Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Đề bài Vấn đề sử dụng ảnh minh họa trên báo Gia đình & Xã hội (Khảo sát chuyên trang Văn hóa trên 14 số báo từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012) Mở đầu Trong những năm gần đây, b[.]
Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Đề bài Vấn đề sử dụng ảnh minh họa trên báo Gia đình & Xã hội (Khảo sát chuyên trang Văn hóa trên 14 số báo từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012) Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Mở đầu Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ, ảnh được sử dụng trên báo cũng phong phú và đa dạng hơn rất nhiều Một xu hướng phổ biến là các tờ báo cả Trung ương, ngành và địa phương rất chuộng việc dùng ảnh đi liền với tin hoặc bài Vì qua sự kết hợp giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự, lượng thông tin tới bạn đọc cũng được đa dạng, phong phú và trọn vẹn hơn Thực tế này đã tạo cho ảnh một chỗ đứng khá lớn và quan trọng trên các trang báo và tập chí Việt Nam Trước hết, chúng ta thấy độc giả có nhu cầu rất lớn về ảnh báo chí Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu đó, và thể hiện như thế nào để thông tin được đầy đủ, trung thực, hấp dẫn Đó là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật trong thông tin hình ảnh Trong ảnh báo chí có các thể loại: Ảnh minh họa (tức tin, bài viết có kèm ảnh), ảnh tường thuật, ảnh bình luận, ảnh tài liệu, phóng sự ảnh, ký sự ảnh, ảnh chân dung người mới (chân dung báo chí), ảnh quảng cáo… Trong đó, ảnh minh họa trên báo chí là thể loại được quan tâm nhiều nhất và có tác động đến độc giả báo chí rõ ràng nhất Bài viết này xin tìm hiểu về việc sử dụng ảnh minh họa trong qua khảo sát báo Thanh niên Online tháng 8 năm 2011 Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Phần Một Ảnh minh họa trên báo chí 1 Khái niệm Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin một giá trị tư tưởng và thẩm mĩ nhất định Ảnh minh họa là một lại hình ảnh báo chí Ảnh minh họa là những bức ảnh đi kèm với những tin tức, bài viết báo chí 2 Vai trò của ảnh minh họa - Ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độc giả Nó có thể khiến người ta đọc bài báo - Hình ảnh làm cho trang báo thông thoáng và sáng sủa, giúp cho mắt nghỉ ngơi - Tiếp cận hình ảnh thì dễ dàng và nhanh chóng hơn với bài báo Không cần phải biết đọc cũng như có trình độ học vấn cao vẫn có thể hiểu được một bức ảnh - Hình ảnh chuyển tải thông tin Một bức ảnh được chọn cần phải có ý nghĩa, phải mang lại nhiều thông tin, phải thể hiện được điều mà bài báo không thể miêu tả - Một bức ảnh kèm chú thích có tác dụng phản chiếu Độc giả mua báo để thấy mình hoặc không gian của mình trong đó Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí - Hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra và làm tăng độ tin cậy của bài báo - Một số ảnh và tranh còn có tác dụng giải trí. 3 Yêu cầu của ảnh minh họa Giống như ảnh báo chí nói chung, ảnh minh họa báo chí – xét về mặt phạm trù – phải đảm bảo hai yếu tố: - Ảnh phải đảm bảo tất cả các tính chất tự nhiên của ảnh bao gồm: Tính chính trị, tính chân thật và xác thực, tính thời sự thời điểm, tính đại chúng và giá trị tài liệu của của ảnh - Ảnh phải được xã hội hóa – tức là được sử dụng trên cá phương tiện thông tin đại chúng Ngoài ra, ảnh minh họa cần có những yêu cầu riêng như: - Ảnh phải phù hợp với nội dung của tác phẩm báo chí - Ảnh phải có chú thích rõ ràng, chính xác, dễ hiểu - Ảnh phải đáp ứng được tính thẩm mĩ 4 Việc sử dụng ảnh minh họa trong báo chí hiện nay Có thể thấy ảnh báo chí không phải là để “trang trí”, cho bài viết, mà ảnh báo chí mang đến thêm thông tin cho câu chuyện, bổ sung thêm một yếu tố thị giác vào bài viết Một bức ảnh báo chí tốt là một bức ảnh kể lại câu chuyện mà không cần ngôn từ gì ngoài chú thích ảnh Thí dụ bức ảnh “Nụ hôn chiến thắng” của Alfred Eisensteadt chụp tại quảng trường Thời đại, New York sau ngày chiến tranh nthế giới kết thúc, những người lính còn sống sót trở về gặp nhau mừng rỡ trao cho nhau nụ hôn nồng cháy, với bối cảnh xung quanh là những người thân ra đón Cùng với ý nghĩa đó, sau 20 năm chiến đấu chống Mỹ thắng lợi, nhà báo Lâm Hồng Long đã ghi lại cảnh “Hai mẹ con người tử tù ngày gặp Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí lại”, với nỗi vui trào nước mắt Nhưng tiếc thay không có bối cảnh, khiến người xem không biết được sự kiện diễn ra ở đâu và lúc nào? Vì vậy, mỗi phóng viên ảnh phải luôn luôn có ý thức đưa ảnh lên báo là cung cấp những thông tin mà bạn đọc quan tâm Bởi bất luận thời nào công chúng là người muốn biết tin tức, đặc biệt là tin tức bằng hình ảnh Điều đó chứng tỏ phóng viên ảnh hết sức quan trọng Tuy vậy trước đây không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới như Thụy Điển, Đức, Pháp… phóng viên ảnh bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn phóng viên viết Thông thường, phóng viên viết yêu cầu phóng viên ảnh chụp theo ý họ Họ là người trực tiếp chọn ảnh của phóng viên ảnh, trong thực tế phóng viên ảnh là người đi “làm thuê” cho người viết Ảnh của họ chỉ làm nhiệm vụ minh họa cho bài Trong thế giới báo chí chỉ có bài viết là được coi trọng Cũng ngang tài ngang sức, nhưng phóng viên viết bao giờ cũng được hưởng lương, cấp bậc cao hơn Ở nước ta có một tờ báo muốn cho phóng viên ảnh lên “cấp” đã phải chuyển họ sang bộ phận viết một thời gian để họ được nâng cấp Sau khi được hưởng cấp mới, họ lại được trở về bộ phận ảnh Trong báo chí hiện đại, việc nhìn nhận ảnh đã có sự đổi thay lớn Bởi lẽ giờ đây, từ lãnh đạo đến công chúng đều hiểu rõ tầm quan trọng của ảnh đối với bài viết, khiến cho bạn đọc cảm thấy hứng thú, khi bài viết có in những bức ảnh khẳng định nội dung chân thật của câu chuyện Nói như vậy không phải lúc nào, nơi nào phóng viên ảnh đều được đánh giá cao Do đó cần phải phấn đấu cho vị thế của phóng viên ảnh được nâng cao hơn nữa để xứng tầm chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của ảnh báo chí Tất nhiên để làm được việc đó bản thân phóng viên ảnh càng phải không ngừng rèn luyện, học tập Trong thực tế trình độ nghề nghiệp các phóng viên ảnh của nước ta hiện nay vừa thiếu vừa yếu ,chưa đáp ứng yêu cầu cao và khắt khe của xã hội Số phóng viên kỳ cựu phần lớn chưa qua đào tạo chính quy, số phóng viên mới tuy Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí được học hành đến nơi đến chốn (chất lượng đào chưa cao) nhưng thiếu kinh nghiệm, tay nghề yếu Vì vậy ngoài trách nhiệm cao, đòi hỏi phóng viên ảnh phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có học vấn, mới có khả năng phân tích đánh giá sự kiện đúng đắn Mặt khác bạn đọc chúng ta hôm nay muốn qua ảnh tiếp nhận được những thông tin mới có tính định hướng tư tưởng, vì ảnh báo chí vừa có nhiệm vụ mô tả điển hình trong lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, an ninh trật tự an toàn xã hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… Như vậy, có thể khẳng định, việc sử dụng ảnh báo chí nói chung và ảnh minh họa nói riêng trong báo chí nước ta hiện nay đã có sự biến đổi lớn cả về số lượng và chất lượng Đây là quy luật tự nhiên và là tín hiệu đáng mừng cho báo chí nước nhà Để tìm hiểu về vấn đề này, bài viết xin lấy dẫn chứng từ báo Gia đình & Xã hội Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Phần Hai Khảo sát trên báo Gia đình & Xã hội I Tổng quan về báo Gia đình & Xã hội 1 Vị trí và Chức năng - Báo Gia đình và Xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, thực hiện chức năng báo chí về dân số - kế hoạch hoá gia đình, Báo hoạt động theo quy định của Luật Báo chí và tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt động của Báo và quy định của Tổng cục trưởng - Báo là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước - Báo có trụ sở chính đóng tại Hà Nội 2 Nội dung - Báo gia đình & Xã hội đề cập đến các vấn đề liên quan đến đời sống gia đình và cập nhật các thông tin xã hội - Báo ra 3 số thường mỗi tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và 1 số đặc biệt vào thứ 5 3 Cơ cấu tổ chức Phó Tổng cục trưởng kiêm Tổng Biên tập: TS Lê Cảnh Nhạc Phó Tổng Biên tập: CN Nguyễn Đức Tuân Phó Tổng Biên tập: ThS Phùng Quốc Việt 4 Các đơn vị trong Báo Gia đình và Xã hội - Ban Trị sự Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí - Phòng Tài vụ - Phòng Phát hành - Ban Thư ký - Biên tập - Phòng Phóng viên - Ban Nội dung - Phòng Quảng cáo - VP Đại diện phía Nam II Phân tích việc sử dụng ảnh minh họa cho tác phẩm trên báo Gia đình & Xã hội (từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012) 1 Phạm vi khảo sát - Báo Gia đình và Xã hội - 14 số báo (từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012) - Chuyên mục tiến hành khảo sát: Văn hóa 2 Phương pháp khảo sát - Đọc, thống kê - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá 3 Phân tích 3.1 Số lượng ảnh minh họa được sử dụng trong các tác phẩm: Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Theo xu thế chung của báo chí Việt Nam hiện đại, ảnh được sử dụng nhiều hơn trong các tác phẩm báo chí của báo Hà Nội mới Điều đó chứng tỏ sự phát triển nhanh của chất lượng tác phẩm nhằm thu hút bạn đọc Qua khảo sát thu được bảng thống kê sau: Số báo Tổng số Sô bài sử Số bài sử dụng Số bài sử dụng tin bài dụng ảnh ảnh của bài ảnh chỉ mang tính minh họa 149 (14/12/2011) 5 3 2 1 150 (16/12/2011) 5 1 1 0 151 (19/12/2011) 5 3 3 0 152 (21/12/2011) 4 3 3 0 51 (22/12/2011) 1 1 1 0 153 (23/12/2011) 5 1 1 0 154 (26/12/2011) 4 1 1 0 52 (29/12/2011) 1 1 1 0 01 (02/01/2012) 3 2 1 1 02 (04/01/2012) 5 2 2 0 03 (06/01/2012) 5 2 1 1 04 (09/01/2012) 4 2 2 0 05 (11/01/2012) 5 1 1 0 06 (13/01/2012) 4 3 3 0 TỔNG 56 26 (46,4%) 23 (41,1%) 3 (5,3%) Bảng thống kê số tin bài có sử dụng ảnh tên trang Văn hóa của báo Gia đình & Xã hội từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012 Nhận xét: Từ bảng thống kê trên có thể thấy: Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Số lượng bài trên chuyên trang Văn hóa của báo duy trì từ 4 đến 5 tin bài Gồm một bài chính, một bài chân trang và từ 2 đến 3 tin ngắn Số lượng tin bài có ảnh đi kèm khá lớn (46,4 %) Trong đó, cần lưu ý, tất cả các bài trên 300 chữ đều có ảnh đi kèm Các tin ngắn thường ko có ảnh do số lượng chữ và diện tích trên trang báo không cho phép Các ảnh sử dụng trong bài viết hầu hết là ảnh mang tính chất báo chí cao, góp phần vào nội dung của tác phẩm Việc sử dụng ảnh chỉ có tính chất minh họa rất hạn chế Điều đó chứng tỏ báo đã quan tâm nhiều hơn đến phần ảnh trong tác phẩm Việc tăng nhanh số lượng ảnh đạt được cá mục đích: - Đáp ứng nhu cầu nhìn của độc giả - Tăng tính thuyết phục cho bài viết - Tăng giá trị thẩm mĩ cho trang báo 3.2 Chất lượng ảnh sử dụng trong bài báo Để xem xét vấn đề chất lượng ảnh cần nắm rõ thế nào là bức ảnh tốt Sáu đặc trưng của một hình ảnh tốt như sau: - Sống động: nếu có thể thì nên chụp người hoặc con vật đang hoạt động Bố cục chặt chẽ, nét mặt biểu cảm, động tác - Phù hợp với phong cách tờ báo - Thông tin phong phú: một hình ảnh mang thêm thông tin cho bài báo chứ không chỉ đơn thuần mang tính minh họa sẽ giúp bài báo hay hơn - Chất lượng thẩm mỹ - Chất lượng kỹ thuật: ảnh phải nét, cắt cúp hợp lý, ánh sáng tốt Kỹ thuật giúp sửa chữa một số sai sót nhưng không phải tất cả Chú ý độ phân giải đối với ảnh kỹ thuật số Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí - Tính độc quyền: hình ảnh phải mang tính tìm tòi, ngay cả với những chủ đề thông thường nhất. Trong những năm gần đây, chất lượng tác phẩm ảnh báo chí nói chung, ảnh trên Báo Gia đình & Xã hội nói riêng đã được nâng lên một bước đáng kể Với sự đầu tư về trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp cho ảnh in trên báo ngày càng sắc nét, bố cục chặt chẽ, chú thích rõ ràng Tuy nhiên, vẫn còn những tác phẩm ảnh báo chí Bài báo: “Độc đáo những viên ngọc thô” đăng trên số báo 152 là một trong những bài chất lượng thấp, đặc biệt là có ảnh tốt về chú thích, trước hết là do phóng viên, cộng tác viên còn thiếu nghiệp vụ về ảnh báo chí, hoặc chưa thực sự coi trọng lĩnh vực ảnh báo chí, mà chủ yếu tập trung đầu tư công sức vào các thể loại tin, bài, phóng sự…còn ảnh chỉ là “thứ yếu” mang tính phụ trợ Nhiều bức ảnh trên báo chú thích lơ mơ, không đầy đủ là do các phóng viên, CTV làm việc không đến nơi đến chốn và không thật sự chuyên tâm đầu tư cho lĩnh vực ảnh báo chí Đặc biệt đối với chuyên trang %ăn hóa – một trong những chuyên trang khó có được những bức ảnh phù hợp với bài – nỗ lực tìm kiếm những bức ảnh phù hợp, đẹp mắt hấp dẫn bạn đọc của các tác giả là rất đang kể Tuy nhiên, còn nhiều bức ảnh chỉ có tính “chung chung”, đi kèm bài nào cũng được khiến cho tác phẩm báo chí không những trở nên nhạt nhòa trong mắt công chúng mà thậm chí còn gây phản cảm Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Cũng như thể loại tin, ảnh báo chí cũng phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì, ở đâu, như thế nào? Dựa vào tiêu chí trên, nếu quan sát kỹ có thể thấy khá rõ rất không ít tác phẩm ảnh báo chí đã được đăng tải vẫn thiếu nhiều yếu tố bắt buộc, vì vậy tính báo chí của những tác phẩm này giảm, lúc này ảnh chỉ còn mang tính chất minh họa, hay ảnh trang trí cho tờ báo là chủ yếu Ví dụ, ảnh chụp một người dân đang cấy lúa với lời chú thích: Cấy lúa vụ mùa tại xã A, huyện B Nếu viết như vậy là thiếu đi những yếu tố cấu thành cơ bản của chú thích ảnh báo chí, lượng thông tin ít Cũng bức ảnh đó, nếu ta chú thích là: Vụ mùa năm nay, xã A, huyện B, gieo cấy được 500 ha lúa, trong đó gần 70% được gieo cấy bằng các giống lúa mới, năng suất cao Như vậy, vẫn là cấy lúa, nhưng thông tin về diện tích được cấy bằng giống mới là cái mới cần thông tin đến bạn đọc Hoặc ảnh chụp một trường học mới xây với lời chú thích: Trường mới khang trang Để bức ảnh đó đem lại nhiều thông tin mới, thông tin cần thiết thì nên được chú thích thêm nguồn vốn, quy mô, tính cấp thiết Đây là cách chú thích rất đơn giản và cần thiết cho một bức ảnh báo chí, nhưng dường như ít được một số phóng viên, cộng tác viên quan tâm Ngược lại cũng có những bức ảnh đã lột tả được những thông tin cần thiết bằng hình ảnh song vẫn được tác giả thông tin lại bằng chú thích Đây là một dạng chú thích thừa và không cần thiết Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đòi hỏi khắt khe hơn của công chúng, báo chí nói chung và báo Gia đình & Xã hội nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới để hoàn thiện hơn ảnh báo chí sử dụng trên trang báo Đây là những hứa hẹn rõ ràng và đáng tin cậy đối với độc giả Bộ môn Ngôn ngữ Báo chí Kết luận Ảnh minh họa cho bài báo hiện đại không còn dừng lại ở như cầu thẩm mĩ mà đã mang những giá trị thông tin sự kiện có tác động rất lớn đối với công chúng Sự phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng ảnh trên báo chí đã mở ra một xu hướng làm báo và tiếp nhận báo rất linh hoạt, văn minh, đa chiều, phù hợp với sự phát triển nhanh, mạnh của kỹ thuật và truyền thông Nằm trong xu hướng đó, báo Gia đình & Xã hội đã có những đổi mới cả nội dung và hình thức trang báo trong vấn đề sử dụng ảnh báo chí nhằm đạt những mục đích tích cực và trên thực tế đã thu được hiệu quả cao Qua khảo sát 14 số báo từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012, có thể rút ra những nhận xét rất tích cực cho và kinh nghiệm trong việc sử dụng ảnh minh hoạc cho tác phẩm báo chí ... dẫn chứng từ báo Gia đình & Xã hội Bộ mơn Ngơn ngữ Báo chí Phần Hai Khảo sát báo Gia đình & Xã hội I Tổng quan báo Gia đình & Xã hội Vị trí Chức - Báo Gia đình Xã hội quan ngôn luận Tổng cục... phía Nam II Phân tích việc sử dụng ảnh minh họa cho tác phẩm báo Gia đình & Xã hội (từ ngày 14/12/2011 đến 13/01/2012) Phạm vi khảo sát - Báo Gia đình Xã hội - 14 số báo (từ ngày 14/12/2011 đến... minh họa lại hình ảnh báo chí Ảnh minh họa ảnh kèm với tin tức, viết báo chí Vai trị ảnh minh họa - Ảnh mức độ đọc đầu tiên, thu hút ý độc giả Nó khiến người ta đọc báo - Hình ảnh làm cho trang báo