng trong một bài báo bất kì, toàn bộ ảnh trong bài viết sẽ được thể hiện thành chuỗi ảnh chứ không phải chỉ là ảnh full màn hình như các tờ Tuổi trẻ, VietnamPlus,…

Ảnh trong các bài báo của Zing News hoàn toàn có thể được trình chiếu dưới dạng sildeshow chỉ bằng một cú nhấp chuột thay vì chỉ là ảnh

thông thường (Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Zing News)

Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách thức thể hiện ảnh báo chí khác như ảnh 360 độ,ảnh so sánh, ảnh trong story map,…..

Theo bài giảng của giảng viên Vũ Thế Cường trong môn Thiết kế và

trình bày thông tin đồ họa, để đưa tới những hình thức ảnh được trình bày

một cách mới lạ, chỉ cần sử dụng đến một công cụ online để thực hiện, đó là Knightlab. Knightlablà trang web thiết kế được thành lập bởi một nhóm các nhà thiết kế, nhà phát triển, sinh viên và nhà giáo dục của trường đại học Northwestern University, Illinois, Hoa Kỳ với mục đích sáng tạo ra những thiết kế mới giúp đưa báo chí có những cách thức thể hiện mới hơn.

Knightlab được biết đến nhiều nhất với bộ công cụ sáng tạo về nguồn mở, có thể đáp ứng và là công cụ đơn giản dành cho các cơ quan báo chí, đơn vị truyền thông. Có thể kể đến các công cụ như Juxtapose JS (Ảnh so sánh), Storyline JS (Kể câu chuyện dưới những con số), StoryMap JS (Bản đồ kể chuyện), Timeline JS (Dòng thời gian), Scene VR (Ảnh thực tế ảo/Ảnh 360) và Soundcite JS (Âm thanh nội tuyến/ Âm thanh lồng trong text).

Với mỗi sản phẩm thu được, ta có thể dễ dàng lấy được mã nhúng để để chèn các yếu tố đa phương tiện vào bài viết, khiến thông tin trong bài trở nên hiện đại, hấp dẫn hơn. Theo Trung tâm tin học MOS, “mã nhúng (embed code) là một đoạn code giúp bạn nhúng (thêm) một hình ảnh, video,… vào trong website. Mục đích chính của việc này là để giúp người xem có thể nhìn trực tiếp tài liệu dẫn trên trang của bạn, không phải kích chuột vào đường link để sang một cửa sổ mới nữa”.

Trong Knightlab, TimelineJS phổ biến nhất với hơn 250.000 người sử dụng, và hỗ trợ trong hơn sáu mươi ngôn ngữ. Nguồn công cụ mở này cũng được sử dụng trong nhiều tờ báo mạng nổi tiếng thế giới như New York Times, Vox Media, NPR, Medium, FiveThentyEight, Washington Post, Los Angeles Times, Huffington Post, v.v.

Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Ajcnews.net

Có những câu chuyện đặc thù lại cần có một bản đồ đi kèm. Ở đây, story map không phải là một bản đồ được chụp lại từ màn hình máy tính hay điện thoại về địa điểm trên Google Maps mà là những câu chuyện liên quan đến địa điểm, làm nổi bật các địa điểm của một chuỗi các sự kiện.

Với những bài viết liên quan đến lộ trình, địa điểm thì story map chính là công cụ hữu ích để độc giả hình dung rõ nhất các địa điểm nhân vật, sự kiện xuất hiện, đi qua, ý nghĩa của địa điểm hay cung cấp các thông tin khác về các địa điểm này.

Một StoryMap thường bao gồm rất nhiều slide về mỗi địa điểm đặc biệt được nhắc tới. Phần bản đồ sẽ chỉ rõ vị trí trong khi phần hình ảnh đóng vai trò phụ trợ bổ sung thông tin về lịch sửgắn liền với địa điểm, nhân vật đã từng làm gì ở địa điểm này,…

Trong quá trình thực hiện story maps bằng một phần mềm, ảnh dễ dàng được tích hợp cùng yếu tố text, video, audio,… để làm sáng rõ những

thông tin quan trọng bên lề về vị trí có trên bản đồ. Chẳng hạn như một story map về lộ trình đưa tang đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với mỗi địa điểm trên bản đồ, hình ảnh được xuất hiện ngay khi vị trí trong địa điểm xuất hiện, độc giả sẽ vừa hình dung được ở địa điểm này nhân dân đến tiễn đưa như thế nào, cảm xúc ra sao và rất nhiều bức ảnh có khoảnh khắc chụp đắt giá hoàn toàn có thể được lồng ghép vào đây để độc giả có thể cảm nhận như mình đang đi theo từng đoạn đường tiễn đưa đại tướng.

- Ảnh so sánh (Juxtapose)

Juxtapose trong tiếng Anh có nghĩa là ghép, chồng kề lên nhau. Ở đây, ảnh so sánh được tạo ra từ một công cụ thiết kế như Knightlab nhằm tạo ra một khung hình ảnh có thể chứa được đồng thời cả 2 bức ảnh. Mục đích cửa việc tạo ra Juxtapose chính là để đối chiếu đối tượng trong thời điểm này với thời điểm khác, giữa hiện tại và quá khứ để thấy được sự thay đổi. Để hình không bị lệch khi kéo thanh điều hướng thì hai ảnh phải có chung kích cỡ và tốt nhất là về góc chụp hay bộ cục chụp. Rất nhiều tờ báo điện tử trên thế giới đang sử dụng ảnh so sánh như: Austin America Statement, Chicago Tribune, The Boston Globe,Berliner Morgenpost….

Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Báo Đức Berliner Morgenpost

- Ảnh trong Timeline

nếumuốn đọc đến những nội dung ở mốc thời gian tiếp theo, độc giả buộc phải đi qua những nội dung phía trước, tức là phải kéo chuột trên thanh trượt liên tục để đi đến những phần nội dung được thể hiện dưới dạng audio, ảnh, text gắn liền với mốc thời gian ấy.

Ảnh chụp màn hình một bài timeline sử dụng ảnh báo chí của tờ TIME. Nguồn: TIME

Ảnh trong timeline được sử dụng để gia tăng hiệu quả nội dung thông tin trong một gói thông tin đa phương tiện. Với cách thức này, ảnh báo chí thật sự xuất hiện một cách mới mẻ hơn hẳn.

- Ảnh 360 °

Việc sử dụng ảnh dưới dạng 360° là một cách hấp dẫn để diễn tả nội dung thông tin một cách trực quan và có chiều sâu hơn. Chỉ với thanh nhấp chuột, bạn có thể di chuyển, kéo dãn ảnh theo ý thích và camr nhận bức ảnh có thể xoay tới 360°, bao quát được toàn cảnh trong không gian, khiến độc giả cảm nhận như mình đang đứng trong bức ảnh, có thể ngó trái, ngó phải, nhìn lên, nhìn xuống.

Ảnh 360 trên báo điện tử VietnamPlus

Bên cạnh đó, công cụ SceneVR của Knightlabcó thể tạo ra một slideshowvề ảnh 360 °, có thể điều hướng, cho phép xem những ảnh 360 ° độc đáo được sắp xếp theo chủ ý của tác giả. Từ SceneVR có thể dễ dàng lấy được mã nhúng và xem bằng các điều khiển đơn giản và trực quan. Chỉ cần đảm bảo rằng ảnh được sử dụng khi đưa vào trong SceneVR là 360 ° hoặc ảnh góc rộng, nếu không ảnh sẽ bị co ép lại sao cho ra một bức ảnh 360 °nhưng thực chất chỉ là một bức ảnh bị bẻ thành nhiều góc, biến dạng, mất đi hình dáng ảnh ban đầu.

Ảnh 360 được nhóm lại trong một slideshow ảnh nhờ công cụ SceneVR (Ảnh chụp màn hình trên Knightlab)

- Audio Slideshow

Theo nhà báo Nguyễn Trung Kiên (phóng viên ảnh, Thông tấn xã Việt Nam), ảnh tĩnh hoàn toàn có thể được thêm thắt nhưng hiệu ứng phụ để tăng hiệu quả tiếp nhận đối với công chúng. “Mặc dù ảnh tĩnh khiến độc giả dễ dàng ghi nhớ lâu hơn so với việc xem hình ảnh trên video nhưng với việc sử dụng âm thanh kết nối với ảnh cũng tạo hiệu ứng tác động mạnh đến cảm xúc của độc giả. Những hình ảnh được thêm hiệu ứng âm thanh sẽ được gọi là audio slideshow” [Phỏng vấn sâu].

Việc sử dụng audio slideshow xuất hiện chủ yếu trên các gói tin tức đa phương tiện. Trong khóa luận Gói tin tức trên báo mạng điện tử (News package) của Trương Thị Thu Hường có trích dẫn thông tin từ cuốn sách

Báo chí đa phương tiện – Làm sao để tạo ra một gói tin tức đa phương tiện -

Flash Journalism – How to create a multimedia News package, tác giả Mindy

McAdams, giảng viên Khoa Báo chí – Đại học Florida - Mỹ (NXB: Focal Press/Elsevier, xuất bản tháng 4/2005) như sau:

Một vài năm trở lại đây, nhiều tòa soạn đã khám phá ra rằng họ có thể đưa nhiều yếu tố, câu chuyện vào trong một gói tin tức trực tuyến đa phương tiện bằng cách tạo ra những đường link trên trang web. Những gói tin tức này (trong nhiều trường hợp còn được gọi là vỏ) có thể bao gồm nhiều yếu tố như: Audio slideshow, video, audio, ảnh, văn bản, bản đồ, biểu đồ, inphographic… Phần văn bản của gói tin tức thường chứa các đường link dẫn đến các nguồn tin ở các trang web khác.Thông thường, gói tin tức được hiển thị toàn bộ trong một trang và tất cả các thành tố của gói tin tức được dẫn liên kết tới trang này.

Sở dĩ audio slideshow thường chỉ xuất hiện trong những bài đòi hỏi mức độ sáng tạo cao như gói tin tức đa phương tiện bởi ảnh báo chí trong các dạng tin, bài phản ánh thường đòi hỏi việc cập nhật nhanh để đảm bảo tính thời sự nên việc làm dạng sẽ khiến mất nhiều thời gian hơn. Với gói tin tức đa phương tiện thì khác, để làm ra một gói tin phải tốn nhiều thời gian và

công sức hơn hẳn, yêu cầu về sáng tạo trong cách thức truyền tải ảnh đến người đọc cũng cao hơn. Vì thế, audio slideshow được sử dụng trong gói tin tức sẽ khiến độc giả dễ chạm đến những cảm xúc, còn phóng viên thu được hiệu quả mong muốn trong việc hướng độc giả nắm bắt những khoảnh khắc cần nhấn mạnh trong sản phẩm của mình.

Việc sử dụng audio slideshow đã phá vỡ quan điểm chỉ video mới là lựa chọn thích hợp để kết hợp với audio. Một bức ảnh cộng hưởng với yếu tố âm thanh sẽ đem lại yếu tố xúc cảm hơn hẳn một bức ảnh tĩnh thông thường. Bên cạnh đó, âm thanh cần được phóng viên chọn lọc sao cho dễ nghe, sử dụng giọng nói phổ biến để tránh độc giả khó hiểu.

Khả năng cập nhật ảnh nhanh

Một trong những lợi thế của báo mạng chính là việc truyền tải thông tin hết sức nhanh chóng. Ở các dạng tin tường thuật theo thời gian tuyến tính, ảnh được cập nhật liên tục theo thời gian diễn ra sự kiện. Thường những sự kiện này sẽ là về trận thi bóng đá, các cuộc thi giải thưởng quan trọng, có tác động đến xã hội như Đường lên đỉnh Olympia, Hoa hậu Việt Nam,..

Ảnh sẽ được cập nhật theo thời điểm quan trọng, nhưng cũng có thể liên tục trong từng phút, độc giả được theo dõi liên tục hình ảnh đang diễn ra trong sự kiện, điều mà báo in không thể làm được.

Tốc độ hiển thị ảnh phụ thuộc vào chất lượng đường truyền

Hiện nay ảnh trên các báo điện tử đều có tốc độ load, hiển thị ảnh nhanh chóng bởi nếu không sẽ khiến độc giả mất đi hứng thú, gây khó chịu và mất đi sự kiên nhẫn của độc giả. Tuy nhiên trong trường hợp nền tảng kĩ thuật web của báo không cao, tốc độ đường truyền của báo không ổn định mà sử dụng ảnh có size lớn hay dung lượng cao khiến ảnh hiện thị cũng bị chậm theo.Theo nhà báo Vũ Huyền Nga, “So với thời điểm hơn chục năm trước khi Internet còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì chất lượng đường truyền yếu nên việc đọc báo trên máy tính cũng như tốc độ tải ảnh trên trang

khá chậm chạp. Hiện nay, chất lượng đường truyền mạng tốt hơn, đồng thời chất lượng đường truyền của tờ báo - phụ thuộc vào kĩ thuật của tờ báo đó. trên các báo có sự khác nhau do tính chất kĩ thuật khác nhau. Như tờ VnExpress có qui định về size ảnh đưa trên trang không được quá lớn để chạy trên đường truyền. Các tòa soạn sẽ phải cân nhắc về chất lượng phương tiện của công chúng. Với tờ báo đề cao tính thẩm mỹ thì dùng size ảnh to còn nếu không thì chỉ dùng size vừa phải” [Phỏng vấn sâu].

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của khóa luận tập trung vào việc làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ảnh báo chí nói chung, tin báo mạng điện tử và ảnh trong tin báo mạng điện tử. Từ đó khái quát các một số đặc điểm của ảnh báo chí và yêu cầu của ảnh báo chí trong thể loại tin trên báo mạng điện tử hiện nay.

Những đặc điểm về ảnh báo chí đã được trình bày trong cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” của tác giả Nguyễn Tiến Mão đã chỉ ra rằng bên cạnh những “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” thì bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh, ảnh báo chí còn mang những đặc điểm như: Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận; Ảnh báo chí – sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và ngôn ngữ văn tự; Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động; Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực.

Phần đặc trưng của ảnh báo chí trong tin báo mạng điện tử đã chỉ ra những đặc điểm của tin báo mạng chi phối ảnh báo chí; các yêu cầu về nội dung và hình thức với ảnh báo chí cùng một số đặc trưng nổi bật trong việc sử dụng ảnh trên tin báo mạng điện tử. Nhiều đặc trưng nổi bật trong cách thức thể hiện ảnh báo chí trên báo mạng được thể hiện qua hình thức Ảnh trong Story map, ảnh so sánh, ảnh trong timeline, ảnh 360,...Tất cả đều cho thấy những sáng tạo trong cách thức thể hiện hình ảnh trên báo mạng điện tử hoàn toàn khác biệt khi so sánh với thể loại báo chí khác như báo in.

Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở để khóa luận tiếp tục

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trong tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, pháp luật việt nam, zing news từ tháng 92018 22019) (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)