1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)

116 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: "Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay - Từ góc nhìn quản lý báo chí khảo sát các báo tuoit

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TH NG TIN TỪ MẠNG HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ

ảo s t các o Tuoitre.vn, Vietnamnet.vn, Vnexpress.vn

từ t ng 7/2019 đến tháng 12/2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TH NG TIN TỪ MẠNG HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ

ảo s t các báo Tuoitre.vn, Vietnamnet.vn, Vnexpress.vn

từ t ng 7/2019 đến tháng 12/2019)

Chuyên ngành : Quản lý Báo chí -Truyền t ông

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TRI THỨC

HÀ NỘI – 2020

Trang 3

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: "Vấn đề sử dụng thông tin

từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay - Từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre.vn, vietnamnet.vn, vnexpress.net từ t ng 7/2019 đến tháng 12/2019)", tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành tới các thầy cô của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết ở bậc đào tạo sau đại học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Tri Thức – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các tờ báo khảo sát đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Học viên

Nguyễn Chiến Thắng

Trang 5

Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức

Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn đầy đủ và trung thực

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

Học viên

Nguyễn Chiến Thắng

Trang 6

Biểu đồ 2.1: Thái độ của phóng viên Vietnamnet đối với việc sử dụng mạng

xã hội 64 Biểu đồ 2.2: Thái độ của phóng viên Vietnamnet trong việc kiểm chứng thông

tin mạng xã hội 64

Hình ảnh 2.1: Một bài báo về tai nạn giao thông có video lấy nguồn từ mạng

xã hội Ảnh chụp màn hình 60

Sơ đồ 2.1: Mô hình tòa soạn hội tụ báo mạng điện tử VnExpress 49

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý nội dung của báo mạng điện tử VnExpress 50

Trang 7

MỞ ĐẦU 1

C ƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ 15

1.1 Các khái niệm cơ bản 15

1.2 Các yếu tố trong hoạt động sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí 24

1.3 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử 28

1.4 Những yếu tố tác động đến việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử góc nhìn quản lý báo chí 36

C ƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ 43

2.1 Giới thiệu mạng xã hội Facebook và Youtube, báo mạng điện tử Tuổi trẻ Online, Vietnamnet và VnExpress 43

2.2 Đánh giá về việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí 50

C ƣơng 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 72

3.1 Báo mạng điện tử phải định hướng thông tin trên mạng xã hội 72

3.2 Giữ vững định hướng của trang báo, tăng cường nội dung, rút ngắn thời gian ở các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí 74

3.3 Xây dựng khung pháp lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách 75

3.4 Xây dựng đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp xử lý thông tin trên mạng xã hội 77

3.5 Đổi mới mô hình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vietnamnet.vn, VnExpress.vn 79

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

TÓM TẮT LUẬN VĂN 109

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (Cách mạng 4.0), mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có vai tr quan trọng trong các hoạt động xã hội C ng với sự phát triển của Internet, không gian mạng xã hội ngày càng được phát triển Mạng xã hội được nâng đỡ, hỗ trợ bởi những công nghệ mới, ngày càng tiện ch hơn, trở thành kênh quan trọng thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối xã hội

Internet ra đời là công cụ đắc lực cho ngành truyền thông nói chung, báo ch nói riêng Internet phục vụ cho quá trình tác nghiệp của các nhà báo,

là cầu nối trung gian giữa cơ quan báo ch – truyền thông với công chúng

Giáo sư người Mỹ Frank Bass cho rằng: oàn ộ nh ng u n á h ho th

Tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội ngày càng có vai tr quan trọng trong đời sống Ch t nh riêng mạng Facebook đã thu hút được rất nhiều người

Trang 9

sử dụng, đ c biệt là giới trẻ Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin & Truyền thông, “T nh đến hết tháng 6/2019, Facebook công bố số lượng người dùng mạng xã hội hàng tháng tại Việt Nam khoảng 60 – 65 triệu người; Zalo, một ứng dụng OTT hoạt động tương tự mạng xã hội, có số lượng người dùng hàng tháng vào khoảng 46.7 triệu người” [34] Đây là một dạng truyền thông mới nhất trong xã hội hiện đại, giúp đơn giản hóa các phương thức tương tác, kết nối giữa con người với nhau

Nếu báo mạng điện tử ở Việt Nam là phương tiện truyền thông đại chúng theo hình thức từ một nguồn truyền tới đông đảo công chúng thì mạng

xã hội là mạng lưới liên kết các cá thể nắm giữ thông tin và tạo ra kênh thông tin đa chiều (nhiều nguồn phát – nhiều người nhận Trong quá trình phát triển, mạng xã hội và báo mạng điện tử không tránh khỏi sự cạnh tranh cũng như bổ sung cho nhau, hướng tới một nền thông tin dân chủ và cởi mở Thông tin được các cá nhân chia sẻ trên mạng xã hội chủ yếu nhằm vào thị hiếu của

đa phần công chúng, c ng với những thông tin khách quan, chính xác, cập nhật, phong phú của báo mạng điện tử đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng trong xã hội hiện đại

Sự phát triển b ng nổ của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc

xử l thông tin của báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, tác động đến hầu hết các khâu trong quá trình xử l thông tin của báo mạng điện tử Theo đó, các thông tin trên mạng xã hội trở thành nguồn tin cho nhiều nhà báo Từ các nguồn tin này, các phóng viên s kiểm chứng và chọn lọc thông tin, từ đó có hướng xử lý cụ thể, phù hợp, hiệu quả Trước đây, công chúng muốn đọc báo mạng phải vào ch nh trang chủ để đọc thì nay các báo mạng đã tận dụng mạng

xã hội để tối ưu hóa khả năng lan truyền thông tin đến công chúng, nhằm đạt hiệu quả thông tin cao nhất ên cạnh đó, mạng xã hội c n trở thành diễn đàn công khai, dân chủ để công chúng có thể bình luận về các thông tin báo ch Thông qua đó, cơ quan báo mạng điện tử nhanh chóng ghi nhận được dư luận

xã hội để kịp thời điều ch nh

Trang 10

Mạng xã hội và báo mạng điện tử đều là những kênh truyền tải thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội Hai hiện tượng xã hội này có nhiều điểm tương đồng, có mối quan hệ tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau Tuy nhiên, do yêu cầu, mục tiêu và đ c thù hoạt động, báo mạng điện tử và mạng xã hội lại

có sự mâu thuẫn, cạnh tranh thông tin và tranh giành ảnh hưởng nhất định Trong điều kiện chính trị - xã hội ở Việt Nam, báo mạng điện tử cần nêu cao trách nhiệm, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong việc định hướng dư luận, bác bỏ và ngăn ch n các dòng thông tin sai lệch, trong đó có các thông tin từ mạng xã hội M t khác, do hành lang pháp lý thiếu ch t ch , năng lực nghề nghiệp và quy chế xử lý thông tin của một số nhà báo và cơ quan báo ch chưa cao đã dẫn đến những sai sót, lệch lạc khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội

và tác nghiệp báo chí

Một vấn đề đáng chú khác, mạng xã hội là khái niệm khá quen thuộc được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến Tuy nhiên những bài viết về mạng xã hội, cũng như những nghiên cứu về vấn đề này thì vẫn còn hạn chế Vấn đề báo chí khai thác thông tin từ mạng xã hội là khá mới, chưa

có những đánh giá tổng kết Những công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều Thông tin và chất lượng thông tin trên các trang mạng xã hội chưa được đề cập một cách trực tiếp và cụ thể Mạng xã hội mới ch được khai thác với tư cách là diễn đàn để công chúng bộc lộ quan điểm, chứ chưa nghiên cứu theo chiều hướng là công cụ đắc lực cho sự phát triển của báo mạng điện tử khi vừa là nguồn tin, vừa là kênh thông tin giúp báo mạng điện tử đến gần với công chúng

Xuất phát từ thực thế này, học viên lựa chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng

t ông tin từ mạng ã ội trong sáng tạo tác phẩm o mạng điện tử hiện

nay từ góc nhìn quản lý báo chí hảo s t các o Tuoitre.vn,

Vietnamnet.vn, VnExpress.vn từ tháng 7/2019 đến hết tháng 12/2019)”

nhằm làm r những khái niệm cơ bản về mạng xã hội, sự phát triển b ng nổ

Trang 11

của nó trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những tác động của nó đến việc khai thác thông tin của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra một

số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Nhóm sách về lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí

Tác giả Tạ Ngọc Tấn, Cơ s lý lu n báo chí (2005), Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội [18] Cuốn sách đã cung cấp những thông tin lý luận nền tảng, căn bản các quan niệm chung về báo chí, lịch sử hình thành và phát triển báo chí, chức năng và mối liên hệ giữa nhà báo – tác phẩm với công chúng

Tác giả Nguyễn Văn Dững, Cơ s lý lu n báo chí (2013), Nhà xuất bản

Lao động, Hà Nội [5] Cuốn sách đề cập đến các vấn đề tổng quan về báo chí truyền thông quan trọng như: Khái quát về truyền thông, Quan niệm chung về báo chí, Tổng quan các loại hình, Công chúng báo chí, Chức năng xã hội của báo chí, Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, Tự do báo chí, Lao động báo chí, Nhà báo – chủ thể hoạt động báo chí

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Dững còn là chủ biên cuốn sách Tác

phẩm báo chí (2006), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội [3] Cuốn sách

ch ra những tri thức lý luận và thực tiễn về tác phẩm báo chí, về phân loại tác phẩm báo chí và các thể loại báo chí Các tác giả chú trọng những yếu tố quan trọng nhất của từng thể loại như sự ra đời và phát triển, khái niệm và đ c điểm

cơ bản của thể loại, kỹ năng thực hiện

Các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang với cuốn

sách Cơ s lý lu n báo chí truy n thông (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia, Hà Nội [17] Cuốn sách đề cập đến những vấn đề chung của báo ch như

vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội, sự ra đời và phát triển của báo chí, những điều kiện và yếu tố để hình thành và phát triển báo chí, các loại hình truyền thông đại chúng

Trang 12

Tác giả Lưu Hồng Minh với cuốn sách Truy n thông Vi t Nam trong

b i c nh toàn c u hóa (2009), Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội [13] Cuốn sách

đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa và sự biến đổi trong hệ thống truyền thông hiện nay, cách tiếp cận truyền thông đại chúng và vấn đề công chúng, nhu cầu tiếp cận và hiệu quả của truyền thông đại chúng

Tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) – Đỗ Thị Thu Hằng với cuốn sách

Truy n thông - lý thuy t và kỹ năng ơ n (2012), Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội [4] Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng; cũng như đề cập đến một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng của một số hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông

Tác giả Nguyễn Thành Lợi với cuốn sách Tác nghi p báo chí trong môi

t ờng truy n thông hi n ại (2014), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,

Hà Nội [12] Cuốn sách đề cập đến những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm - nhiều thập niên qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đ c điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông Tác giả giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại

Tác giả Đỗ Ch Nghĩa với cuốn sách Báo chí và Mạng xã hội (2014) do

Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản [14] Cuốn sách gồm 4 chương với gần 200 trang nội dung đã đi sâu phân t ch mối quan hệ giữa báo chí và mạng

xã hội trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay Các tác giả đã đề xuất một

số giải pháp cụ thể và hữu hiệu để nhận diện và xác lập mối quan hệ hài hòa, đúng đắn giữa báo chí và mạng xã hội, hạn chế những sai sót, tận dụng tính

Trang 13

năng của mạng xã hội trong hoạt động báo chí là vấn đề cấp thiết đ t ra hiện nay Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà báo, những người quan tâm nghiên cứu về báo chí truyền thông và đ c biệt là các sinh viên, học viện báo chí

Tác giả Đỗ Đình Tấn với cuốn sách Báo chí và mạng xã hội do Nhà

xuất bản Trẻ ấn hành năm 2017 [19] Cuốn sách có độ dày 297 trang với bố cục 3 phần giúp bạn hiểu r hơn mạng xã hội từ một khái niệm xã hội học đến một dịch vụ, tính hai m t và lý do thu hút của mạng xã hội Đồng thời cuốn sách giúp bạn hiểu r hơn những thay đổi ngày càng mạnh m cũng như những cách làm báo mới mà truyền thông xã hội và mạng xã hội đang đem lại cho báo chí truyền thông Cuốn sách là cẩm nang hữu ích dành cho các nhà báo trong thời kỳ hội nhập, đ c biệt là xây dựng ý thức, tinh thần trách nhiệm cao cho những người làm báo nước ta trong điều kiện mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới trên nền tảng internet phát triển

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã giúp người viết

có được những hiểu biết và kiến thức căn bản, những khái niệm về báo chí, truyền thông, các thể loại báo chí, vai trò của báo chí, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo ch , lao động báo chí, nhà báo, các kỹ năng khai thác thông tin báo ch … Tuy nhiên, các công trình trên chưa nghiên cứu sâu về mạng xã hội, về khai thác thông tin từ mạng xã hội, về mối quan hệ giữa mạng xã hội

và báo điện tử, về việc quản lý sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử Vì vậy, người viết nhận thấy vẫn còn nhiều

khoảng trống để có thể nghiên cứu đề tài “V n sử dụng th ng tin t mạng

hội t ong sáng tạo tác phẩm áo mạng i n tử hi n nay t góc nhìn qu n

lý áo hí

2.2 Những bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến quản lý thông tin trên báo mạng điện tử

Tác giả Hoàng Vĩnh ảo, Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh – Truyền

hình và Thông tin điện tử với bài tham luận: Một s v n c n quan tâm

Trang 14

trong công tác qu n lý nhà n c v th ng tin i n tử trên Internet và Mạng xã hội (2012) [2] đã ch ra sự phát triển của báo mạng điện tử và truyền thông xã

hội và một số vấn đề đ t ra đối với công tác quản l nhà nước Tác giả cũng

đã nêu thực trạng và một số bất cập trong công tác quản l như cần có sự thống nhất quan điểm và sự tham gia có trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội; công tác xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập; năng lực quản l nhà nước c n chưa theo kịp sự phát triển của báo mạng điện tử, Internet; môi trường pháp l không bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên internet trong nước và nước ngoài; hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người

d ng internet chưa cao ên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề đ t ra ở hiện tại như việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao năng lực bộ máy quản l nhà nước về tổ chức bộ máy; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể

Tác giả Nguyễn Văn Sáng, Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều

tra tội phạm – T32, Nâng cao hi u qu khai thác mạng xã hội phục vụ công

tác phòng và ch ng tội phạm, đăng trên Tạp ch T a án nhân dân điện tử ngày

14/6/2018 [39] Bài viết đã đề cập đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác mạng xã hội phục vụ phòng, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát nhân dân trên hai nội dung Một là, sử dụng mạng xã hội trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Hai là, sử dụng mạng xã hội trong phòng chống tội phạm

“Báo mạng i n tử nh ng v n ơ n” của tác giả Nguyễn Trường

Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền [8] đã nêu quá trình hình thành và phát triển Internet, lịch sử ra đời và phát triển, đ c trưng cơ bản;

mô hình tổ chức bộ máy tòa soạn và quy trình sản xuất của báo mạng điện tử

Trang 15

“V n và gi i pháp qu n lý truy n thông Vi t Nam trong thời ại

Cách mạng công nghi p 4.0” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng – Viện trưởng

Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [37] đã nêu sự biến đổi của nền báo chí truyền thông và ch ra những yêu cầu mới trong cách quản lý truyền thông trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0; những vấn đề đ t ra trong việc quản lý truyền thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị về việc quản lý truyền thông hiệu quả trong bối cảnh hiện nay

Tác giả Nguyễn Thế Kỷ có bài viết “Báo i n tử, t ng tin i n tử và

mạng xã hội: Định h ng phát tri n và qu n lý” [38] đã ch ra xu hướng phát

triển của báo mạng điện tử và cách quản lý giảm thiểu những tác động tiêu cực mà Internet mang lại

Tác giả Nguyễn Công Dũng (Tạp chí Cộng sản điện tử) với tác phẩm

“Vì sao c n tăng ờng qu n lý áo i n tử (2010) [35] Tác giả đã trình bày

những lý do cần phải tăng cường quản l báo điện tử ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những gợi cho Nhà nước cần quản lý hiệu quả hơn nữa sự phát triển của các loại hình báo mạng điện tử như cần quy hoạch, định hướng sự phát triển của hệ thống báo điện tử; nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo mạng

Tại Học viện Báo chí và tuyên truyền có một số luận văn về đề tài mạng xã hội như:

Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh (2012), Một s kinh nghi m

sử dụng mạng xã hội trong các chi n dịch truy n thông tích h p của doanh nghi p, Luận văn Thạc sĩ Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và tuyên

truyền [21] Luận văn đã hệ thống hóa những khái niệm và lý luận về cơ chế hoạt động, cơ chế tác động và cơ chế lan truyền của mạng xã hội Đồng thời

có những nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các trường hợp đã sử dụng thành công mạng xã hội trong các chiến dịch truyền thông tích hợp tại Việt Nam và trên thế giới Từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nhằm dự đoán xu

Trang 16

hướng và đưa ra giải pháp của việc sử dụng mạng xã hội trong các chiến dịch truyền thông tích hợp tại Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ của Lê Sỹ Dũng (2013 , Truy n thông xã hội và thủ

oạn của th lực thù ịch sử dụng truy n thông xã hội ch ng phá Vi t Nam, Luận văn Thạc sĩ áo ch học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [24]

Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích các quan niệm về truyền thông xã hội Trên cơ sở đó, khái quát các đ c điểm của truyền thông xã hội và đề xuất định nghĩa về truyền thông xã hội để xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm Luận văn đã ch ra những lợi ích và những m t tiêu cực của truyền thông xã hội, tập trung xác định những yếu tố mà các thế lực th địch có thể lợi dụng để chống phá Việt Nam Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về truyền thông

xã hội, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý thông tin tại các website mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông xã hội khác nhằm xác định chính xác những thủ đoạn mà các thế lực th địch đang sử dụng để chống phá Việt Nam Ch ra những dấu hiệu giúp nhận biết các thủ đoạn chống phá của địch; đồng thời cung cấp thông tin về các hoạt động chống phá

mà chúng đã, đang và s thực hiện với từng thủ đoạn Sau khi căn cứ vào các thủ đoạn chống phá của các thế lực th địch được phát hiện, tác giả đã đề xuất

và luận chứng cho các giải pháp ngăn ch n, đối phó nhằm chống và làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá đó

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2011), á ộng của

mạng xã hội i v i báo mạng i n tử n c ta hi n nay [28] Tác giả phân

t ch tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay trên bốn khía cạnh: Tác động đến cách thức thu thập thông tin của báo mạng điện tử; Tác động đến nội dung thông tin của báo mạng điện tử; Tác động tạo sức ép đối với báo mạng điện tử; Tác động đến xu hướng tương tác của mạng

xã hội với báo mạng điện tử

Ngoài các luận văn nghiên cứu về mạng xã hội nêu trên, của một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Báo mạng điện tử của Học

Trang 17

viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đề cập đến chủ đề mạng xã hội như: Khóa luận tốt nghiệp năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thương – lớp Báo mạng

điện tử K27: “Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Vi t Nam và nh h ng của

nó v i sự phát tri n của báo mạng i n tử Vi t Nam hi n nay” [32]; Khóa

luận tốt nghiệp năm 2012 của tác giả Chu Vân Anh – lớp Báo mạng điện tử

K28: “Sự t ơng tá gi a truy n thông xã hội và báo mạng i n tử Vi t Nam

hi n nay” [22] Trong đó, khóa luận của tác giả Chu Vân Anh tiến hành công

phu, lên tới 82 trang với phạm vi khảo sát rộng Tuy nhiên do khóa luận bàn

về “truyền thông xã hội” là một phạm trù rất rộng, trong đó mạng xã hội ch là một yếu tố nên hiệu quả nghiên cứu còn hạn chế

Nghiên cứu về báo mạng điện tử đã được sử dụng nhiều trong các công trình luận án, luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên báo chí Vấn đề khai thác, sử dụng thông tin từ mạng xã hội cũng đã xuất hiện nhiều trong các tài liệu nghiên cứu, bài viết của các báo, tạp chí Tuy nhiên, những công trình này đã được nghiên cứu từ lâu và chủ yếu là những công trình riêng chứ chưa

có sự kết hợp hay làm rõ vai trò của sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay

Từ những nghiên cứu nói trên, tác giả luận văn mong muốn khảo sát, đánh giá các ưu và nhược điểm về việc sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay, cụ thể là các ấn phẩm của tuoitre.vn, vietnamnet.vn, vnexpress.vn để từ đó có những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn cho các tác phẩm báo chí và thu hút công chúng theo d i Đồng thời, qua luận văn s đưa ra cái nhìn toàn diện, khoa học về cách sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử

3 Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm làm sáng tỏ những tác động của mạng xã hội đến việc

sử dụng thông tin của báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện nay (tích cực và

Trang 18

tiêu cực); từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục đ ch nghiên cứu trên, luận văn thực hiện những nhiệm

vụ cụ thể sau đây:

- Xây dựng cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động sử dụng thông tin

từ mạng xã hội của báo mạng điện tử với những khái niệm như sử dụng, thông tin, sử dụng thông tin, mạng xã hội, sáng tạo, tác phẩm báo chí, sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, quản lý báo chí, vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí…

- Khảo sát, phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đến việc khai thác thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Đưa ra những đánh giá về sự tác động đó thông qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh một số báo mạng điện tử ở Việt Nam như Tuổi trẻ Online, Vietnamnet, VnExpress Từ đó, ch ra m t tích cực và tiêu cực của sự tác động này

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay từ góc nhìn quản lý báo chí

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Hai mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam là Facebook, Youtube Ba báo mạng điện tử là Tuổi trẻ Online, Vietnamnet, VnExpress

VnExpress (Tin nhanh Việt Nam) là tờ báo điện tử thuộc Bộ Khoa học

và Công nghệ Trên bảng xếp hạng Alexa ở thời điểm tháng 6/2020, VnExpress giữ vị trí số 5 tại Việt Nam và số 446 trên thế giới Còn theo thống

Trang 19

kê của Google Analytics, hiện nay báo Vnexpress có bình quân 718 triệu pageviews mỗi tháng, mỗi ngày có bình quân trên 28 triệu lượt người truy cập vào báo

Vietnamnet là trang báo điện tử bằng Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc quản

lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Theo xếp hạng của Alexa ở thời điểm tháng 6/2020, Vietnamnet xếp thứ 22 tại Việt Nam và 2.925 trên thế giới

Tuổi trẻ Online là ấn phẩm điện tử của báo Tuổi trẻ - là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh (Thành đoàn TP.HCM được xuất bản lần đầu vào năm 2003 Theo xếp hạng của Alexa ở thời điểm tháng 6/2020, tuoitre.vn xếp thứ 21 tại Việt Nam và 2.094 trên thế giới

Thời gian khảo sát: Từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019

5 Cơ sở lý luận và p ƣơng p p ng iên cứu

vụ của đề tài

5.2 Phương ph p nghiên cứu

Đề tài dựa vào phương pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng các phương pháp sau:

- Ph ơng pháp nghi n ứu tài li u: Sách (tiếng Việt và tiếng Anh),

luận văn, các bài báo, bài viết trên một số website nghiên cứu báo chí, thông tin trên các trang báo mạng điện tử nhằm làm rõ những vấn đề lí luận, nghiên cứu các khái niệm liên quan đến luận văn, nắm được thực trạng phát triển của mạng xã hội hiện nay

- Ph ơng pháp ph n tí h và tổng h p: d ng để thu thập, nghiên cứu, kế

thừa những tư liệu đã có nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Trang 20

- Ph ơng pháp th o lu n nhóm: d ng để lấy ý kiến thảo luận của 30

phóng viên báo mạng điện tử VnExpress và báo mạng điện tử Vietnamnet để khảo sát thái độ của các phóng viên trong việc kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội trong việc sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay

- Ph ơng pháp h o sát, th ng kê, phân tích, tổng h p các số liệu, tin

bài mạng xã hội và báo mạng điện tử

- Ph ơng pháp phỏng v n sâu: d ng để phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ

quan báo ch , người quản lý – điều hành mạng xã hội của cơ quan báo ch , phóng viên, nhà báo… về vấn đề mà luận văn nghiên cứu

6 Ý ng ĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Về mặt lý luận

Qua việc phân tích và làm rõ vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, đề tài mong muốn góp phần bổ sung vào lý luận chung về mạng xã hội và báo mạng điện

tử, góp phần hoàn thiện kiến thức về sự tác động của mạng xã hội đối với việc

sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí Khẳng định mối quan hệ, sự tác động qua lại của mạng xã hội và báo mạng điện tử, vấn đề quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo chí của báo mạng điện tử

6.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua những nghiên cứu, khảo sát cụ thể các trang mạng xã hội và báo mạng điện tử, đề tài mong muốn đem đến góc nhìn thực tế hơn về những tác động của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử

Từ việc ch ra những ưu điểm, hạn chế của việc báo mạng điện tử khai thác thông tin từ mạng xã hội, tác giả đề xuất phương hướng quản lý vấn đề này một cách tối ưu, nâng cao chất lượng thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam trước những tác động của mạng xã hội, giúp mạng xã hội thực sự trở

Trang 21

thành trợ thủ đắc lực của báo mạng điện tử trong nhiệm vụ đưa thông tin nhanh chóng, chất lượng đến với công chúng

Luận văn là tài liệu tham khảo cho phóng viên, nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo mạng điện tử, các cơ sở đào tạo báo chí, sinh viên theo học ngành báo chí – truyền thông

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí

Chương 2: Thực trạng sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay từ góc nhìn quản lý báo chí

Chương 3: Nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng

xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

Trang 22

C ƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ

1.1 Các khái niệm cơ ản

1.1.1 Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội

đ ch một cách tốt nhất” [11, tr.11]

Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo ch ” của tác giả Tạ Ngọc Tấn:

“Thông tin” là công cụ chủ yếu để báo chí thực hiện mục đ ch của mình Thông tin trở thành môi giới giữa báo ch và công chúng Nó là “dụng cụ làm

Trang 23

việc”, với sự giúp đỡ của dụng cụ đó, những công việc đa dạng, quan trọng được hoàn thành Đối với báo chí, những công việc đó như một hệ thống xã hội đ c biệt Đó là l do giải thích tại sao báo chí gồm tất cả các tổ chức thông tin thuộc loại hình khác nhau và ở những cấp độ khác nhau với nghĩa là tất

cả các “phương tiện thông tin đại chúng” [18, tr 47]

Vậy có thể hiểu rằng: thông tin là nh ng th ng i p nhằm chia sẻ tri

thức, kỹ năng, inh nghi m… gi á i t ng giao ti p một á h t ơng i

nh ẳng, nhi u chi u, nhằm mục tiêu nâng cao nh n thứ , th y ổi thái ộ

ti n t i i u ch nh hành vi theo h ng tích cực hóa hoạt ộng thực tiễn

Sử dụng thông tin

Từ các khái niệm “Sử dụng”, “Thông tin” đã nêu và phân t ch ở trên, có

thể thấy: “Sử dụng thông tin là vi c dùng nh ng thông tin thô, thông tin n n

n u tr thành thông tin mang một giá trị nào ”

Mạng xã hội

Mạng xã hội c n được gọi là mạng xã hội ảo hay mạng xã hội trực tuyến, có tên gọi trong tiếng Anh là Social Network hay Virtual Network Mạng xã hội là một loại hình của truyền thông xã hội hay nói cách khác, mạng xã hội là hình thức thể hiện của truyền thông xã hội

Trong cuốn Quy luật mới của PR và Tiếp thị [41, tr 25], tác giả David Meerman Scott cho rằng: “Mạng xã hội mọi người dễ dàng tạo ra được một

hồ sơ về bản thân và sử dụng chúng để lập nên một mạng lưới ảo kết nối với những người bạn trong thực tế và tìm kiếm những người bạn mới trên mạng”

Trong khoản 14, điều 13, chương I, Nghị định 97/2008/NĐ-CP: “Dịch

vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người

sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tác khác”

Một quan điểm khác về mạng xã hội nhấn mạnh tới sự phân biệt hai

Trang 24

khái niệm Social Media (truyền thông xã hội) và Social Network (mạng xã hội , đó là: Nếu mạng xã hội đề cập tới một tập hợp các phần tử (thành viên), thì truyền thông xã hội đề cập tới hình thức sản xuất và phân phối nội dung Như vậy, có thể hiểu Social Media là một chiến lược để truyền thông, là môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web, còn Social Network là công cụ d ng để kết nối mọi người với nhau trong một cộng đồng Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên: các thành viên

và liên kết giữa các thành viên đó Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích, không phân biệt không gian và thời gian

Từ các quan điểm trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về mạng xã hội như sau:

Mạng xã hội là ại di n tiêu bi u của Web 2.0 mô phỏng các quan h trong xã hội thực Mạng xã hội tạo ra một h th ng trên n n Internet k t n i các thành viên cùng s thích v i nhi u mụ í h há nh u h ng ph n i t không gian và thời gian v i nh ng tính năng nh t bạn, chat, email, phim

nh, voice chat, chia sẻ file, log… nhằm phục vụ nh ng nhu c u củ ng ời

sử dụng và nh ng giá trị của xã hội

1.1.2 Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử và quản lý báo chí

Sáng tạo

Là “làm ra cái mới, phát hiện cái mới” [16, tr.1429] Sáng tạo khác với

sự l p đi l p lại, cũ m n, nhảm chán

Tác phẩm báo mạng điện tử

Tác phẩm: Theo “Từ điển tiếng Việt”, tác phẩm là “công trình do nhà

văn hóa, nghệ thuật ho c khoa học sáng tạo ra” [16, tr.868]

Báo chí: Theo “Từ điển tiếng Việt”, áo ch “là báo và tạp chí, xuất

bản định kỳ (nói một cách khái quát ” [16, tr.54]

Theo Luật báo chí Việt Nam: Báo chí báo gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh ; báo

Trang 25

hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn – thời sự được thực

hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác); áo i n tử (được thực hiện trên

mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài [11]

Để làm rõ khái niệm tác phẩm báo mạng điện tử, trước hết chúng ta cần

là rõ khái niệm tác phẩm báo chí

“Tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho các thể loại tin, bài, ảnh… đã được đăng, phát trên báo ch ” [16; tr.851]

Nhà nghiên cứu báo chí Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Tác phẩm báo ch ” tập 1 cho rằng:

Tác phẩm báo chí là một ch nh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó Nội dung tác phẩm báo chí là một phạm vi, một bộ phận cuộc sống hiện thực được phản ánh qua

sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo Hình thức bao gồm: kết cấu, thể loại, ngôn ngữ, các biện pháp sáng tạo tác phẩm báo chí [18,tr.7]

Hai giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Hằng Thu định nghĩa tác phẩm báo chí là:

- Sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan (mang tính thời điểm làm đối tượng nghiên cứu và phân tích,

- Có hình thức tương ứng với nội dung thông tin,

- Được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng và là một bộ phận cấu thành sản phẩm báo chí,

- Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã hội (tức thời làm thay đổi hành vi của người tiếp nhận thông tin;

- Được luật pháp bảo hộ bản quyền tác giả và được trả tiền [31, tr42]

Kế thừa ý kiến của các tác giả đi trước và những kiến thức đã học được

từ giảng đường Học viện Báo chí, tác giả cho rằng:

Tác phẩm báo chí là một ch nh thể thống nhất giữa hai m t nội dung và

Trang 26

hình thức Trong đó, các yếu tố làm nên nội dung là: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài và tư tưởng Còn hình thức là cách thức mà các nhà báo thể hiện thông qua kết cấu, ngôn ngữ và các thể loại, các biện pháp sáng tạo tác phẩm

Sáng tạo tác phẩm báo chí là phát hiện, phản ánh, phân t ch, đánh giá,

bình luận về một sự kiện Sáng tạo tác phẩm báo ch là lao động nòng cốt trong hoạt động báo chí Lực lượng quan trọng đảm nhận là đội ngũ phóng viên Họ kiếm chủ đề, thu thập và xử l thông tin tư liệu để hình thành nên bài viết

Báo mạng điện tử và tác phẩm báo mạng điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí mới này như: báo điện tử (Electronic Journal), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử

áo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng Internet, ví dụ như Quê hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” Trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch

vụ Internet, ở Điều 12 có ghi: “Dịch vụ thông tin trên Internet bao gồm dịch

vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet” Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật áo ch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ

“báo điện tử được thực hiện trên mạng thông tin máy tính bằng Tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để ch loại hình báo chí này

Tuy nhiên, khái niệm này có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ

đ c điểm của loại báo phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất trong vòng

Trang 27

khép kín của mạng LAN của tòa soạn báo và tờ báo được “chạy” trên môi trường mạng toàn cầu Internet Đồng thời, đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để ch phát thanh và truyền hình nên nếu dùng lại rất dễ gây nhầm lẫn

Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành cách gọi của quốc tế Thuật ngữ “trực tuyến” (online trong các từ điển tin học được d ng để ch trạng thái của một máy tính khi kết nối với mạng máy tính và s n sàng hoạt động Hiện nay, thuật ngữ này đang sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông nhằm ch các khái niệm có c ng đ c t nh như:

“xuất bản trực tuyến” (online publishing , “phương tiện truyền thông trực tuyến” (online media , “nhà báo trực tuyến” (online journalist , “phát thanh trực tuyến” (online radio , “truyền hình trực tuyến” (online television … Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tin học nhiều hơn và chưa được Việt hóa

Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet Đây là cách gọi không mang tính khoa học vì nó không rõ ràng, không đầy đủ, dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ Bởi Internet là mạng của các mạng (A network of networks , dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ của các tổ chức, các công ty, các chính phủ… Gọi tắt như thế s không xác định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng Internet”

áo Internet cũng là khái niệm được dùng rộng rãi Thuật ngữ này được sử dụng trong một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trò của công nghệ thông tin đối với loại hình báo chí mới Cách gọi này là sự kết hợp tên gọi của Internet với một tờ báo chính là ở chỗ: Internet cung cấp không gian với đầy đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động Tờ báo lấy Internet làm phương tiện truyền tải, lấy các khả năng ưu việt của Internet làm lợi thế và hoạt động độc lập trên Internet Tờ báo – dưới dạng một địa ch web – và Internet là đôi bạn song hành trên xa lộ thông tin

Theo TS Thang Đức Thắng – Tổng biên tập báo VnExpress thì đây là

Trang 28

tên gọi chính xác nhất, cho phép hiểu r ràng đ c trưng của loại hình báo chí này Qua thực tiễn hoạt động trong ngành, rất nhiều người đồng tình với cách gọi trên Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng dễ dẫn người ta đến sự nhầm lẫn: tất

cả các trang web nào cũng là tờ báo M t khác, cách gọi này chưa thật Việt hóa Người Việt Nam quen dùng Internet là mạng

Báo mạng điện tử là khái niệm được sử dụng sau khi Học viện Báo chí

và Tuyên truyền tuyển sinh một chuyên ngành đào tạo mới – báo mạng điện

tử và thành lập tổ bộ môn báo mạng điện tử Sở dĩ Học viện Báo chí và Tuyên truyền chọn thuật ngữ “báo mạng điện tử” để gọi loại hình báo chí mới này với nhiều lý do:

Thứ nh t, nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự

phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng

Thứ hai, nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đ c trưng của

loại hình báo ch này: t nh đa phương tiện, t nh tương tác cao, t nh tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, về cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết – các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế “nở” ra một số trang không hạn chế…

Thứ ba, tên gọi này ch r người làm báo và người đọc báo đều phải có

trình độ kỹ thuật nhất định

Thứ t , đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo,

mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa,

đ c trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự “thiếu” về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai

Tóm lại, báo mạng i n tử là một loại h nh áo hí c xây dựng d i

hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet

Tác phẩm báo mạng i n tử là một ch nh thể thống nhất giữa hai m t

Trang 29

nội dung và hình thức Trong đó, các yếu tố làm nên nội dung là: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài và tư tưởng Còn hình thức là cách thức mà các nhà báo thể hiện thông qua kết cấu, ngôn ngữ và các thể loại, các biện pháp sáng tạo tác phẩm điện tử dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet

Quản lý và quản lý báo chí

Theo cách hiểu chung nhất thì quản l là điều khiển, ch đạo một hệ thống hay quá trình vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đ ch đã định Nói cách khác:

- Quản lý là sự tác động có mục đ ch của chủ thể quản lý đến các đối tượng được quản lý

- Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người

- Mục đ ch, nhiệm vụ của quản l là điều khiển, ch đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hành động thống nhất của tập thể để hướng đến mục tiêu đã định trước

- Quản l được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy nhằm đảm bảo sự phục tùng và tạo sự thống nhất trong quản lý

Từ xuất phát điểm như đã trình bày ở trên, kế thừa những nhân tố hợp

lý của các cách tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản

lý, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản l như sau:

Qu n lý là tá ộng có ý thức, bằng quy n lực, theo quy trình của chủ

th qu n lý t i i t ng qu n lý ph i h p các ngu n lực nhằm thực hi n mục tiêu của tổ chứ t ong i u ki n m i t ờng bi n ổi

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản l , đối tượng quản lý, mục tiêu quản l , phương pháp quản lý, công

cụ, phương tiện quản l và môi trường quản lý Những nhân tố đó có tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý

Trang 30

Vậy qu n lý sử dụng th ng tin là tá ộng có tổ chứ , h ng í h

của chủ th qu n lý trong vi c dùng nh ng thông tin thô, thông tin n n ban

u nhằm cung c p ho ộc gi nh ng thông tin có giá trị

- Chủ thể của hoạt động quản l : Nhà nước mà chủ yếu là cơ quan trong bộ máy hành ch nh nhà nước hay các cá nhân quản lý chuyên ngành về hoạt động báo ch được nhà nước trao quyền về quản l nhà nước đối với viêc

sử dụng thông tin trong báo chí

- Khách thể của việc quản l : Đó là trật tự quản lý trong quá trình tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người

- Đối tượng của hoạt động quản lý: Tất cả những tổ chức, cá nhân… thực hiện những hoạt động sử dụng thông tin

- Mục đ ch của hoạt động quản lý: Phát huy mọi nguồn lực tạo ra một

cơ chế hợp lý cho hoạt động sử dụng thông tin và bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Theo Luật áo ch năm 2016, áo ch được giải thích là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói; báo hình, báo mạng điện tử

Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình

Từ những khái niệm riêng lẻ về quản lý và hoạt động báo chí, quản lý hoạt động báo chí có thể hiểu là những tác động có chủ đ ch của chủ thể quản

lý (cơ quan quản l nhà nước đến hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí và các vấn đề liên quan đến báo chí Quản lý hoạt động báo chí

Trang 31

có thể được phân chia thành hai cấp độ, đó là: Quản lý vi mô và quản l vĩ

mô Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo chí Ở cấp độ này có thế gọi là quản trị tòa soạn báo chí Quản l vĩ mô là quản l Nhà nước về báo chí

Tất cả cấp độ quản l vĩ mô hay vi mô đều phải dựa trên những nguyên tắc nhất định Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đ t dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Do vậy, việc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí và quản l nhà nước về báo chí là một yêu cầu cấp thiết Quản lý hoạt động báo ch cũng như bất kỳ dạng quản lý công

vụ nào của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tổ chức cao, được điều

ch nh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang t nh đ c thù quản lý ngành Quản lý báo chí bao gồm tổng thể những hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở những pháp luật, đảm bảo cho báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin của mình và chịu sự điều ch nh thống nhất của pháp luật

1.1.3 V n sử dụng thông tin t mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng i n tử t góc nhìn qu n lý báo chí

Từ các khái niệm và phân tích trên, tác giả luận văn cho rằng:

V n sử dụng thông tin t mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng i n tử t góc nhìn qu n lý báo chí là tác động có tổ chức, có hướng

đ ch của chủ thể quản lý trong việc sử dụng những thông tin thô, thông tin nền ban đầu được khai thác từ mạng xã hội để tạo lập thành một sản phẩm báo mạng điện tử nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin có giá trị

1.2 Các yếu tố trong hoạt động sử dụng thông tin mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử từ góc nhìn quản lý báo chí

1.2.1 Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Có nhiều cách để phân chia quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo Theo TS Lê Thị Nhã, làm ra mỗi tác phẩm báo chí, phóng viên thường trải qua một quy trình sáng tạo nhất định Quy trình đó gồm các khâu sau: (1) Phát hiện chủ đề, đề tài; (2) Dự kiến thể loại và thu thập tư liệu; (3) Hình thành đề cương tác phẩm; (4) Viết; (5) Biên tập [10, tr.135]

Trang 32

Tuy nhiên, phóng viên không nhất thiết phải tuân thủ một số bước trên theo trật tự nghiêm ng t mà có thể linh hoạt thay đổi tùy theo tình hình thực tế

ho c theo ý muốn của mình

Theo TS Nguyễn Ngọc Oanh, “quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí là trình tự các bước tiến hành cần trải qua để có được một tác phẩm báo chí Nó bao gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy Người ta gọi các bước đó là quy trình tác nghiệp” [10, tr.123] TS Nguyễn Ngọc Oanh phân chia quy trình sáng tạo tác phẩm báo ch theo 6 bước: (1) tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; (2 xác định chủ đề - đề tài – tư tưởng chủ đề; (3) thu thập và khai thác thông tin; (4) thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; (5) duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng; (6) lắng nghe thông tin phản hồi Như vậy, về cơ bản thì cách phân chia này giống với cách phân chia của TS Lê Thị Nhã, tuy nhiên, có nhắc thêm bước đầu tiên là tìm hiểu – nghiên cứu thực tế và bước cuối là lắng nghe thông tin phản hồi

Việc sáng tạo các tác phẩm báo chí của báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài những quy trình này Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đ c trưng loại hình đến quá trình tác nghiệp, tâm lý sáng tạo và sự tiếp nhận của công chúng nên ngoài quy trình chung, mỗi loại hình báo chí có những cách tổ chức sáng tạo tác phẩm theo các bước khác nhau, nhằm khai thác hết các thế mạnh đ c trưng của từng loại hình báo chí Nói về quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng: “Tuy mỗi tờ báo đều có các quy tắc riêng trong quá trình tiếp nhận và xử l thông tin nhưng nhìn chung đều có quy trình sản xuất thông tin như sau:

- Lập đề cương nội dung tuyên truyền

Trang 33

Một là, tìm hiểu và nghiên cứu thực tế

Hai là, chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm

Ba là, thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên

quan để phỏng vấn, ghi âm ho c tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm định thông tin liên quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí)

B n là, xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)

Năm là, chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh

Sáu là, lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và

tiến hành thể hiện tác phẩm (thể loại)

B y là, duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)

Tám là, lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau [10, tr 32]

Từ những phân tích của các tác giả nêu trên, có thể rút ra, quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử bao gồm 2 khâu cơ bản: thu nhận thông tin và xử l thông tin Trong đó, khâu xử lý thông tin là một khâu vô cùng quan trọng sau khi phóng viên đã thu nhận được thông tin cần thiết, bao gồm nhiều bước như: xử lý dữ liệu, thể hiện tác phẩm, duyệt, xuất bản, ghi nhận phản hồi

1.2.2 Xử lý thông tin của báo mạng điện tử hiện nay

“Một loại hình báo ch ra đời dựa trên thành tựu của công nghệ mới đ i hỏi quá trình xử lý thông tin phải có những yêu cầu riêng biệt, khác với các loại hình báo chí khác” [12, tr.10] Đối với báo mạng điện tử, công tác xử lý thông tin có những đ c trưng riêng Mỗi phóng viên trong tòa soạn báo mạng điện tử đều có một tài khoản để đẩy bài viết đã hoàn ch nh của mình lên mạng nội bộ Tại đây, các biên tập viên ho c trưởng, phó ban phụ trách s sửa và duyệt bài Bài viết sau đó được chuyển lên cấp Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập đọc lại lần cuối và ch cần ấn nút “Xuất bản” là ngay lập tức bài viết s xuất hiện trên báo Tất cả được làm trên máy tính có kết nối mạng

Trang 34

Đó là công đoạn xử lý thông tin của cấp độ tòa soạn sau khi bài viết của phóng viên đã hoàn ch nh và gửi về C n để có được bài viết đó, bản thân phóng viên cũng đã phải lao động, sáng tạo, kiểm chứng, xử lý những thông tin mình có được để hoàn thành tác phẩm Do đó, thu thập và xử lý thông tin

là một bước trong quá trình lao động sáng tạo của phóng viên, nhà báo, bao gồm các bước sau: Tìm kiếm đề tài; Thu thập và xử lý thông tin; Viết bài; Duyệt, xuất bản; Ghi nhận phản hồi

Theo tác giả Trần Hồng Vân trong Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành áo

ch năm 2004 với đề tài “Thực trạng và gi i pháp xử lý thông tin trong tòa

soạn báo mạng i n tử Vi t Nam hi n nay” có đề cập rằng: quy trình xử lý

thông tin tại các tòa soạn báo mạng điện tử gồm:

- Lựa chọn nguồn để đưa thông tin lên mạng;

- Làm giàu thông tin bằng những thông tin liên quan;

- Duyệt thông tin để đưa lên mạng;

- Tổ chức bộ phận xử lý thông tin, bao gồm: phóng viên, trưởng ban chuyên môn, bộ phận sửa morrase, ban biên tập, thư k t a soạn, tổng biên tập

- Vai trò của phần mềm công nghệ trong xử lý thông tin [33, tr.24]

Đ c biệt đối với phóng viên báo mạng điện tử, người trực tiếp tạo ra các sản phẩm báo chí, một quy trình xử lý thông tin gồm các bước sau [33, tr.33]:

- Xác định nguồn tin và lựa chọn thông tin để phản ánh: Trong khâu này, một vấn đề rất quan trọng và mấu chốt là xác định đề tài, chủ đề

- Thu thập tài liệu, thông tin: Thông qua các nguồn khai thác tài liệu trực tiếp ho c gián tiếp, phóng viên s có những thông tin cần cho bài viết theo như chủ đề, đề tài đã xác định

- Xử lý thông tin, hình thành tác phẩm: Phóng viên sắp xếp lại các thông tin mà mình thu lượm được ho c tòa soạn báo nhận được từ các nguồn khác nhau

Việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử mang hàm ý rộng lớn hơn nhiều công việc xử lý thông tin của mỗi phóng viên và công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan đến hầu hết các công việc của mỗi tòa soạn

Trang 35

Có thể phân chia việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử hiện nay gồm các bước cơ bản sau:

- Kiểm chứng thông tin

- Hoàn thành tác phẩm

- Duyệt bài

- Xuất bản thông tin

- Theo dõi phản hồi

Trong đó, các bước hoàn thành tác phẩm và duyệt bài mang tính chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ của cá nhân nhà báo và biên tập viên duyệt bài, ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài Do vậy, tác động của mạng xã hội với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử s tập trung vào các bước:

- Kiểm chứng thông tin

- Xuất bản thông tin

- Theo dõi phản hồi

1.3 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động sử dụng thông tin từ mạng

xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

1.3.1 Tận dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử

Trước đây, báo ch thu thập thông tin qua các kênh chính thống, chẳng hạn như thông cáo báo ch , tuyên bố từ cơ quan chức năng hay doanh nghiệp,

ho c thông qua các nguồn tin riêng, nhưng hiện tại không một nguồn tin nào

so sánh được với mạng xã hội về tốc độ Thậm chí có những văn bản được cấp có thẩm quyền k ban hành khi chưa đến tay bên nhận thì bản chụp đã xuất hiện trên mạng xã hội Vì thế, mạng xã hội đang trở thành một nguồn tin quan trọng đối với báo chí Tốc độ ch nh là ưu điểm đầu tiên

Ưu điểm thứ 2 là quy mô rộng lớn Khi có một vấn đề xảy ra, có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn trên mạng xã hội, không ch ở một khu vực nhất định mà từ nhiều địa phương khác, thậm chí trên thế giới

Trang 36

Có thể ch là những thông tin đơn giản cho đến những thông tin mang tính chuyên môn cao, vì nhiều người có kiến thức s n sàng đóng góp kiến

Báo chí, đ c biệt là báo điện tử, có thể thu thập thông tin trực tiếp từ mạng xã hội: Một vụ cháy, một vụ tai nạn, kẹt xe được đưa lên các Group có đông đảo thành viên như eat.vn, www.otofun.net có thể là nguồn tin trực tiếp Hay kể cả một người dân, người tình cờ có m t tại địa điểm xảy ra sự việc cũng có thể là nguồn tin trực tiếp cho nhà báo

áo ch cũng có thể ghi nhận kiến của công chúng thông qua mạng xã hội, v như những phân t ch của dư luận xung quanh vụ án nữ sinh giao gà ở Điện iên bị sát hại chiều ngày 30 Tết; hay vụ án bé trai lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe đưa đón được xác định nguyên nhân là do sốc nhiệt

vì bị bỏ quên; ho c vụ việc 39 công dân Việt Nam tử vong trên xe container đông lạnh ở Anh cũng đã khiến nhiều người đau l ng Vấn đề dư luận quan tâm ch nh là xu hướng cho việc thông tin trên báo đ c biệt là báo điện tử

Với t nh chất phức tạp, việc sử dụng thông tin mạng xã hội trong tác phẩm báo ch cần cẩn trọng và tuân theo những nguyên tắc nhất định để vừa tránh được những sai phạm như sai sự thật, thông tin không đầy đủ, vi phạm

t nh nhân văn vừa tạo được hiệu quả thông tin của bài viết

Luật áo ch 2016 và văn bản pháp luật hiện hành đã có một số quy định về việc đăng, phát thông tin của cơ quan báo ch ; về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cho báo ch ; về trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan báo ch đối với thông tin được đăng, phát trên báo ch của mình đã hướng dẫn cơ quan báo ch , nhà báo khi khai thác, xác minh, chọn lựa thông tin đăng, phát trên báo ch phải theo một quy chuẩn chung, nhằm bảo vệ quyền và lợi ch hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo t nh

ch nh xác, chân thực của thông tin báo ch và tạo hành lang pháp l r ràng để báo ch tác nghiệp thuận lợi Theo đó, cơ quan báo ch buộc phải viện dẫn nguồn tin (cá nhân, tổ chức, cơ quan nào cung cấp khi đăng tải, tức là những thông tin được sử dụng làm tư liệu phải được xác minh có nguồn gốc rõ ràng

Trang 37

Điều 2, điều 3, trong Quy chế Xác định nguồn tin trên báo ch ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ- TTTT của ộ Thông tin và Truyền thông cũng ch r : “Cơ quan báo ch , tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được sử dụng để đăng, phát trên báo ch Khi viện dẫn nguồn tin phải thể r nguồn tin cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp ho c thể hiện r là theo nguồn tin riêng của phóng viên, nguồn tin riêng của cơ quan báo ch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và t nh xác thực của nguồn tin”

M t khác, “đối với các vụ án đang được điều tra ho c chưa xét xử và các vụ việc tiêu cực ho c có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo ch có quyền thông tin theo nguồn tài liệu của mình nhưng phải viện dẫn nguồn tin theo đúng quy định tại Điều 2 của Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã đăng, phát Cơ quan báo ch phải đảm bảo t nh nguyên vẹn, chính xác của thông tin được cung cấp; không được đăng, phát những thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực ho c chưa có kết luận của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân”

Để sử dụng hiệu quả thông tin tư liệu mạng xã hội một nguyên tắc tiên quyết là các cơ quan báo ch cần tuân thủ tuyệt đối theo các quy định của pháp luật về việc sử dụng thông tin nói chung và thông tin tư liệu mạng xã hội nói riêng trong quá trình duyệt tin bài của phóng viên, nhà báo

Về t nh xác thực của tư liệu được lấy từ mạng xã hội Sau khi xác nhận

về nguồn gốc thông tin (Facebook cá nhân, số điện thoại, email, địa ch người cung cấp , nhà báo cần phải xác nhận về t nh chân thực của nguồn tin Người viết cần liên hệ qua số điện thoại, thư điện tử hay g p trực tiếp để phỏng vấn nhân vật nhằm xác minh thông tin một lần nữa, đồng thời khai thác thêm những dữ kiện mới để làm chất liệu cho những bài viết tiếp theo ởi l , thông tin khi đăng tải trên mạng xã hội hoàn toàn có thể xóa đi ho c thay đổi

Trang 38

một cách dễ dàng; ảnh chụp màn hình của thông tin trên trang mạng xã hội tại thời điểm nó xuất hiện là tất yếu cần thiết để làm bằng chứng ho c phục vụ cho các thao tác về sau

Bên cạnh trách nhiệm kiểm chứng và xác thực thông tin mạng xã hội được sử dụng trong bài viết, phóng viên cần hiểu biết, tôn trọng và thực hiện đúng những quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành

Thực hiện Điều 8 Luật áo ch năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, trên cơ

sở các quy định của Luật áo ch và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam ộ quy tắc gồm 3 chương và 7 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong đó quy định cụ thể 4 việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội và 8 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội để luôn nhắc nhở những người làm báo phải cẩn trọng khi vừa tham gia mạng xã hội như một chủ thể vừa là người khai thác và sử dụng nguồn thông tin dồi dào ấy để phản ảnh trên báo ch

ởi suy cho c ng, sử dụng tư liệu mạng xã hội là tạo ra hai tầng thông tin tác động đến đám đông công chúng Những thông tin tư liệu mạng xã hội

tự bản thân nó đã tạo ra một tầng thông tin có tác động lan truyền và k ch

th ch đám đông công chúng mạnh m Khi phóng viên sử dụng thông tin mạng xã hội đó thì đồng nghĩa với việc tiếp tục tạo ra một tầng thông tin thứ hai và khuếch đại thông tin đó đến với công chúng Thông tin không ch dừng lại ở cấp độ thông báo về sự kiện, vấn đề mà c n xác thực t nh ch nh xác, phân t ch, giải th ch, giải đáp, bình luận về sự kiện, vấn đề

1.3.2 Thực tiễn hoạt động o chí nước ta trong bối cảnh phát triển mạng xã hội

Hiện nay, tham gia vào mạng lưới truyền thông không ch có các cơ quan thông tin đại chúng được cấp phép mà còn có các trang mạng xã hội,

Trang 39

những người thường xuyên sử dụng Facebook, YouTube, Twitter… Điều này

s tạo ra lợi ích lớn nhưng cũng gây hệ lụy không nhỏ

Khi công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội ra đời cùng các thiết bị

di động được sử dụng cũng là lúc tin giả bùng phát mạnh m

Tin giả (Fake news) là những thông tin không ch nh xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung và được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông Thực tế cho thấy, mức độ ảnh hưởng tạo làn sóng đáng nghi, sai lệch và có tính chất lôi kéo dư luận của loại tin này là không hề nhỏ

Thống kê về tin giả xuất hiện trên báo chí thời gian qua có thể thấy, nguyên nhân chính xuất phát từ quá trình thẩm định thông tin của một số báo còn lỏng lẻo, thiếu ch t ch , bỏ qua quy trình xác minh thông tin Xu hướng chạy theo sự kiện để đưa tin nhanh khiến nhà báo s n lòng liều mình “nhắm mắt đưa tin” khi chưa chắc chắn về bản chất của sự kiện Hậu quả của sự không chắc chắn về nguồn tin này là thông tin lên báo sai sự thật Việc dễ dãi khai thác thông tin trên mạng xã hội để đưa tin, coi đó là nguồn tin dồi dào, nhất là ở lĩnh vực giải trí khiến nhiều báo mắc sai sót

Với những người làm báo, nguồn tin giữ vai trò quan trọng, là linh hồn của tác phẩm báo chí Nguồn chính xác s đem đến cho các nhà báo những thông tin có giá trị, hữu ích với xã hội Ngược lại, nếu nguồn tin sai, nhưng nhà báo không kiểm tra thông tin kĩ càng, coi đó là nguồn tin tin cậy để sản xuất tác phẩm báo chí s dẫn đến một bản tin không chính xác, một bài viết sai sự thật Khoảng cách giữa đúng và sai trong một số sự kiện nhiều khi khá mong manh Trong những trường hợp đó, sự thận trọng để kiểm chứng nguồn tin là điều các nhà báo cần làm

Những vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, liên quan tới vấn nạn tin giả, cho thấy cách thức thông tin thiếu trách nhiệm đã trở thành mối nguy đối với xã hội nói chung, cần phải có cách đối phó hiệu quả hơn Thực tế đời sống

ch ra rằng, trước mối nguy hại đến từ tin giả và cách thức lan truyền thông tin

Trang 40

độc hại dễ dàng nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, mỗi người cần được trang

bị kỹ năng nhận diện tin giả, luôn cảnh giác khi tiếp nhận thông tin qua các trang mạng xã hội nhằm tránh hệ lụy đáng tiếc xảy ra

Pháp luật đã có quy định về hình phạt đối với hành vi thông tin và phát tán tin giả, thông tin nhằm mục đ ch khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức Đã có nhiều người bị phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự về hành vi này nhưng cho tới nay, việc thông tin và tiếp tay lan truyền thông tin độc hại, tin giả vẫn không thuyên giảm

Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… M c d các cơ quan báo ch đều có quy trình kiểm chứng nguồn tin, trải qua nhiều bước kiểm duyệt, nhưng tin giả vẫn lọt qua hàng rào bảo vệ để hiện diện trên báo

Có thể kể đến những vụ tin giả tiêu biểu trên báo ch như: Vụ siêu xe dưới gầm giường ở Cần Thơ (thực chất là xe mô hình); Vụ nữ xế lái xe Lexus đâm chết nạn nhân ở ngã tư Hàng Xanh (TP Hồ Ch Minh được báo ch đưa tin là giám đốc ngân hàng nhưng thực tế không phải; Vụ nam sinh lớp 10 và

cô giáo vào nhà ngh ở Bình Thuận mà nam sinh bị báo ch đưa lên báo thực chất không phải nhân vật ch nh Điều đáng nói, nhiều tin giả xuất hiện trên báo chí thời gian qua có nguyên nhân do phóng viên, nhà báo khai thác nguồn tin từ mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp, trích dẫn các nguồn tin không chính thống, không rõ nguồn gốc

Vụ tin giả xế lái xe Lexus đâm chết nạn nhân ở ngã tư Hàng Xanh (TP HCM đã có rất nhiều báo “dính bẫy” khi đưa tin mà không kiểm chứng kĩ thông tin Ch vì nữ tài xế lái xe trùng tên với một giám đốc ngân hàng nọ, các báo tự suy diễn nữ tài xế lái xe gây chết người là giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhiều báo không ch đưa tin nhầm về danh tính của lái xe, mà còn cung cấp thêm thông tin đời tư, trình độ học vấn, quá trình làm việc và thăng tiến của nữ tài xế ở ngân hàng kia

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tòa soạn báo VnExpress được tổ chức theo mô hình tòa soạn hội tụ: Trung tâm của tòa soạn là bàn siêu biên tập (super desk  nơi tập trung các thư  ký  tòa  soạn, các  viên  tập  viên  cấp  cao  (mỗi  người  phụ  trách  một  số  chuyên  mục, một số mảng thô - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
a soạn báo VnExpress được tổ chức theo mô hình tòa soạn hội tụ: Trung tâm của tòa soạn là bàn siêu biên tập (super desk nơi tập trung các thư ký tòa soạn, các viên tập viên cấp cao (mỗi người phụ trách một số chuyên mục, một số mảng thô (Trang 56)
Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý nội dung của báo mạng điện tử VnExpress - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
Sơ đồ 2.2 Mô hình quản lý nội dung của báo mạng điện tử VnExpress (Trang 57)
Hình ảnh 2.1: Một à io về tai nạn giao thông có video lấy nguồn từ mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình  - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
nh ảnh 2.1: Một à io về tai nạn giao thông có video lấy nguồn từ mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình (Trang 67)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VNEXPRESS - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VNEXPRESS (Trang 110)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VNEXPRESS - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VNEXPRESS (Trang 110)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VIETNAMNET - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VIETNAMNET (Trang 113)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VIETNAMNET - Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay   từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre vn, vietnamnet vn, vnexpress net từ tháng 72019 đến tháng 122019)
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TẠI BÁO VIETNAMNET (Trang 113)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w